« Home « Kết quả tìm kiếm

KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM CủA CHủNG VI KHUẩN AZOSPIRILLUM LIPOFERUM R29B1 Có KếT HợP CáC LIềU LƯợNG PHÂN ĐạM KHáC NHAU LÊN Sự SINH TRƯởNG Và NăNG SUấT TRÊN CÂY LúA TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM CỦA CHỦNG VI KHUẨN AZOSPIRILLUM LIPOFERUM R29B1 CÓ KẾT HỢP CÁC.
- Nhằm hạn chế vấn đề trên, đồng thời cùng với xu hướng tiến tới nền nông nghiệp sinh học bền vững, thí nghiệm này cần được thực hiện với mục đích xác định khả năng cố định đạm của dòng vi khuẩn Azospirillum lipoferum R29B1 nhằm đánh giá khả năng cải thiện sinh trưởng và phát triển của dòng vi khuẩn này trên cây lúa.
- Kết quả cho thấy việc chủng vi khuẩn và bón 50N cho các chỉ tiêu về thành phần năng suất khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và tương đương với nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 100N khi thực hiện thí nghiệm trong nhà lưới..
- Những nghiên cứu về khả năng cố định đạm của những loại vi khuẩn trên cây trồng không thuộc họ đậu như Azospirillum, Herbaspirillum, Acetobacter và Azoarcus (Baldani et al., 1980) đã được biết đến.
- Trong đó, vi khuẩn Azospirillum được phân lập từ các bộ phận trên cây trồng, tuy vi khuẩn này có bốn loài được biết đến là A.
- Để tiến tới nền nông nghiệp sinh học bền vững trên cơ sở của những nghiên cứu trước đó thì thí nghiệm này cần được thực hiện với mục đích xác định khả năng cố định đạm của chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum R29B1 nhằm đánh giá khả năng cải thiện sinh trưởng và phát triển của dòng vi khuẩn này trên cây lúa..
- Dòng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum R29B1 do Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ cung cấp..
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 4 lần lập lại, 5 nghiệm thức..
- Các nghiệm thức thí nghiệm.
- Nghiệm thức Dòng vi khuẩn Lượng N (kg N/ha).
- 1 chất nền không vi khuẩn 0.
- 2 Vi khuẩn (VK) 100.
- Chuẩn bị môi trường vi khuẩn: Cho 2 g chất bám dính Alginate vào nước cất, đun sôi cho tan (3-5 phút), rồi để nguội và cho vào môi trường bùn than có chứa từng dòng vi khuẩn..
- Cách chủng vi khuẩn: các nghiệm thức có vi khuẩn, từng dòng vi khuẩn sẽ được chủng trực tiếp vào hạt lúa trước khi gieo.
- Sau khi chọn hạt nẩy mầm có chiều dài rễ 1-2 cm thì đem ngâm trong môi trường chứa vi khuẩn trong thời gian 1 giờ.
- Mật độ vi khuẩn: 28 x 10 7 tế bào/mL (riêng thí nghiệm 2, lúa được chủng với dòng vi khuẩn 1)..
- Cách gieo hạt: gieo những nghiệm thức không có vi khuẩn trước.
- Đối với các nghiệm thức có vi khuẩn thì dùng các pen kẹp khác nhau cho từng dòng và gieo vào chiều mát..
- Bón phân: Phân Urê bón vào các giai đoạn 10, 20 và 45 NSKG với liều lượng theo từng nghiệm thức.
- Xác định năng suất lúa (gram/chậu) ở các nghiệm thức thí nghiệm..
- 3.1 Ảnh hưởng việc chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum có bổ sung bón các liều lượng phân đạm khác nhau lên đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- Việc chủng vi khuẩn có bổ sung 50N cho chiều cao cây tương đương với bón 100N mà không chủng vi khuẩn, còn ở các nghiệm thức chủng vi khuẩn có bổ sung bón 50N, 100N có chiều cao cây cao gấp 1,75 lần so với nghiệm thức đối chứng, gấp 1,3 lần so với nghiệm thức không chủng vi khuẩn có bổ sung bón 50N và việc bổ sung 50N, 100N ở các nghiệm thức có chủng vi khuẩn đều cho kết quả về chiều cao cây không có sự khác biệt thống kê (Bảng 2)..
- Ở giai đoạn 19, 44 NSKG các nghiệm thức chủng vi khuẩn có bổ sung 50N, 100N đều cho số chồi cao hơn so với nghiệm thức đối chứng và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Tuy nhiên, so với nghiệm thức bón 100N không chủng vi khuẩn thì có số chồi không khác biệt nhau về mặt thống kê nhưng có khác biệt đối với nghiệm thức 50N không chủng vi khuẩn.
- Đến giai đoạn 65 NSKG nghiệm thức chủng vi khuẩn có bón 100N đạt số chồi cao nhất (10,5 chồi), còn số chồi ở nghiệm thức chủng vi khuẩn có bón 50N không khác biệt thống kê so với nghiệm thức bón 100N không chủng vi khuẩn nhưng đều có số chồi nhiều hơn so với nghiệm thức bón 50N không chủng vi khuẩn và nghiệm thức đối chứng (Bảng 3)..
- Như vậy, việc chủng vi khuẩn chỉ kết hợp bón bổ sung 50N cho kết quả về số chồi tương đương với việc bón cho lúa 100N..
- Số liệu ở bảng 4 cho thấy các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn đều cho chỉ số so màu lá ở mức cao đến hết giai đoạn sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức không chủng vi khuẩn có bổ sung 50N và nghiệm thức đối chứng.
- Ở giai đoạn 65 NSKG thì các nghiệm thức chủng vi khuẩn bón 50N, 100N và nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 100N có chỉ số so màu lá không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 50N có chỉ số màu lá thấp, cho thấy bón 50N không đủ đáp ứng nhu cầu cây lúa và do không chủng vi khuẩn nên lá lúa có biểu hiện thiếu đạm..
- Bảng 2: Chiều cao cây lúa (cm) ở các giai đoạn sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các nồng độ đạm và vi khuẩn Azospirillum lipoferum trong nhà lưới.
- Nghiệm thức Chiều cao cây (cm).
- Bảng 3: Số chồi/buội ở các giai đoạn sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các nồng độ đạm và chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum trong nhà lưới.
- Nghiệm thức.
- Bảng 4: Chỉ số so màu lá ở các giai đoạn sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các nồng độ đạm và vi khuẩn Azospirillum lipoferum trong nhà lưới.
- Nghiệm thức Chỉ số so màu lá.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5.
- Qua các kết quả trên cho thấy rằng khi chủng vi khuẩn có bón bổ sung 50N cho kết quả không khác biệt so với nghiệm thức chủng vi khuẩn bón 100N và nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 100N.
- Như vậy, việc chủng vi khuẩn có lượng đạm bổ sung quá cao cũng không thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa thêm.
- (1981) và Merten và Hess (1984) chỉ xem bón phân đạm là thứ yếu khi cây được chủng với vi khuẩn thì khá phù hợp..
- Kết quả thí nghiệm này cho thấy rằng việc chủng vi khuẩn có thể làm giảm một lượng phân đạm cần cung cấp cho cây là 50N tương đương 50% đạm so với nhu cầu, các kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Vasuvat et al..
- (1986), chủng vi khuẩn Azospirillum làm giảm lượng đạm cần sử dụng từ 30-50%..
- 3.2 Ảnh hưởng việc chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum có kết hợp bón với các liều lượng phân đạm khác nhau lên các thành phần năng suất của cây lúa Các thành phần năng suất ở các nghiệm thức có chủng vi khuẩn đều cao hơn so với nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 0N, 50N và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 5, Hình 1 và Hình 2).
- Tuy nhiên, các giá trị về số hạt chắc và tỷ lệ hạt chắc giữa các nghiệm thức tương đương nhau, không có sự khác biệt về mặt thống kê nhưng đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.
- Nghiệm thức chủng vi khuẩn bón 50N có các giá trị về thành phần năng suất không khác biệt so với nghiệm thức bón 100N không chủng vi khuẩn.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất hạt/chậu giữa nghiệm thức bón 100N không chủng vi khuẩn và bón 50N có chủng vi khuẩn.
- Như vậy, khi chủng vi khuẩn cho lúa ta có thể giảm đi được 50%N..
- Hình 1: Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm và các nồng độ đạm lên số bông trên bụi lúa (95 NSKG) trong thí nghiệm nhà lưới tại Hòn Đất - Kiên Giang Từ trái qua phải: A- Chủng vi khuẩn bón 100N.
- B- Chủng vi khuẩn bón 50N.
- C- Không chủng vi khuẩn bón 50N.
- D- Không chủng vi khuẩn bón 100N..
- Hình 2: Ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm và các nồng độ đạm lên chiều dài rễ lúa (90 NSKG) trong thí nghiệm nhà lưới tại Hòn Đất - Kiên Giang .
- Từ trái qua phải: A- Chủng vi khuẩn bón 100N.
- D- Không chủng vi khuẩn bón 100N.
- Bảng 5: Các thành phần năng suất của cây lúa lúc thu hoạch (90 NSKG) dưới ảnh hưởng của các nồng độ đạm và vi khuẩn Azospirillum lipoferum trong nhà lưới.
- Việc chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum R29b1 bón bổ sung lượng phân đạm có tác dụng đáng kể đến quá trình tăng trưởng và phát triển của cây lúa..
- Với lượng bón bổ sung là 50N cho kết quả không khác biệt so với không chủng vi khuẩn bón 100N.
- Như vậy, chủng vi khuẩn có khả năng cung cấp 50% nhu cầu đạm cho cây trồng..
- Cần được tiến hành thử nghiệm khả năng cố định đạm của chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferium R29B1trong điều kiện canh tác ngoài đồng trước khi tiến hành sản xuất phân sinh học.