« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán


Tóm tắt Xem thử

- Kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán.
- Trường Đại học Công Nghệ.
- Công nghệ thông tin: 60 48 05.
- Nghiên cứu về mô hình hệ thống thông tin địa lý phân tán của một tổ chức, cụ thể là: tìm hiểu về mô hình của hệ thống GIS truyền thống và sự tiến hóa của Web GIS .
- Qua đó tìm ra các khó khăn, những cách giải quyết và thiết lập một thử nghiệm nhỏ của một hệ thống GIS phân tán.
- Keywords.Hệ thống thông tin.
- Hệ thống GIS phân tán.
- Công nghệ thông tin.
- Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở nên không thể thiếu trong đời sống của con người, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển, tiến bộ của nhân loại và góp phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế.
- Ở nước ta, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc phát triển ngành công nghệ thông tin thành một nền công nghiệp mũi nhọn, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hiện đại hóa, kinh tế hóa các ngành, các lĩnh vực, đơn giản hóa thủ tục hành chính và từng bước phát triển Chính phủ điện tử..
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời vào những năm 1960 là một nhánh của công nghệ thông tin và là sự kết hợp của công nghệ thông tin, khoa học trái đất và khoa học thông tin địa lý.
- Trong sự phát triển của các hệ thống thông tin địa lý (GIS), qua mỗi giai đoạn sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu thay đổi liên tục và nhanh của con người, nhằm giải quyết các bài toán, các vấn đề liên quan đến thu thập, lưu trữ, quản lý, phân tích và mô hình hóa dữ liệu không gian địa lý.
- Giai đoạn ban đầu, nhu cầu của con người là số hóa các bản đồ, dữ liệu không gian địa lý dưới dạng giấy, đưa vào lưu trữ,.
- Thường khi đó dữ liệu được lưu thành các định dạng tệp riêng lẻ như shapefile của Esri, tab của MapInfo… và được trao đổi dưới hình thức sao chép giữa các máy tính cá nhân.
- Mô hình này được chấp nhận trong một thời gian khá dài, nhưng dần dần người ta nhận ra nhiều mặt hạn chế của nó.
- Đó là dữ liệu sẽ dần trở nên manh mún, tồn tại nhiều phiên bản khác nhau, không biết đâu là “cũ”, đâu là “mới nhất”.
- Sự phát triển của các mô hình lưu trữ cơ sở dữ liệu đã dần đưa đưa dữ liệu vào trong một hệ quản trị tập trung, đồng nhất.
- Có thể kể đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu từ thương mại như SQL Server, Oracle cho đến miễn phí như MySQL, PostgreSQL..
- Dữ liệu không gian địa lý theo trào lưu cũng được đưa vào trong hệ quản trị CSDL..
- Nhưng do tính khác biệt của dữ liệu địa lý so với dữ liệu thuộc tính thông thường nên người dùng thường phải cài đặt thêm mở rộng nếu muốn hệ quản trị CSDL “hiểu”.
- được dữ liệu địa lý..
- Mô hình làm việc của một hệ thống GIS đã tiến hóa trong một vài thập kỷ qua..
- Ở cuối thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000, máy tính cá nhận trở nên dần thông dụng, và công việc về GIS được thực hiện bên trong mạng máy tính tính nội bộ của một cơ quan với mô hình khách/chủ.
- Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet, việc sử dụng thiết bị di động (ví dụ điện thoại thông minh và máy tính bảng) và nhu cầu chia sẻ, cộng tác qua nền web đã thay đổi đáng kể cách thức làm việc trong hệ thống GIS.
- Như Jack Dangermond - được coi như là một trong trong những người đi tiên phong trong ngành GIS - đã nói “Các hệ thống thông tin địa lý đang tiến triển nhằm hỗ trợ một kiến trúc mới dựa trên hệ thống mạng.
- Kiến trúc này có nhiều thành phần tham gia, có khả năng hỗ trợ việc cộng tác, và sẽ cho phép các tổ chức có thể chia sẻ cũng như sử dụng thông tin GIS từ nhiều nguồn phân tán tại một thời điểm”.
- Đề tài tập trung nghiên cứu về mô hình hệ thống thông tin địa lý phân tán của một tổ chức.
- Qua đó tìm ra các khó khăn, những cách giải quyết và thiết lập một thử nghiệm nhỏ của một hệ thống GIS phân tán..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố hình thành nên một hệ thống GIS, mô hình web, dịch vụ web.
- Đồng thời tìm hiểu các mô hình triển khai GIS thực tiễn tại các tổ chức..
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Gợi ý đường hướng chung xây dựng một hệ thống GIS phân tán vốn đang tồn tại khá nhiều nơi.
- Triển khai thử nghiệm một vài chức năng như tạo bản sao dữ liệu GIS, đồng bộ hóa từ xa, xây dựng ứng dụng bản đồ web cơ bản để hiển thị dữ liệu..
- Ở chương 1 nói về tổng quan về hệ thống thông tin địa lý.
- Chương này giới thiệu các khái niệm cơ bản, chức năng và ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Chương 2 tập trung vào hệ thống GIS phân tán.
- Chương này nói về đề xuất thiết kế và xây dựng một hệ thống GIS phân tán (có các phân hệ nằm cách xa nhau).
- Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật..
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Trần Văn Hưởng (2010), “Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin địa lý - Web GIS”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội..
- http://esri.com.
- http://esri.com/what-is-gis 10.
- http://auodesk.com/products/autodesk-autocad/overview 12.
- http://mapinfo.com.
- http://esri.com/software/arcgis.
- http://bentley.com/en-US/products/MicroStation 15.
- http://esrivn.com.
- http://webhelp.esri.com 19.
- http://resources.arcgis.com 20