« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông


Tóm tắt Xem thử

- NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI HMÔNG.
- Tóm tắt: Bài viết mô tả các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam hiện nay.
- Đó là: nghi lễ trong sinh đẻ, nghi lễ chọn bố mẹ nuôi, nghi lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông, nghi lễ đám ma.
- Theo tác giả bài viết, các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông có sự thay đổi, có mặt tích cực và mặt hạn chế.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tích cực, hạn chế những hủ tục trong các nghi lễ ấy..
- Từ khóa: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, sinh đẻ, cưới xin, tang ma, đặt tên, chọn tên..
- Cho đến nay, người Hmông ở nước ta vẫn còn lưu giữ nhiều nghi lễ truyền thống trong chu kỳ đời người, mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người, song có một số nghi lễ đã được biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện tại.
- Dưới đây là các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam hiện nay..
- Nghi lễ sinh đẻ.
- Để chuẩn bị đón một con người ra đời, người Hmông ở tỉnh Điện Biên thường làm lễ cúng uô nếnh kho (uô nênhz kho) cầu mong cho “mẹ tròn, con vuông”.
- Người Hmông quan niệm đỡ đẻ là.
- Trường hợp khó đẻ, theo quan niệm trước đây, người Hmông là do con dâu ăn ở với bố mẹ chồng chưa tốt.
- Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông.
- Người Hmông quan niệm, khi sinh ra, đứa trẻ chưa có linh hồn, mà sau 3 ngày (sáng ngày thứ 3) mới tổ chức làm lễ gọi hồn (hu plì).
- Lễ gọi hồn được tổ chức to hay nhỏ là tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế từng gia đình.
- Ở gia đình kinh tế khó khăn, quy mô làm lễ gọi hồn có thể chỉ trong phạm vi gia đình cùng một vài gia đình láng giềng.
- Nhưng với những gia đình có điều kiện kinh tế, khi làm lễ gọi hồn có thể mời các gia đình trong dòng họ hoặc cả bản.
- Nội dung gọi hồn là: từ hôm nay giờ này trở đi, đứa bé là thành viên trong gia đình, hồn cháu bé xung hợp với gia đình và trao cho đứa bé chiếc vòng cổ bạc trắng,.
- Chủ nhà để một bàn ở ngoài thẳng cửa chính, đặt trên bàn 2 hoặc 4 chén rượu, 4 chùm giấy, 3 nén hương, một đôi gà (1 trống, 1 mái) còn sống với ý từ nay có đứa trẻ là thành viên của gia đình, của dòng họ nên gia đình có rượu, gà cảm ơn các thần linh và yêu cầu các thần linh bảo vệ và phù hộ đứa trẻ chóng lớn, không ốm đau.
- Gọi hồn và phì xong, thầy gọi hồn mời một số người, thường là những người cao tuổi đến xem chân gà, đầu gà, mắt gà, lưỡi gà để đoán may, rủi của gia đình và đứa trẻ.
- (1) Người Hmông quan niệm con trai sau này sẽ là trụ cột của gia đình.
- con gái sau này sẽ là người nuôi dạy con cái, nội trợ gia đình..
- Nếu chẳng may đứa trẻ sinh ra chưa kịp làm lễ gọi hồn đặt tên mà chết, khi đem chôn, không được đi qua cửa chính, phải dỡ tháo ván nhà để tạo lối đưa đi, vì đồng bào quan niệm lúc này đứa trẻ chưa có linh hồn nên chưa phải thành viên chính thức của gia đình và dòng họ..
- Nghi lễ chọn bố mẹ nuôi (chí khúa - txir kruôr).
- Có một số gia đình người Hmông chọn bố mẹ nuôi cho đứa trẻ theo hướng dẫn của thầy cúng.
- Tiêu chuẩn chọn bố mẹ nuôi cho đứa trẻ phải là người khoẻ mạnh, gia đình hoà thuận,.
- Ngoài lễ chọn bố mẹ nuôi, khi vợ chồng lấy nhau vài năm nhưng chưa có con, người Hmông thường cúng nhà cầu phúc (tuôv qox tuz ci) để đón hồn đứa trẻ về với đôi vợ chồng trẻ..
- Nghi lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông.
- Người đàn ông Hmông Trắng, Hmông Hoa (Hmông Lềnh) thường có tên thứ hai (tên đệm), đặc biệt người Hmông ở tỉnh Điện Biên không thể thiếu nghi lễ này.
- Người Hmông quy định, tên thứ hai cho người đàn ông được đặt sau khi cưới vợ hoặc sau khi có con đầu lòng..
- Ví dụ, ở một số vùng của thị xã Mường Lay, khi gọi hồn đặt tên cho đứa con mới sinh, gia đình kết hợp làm lễ đặt tên thứ hai cho bố đứa trẻ.
- Nghi lễ đám ma.
- Người Hmông quan niệm thế giới có 3 tầng: tầng trên trời là thế giới tổ tiên ở;.
- Khi có người vừa tắt thở, gia đình báo tin cho anh em họ hàng gần xa và bà con trong bản (5.
- Người nhà nấu nước tắm, cắt một miếng vải lanh mới làm khăn rửa mặt, tắm và thay quần áo váy mới cho người chết.
- Người chết dù là nam giới cũng phải mặc trang phục nữ ở ngoài.
- Sau đó, người chết được buộc lại cẩn thận để nằm trên một tấm phản kê gần bếp lò cạnh cột chính giữa và quay đầu vào cột chính, chân quay ra cửa phụ hoặc quay ra bàn thờ xử cang (tuỳ từng dòng họ).
- (5) Trước đây, gia đình có người chết phải bắn 3 phát súng kíp báo hiệu cho dân bản, họ hàng gần xa và ông trời biết.
- Hiện nay, đa số người Hmông tỉnh Điện Biên sử dụng điện thoại di động để báo tin..
- Tiếp đó, người chết được chuyển lên một cái giá đỡ gọi là ma ngựa (nênh đá) ở chính gian giữa bàn thờ xử cang (gọi là lễ tra nềnh - tra nênhk).
- Hiện tại, một số gia đình trong lễ tra nềnh đã cho người chết vào áo quan và cũng đặt ở vị trí như trên cho mọi người đến thăm viếng.
- Người chết được để tang từ 2 đến 5 ngày (6) tuỳ tuổi thọ, vai vế và kinh tế gia đình..
- Điều đó đã gây không khí náo động tượng trưng cho việc chiến đấu với đuổi giặc ma đến quấy rối hồn người chết.
- đồng thời cũng là sự mô phỏng việc tổ tiên, cha ông người Hmông xưa kia khi còn sống luôn bị giặc đánh phá cướp nước, cướp đất, bị giết chóc.
- Vì lẽ đó, nay chết đi, người sống vẫn lo cho người chết hồn không được yên nghỉ.
- Người Hmông rất coi trọng lễ viếng..
- (6) Trước đây, người chết thường được để tang từ 6 đến 7 ngày, thậm chí có đám để kéo dài 9 ngày, kèm theo một số thủ tục lạc hậu tốn kém, nhưng hiện nay chỉ làm lễ viếng trong khoảng 2 đến 5 ngày và nhiều gia đình đã liệm người chết ngay trong nhà lúc làm lễ tra nềnh..
- hoặc quỳ ở ngoài cửa chính để chào đón và làm lễ cảm ơn các đoàn vào viếng người chết..
- Nếu gia đình được mời trực tiếp có điều kiện kinh tế và ở gần nhà người chết có thể đem 1 lu cở (uô kỳ) thóc, 1 con lợn khoảng 10 đến 20 kg đến viếng.
- Những người đến viếng đi sau người thổi khèn và đến trước mặt người đến đón (sỏ chúa) thì đầu cúi và cầm tay nhau đi vào cạnh người chết tỏ lòng thương tiếc..
- Trong đám ma người Hmông nếu.
- thực hiện đầy đủ các nghi lễ của một đám tang thì các bài khèn chính cũng phải được thể hiện đầy đủ gồm: bài khèn tắt thở (kễnh tu sía).
- bài khèn đến thăm người chết (kênh sùa sâu - shuôs sâu).
- bài khèn đưa người chết ra ngoài (yưv yar).
- Ngày nay, hầu hết các gia đình khi có người chết không thổi đầy đủ các bài khèn trên, mà chỉ chọn một vài bài để thổi trong đám ma..
- Đám ma những người già trong những gia đình khá giả thường tổ chức lễ trồng ntềnh và hát chí sáy kể lại công ơn của người chết với con cháu, kể lại nguồn gốc người chết với tổ tiên, dạy bảo con cháu cách làm ăn, làm mặc, cách sống, cách làm người.
- Lễ đưa người chết ra ngoài (yưv yar):.
- Trước khi đem đi chôn, người chết được khiêng ra khỏi nhà, chân đi trước (10.
- Khi qua cửa chính, người chết được đặt nằm trên chiếc sàn làm sẵn ngoài bãi trống, vị trí này phải hoàn toàn mới chưa có đám nào đặt ở đây.
- Tại đây, nghi lễ chính là dâng hiến các lễ vật cho người chết.
- đồng thời, con cháu, người thân khóc lóc, trống được gõ liên hồi, người thổi khèn vừa thổi, vừa nhảy vòng quanh người chết.
- Ngày nay, một số nơi đồng bào đã cải tiến và tổ chức ăn xa chỗ để người chết (12).
- đưa người chết đi chôn, người ta đánh trống và thổi bài khèn tiễn biệt lên đường.
- Những thanh niên khoẻ mạnh được chọn để giúp những người đại diện cho bà cô, ông cậu, trưởng tang chủ khiêng người chết đến nơi chôn cất..
- Khi hạ quan tài xuống huyệt, một người được phân công mang hồn tất cả những người sống về nhà trước vì sợ hồn của họ đi theo người chết, bằng cách mang một nắm đất trên mộ để ở đuôi áo đằng sau, trên đường đi về nhà người đó không được nhìn lại phía sau để tránh việc hồn sẽ quay trở lại huyệt với người chết..
- Hiện nay, một số nơi trong tỉnh Điện Biên, đồng bào Hmông không thực hiện nghi lễ này nữa.
- (9) Lễ này chỉ tổ chức đối với người già chết có con cháu đã có gia đình có con.
- Còn người chết chưa có vợ con hoặc có vợ nhưng chưa có con lớn thì không tổ chức..
- (10) Một vài dòng họ đưa người chết ra khỏi nhà từ mờ sáng..
- (11) Trước đây, người chết được đặt trên cáng để khiêng ra huyệt và quan tài được ghép sẵn dưới huyệt nên người ta buộc sợi dây vào tay người chết nối với con vật dâng tế..
- (12) Riêng một số nhánh của họ Lầu, họ Mùa (Lầu po, Mùa po - Lâux pok, muôk pok) không đưa người chết ra ngoài mà làm lễ hiến tế ngay trong nhà, con vật hiến tế được nối bằng sợi dây từ ngoài vào với người chết.
- Chôn người chết xong, mọi người về nhà, đến ngoài cửa chính người ta đặt một chậu nước và một thanh củi đang cháy, mọi người phải rửa tay và bước qua thanh củi đó mới được vào nhà để đề phòng hồn ma người chết bắt hồn người đang sống đi theo..
- Sau khi người chết được chôn cất, trong 3 ngày đầu, mỗi ngày gia chủ một lần đem cơm cúng ra mộ.
- Có nơi, có dòng họ, buổi sáng thứ nhất đón hồn người chết về đến 1/3 đường, buổi sáng ngày thứ hai đón hồn người chết về đến 2/3 đường, buổi sáng ngày thứ 3 sau khi sửa đắp lại mộ, kê xếp đá, rào mộ xong thì đón hồn người chết về cúng cơm tại nhà.
- Đồ lễ đi đón người chết về là ba ống tre hoặc ống trúc nhỏ đã đổ đầy rượu, cơm và treo lên cành cây nhỏ ở cạnh đường.
- Sau đó, trong các bữa ăn chính của gia đình thường để bát, thìa trong mâm - phần cho người chết, đến khi làm lễ thả hồn xong thì thôi..
- Đây là lễ nhất thiết phải làm với quan niệm đón hồn người chết về lần cuối cùng để thăm gia đình, con cháu, anh em, họ hàng.
- Thường sau tang lễ 13 ngày, nếu gia đình nào có điều kiện thì tiến hành làm lễ thả hồn.
- Cũng có gia đình khó khăn nên hàng năm sau mới làm lễ này..
- Sáng sớm ngày thứ 13 sau tang lễ, gia đình người chết cử một người ra mộ đón hồn người chết về nhập với cầu vá.
- Người thổi khèn đi trước, người bê cầu vá đi theo sau, cách nhà khoảng 100 đến 300 m thì dừng lại đặt cầu vá ở đó và cắm que cọc hai bên, mổ 1 con chó và chặt 4 chân chó cắm vào que, lấy gan chó nướng để cúng đón hồn người chết.
- Đầu được cuốn vải lanh đen tượng trưng cho đầu người, vùng tròn uốn cong được khoác lên một tấm áo nếu người chết là nam thì lấy áo nam khoác lên, nếu người chết là nữ thì lấy áo nữ khoác lên, đứng xa nhìn giống hình một người ngồi khom, đầu cúi thấp, tượng trưng cho hình nhân đã chết.
- Nếu cầu vá đổ xuống và nằm sấp thì hồn người chết nhất trí đi;.
- Khi nào các con của người chết có điều kiện nuôi được bò hoặc có tiền mua bò thì bắt đầu làm lễ ma bò cho bố mẹ..
- Lễ này có thể còn được tổ chức do bố hoặc mẹ đã chết về đòi con cháu cho bò thông qua việc con cháu trong gia đình có người ốm yếu, hoặc nằm mơ, hoặc do thầy mo, thầy cúng xem trúng thì cũng phải làm ma bò..
- Nghi lễ truyền thống trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam mang những nét riêng, đặc sắc trong văn.
- Bản sắc văn hoá truyền thống đó hiện nay cơ bản vẫn được người Hmông giữ gìn và thực hành..
- Người Hmông vốn sống tập trung chủ yếu ở những vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, nền kinh tế tự cung tự cấp..
- Hiện nay đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hmông đã thực sự được cải thiện, nâng lên một bước.
- Do vậy, trong thực hiện các lễ nghi trong chu kỳ đời người của người Hmông đã có những biến đổi.
- Một số nghi lễ rườm rà, hủ tục lạc hậu, gây tốn kém thời gian và tiền bạc, không còn phù hợp với xã hội hiện tại.
- Ở một số nơi, đồng bào chỉ quàn xác người chết từ 2 đến 5 ngày (trước kia từ 7 đến 9 ngày).
- liệm người chết trong áo quan.
- tổ chức ăn uống xa chỗ để người chết.
- Tuy nhiên, trong hệ thống nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông hiện nay vẫn còn những hủ tục lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với cuộc.
- Bên cạnh đó, trong tộc người Hmông hiện nay đang có nguy cơ tiềm ẩn là sự mất dần những giá trị văn hoá độc đáo của cha ông ngàn đời tích luỹ được.
- Đó là bộ phận người Hmông khi theo đạo Tin Lành đã phủ nhận sạch trơn tín ngưỡng truyền thống do cha ông ngàn đời để lại, không còn thờ cúng tổ tiên, bỏ nghi lễ và niềm tin vào các thần bảo hộ.
- Trong đó, cần có chính sách bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc và loại bỏ dần những hủ tục không còn phù hợp trong hệ thống nghi lễ truyền thống nói chung, nghi lễ chu kỳ đời người Hmông nói riêng.
- Phạm Quang Hoan (2001), “Lễ cưới của người Hmông Trắng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Dân tộc học, số 6..
- Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hoá người Hmông ở Nghệ An, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội..
- Vương Duy Quang (1987), “Quan hệ dòng họ trong xã hội người Hmông”, Tạp chí Dân tộc học số 2 -1987.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt