« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc trưng tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết được hoàn thiện trên cơ sở tham luận: Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, Báo cáo số 12, tiểu ban 2 Ngôn ngữ học liên ngành, Hội thảo quốc tế Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, tháng 4/2017..
- Có thể nhận diện tín hiệu thẩm mĩ và phân biệt nó với chất liệu thẩm mĩ mà qua đó nó được biểu đạt một cách khá dễ dàng trong thành ngữ so sánh.
- Trong thành ngữ đắt như tôm tươi, đắt là tín hiệu thẩm mĩ và tôm tươi là chất liệu của tín hiệu thẩm mĩ đó, thuộc nhóm động vật.
- Với thành ngữ nhanh như gió, ta có nhanh là tín hiệu thẩm mĩ, gió là chất liệu của tín hiệu thẩm mĩ đó, thuộc nhóm các yếu tố tự nhiên.
- Ở hai đơn vị thành ngữ vừa xét, như là yếu tố dùng để so sánh ngang bằng..
- Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, cho đến nay, đã xuất hiện khá nhiều các bài viết về thành ngữ tiếng Việt, tuy nhiên, các nghiên cứu giới hạn phạm vi nghiên cứu về thành ngữ so sánh lại chưa nhiều, có thể kể đến công trình của tác giả Trương Đông San (1974), tác giả Hoàng Văn Hành (1976.
- TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH TIẾNG VIỆT.
- Tóm tắt: Bài viết miêu tả đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của các đơn vị thành ngữ so sánh tiếng Việt có cấu trúc t như B theo hướng đồng đại.
- Trong thành ngữ so sánh có cấu trúc t như B với t là tính từ chỉ phẩm chất, tính chất có sự tương ứng về bậc nghĩa cụ thể hay khái quát, biểu trưng giữa thuộc tính so sánh t và cấu trúc so sánh như B.
- Chất liệu của tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh có cấu trúc t như B khá điển hình, đa dạng, gần gũi với con người, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt..
- Từ khóa: tín hiệu thẩm mĩ, thành ngữ so sánh, tiếng Việt.
- Tác giả Hoàng Văn Hành (2003) cho rằng: thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh, với nghĩa biểu trưng.
- Về hình thái - cấu trúc, trong thành ngữ so sánh, thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh (như B) là bộ phận bắt buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu.
- t trong thành ngữ so sánh t như B là vế bắt buộc trong cấu trúc sâu nhưng không ổn định trên cấu trúc mặt - tức là, trong một số trường hợp, t có thể ẩn đi.
- Tầng nghĩa đôi của B trong như B tạo cho thành ngữ so sánh có tính hình tượng, không có sự đối lập giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của B.
- Tác giả Hoàng Văn Hành đề xuất gọi nghĩa của cấu trúc thành ngữ so sánh là nghĩa biểu trưng và B là yếu tố chất liệu có vai trò chuyển tải nghĩa biểu trưng đó..
- Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả định tính theo hướng đồng đại, kết hợp thao tác qui nạp và diễn giải, vận dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa nhằm làm rõ đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt.
- Nguồn tư liệu thành ngữ khá phong phú được chúng tôi thu thập từ các cuốn từ điển thành ngữ của các tác giả: Nguyễn Lực, Lương Văn Đang chủ biên (1978), Nguyễn Lân (1989), Hoàng Văn Hành chủ biên Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1993), Vũ Ngọc Phan (1998), Hoàng Văn Hành (2003)....
- Chúng tôi thực hiện nghiên cứu theo các bước sau: i) Tách các đơn vị thành ngữ so sánh thành hai nhóm lớn với 2 dạng cấu trúc.
- ii) Tách thành ngữ cấu trúc t như B thành: i) Các đơn vị có t biểu thị thể cách: run như cầy sấy.
- iii) Phân tích các tiểu nhóm thành ngữ theo trường từ vựng biểu thị thuộc tính đặc trưng.
- Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc xét đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của các đơn vị thành ngữ có cấu trúc t như B (các đơn vị thành ngữ như B có t không xuất hiện trên bề mặt của thành ngữ sẽ được xem xét trong một nghiên cứu khác), tiến hành xác định xem thuộc tính t của tín hiệu thẩm mĩ được liên tưởng với chất liệu nào của thế giới khách quan..
- Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ cấu trúc t như B biểu thị thể cách.
- Việc lựa chọn và dựa theo quan điểm này để phân loại và phân tích thành ngữ, chúng tôi có thể làm rõ đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ đang xét một cách thuận lợi và cụ thể hơn.
- Thuộc tính so sánh t của các đơn vị thành ngữ được qui về hai nhóm: từ ngữ biểu thị thể cách (động từ) và từ ngữ biểu thị thuộc tính đánh giá theo thang độ (tính từ)..
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là động từ không đòi hỏi bổ ngữ.
- Thành ngữ chết đứng như Từ Hải có tích từ Truyện Kiều, khá gần gũi với người Việt bởi sức sống của tác phẩm.
- Thành ngữ chết đứng/đứng như trời trồng cũng vậy.
- Các hình ảnh trong các đơn vị thành ngữ nêu trên đều diễn tả tư thế đứng hoặc ngồi im, ở trạng thái bất động, có thể do tác động mạnh và bất ngờ nào đó về tinh thần gây ra..
- Khi mô phỏng tiếng ngáy của con người, thành ngữ tiếng Việt có các âm thanh tương ứng: (như) bò rống/kéo bễ/kéo cưa….
- Dường như đối tượng được liên tưởng càng gần gũi, hình ảnh được so sánh càng thân thuộc thì sức biểu đạt càng mạnh mẽ, giá trị biểu trưng của thành ngữ càng cao, giàu sức thuyết phục..
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là động từ đòi hỏi bổ ngữ.
- Thuộc nhóm có thuộc tính so sánh t là ngoại động từ có các động từ biểu đạt sự tiêu diệt.
- Thành ngữ bắn như mưa/như đổ/vãi đạn.
- Trái lại, các động từ lạy/ vái, dỗ hay van được dùng trong thành ngữ biểu đạt ý người nói đặt mình ở vị trí thấp, phải dỗ dành, van nài, thậm chí là lạy, vái đề cầu xin đối tượng giao tiếp thực hiện hành động nào đó, quyền quyết định lúc này thuộc về người nghe.
- Thành ngữ lạy/ vái/ van như tế sao hàm chứa ý nghĩa văn hóa khá sâu sắc: khi tế sao, hay tế trời đất, con người thường tỏ thái độ hết mực cung kính, hành động lạy, vái thường được lặp đi, lặp lại nhiều lần để tỏ lòng thành và kính trọng đối với trời đất.
- Trong thành ngữ dỗ như dỗ tà/ như dỗ vong, tà và vong đại diện cho các ma quỉ, vong hồn của người đã khuất, thường được cho là khó hiểu, không thể nắm bắt, nếu làm chúng phật ý, dễ gây hậu quả khôn lường cho người sống.
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là động từ lưỡng tính.
- như diều/như diều gặp gió… Ngược lại, các động từ có sắc thái tiêu cực thường tương ứng với các chất liệu mang sắc thái tiêu cực, có thể dẫn các đơn vị thành ngữ sau: chấp chới - như quạ đậu chuồng lợn (để bắt trộm gà - đậu trên các thanh tre/ gỗ gác trong chuồng lợn, vì trộm nên sợ hãi, lén lút, vội vàng), lạch bạch - như vịt bầu (bước đi nặng nề, chậm và phát thành tiếng khá to), lủi/lẩn/trốn - như chạch/như cuốc (biến mất rất nhanh), ngã - như ngả rạ (nhiều và la liệt như các gốc rạ được cắt và ngả ra phơi trên mặt ruộng vào mùa gặt) hay giãy (lên.
- Đặc biệt, trong thành ngữ tiếng Việt, hành động nói có thể được ghi chú bằng các chất liệu tín hiệu tích cực (ví dụ: nói ngọt ngào, dễ nghe, thuyết phục - dẻo như kẹo/ngọt như đường/như Thánh phán/như rồng leo…) hay các chất liệu tín hiệu tiêu cực (ví dụ như:.
- Chúng tôi thu thập được các đơn vị thành ngữ biểu đạt hành động nói và tập hợp vào các nhóm sau:.
- Các thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể thuộc nhóm có thuộc tính t là động từ.
- Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các đơn vị thành ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, ví dụ như:.
- Như vậy, các đơn vị thành ngữ có cấu trúc t như B biểu thị thể cách được xem xét ở ba nhóm: Nhóm 1 có t là động từ không đòi hỏi bổ ngữ với các động từ chỉ trạng thái đứng yên, không chuyển động như chết đứng, đứng yên, ngồi.
- Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ cấu trúc t như B biểu thị thuộc tính.
- 3) Tính từ lưỡng tính, ví dụ: ít, đủ… Có thể thấy rõ đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ cấu trúc t như B biểu thị thuộc tính so sánh ở các tiểu nhóm: i) có t là tính từ chỉ phẩm chất, tính chất.
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là tính từ chỉ phẩm chất, tính chất.
- Nhóm thành ngữ có thuộc tính so sánh t chỉ phẩm chất, tính cách của con người được kết nối, liên tưởng với các chất liệu thẩm mĩ khá phong phú, đa dạng.
- Chất liệu của thành ngữ ác/ dữ - như cọp/ hùm là động vật - thú dữ ăn thịt…, Chất liệu của thành ngữ hiền/lành - như bụt là ông tiên rất nhân từ, hay giúp đỡ người nghèo.
- Chất liệu của thành ngữ bạc - như rận là một loài động vật nhỏ, sống kí sinh.
- Câu thành ngữ bạc - như vôi lại có chất liệu là vật thể nhân tạo, có đặc điểm là chóng bạc màu, phôi pha bởi mưa nắng..
- Thành ngữ ăn ở (có tình.
- như bò/như chó/như lợn (vì là động vật nên không có trí khôn, không biết nói, không biết suy nghĩ)… Ngoài ra, tính cách người Việt thể hiện trong thành ngữ tiếng Việt khá đa dạng..
- Ngoài thành ngữ kín - như bưng mang sắc thái nghĩa trung lập, các đơn vị thành ngữ khác có thể tạm chia thành 2 nhóm sau đây:.
- 2) Nhóm các đơn vị thành ngữ có sắc thái tiêu cực sử dụng các hình ảnh chất liệu động vật (cáy, thỏ, cua), món ăn (hành không muối), thế lực u tối (ma, hủi), hay nhân vật lịch sử (Tào Tháo.
- Từ tính chất đặc trưng của các chất liệu thẩm mĩ đó, các đơn vị thành ngữ được khái quát thành giá trị biểu trưng mang tính chất điển hình như:.
- như Tào Tháo Các đơn vị thành ngữ diễn tả cảm xúc tích cực của con người thường mang tính dương, tươi sáng.
- Thuộc nhóm này, có thể kể đến các đơn vị thành ngữ như: sướng - như cởi tấm lòng (rất thoải mái vì trút được bầu tâm sự, nói được, chia sẻ được điều khó nói)/ như tiên (đời sống ung dung, tự tại, đi mây về gió, pháp thuật thần thông.
- vui - như mở hội/như Tết/như trẩy hội (hội hè, Tết nhất mọi người sum họp và vui chơi)…Trái lại, các đơn vị thành ngữ biểu đạt cảm xúc tiêu cực thường mang tính âm, ứng với các hình ảnh:.
- Từ nguồn ngữ liệu, chúng tôi chỉ lọc được một đơn vị thành ngữ thể hiện thái độ, tâm trạng tích cực, đó là: bình chân - như vại (chum vại thường có chân đế rộng, trong lại thường chứa đồ hoặc đựng nước nên rất vững, khó đổ) thể hiện thái độ bình tĩnh, tâm trạng ổn định của con người.
- Các tâm trạng khác trong thành ngữ so sánh đều mang tính tiêu cực, ví dụ: rối - như mớ bòng bong/như tơ vò (rối đến mức không thể tìm ra đầu mối)… hay:.
- Tình cảm tiêu cực, thái quá của con người thể hiện trong thành ngữ đôi khi được đẩy đến giới hạn cuối cùng: mê/ say - như điếu đổ (say đến mê mẩn, không còn tỉnh táo, không nhận biết gì nữa giống như người hút thuốc lào, say đến ngã ra làm đổ cả điếu.
- Trái lại, tình cảm tích cực, yêu thương lại bộc lộ vô cùng thắm thiết: quí - hơn/như vàng (rất quí), mong/chờ - như mong mẹ về chợ (mẹ đi chợ về sẽ hết nhớ, lại có quà), nhớ - như in/như chôn vào ruột (khắc rất sâu trong lòng, trong tâm trí)… Các đơn vị thành ngữ biểu đạt trạng thái tinh thần của con người tạo thành các cặp đối lập khá tương ứng như: tỉnh - như sáo/.
- Nhóm thành ngữ có thuộc tính so sánh t là tính từ thể hiện cảm giác, vị giác, thính giác xuất hiện khá đa dạng.
- Cảm giác của con người được biểu đạt trong thành ngữ với các sắc thái phong phú.
- Thuộc tính so sánh trong các đơn vị thành ngữ có thể là các cơ quan tri giác.
- Với xúc giác, ta có lạnh - như băng (giá lạnh)/như đồng/như tiền (kim loại lạnh, vô tri), nóng - như hòn than (nhiệt cao)/như Trương Phi (nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa, tính nóng như lửa)… Khi t biểu đạt vị giác, tín hiệu thẩm mĩ của thành ngữ sẽ ứng với các chất liệu là các vật thể đa dạng có vị tương ứng, ví dụ: nhạt - như nước ao bèo/như nước ốc….
- như ngậm hột thị Đặc biệt, các thuộc tính so sánh t của các thành ngữ so sánh này cũng có đặc trưng như.
- Với nhóm thành ngữ có thuộc tính so sánh t là tính từ chỉ điệu bộ, vẻ mặt của con người, chất liệu được liên tưởng có thể là sự vật hiện tượng cụ thể, nhưng có khi lại rất trừu tượng.
- Thể hiện điệu bộ mang tính tiêu cực có sắc thái không nhanh nhẹn, thiếu cứng cỏi có thành ngữ: tiu nghỉu (trông rất buồn.
- Thành ngữ biểu hiện vẻ mặt mang tính tiêu cực với các hình ảnh: vênh váo - như bố vợ phải đấm/như khố rợ phải đấm, trơ - như đá/như khúc gỗ/như mặt thớt, ngây - như phỗng/như ngỗng ỉa.
- Có thể thấy, ở đây, trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, các chất liệu thẩm mĩ có thể chỉ là bản thân sự vật hiện tượng (như tàu lá) hay động vật (như con chi chi), cũng có thể là con người hay động vật kèm theo hành động hoặc dáng vẻ của chủ thể (như trâu húc mả, như ông từ vào đền) hay trạng thái của sự vật (như chàm đổ)....
- Thành ngữ tiếng Việt xuất hiện các cặp đối lập tương ứng về hình dạng (độ cao thấp, gầy béo, méo tròn, to bé.
- Với nhóm thành ngữ có thuộc tính so sánh t là tính từ liên quan đến màu sắc, thuộc tính so sánh t biểu thị màu đen và trắng tương ứng với nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là các vật thể hoặc thực vật, ví dụ: đen - như cột nhà cháy/như củ súng/như đồng hun/như củ tam thất/như quạ.
- Phần lớn các màu sắc xuất hiện trong thành ngữ so sánh chỉ tương ứng với một hoặc hai chất liệu, ví dụ: (mặt) đỏ như gấc/như gà chọi.
- Trong thành ngữ so sánh, tính chất của sự vật thường tương ứng với các chất liệu mang đặc tính đó.
- mềm - như bún, nát - như mẻ/như tương… Đối lập giữa chắc và lép/xác/xơ, ta có: chắc - như cua đá/như đinh đóng cột, lép - như trấu, xác - như tổ đỉa/như vờ, xơ - như nhộng… Bên cạnh đó, trong tiếng Việt còn xuất hiện các đơn vị thành ngữ so sánh đề cập tới bề mặt của sự vật hiện tượng như: căng - như mặt trống, nhẵn - như đít Bụt, lỗ chỗ - như tổ ong, rách - như tổ đỉa/như xơ mướp.
- Với các thuộc tính khác của sự vật, trong thành ngữ so sánh tiếng Việt, chúng tôi phát hiện các cặp đối lập tương ứng xấu - đẹp, bẩn/lấm - sạch, đắt - rẻ, chậm - nhanh như sau:.
- Có thể thấy, thước đo cái xấu, cái đẹp trong thành ngữ tiếng Việt khá ước lệ, vì thế, ta khó có thể xác định mức độ cụ thể.
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là tính từ chỉ sự so sánh, đòi hỏi bổ ngữ.
- Đây là những tính từ chỉ sự so sánh, cần có bổ ngữ chỉ mốc so sánh đi kèm, ví dụ: xa trường, gần biển, giống cha…Chúng tôi thu thập được một số các đơn vị thành ngữ có t chỉ sự giống (nhau) giữa các sự vật hiện tượng:.
- giống (nhau) như đúc/như hai giọt nước/như in/như lột… Đơn vị thành ngữ có t chỉ sự khác (nhau) giữa các sự vật hiện tượng có một đơn vị: khác (nhau) một trời, một vực nhấn mạnh mức độ khác biệt là vô cùng lớn bởi vì khoảng cách giữa trời và đất đã lớn, nhưng nếu là khoảng cách giữa trời và vực sâu sẽ là thêm một mức độ xa đáng kể nữa..
- Nhóm có thuộc tính so sánh t là tính từ lưỡng tính.
- Thuộc nhóm các đơn vị chỉ số lượng, nguồn tư liệu thành ngữ so sánh xuất hiện hai đơn vị: chằng chịt (rối rắm)- như mạng nhện và chặt/ chật - như nêm (cối).
- Điểm đặc biệt ở các đơn vị thành ngữ này là ý nghĩa nhiều lại ẩn, chỉ được biểu đạt một cách gián tiếp qua tính chất của nhóm chất liệu tương ứng.
- Như vậy, các đơn vị thành ngữ cấu trúc t như B biểu thị thuộc tính với t là các tính từ được xem xét ở ba nhóm.
- Nhóm các thành ngữ có t là tính từ lưỡng tính xuất hiện cặp đối lập đông - vắng, xuất hiện một số đơn vị thành ngữ chỉ số lượng nhiều (với khoảng trống của ít).
- Qua phân tích, có thể thấy tín hiệu thẩm mĩ của các thành ngữ so sánh có cấu trúc t như B có các đặc trưng sau: i) Các đơn vị có thuộc tính so sánh t là động từ đòi hỏi bổ ngữ và t là tính từ không cần bổ ngữ có phạm vi hoạt động rộng, chiếm ưu thế so với các nhóm khác.
- ii) Bên cạnh tính đa tầng của cấu trúc so sánh như B, ghi nhận có sự tương ứng về bậc của thuộc tính so sánh t trong thành ngữ có cấu trúc t như B.
- iii) Chất liệu của tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ so sánh cấu trúc t như B đặc biệt gần gũi với con người và xuất hiện khá phong phú, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt, ví dụ:.
- Trong thực tế, tuy nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng việc xem xét thành ngữ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp và trong quan hệ đối sánh với các ngôn ngữ khác cũng tồn tại không ít khoảng trống, cần được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu..
- Thành ngữ học tiếng Việt.
- Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
- Kể chuyện thành ngữ tục ngữ tập 1, 2.
- Kể chuyện thành ngữ tục ngữ tập 3.
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam.
- Từ điển thành ngữ tiếng Việt.
- Nét văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt).
- Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
- Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt