« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- BỀN VỮNG TỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIAI CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
- Cơ cấu giai cấp là một loại hình đặc biệt trong cơ cấu xã hội, bao gồm hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ giữa chúng.
- Nắm vững được cơ cấu giai cấp cũng như xu hướng và tính quy luật vận động của chúng là cơ sở để Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách thích hợp đối với từng giai cấp, tầng lớp, đối với cơ sở hình thành, phát triển của chúng, qua đó phát huy cao nhất lợi thế của từng giai cấp và tầng lớp trong phát triển kinh tế xã hội..
- Cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức cùng các tầng lớp lao động khác và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động và phát triển của đất nước..
- Cơ cấu này khá đa dạng, phong phú và chuyển dịch không ngừng..
- Sự chuyển dịch là một tất yếu khách quan.
- Sự chuyển dịch của cơ cấu giai cấp được quy định bởi sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
- Cùng với sự biến động của cơ sở kinh tế, cơ cấu giai cấp tất yếu chuyển dịch theo.
- Sự chuyển dịch này diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển, nó sẽ dần đi vào ổn định khi nền kinh tế đã phát triển, có cơ cấu kinh tế hợp lý với một tỷ trọng công, nông nghiệp, dịch vụ phù hợp..
- Nhận rõ được tính tất yếu của quá trình chuyển dịch sẽ là cơ sở để phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay..
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp.
- Những xu hướng trên đây không tách rời nhau và được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
- Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp còn thể hiện ở sự biến động về số lượng và tỷ trọng của từng giai cấp trong tổng số lực lượng lao động của xã hội.
- Số lượng và chất lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp Sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp là tất yếu, xu hướng chuyển dịch cũng mang tính khách quan và định hình khá rõ ràng.
- Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nữa quá trình chuyển dịch, thì cần phải hiểu được số lượng và chất lượng của nó..
- Số lượng và chất lượng của quá trình chuyển dịch phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của từng ngành kinh tế, phụ thuộc vào khả năng dự báo, tính đúng đắn của kế hoạch, những tác động của Đảng và Nhà nước tới quá trình chuyển dịch..
- Số lượng của quá trình chuyển dịch được phản ánh thông qua số lượng và tỷ lệ phần trăm biến đổi của từng giai cấp và tầng lớp lao động trong xã hội.
- Tỷ lệ lao động giảm này tương ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp từ nông dân sang công nhân, trí thức….
- Điều này phản ánh sự thay đổi có tính tích cực trong cơ cấu giai cấp ở nước ta..
- Chuyển dịch đúng quy luật và theo xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và thời đại..
- Đây là quá trình chuyển dịch theo nhu cầu của nền kinh tế.
- Khi nền kinh tế có sự biến động về cơ cấu ngành thì những yêu cầu và đòi hỏi đối với những lực lượng lao động cũng biến đổi theo, quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp sẽ tất yếu diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
- Nếu một tác nhân nào đó xảy ra như chiến tranh, bạo động, dịch bệnh… làm cho quá trình chuyển dịch không đúng quy luật cũng có nghĩa là nó không đáp ứng đúng kịp thời những yêu cầu của quá trình biến đổi kinh tế, vừa làm cản trở quá trình phát triển kinh tế, vừa gây thiệt hại cho chính những lực lượng lao động trong xã hội.
- Chuyển dịch đúng xu hướng cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của quá trình chuyển dịch.
- Xu hướng hiện nay ở nước ta là sự tăng lên về số lượng và tỷ trọng của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, giảm dần lao động nông nghiệp.
- Nếu chuyển dịch không đúng xu hướng đó, thì nền kinh tế phát triển không theo quy luật khách quan của nền sản xuất xã hội.
- Trong tiêu chí này, quá trình chuyển dịch ở nước ta đang diễn ra đúng quy luật và xu hướng vận động của nền kinh tế, nhưng nó diễn ra chậm, chưa thích ứng với quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Số lượng lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (51,9% năm 2009), trong khi đó chất lượng lao động thấp, năng suất lao động không cao, làm ra 20,91% 2 tổng GDP của cả nước.
- Quá trình chuyển dịch ổn định, không rối loạn, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của từng ngành kinh tế, vừa đáp ứng nguyện vọng của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội..
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp luôn dẫn đến những biến động tâm lý nhất định cho bản thân những lực lượng lao động đang di chuyển và cho cả các nhà hoạch định chính sách.
- Quá trình này sẽ ổn định khi những lực lượng chuyển đi đáp ứng được yêu cầu của nơi chuyển đến và.
- Ở khía cạnh này, quá trình chuyển dịch hiện nay không gây ra những đảo lộn lớn trong đời sống xã hội, nhưng những vấn đề bức xúc nảy sinh vẫn diễn ra phổ biến.
- Vẫn còn một bộ phận lớn lao động công nghiệp, dịch vụ chưa thoát hẳn khỏi sản xuất nông nghiệp, làm bán công nghiệp và nông nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, một bộ phận đông đảo lao động nông nghiệp gắn bó suốt đời với nông nghiệp, nhưng trình độ tay nghề còn thấp, gây lãng phí rất lớn nguồn lao động..
- Giảm tính tự phát của quá trình chuyển dịch, nâng cao tính dự báo, tính định hướng, tính kế hoạch của quá trình chuyển dịch..
- Chuyển dịch cơ cấu giải cấp là tất yếu.
- Mặc dù mang tính khách quan, nhưng Đảng và Nhà nước có thể tác động tới quá trình chuyển dịch, làm giảm tính tự phát, nâng cao chất lượng của quá trình chuyển dịch.
- Việc can thiệp của Đảng và Nhà nước phụ thuộc vào nhận thức đúng đắn xu hướng và tính quy luật của quá trình chuyển dịch, từ đó đưa ra những dự báo chính xác và đề ra những kế hoạch hợp lý nhằm tác động tới quá trình chuyển dịch.
- Những tác động đó chính là việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chính sách nhằm tác động vào lực lượng lao động có khả năng di chuyển như chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách việc làm, chính sách tiền lương…, làm cho quá trình chuyển dịch luôn ăn khớp với yêu cầu hợp lý của từng ngành kinh tế..
- Ở tiêu chí này, nhìn chung, quá trình chuyển dịch đã có những tác động tích cực từ chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Các chính sách vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được với yêu cầu của quá trình chuyển dịch kinh tế.
- Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
- Để nâng cao chất lượng quá trình chuyển dịch, Đảng và Nhà nước cần có chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhằm giảm thiểu hơn nữa lực lượng lao động trong nông nghiệp, dự báo chính xác xu hướng chuyển dịch cơ cấu giai cấp, nhu cầu của nền kinh tế đất nước để từ đó có những chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách việc làm, chính sách tiền lương hợp lý..
- Trong những nội dung tác động tới cơ sở kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa vô cùng to lớn, ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp..
- Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay.
- Tính tiến bộ của phát triển nông nghiệp bền vững..
- Harwood: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến việc bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp” 4.
- Theo quan điểm trên, nội dung của nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện trên tất cả lĩnh vực: kinh tế, tự nhiên và xã hội của phát triển nông nghiệp.
- Đối với tự nhiên, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tác động hợp lý tới đất đai, nguồn nước, khí hậu nhằm giảm thiểu tác hại tới môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
- 4 Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, Nxb.
- triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu nông sản ngày càng cao của con người cả về chất lượng và số lượng.
- Trên khía cạnh xã hội, là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như: sức khỏe, văn hóa tinh thần của con người… Hơn thế nữa, phát triển nông nghiệp bền vững đồng nghĩa với quá trình thực hiện các nội dung như:.
- Xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, dựa trên những thành tựu khoa học tiên tiến.
- Nó là quá trình vừa tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra những cảnh quan sinh thái thích hợp, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài..
- Xây dựng nền nông nghiệp với một quy hoạch và kế hoạch hợp lý, nằm trong kế hoạch và quy hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ phù hợp, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa của tổng thể nền kinh tế đất nước..
- Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên, mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái..
- Sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao..
- Xây dựng mối quan hệ hợp lý, hài hòa, ổn định giữa những ngành sản xuất nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp sản xuất những sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp và công nghiệp sản xuất những sản phẩm phục vụ nông nghiệp sao cho tất cả những sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và những sản phẩm công nghiệp sẽ phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất..
- Tác động của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay..
- Với những nội dung tiến bộ trên, phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ mang lại những giá trị to lớn trong nông nghiệp, mà còn tác động tới công nghiệp, dịch vụ và tổng thể nền kinh tế, tác động tới đời sống của người nông dân, công nhân, trí thức và toàn thể dân cư.
- không chỉ góp phần phát triển giai cấp nông dân, mà còn tác động tới tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
- Cụ thể là những tác động tới số lượng và chất lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp hiện nay..
- Việc phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với một quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, giảm số lượng lao động sản xuất nông nghiệp, tăng số lượng lao động nông nghiệp di chuyển sang những ngành kinh tế khác..
- Nông nghiệp càng phát triển và phát triển bền vững thì số lượng lao động chuyển dịch càng lớn và ngược lại.
- Quá trình đó hình thành một xu thế mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp, đó là xu thế công nhân hóa nông dân, trí thức hóa nông dân trong sản xuất nông nghiệp..
- Hình thành một cơ cấu lao động đa dạng hơn, phong phú hơn..
- Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn, sẽ góp phần làm hình thành và phát triển những ngành kinh tế mới như công nghiệp chế biến lương thực, thực phầm, công nghiệp chế biến các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, góp phần hình thành một lực lượng lao động mới, trong đó có đội ngũ công nhân chế biến lương thực thực phẩm và công nhân làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Việc phát triển đó sẽ làm đa dạng hơn cơ cấu lao động, góp phần phát triển lực lượng lao động Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước..
- Góp phần giữ vững sự ổn định của quá trình chuyển dịch..
- Giai cấp công nhân Việt Nam và các tầng lớp lao động khác vốn xuất thân chủ yếu từ nông dân.
- Giai cấp nông dân là nguồn bổ sung lực lượng to lớn cho giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chính vì vậy, để quá trình chuyển dịch này diễn ra theo đúng quy luật, ổn định và vững chắc, thì việc phát triển bền vững trong nông nghiệp sẽ là một nhân tố vô cùng quan trọng.
- Thực tế cho thấy, nếu nền nông nghiệp phát triển không ổn định và vững chắc, thì việc chuyển.
- dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cũng sẽ không vững chắc và ổn định, làm cho một bộ phận công nhân chuyển trở lại làm nông nghiệp hoặc làm bán nông nghiệp - công nghiệp, dịch vụ.
- Việc chuyển dịch lao động không theo quy luật và không ổn định sẽ tác động rất lớn tới thị trường và lực lượng lao động, làm giảm sự phát triển ổn định của các giai cấp và các tầng lớp lao động trong xã hội..
- Việc phát triển bền vững trong nông nghiệp cũng đồng nghĩa với việc phát triển nông nghiệp với qui mô lớn, ổn định, lâu dài, có kế hoạch, đời sống một bộ phận nông dân gắn bó với nông nghiệp được nâng cao..
- Ngược lại, một bộ phận lớn nông dân khác sẽ thoát ly hẳn với sản xuất nông nghiệp, gia nhập hàng ngũ giai cấp công nhân và lực lượng lao động khác.
- Việc thoát ly hẳn khỏi sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cho người lao động không dao động về tư tưởng, tập trung hơn vào những công việc và ngành nghề tương lai của mình.
- Họ có nhiều thời gian hơn để học tập và nâng cao trình độ tay nghề, gắn bó lâu dài với những ngành nghề mà mình đã chọn, tạo ra sự ổn định trong phân công lao động, góp phần vào sự phát triển của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp lao động khác..
- Việc phát triển nông nghiệp bền vững đồng nghĩa với việc qui hoạch một cách tổng thể, hợp lý các khu công nghiệp, vùng nông nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, trường học, mạng lưới giao thông, tạo ra sự tiện lợi giữa chỗ ở và chỗ làm việc của người lao động, làm cho người lao động gắn bó lâu dài hơn với công việc của mình, hạn chế quá trình chuyển đi chuyển lại nhiều lần, góp phần giữ vững ổn định cho người lao động và các hoạt động kinh tế của đất nước..
- Việc phát triển bền vững trong nông nghiệp sẽ tạo ra một sản lượng lương thực, thực phẩm sạch, an toàn phục vụ đời sống nhân dân, giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính và mãn tính hiện nay, đặc biệt là trong những nhà ăn tập thể của người lao động, nâng cao sức khỏe và thể chất của người công nhân và nhân dân lao động, góp phần phát triển lực lượng lao động của cả nước..
- Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững đã và sẽ tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp, tới tính chuyên môn hóa trong phân công lao động xã hội và tay nghề của người lao động, qua đó tác động tới số lượng và chất lượng của lực lượng lao động, từ đó hình thành một cơ cấu giai cấp hợp lý, đáp ứng được với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước..
- Những giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của phát triển nông nghiệp bền vững tới quá trình chuyển dịch cơ cấu giai cấp ở nước ta hiện nay.
- Để phát huy những tác động tích cực, nhất thiết phải bền vững hóa quá trình phát triển nông nghiệp nước ta.
- Việc quy hoạch này phải dựa trên những điều kiện tự nhiên, gắn liền với quy hoạch tổng thể và xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế đất nước..
- Để định hướng người nông dân sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và trong kế hoạch, thì việc dồn điền đổi thửa là hết sức quan trọng.
- Mỗi hộ nông dân càng có ít thửa ruộng thì việc sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch càng dễ dàng.
- Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và những lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp.
- tạo ra một mô hình kết hợp giữa các loại giống cây trồng, vật nuôi, quy trình sản xuất nông nghiệp để khai thác có hiệu quả nhất như: đất, rừng, biển, và năng lượng mặt trời, nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- tạo ra những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách an toàn, hiệu quả.
- tạo ra những công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoặc có nguồn gốc nông nghiệp hiện đại;.
- tạo ra những công nghệ hiện đại để sản xuất nông nghiệp ở những vùng khó khăn như đất nhiễm mặn, phèn, dốc, cát, sa mạc hóa, phục hồi lại những hệ sinh thái đã mất.....
- Thứ tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, nâng cao tay nghề cho nông dân, hình thành một đội ngũ những người lao động nông nghiệp có trình độ cao, chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với nông nghiệp..
- Thứ năm, xây dựng khung pháp lý nhằm xác định tiêu chuẩn đối với quy trình sản xuất nông nghiệp để sao cho quá trình sản xuất nông nghiệp không làm tổn hại tới những nhu cầu của tương lai, bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp.
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với những sản phẩm nông nghiệp hoặc có nguồn gốc từ nông nghiệp để đầu ra trong sản xuất nông nghiệp thực sự an toàn đối với người tiêu dùng và ràng buộc trách nhiệm đối với người sản xuất..
- Thứ sáu, xây dựng khung pháp lý và cơ chế vận hành trong quá trình liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp..
- Thứ bảy, phát triển giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp ở khu vực nông thôn để sao cho tất cả những lao động thoát ly và có xu hướng thoát ly khỏi nông nghiệp có cơ hội được tiếp cận, nâng cao trình độ tay nghề, tìm được việc làm ở những lĩnh vực mà mình chuyển sang, có thu nhập ổn định và làm việc lâu dài ở những lĩnh vực đó, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ..
- Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cơ cấu kinh tế và cơ cấu giai cấp nước ta hiện nay.
- Thực hiện tốt, đồng bộ những giải pháp trên sẽ góp phần hình thành một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, một giai cấp nông dân tinh gọn, hiện đại, một giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức ngày càng được bổ sung nguồn lực lượng có chất lượng từ giai cấp nông dân..
- Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt