« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số đặc điểm của nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.
- Kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống là nền kinh tế xã hội có tính cộng đồng, tính tự quản và tương đối biệt lập.
- Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống đã hình thành và phát triển từ xa xưa, cùng với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Nó gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp, phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, xã hội và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên của các cộng đồng dân cư, từ những làng Việt cổ xưa, những công xã nông thôn đến các làng tiểu nông trong thời kỳ phong kiến.
- Trong suốt tiến trình phát triển lâu dài ấy, tính cộng đồng luôn được bảo lưu và duy trì mạnh mẽ, trở thành một trong những đặc trưng cơ bản, có tính phổ quát và bao trùm trong sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn..
- Nói đến kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống, trước hết, là nói đến sự cố kết và tính cộng đồng về mặt dân cư và lãnh thổ của các làng, xã nông thôn.
- Khi dân cư tăng dần, đất ở và đất đai canh tác của làng trở nên chật hẹp, hoa lợi giảm sút hay sản vật tự nhiên cạn dần thì dân làng lại cùng nhau khai phá thêm những khu đất lân cận để mở rộng lãnh thổ, hoặc tổ chức khai hoang lập ra các làng trại mới, hoặc du canh, du cư đến các vùng đất khác..
- Cho đến thời kỳ phong kiến, quan hệ cộng đồng dân cư – lãnh thổ của làng, xã vẫn tồn tại bền chặt.
- Nhưng mặt khác, các Nhà nước phong kiến cũng thường không kiểm soát được đất đai, tài nguyên và dân cư các làng xã..
- Do vậy, mặc dù đất đai, tài nguyên đều thuộc sở hữu tối cao của Nhà nước, song thực chất, lại thuộc quyền kiểm soát, chi phối của các làng..
- Từ cuối đời Trần (thế kỷ XIII) trở đi, cấu trúc dân cư – lãnh thổ của phần lớn các làng ở đồng bằng lúc bấy giờ đã cơ bản định hình.
- Làng không chỉ là một cộng đồng về dân cư - lãnh thổ, mà còn là một cộng đồng kinh tế, một thực thể kinh tế của nền kinh tế xã hội nông thôn truyền thống.
- Cộng đồng kinh tế này, trước hết, và cơ bản được hình thành trên cơ sở của chế độ sở hữu chung về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện sản xuất khác trong lãnh thổ của làng.
- Trong các làng Việt cổ xưa hay trong các làng thị tộc, để có thể tồn tại, mọi hoạt động kinh tế nói chung (như canh tác nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, hay săn bắt, hái lượm, khai thác sản vật tự nhiên.
- đều là những hoạt động mang tính cộng đồng.
- Không một thành viên nào có thể tiến hành sản xuất hay sinh sống độc lập, tách biệt với hoạt động kinh tế chung của làng.
- Ở những thời kỳ lịch sử tiếp sau, khi chế độ quân chủ nhà nước đã hình thành, các công xã thị tộc dần dần giải thể chuyển thành công xã nông thôn, chế độ tư hữu ngày càng trở nên phổ biến hơn, song phương thức sản xuất và sinh sống cộng đồng vẫn tồn tại dai dẳng trong nhiều làng xã, ở những hình thái và mức độ khác nhau.
- Phần lớn đất đai, tài nguyên và các nguồn lực tự nhiên của sản xuất vẫn thuộc quyền quản lý và chi phối của làng.
- Hơn nữa, do trình độ sản xuất thấp kém, lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên các hộ dân cư trong làng cũng thường xuyên phải cố kết với nhau trong sản xuất cũng như trong việc phòng chống thiên tai để bảo vệ nơi cư trú và mùa màng..
- Từ thế kỷ XIV, XV trở đi, mặc dù xuất hiện ngày càng nhiều các làng công xã dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất bán công bán tư và các làng tiểu nông chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu, tuy ruộng đất công và các cơ sở kinh tế chung của làng ngày càng bị thu hẹp, nhưng nó vẫn tồn tại dai dẳng và phổ biến ở hầu khắp các vùng nông thôn.
- Hơn nữa, việc dựa vào kinh tế làng xã và lấy làng, xã làm cơ sở kinh tế xã hội của các triều đại phong kiến cũng làm cho tính cộng đồng về mặt kinh tế của các làng tiếp tục được duy trì.
- Làng là người đại diện cho dân cư thực hiện các nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nước (như thu nộp thuế, huy động nhân công đắp đê, chống lụt.
- Làng cũng là một cộng đồng về văn hóa, xã hội với các thiết chế, phong tục, tập quán chặt chẽ, các giá trị và chuẩn mực chung về sinh hoạt, lối sống, tâm lý, tư tưởng.
- đạo đức, phương thức ứng xử trong gia đình, cộng đồng cũng như phương thức ứng xử với tự nhiên, môi trường.
- Các làng cũng thường có những phong tục, tập quán, lễ hội và những sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác nhau.
- Tuy nhiên, cùng với những biến đổi của nền kinh tế xã hội, văn hóa cộng đồng làng cũng có nhiều thay đổi.
- Tư tưởng tư hữu, tập quán và lối sống tiểu nông hay sự phân biệt về địa vị xã hội, địa vị trong các mối quan hệ cộng đồng hay trong gia đình,… cũng xuất hiện và ngày càng ngấm sâu vào đời sống của người dân thôn quê.
- Nhiều lễ giáo, tập tục, phong tục đã bị phong kiến hóa, trở thành lực cản vô hình, trói buộc và kìm hãm tư tưởng, tình cảm và khát vọng của họ trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống văn hóa, tinh thần..
- Là một cộng đồng về dân cư – lãnh thổ, về kinh tế và văn hóa, làng cũng đồng thời là một tổ chức có tính hành chính và tự quản.
- Từ thế kỷ XIII, XIV trở đi, nhiều thiết chế, luật lệ của các làng đã được văn bản hóa thành những hương ước, khoán ước (Bùi Xuân Đính, 1985) và thực sự trở thành công cụ của bộ máy quản lý của các làng, xã ở nông thôn.
- Điều đó vừa duy trì tính cộng đồng vừa làm tăng sự ràng buộc và.
- sự lệ thuộc của người dân nông thôn vào các thiết chế của cộng đồng làng, xã..
- Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống là nền kinh tế trọng nông và tự cung, tự cấp.
- Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống.
- Hầu như ở các làng đều có các hoạt động sản xuất tương tự giống nhau, bao gồm các hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và khai thác sản vật tự nhiên để tự sản xuất những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng cơ bản nhất của dân cư trong làng..
- Trong cấu trúc kinh tế ấy, nông nghiệp là hoạt động căn bản nhất và luôn được xem là “nghề gốc” của đa số các hộ dân cư.
- Hoạt động nông nghiệp bao trùm và chi phối đến tất cả các hoạt động kinh tế khác.
- Trong đó, sản xuất lương thực, mà đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã phát triển từ rất sớm và trở thành ngành sản xuất chính, là nền tảng cho các hoạt động kinh tế khác.
- Điều này được quy định trước hết bởi các điều kiện tự nhiên của sản xuất và tập quán, nhu cầu sử dụng lúa gạo làm lương thực đã có từ lâu đời của dân cư, cả ở đồng bằng lẫn miền núi.
- Do đó, sản xuất lúa gạo và lương thực đã trở thành phương thức sản xuất và sinh sống vừa có ý nghĩa sinh tồn vừa có ý nghĩa truyền thống của hầu hết các làng xã trong suốt chiều dài lịch sử.
- Bên cạnh sản xuất lúa gạo, dân cư các làng còn trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả và rau đậu thực phẩm, đồng thời với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, đánh bắt thủy hải sản, khai thác sản vật tự nhiên… Song, toàn bộ các hoạt động kinh tế này chỉ là các hoạt động phụ để tận dụng lao động nông nhàn, bổ sung sản phẩm cho nhu cầu lương thực và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của các hộ dân cư..
- Khi dân số các làng ngày càng tăng lên, đất ở và đất đai canh tác trở nên chật hẹp, lương thực và hoa lợi thu được ngày càng không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư, thì một mặt, đất đai và sản xuất lương thực càng được coi trọng hơn, sử dụng triệt để hơn, và mặt khác, quá trình khai hoang mở rộng lãnh thổ và đất đai canh tác của làng (như đã nói trên) cũng như quá trình di dân, khai hoang lập ấp mới lại tiếp tục diễn ra.
- Song, cấu trúc kinh tế cũng như phương thức sản xuất và sinh sống của dân cư thì hầu như không có những thay đổi, vẫn chỉ là sự tái lập hay nối tiếp truyền thống nông nghiệp và tập quán sinh sống bằng nghề trồng lúa của những làng quê cũ.
- Còn ở những vùng miền núi, nơi có điều kiện sản xuất lương thực khó khăn hơn, thì cho đến những thế kỷ gần đây tình trạng du canh du cư vẫn còn rất phổ biến..
- Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống, thành tư tưởng, ý thức và tình cảm ngấm sâu trong tiềm thức của người dân nông thôn.
- Ở đây, nông nghiệp vừa là tất yếu sinh tồn, nhưng cũng là ước mơ, khát vọng về sự giầu có, sung túc và thịnh vượng của dân cư.
- Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là cơ bản, thì trong nền kinh tế xã hội truyền thống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với hoạt động nông nghiệp và hỗ trợ, bổ sung cho nông nghiệp.
- Tuy vậy, trong suốt hàng nghìn năm dưới thời Bắc thuộc, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp hầu như không có bước tiến, thậm chí bị kìm hãm, co cụm lại trong các làng xã, ẩn chìm trong các hộ gia đình và hòa lẫn với các hoạt động nông nghiệp.
- Từ thế kỷ XI, XII ở Ðồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống, như các làng chuyên về làm giấy, dệt vải;.
- Các làng nghề, phường nghề được mở ra ở khắp mọi nơi và hàng hóa, sản phẩm cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn..
- hơn 20 làng làm nghề gốm sứ, hàng chục làng chuyên làm nghề thêu, nhuộm, nghề mộc, rèn, đúc đồng, đan lát mây tre,… Nhiều loại sản phẩm thủ công nghiệp đã nổi tiếng, và không ít mặt hàng đạt tới trình độ kỹ nghệ cao, trở thành những sản phẩm có ý nghĩa văn hóa, tinh thần, biểu trưng cho tài nghệ và truyền thống của các làng..
- Đến thế kỷ XVIII, XIX đã xuất hiện không ít những làng buôn chuyên nghiệp, mà “đa số dân làng lấy việc buôn bán làm nghiệp chính và nguồn sống chính của họ là do kinh tế thương nghiệp mang lại” (Phan Đại Doãn,1989)..
- Sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiêp và thương nghiệp đã tác động không ít đến cấu trúc của nền kinh tế xã hội làng xã và tư tưởng, tập quán sản xuất của dân cư nông thôn.
- Vị trí của các nghề phi nông nghiệp có phần được coi trọng, thậm chí ngày càng được đề cao.
- Tuy vậy, ngay cả ở những làng nghề, phường nghề hay các làng buôn, phường buôn phát triển nhất thì nông nghiệp vẫn tồn tại như là “cơ sở quan trọng của cuộc sống dân làng” và phương thức ứng xử nông nghiệp hầu như vẫn rất nặng nề, chi phối mọi nếp nghĩ và hành động của dân cư..
- Đa số các làng nghề, phường nghề và thợ thủ công vẫn giữ lại nghề nông và ruộng đất của họ.
- Tất cả những điều đó càng củng cố thêm tư tưởng “dĩ nông vi bản” và tính chất tự cung, tự cấp của nền kinh tế xã hội nông thôn, cản trở tiến trình phân công lao động xã hội và phát triển kinh tế hàng hóa ở khu vực này..
- Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống là nền sản xuất nhỏ lạc hậu, tích lũy thấp và tiết kiệm tiêu dùng.
- Tính chất của nền sản xuất nhỏ thể hiện trước hết ở quy mô và hình thức tổ chức sản xuất của nó.
- Trong các công xã nông thôn, các làng tiểu nông hay bán công bán tư, hình thức tổ chức sản xuất cơ bản và phổ biến nhất là sản xuất theo hộ gia đình.
- được những tiến bộ trong phương thức tổ chức sản xuất.
- Việc tổ chức sản xuất và phân công lao động vẫn chủ yếu là công việc của các hộ gia đình.
- Song, trong các làng xã Việt Nam cho đến trước khi thực dân Pháp đô hộ (giữa thế kỷ XIX) đều không thấy xuất hiện các trang trại, nông trại có quy mô sản xuất tập trung và kinh doanh nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa..
- Trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng không có sự xuất hiện những công xưởng sản xuất với sự tập trung nhân công và hợp tác lao động theo kiểu công trường thủ công như ở các nước châu Âu thời kỳ tiền tư bản..
- Tính chất sản xuất nhỏ cũng thể hiện đặc biệt rõ nét ở hệ thống công cụ sản xuất.
- Đó là những công cụ thủ công, thô sơ, phù hợp với lao động cá nhân như cày, bừa, dao, cuốc, liềm, hái, thuyền, mủng, gầu tát nước, chài lưới, phương tiện săn bắt, hái lượm, đánh bắt thủy hải sản hay các loại công cụ để sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: xa kéo sợi, khung dệt, đồ làm mộc, bễ rèn, lò nung gốm, sứ, công cụ chế biến thực phẩm,… Song, không phải hộ nào cũng có đủ các loại công cụ để sản xuất.
- Ở những vùng miền núi, công cụ sản xuất của các hộ còn thiếu thốn và lạc hậu hơn so với ở các làng xã đồng bằng.
- Phần lớn các loại công cụ sản xuất trên đây đều được chế tạo ngay trong làng hoặc do các hộ tự làm ra bằng kỹ thuật thủ công, trình độ công nghệ thấp.
- Trải qua nhiều thế kỷ, hệ thống công cụ sản xuất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói chung hầu như không có những thay đổi đáng kể.
- Sự lạc hậu về công cụ sản xuất không chỉ làm cho năng suất lao động thấp và không tạo ra được những tiến bộ trong tổ chức sản xuất và phân công lao động, mà trái lại, còn góp phần duy trì mạnh mẽ hơn phương thức tổ chức sản xuất nhỏ ở khu vực này..
- Trong bối cảnh ấy, hoạt động sản xuất của dân cư chủ yếu dựa vào những tri thức truyền thống, vào tập quán, kinh nghiệm và thói quen sản.
- xuất của mỗi làng, mỗi cộng đồng hay hộ gia đình.
- Không ít những tri thức, kinh nghiệm sản xuất tương thích với nền sản xuất nhỏ, dựa vào tự nhiên đã được đúc kết, lưu truyền và trở thành “kế mưu sinh” bền chặt của họ từ đời này sang đời sau.
- Đặc biệt là những tri thức, kinh nghiệm về canh tác cây trồng, chọn giống gia súc, gia cầm, về thời vụ sản xuất và các điều kiện tự nhiên của sản xuất.
- Còn trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thì kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố không thể thiếu, và thường trở thành những bí quyết của mỗi làng, mỗi hộ gia đình và mỗi cá nhân.
- Sự hình thành và tồn tại lâu dài của các làng nghề truyền thống chính là dựa vào những bí quyết và kinh nghiệm của sản xuất được bảo lưu như vậy..
- Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán và trình độ sản xuất thấp, nên khối lượng sản phẩm được tạo ra trong các hộ gia đình cũng như trong các làng xã nói chung không nhiều, lại manh mún, nhỏ lẻ và thường chỉ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp, tại chỗ của dân cư.
- Do đó, đồng thời với tập quán coi trọng nông nghiệp và tư tưởng “dĩ nông vi bản” như đã nói ở trên, trong nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống cũng luôn nảy sinh tư tưởng “tích cốc phòng cơ” và tập quán tiết kiệm tiêu dùng theo kiểu “ăn dè hà tiện”.
- Tuy nhiên, trên phương diện tái sản xuất thì sự “tiết kiệm” như vậy luôn đẩy tới ức chế tiêu dùng, thu hẹp tiêu dùng tới mức tối thiểu và hạn chế sự phát triển nhu cầu của dân cư.
- Mặt khác, sự tiết kiệm tiêu dùng của người nông dân lại không đẩy tới quá trình tích lũy sản xuất, thay đổi kỹ thuật hay tái đầu tư mở rộng sản xuất.
- Trái lại, sự tích góp của người nông dân, rốt cuộc, phần lớn lại chuyển sang tiêu dùng trong các lĩnh vực ngoài sản xuất (như giỗ, tết, cưới hỏi, ma chay, lễ hội, đình đám, tương trợ lẫn nhau lúc đói kém, giúp nhau làm nhà.
- Nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống vừa lệ thuộc vào tự nhiên vừa cải tạo và thích ứng, hài hòa với tự nhiên.
- Trong các công xã cổ xưa, cũng như làng tiểu nông thời phong kiến, do trình độ sản xuất lạc hậu nên phần lớn các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và điều kiện tự nhiên..
- Và vì vậy, trong nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống, các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
- luôn được coi là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển sản xuất và đời sống..
- Để khai hoang, lập ấp, mở mang sản xuất, hay du canh du cư, lập ra làng xã mới, người ta thường dựa vào những khu vực đất đai màu mỡ dọc theo các triền sông hay trong các thung lũng và các dải đồng bằng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đánh cá, chăn nuôi, hay những khu vực đồi, rừng sẵn có những sản vật tự nhiên.
- Đây cũng là những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn nước và khí hậu thích hợp cho sản xuất và đời sống của họ.
- Ở những vùng trung du, miền núi, các làng bản và dân cư thưa thớt hơn, nhưng nơi đây cũng có nhiều thung lũng màu mỡ, những đồng cỏ, đồi, rừng, với hệ sinh thái động, thực vật và sản vật tự nhiên phong phú, đa dạng.
- Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống của dân cư..
- để bảo vệ sản xuất và cuộc sống.
- Ở những vùng đồng bằng, hầu như các làng đều phải “đắp đê để bảo vệ khu đất cư trú và đất trồng trọt trước những cơn lũ của các dòng sông và xây dựng những hệ thống thủy lợi nhỏ để tưới tiêu cho đồng ruộng”.
- Sản xuất càng phát triển thì việc cải tạo đất.
- Song, việc phòng chống thiên tai vẫn chủ yếu dựa vào các làng.
- Các làng lân cận, liền kề nhau cũng thường có những quy ước liên kết, hỗ trợ, ứng cứu lẫn nhau trong việc phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai..
- Song, cũng trong quá trình lao động biền bỉ để cải tạo tự nhiên và ứng phó với những bất lợi của tự nhiên, các cộng đồng cư dân nông nghiệp ngày càng có những hiểu biết và tri thức về tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm để chung sống hài hòa với tự nhiên và lợi dụng tốt hơn các điều kiện tự nhiên.
- Kinh nghiệm và sự hiểu biết về thời tiết, khí hậu, về đất đai, thủy triều hay mùa vụ phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi đã được đúc kết và được áp dụng rộng tãi trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, săn bắn và khai thác sản vật tự nhiên,… Những tri thức và hiểu biết về tự nhiên cũng được ứng dụng vào các sinh hoạt xã hội, cộng đồng và các hoạt động khác của dân cư như tổ chức lễ hội, cưới hỏi, làm nhà, đào ao, khơi nguồn nước,....
- Và chính mối quan hệ mật thiết, hài hòa với tự nhiên trong sản xuất cũng như trong đời sống đã tạo ra cho con người, các cộng đồng dân cư và xã hội nông nông nghiệp truyền thống những tình cảm sâu đậm với thiên nhiên, những giá trị văn hóa, tinh thần hết sức phong phú, sáng tạo.
- Sự gắn bó mật thiết với tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, vừa đấu tranh với tự nhiên vừa hòa hợp với tự nhiên để sinh tồn và phát triển – đó là một trong những triết lý cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội nông nghiệp truyền thống..
- Phan Đại Doãn (1987): Tái sản xuất tiểu nông và làng Việt cổ truyền.
- Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên) (1998): Nghiên cứu Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử-kinh tế-xã hội-văn hóa, Nxb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt