« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI TỈNH BO KẸO,.
- Xaysongkhame Phimmasone, Nguyễn Hữu Ngoan * Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Bo Kẹo có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có tính chuyên môn hóa cao nhưng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp ở đây vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp, thiếu tập trung, năng suất lao động rất thấp, chưa khai thác được những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh để có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.
- Vì vậy, cần nghiên cứu những căn cứ lý luận và thực tiễn một cách sâu sắc làm cơ sở khoa học cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong đó có nông nghiệp.
- Bài viết này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận đồng thời đưa ra những luận cứ khoa học có tính thực tiễn (thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng) cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo..
- Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, kinh tế nông nghiệp..
- Năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Lào đạt 27%, của tỉnh miền núi như Bo Kẹo là 47% (Việt Nam đạt được cơ cấu này vào năm 1995, trước Lào 15 năm).
- ngành trồng trọt chiếm 61,99%, chăn nuôi chiếm 33,37% và thủy sản chiếm 4,64% nội bộ ngành nông nghiệp đã cho thấy Bo Kẹo là một tỉnh nông nghiệp với một cơ cấu kinh tế chưa hợp lý.
- Nhìn sang nước bạn, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, Việt Nam đã trở.
- Tuy nhiên, đứng trước nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập, nông nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, khả năng cạnh tranh của nông sản không cao, nhất là ở các vùng miền núi.
- Đây là bài học đắt giá cho nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Bo Kẹo nói riêng trong quá trình tìm hướng đi cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ nhanh và bền vững.
- Do đó, nghiên cứu này nhằm mục tiêu i) góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ii) đánh giá khái quát thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bo kẹo.
- iii) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch đó và iv) đề xuất những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá của tỉnh này..
- Số liệu trình bày trong nghiên cứu này được tổng hợp từ các báo cáo khoa học, số liệu thống kê đã được công bố và kết quả điều tra 346 đối tượng khác nhau, trong đó: (i) đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp gồm có 300 hộ nông dân thuộc 3 huyện: Huội Xai, Pha U Đôm và Tôn Phậng (100 hộ/huyện) đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh Bo Kẹo là đồng bằng, trung du và miền núi, 12 công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp tại 3 huyện điều tra.
- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Theo Lê Đình Thắng (1994), cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp.
- Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi các cây có dầu, đạm, rau và quả.
- Một xu hướng khác diễn ra đồng thời trong nông nghiệp là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến (Lê Quốc Doanh, 2006)..
- Có thể hiểu trong nghiên cứu này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là quá trình thay đổi (change/transformation) cơ cấu giữa các cây trồng, vật nuôi.
- từng bước đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và giải quyết các vấn đề xã hội (an ninh lương thực, nghèo đói, môi trường...)..
- Đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Đặc trưng của chuyển dịch kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) là không cố định mà luôn vận động, biến đổi.
- Timmer (1988) chia quá trình phát triển ra làm 4 giai đoạn, trong đó vai trò của nông nghiệp giữ các vị trí khác nhau:.
- Trong giai đoạn này, nông nghiệp còn chiếm phần lớn trong sản phẩm trong nước, nguồn tích luỹ chủ yếu lấy từ nông nghiệp.
- Nguồn thu nhập của nhà nước chủ yếu lấy từ thuế trực tiếp hay gián tiếp đánh vào nông nghiệp..
- Giai đoạn 2, giai đoạn mà nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng.
- Trong giai đoạn này, một phần nguồn lợi thu được từ nông nghiệp được đầu tư trở lại cho nông nghiệp, chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng.
- Sản lượng nông nghiệp tăng lên đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế..
- Giai đoạn 3, giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, giữa nông nghiệp và công nghiệp có một sự mất cân đối, nhất là trong năng suất lao động và mức thu nhập.
- Để thu hẹp được khoảng cách này, nông nghiệp phải được liên kết trong toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phát triển của thị trường lao động và tín dụng, liên kết giữa kinh tế nông thôn và thành thị.
- Nhưng càng được liên kết với nền kinh tế chung thì nông nghiệp càng mất tính ổn định nhiều hơn vì bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường..
- Vai trò của nông nghiệp trong các giai đoạn phát triển kinh tế Nguồn: Meier, 1995.
- Giai đoạn 4, bắt đầu lúc lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động, khi mà phần chi tiêu cho ăn uống trong ngân sách hộ thành thị cũng giảm xuống còn khoảng 30%.
- Trong điều kiện này, cần phải trợ giá cho nông nghiệp để giữ một số nông dân ở nông thôn và bảo đảm an toàn lương thực..
- Ở 4 giai đoạn khác nhau này, chính sách đối với nông nghiệp phải thay đổi cho thích hợp với điều kiện của từng giai đoạn và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu cho sự phát triển..
- Theo Todaro (1982), sự phát triển của nông nghiệp từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá trải qua 3 giai đoạn:.
- Như vậy, theo Timmer (1988) và Todaro (1982) có thể thấy các nước có lực lượng lao động trong nông nghiệp cao và có mức đóng góp của nông nghiệp vào GDP thấp như Lào, Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 của quá trình phát triển nông nghiệp, do đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu, khách quan, phù hợp với sự vận động của thực tiễn..
- Quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo.
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014 có mức độ tăng trưởng không đồng đều.
- bình quân GTSX ngành nông nghiệp tăng trưởng 7,2%/năm (Bảng 1)..
- Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, chuyển dịch chưa tích cực, thiếu ổn định, vẫn chủ yếu là thay đổi tỷ trọng của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Bo kẹo giai đoạn Tính theo giá cố định năm 2010).
- Đây là kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo nói riêng và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nói chung trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đòi hỏi trình độ thâm canh cao, sản phẩm có sự định hướng thị trường tiêu thụ, quy trình sản xuất khép kín..
- Tuy nhiên, kết quả này cũng đã thể hiện sự cố gắng lớn của ngành nông nghiệp khi cố gắng mở rộng nuôi trồng thủy sản bằng rất nhiều hình thức như nuôi cá ở suối, ao hồ, đập và hình thức nuôi cá mới trong lồng bè, góp phần phát triển sản phẩm hàng hóa ở Bo Kẹo.
- Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản phẩm chủ yếu ngành nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, một số cây trồng có tỷ suất hàng hóa cao như chuối thơm, cao su và cây.
- Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Bo Kẹo trong 3 năm Tính theo số cố định năm 2010).
- Giá trị sản xuất.
- Giá trị hàng hóa.
- Tỷ suất hàng hóa.
- Chăn nuôi gia súc có giá trị sản xuất cao nhưng giá trị hàng hóa lại chưa tương xứng (tỉ suất hàng hóa đạt 29,79.
- Bình quân giá trị hàng hóa toàn ngành nông nghiệp năm từ năm đạt 606,64 tỷ kíp, tỉ suất hàng hóa bình quân đạt 47,61% (Bảng 2).
- Kết quả chuyển dịch đó chưa phản ảnh đúng tiềm năng kinh tế nông nghiệp của tỉnh..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo.
- Hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hoá.
- Cho vay vốn lãi suất thấp để phát triển sản xuất 62,67%;.
- Chính sách khuyến khích sản xuất-tiêu thụ sản phẩm 52,67.
- Tỷ lệ vốn sử dụng cho trồng trọt chiếm 36,95%, chăn nuôi chiếm 22,66% và thủy sản là 12,86%, còn lại là vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp..
- Thị trường lao động, vốn, tiêu thụ Thị trường lao động ở tỉnh Bo Kẹo diễn ra khá sôi động, nhà đầu tư nước ngoài trả giá lao động cao nên thu hút phần lớn lao động của địa phương, đến thời vụ sản xuất nông nghiệp xảy ra tình trạng khan hiếm lao động, giá thuê tăng cao từ kíp/ngày công dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa giá thuê lao động với hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Tóm lại, trong nội bộ ngành nông nghiệp, giai đoạn 2010-2014 tiểu ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa rõ nét.
- hệ thống chính sách, thị trường vốn, thị trường tiêu thụ đã có tác động tích cực nhưng đất đai và lao động là hai yếu tố đang có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ..
- Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đất đai nhưng đất đai bị giới hạn, nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam) cho thấy, để sản xuất ra một 1% tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp, chỉ cần tăng 0,03% tỷ trọng diện tích đất chăn nuôi, thấp hơn tiểu ngành trồng trọt 7,5 lần, thấp hơn tiểu ngành thủy sản 9,7 lần (Marsh, 2007).
- Do đó trong thời gian tới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo tất yếu phải đẩy mạnh sự tăng trưởng của tiểu ngành chăn nuôi..
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020 của tỉnh Bo Kẹo.
- Theo định hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp quốc gia Lào cũng như định hướng phát triển của tỉnh Bo Kẹo về an ninh lương thực thực phẩm và phát triển hàng hóa nông nghiệp đến năm 2020, với chỉ tiêu sản xuất lúa 101.620 tấn, trong đó sản phẩm hàng hóa 22.420 tấn, tăng trưởng hàng năm của ngành chăn nuôi là 4-5%, ngành thủy sản là 5% thì diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ tăng 50%.
- Dự kiến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Bo Kẹo (giá cố định năm 2010).
- STT Lĩnh vực sản xuất Giá trị sản xuất Giá trị sản phẩm hàng hóa Số lượng (tỷ kíp) Cơ cấu.
- Tổng toàn ngành nông nghiệp .
- Từ định hướng phát triển về số lượng như vậy, đến năm 2020 GTSX toàn ngành nông nghiệp ước đạt 7.848,56 tỷ kíp, trong đó, tỷ trọng tiểu ngành trồng trọt chiếm 34,48% với sản phẩm hàng hóa chủ lực vẫn là cao su, chuối thơm, ý dĩ và lúa (thóc).
- tiểu ngành chăn nuôi chiếm 64,44% tỷ trọng GTSX và tiểu ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 1,08% GTSX toàn ngành nông nghiệp.
- GTSX tiểu ngành trồng trọt bình quân trên 1 lao động nông nghiệp đạt 40,38 triệu kíp, gấp 3,75 lần so với năm 2014.
- giá trị NSHH bình quân trên 1 lao động nông nghiệp đạt 38,39 triệu kíp, gấp 9,5 lần so với năm 2014 và GTSX tiểu ngành trồng trọt bình quân trên 1 nhân khẩu nông nghiệp sẽ đạt 16,98 triệu kíp, gấp 3,37 lần so với năm 2014 (Bảng 4)..
- Dự kiến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Bo Kẹo (giá cố định năm 2010).
- Giá trị nông sản xuất khẩu bình quân/1 ha canh tác Tr.
- GTSX tiểu ngành trồng trọt/1 lao động nông nghiệp Tr.
- Giá trị NSHH bình quân/1 lao động nông nghiệp Tr.
- GTSX trồng trọt bình quân/1 nhân khẩu nông nghiệp Tr.
- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bo kẹo theo hướng hàng hóa.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Bo kẹo đến năm 2020, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu như sau:.
- Thứ nhất, tiến hành rà soát và lập quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp của tỉnh, dựa vào lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp.
- Thứ hai, tập trung các nguồn lực cho sản xuất hàng hóa như đất đai, vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt.
- Thứ ba, tăng cường liên kết giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Cuối cùng là tăng cường hoạt động hiệu quả và thiết thực của các chương trình khuyến nông để phát triển sản xuất hàng hóa trên địa ban tỉnh Bo kẹo..
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp theo hướng hàng hóa là quy luật khách quan đối với quá trình phát triển nông nghiệp.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính là chuyển một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, sản xuất lạc hậu, năng suất, hiệu quả thấp sang nền nông nghiệp tiên tiến gắn với thị trường với trình độ thâm canh và chuyên môn hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình chuyển biến về chất của sản xuất nông nghiệp, vì vậy nghiên cứu này không những có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Bo kẹo mà còn có ý nghĩa đối với các địa phương khác trên đất nước Lào..
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.
- Giai đoạn tiểu ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- theo hướng sản xuất hàng hóa rõ nét, tỷ suất hàng hóa năm 2012 là 46,61%, đến năm 2014 là 65,69.
- Các yếu tố gồm hệ thống chính sách, thị trường vốn, thị trường tiêu thụ đã có tác động tích cực nhưng đất đai và lao động là hai yếu tố đang có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ..
- Để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa và thực hiện các mục tiêu kế hoạch đến năm 2020, cần tập trung thực hiện 5 giải pháp chủ yếu gồm: Quy hoạch sản xuất hàng hóa.
- liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa;.
- Những giải pháp đó có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở tỉnh Bo kẹo..
- Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn.
- cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam..
- Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam.
- Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Australia (ACIAR)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt