« Home « Kết quả tìm kiếm

Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN.
- Bài viết sử dụng nguồn số liệu thu thập từ hộ nông dân và doanh nghiệp để đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở các nông hộ (nhờ tăng năng suất, tăng giá bán và tiết kiệm chi phí sản xuất) và cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (nhờ có vùng nguyên liệu ổn định và nguồn cà phê xuất khẩu chất lượng cao).
- Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ.
- Để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê cần nâng cao năng lực của hộ nông dân, tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với hộ nông dân, cải thiện năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước..
- một số mô hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê đã bước đầu có tác động tích cực đối với sự phát triển bền vững của ngành hàng.
- Tuy vậy, việc phát triển các mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê còn tồn tại một số hạn chế..
- Một là, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm cản trở việc hình thành và phát triển các mô hình liên kết (Từ Thái Giang, 2012).
- Hai là, mức độ liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân còn "lỏng lẻo".
- Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, tạo cơ sở đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm hoàn thiện và phát triển mô hình liên kết bền vững giữa hộ nông dân và doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..
- Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là i) phân tích thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, ii) đề xuất giải pháp nhằm phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa bàn nghiên cứu..
- Nghiên cứu thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên, bên cạnh bộ số liệu thứ cấp được thu thập từ tất cả các tỉnh Tây Nguyên, đề tài tập trung điều tra các mô hình liên kết cà phê ở tỉnh Đắk Lắk (nơi có quy mô sản xuất cà phê nói chung và quy mô sản xuất cà phê liên kết lớn nhất, cũng là nơi tập trung các mô hình liên kết điển hình)..
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của hộ nông dân trồng cà phê ở 3 huyện (Cư Mgar, Krông Pắc, Krông Năng) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Tiêu chí chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu là quy mô sản xuất, kinh doanh cà phê và bảo đảm tính đại diện cho các mô hình liên kết.
- Quy mô mẫu khảo sát bao gồm 321 hộ nông dân (trong đó 188 hộ liên kết với doanh nghiệp, 133 hộ sản xuất độc lập) và 11 doanh nghiệp.
- Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên..
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê liên kết bao gồm năng suất, thu nhập, lợi nhuận kinh tế trung bình trên một hecta cà phê, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
- Thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên.
- Các khía cạnh này được vận dụng vào phân tích thực trạng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên..
- Lĩnh vực và hình thức liên kết.
- Các hình thức liên kết kinh tế phổ biến giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trồng cà phê bao.
- Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân với doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc và chia sẻ thông tin (Biểu đồ 1)..
- Bốn hình thức cấu trúc tổ chức điển hình trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất cà phê ở Tây Nguyên bao gồm tập trung trực tiếp, hạt nhân trung tâm, trung gian và phi chính thức..
- Tập trung trực tiếp: Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với từng hộ nông dân mà không qua bất kỳ trung gian nào.
- Ưu điểm của hình thức cấu trúc này là tính chặt chẽ và doanh nghiệp quản lý được diện tích sản xuất thực tế, kỹ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Lĩnh vực liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.
- Hạt nhân trung tâm: Doanh nghiệp - người nắm quyền sở hữu đất đai, vườn cây - ký hợp đồng kinh tế với nông dân dưới hình thức giao nhận khoán chăm sóc vườn cà phê và thu mua sản phẩm từ hộ nông dân.
- Trung gian: Doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã (HTX), đại lý hay một doanh nghiệp trung gian khác, trong đó loại hình HTX trung gian là mô hình liên kết điển hình của hình thức cấu trúc này.
- Đến đầu năm 2016, công ty liên kết với 10 HTX (tổng số thành viên 668 hộ, diện tích 1.241 ha, sản lượng 4.862 nghìn tấn cà phê nhân)..
- Phi chính thức: Diễn ra chủ yếu giữa hộ nông dân với các đại lý và với một số doanh nghiệp thu mua cà phê tư nhân nhỏ tại địa bàn sản xuất cà phê nhưng chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng giữa hai bên (thỏa thuận mua bán và ký gửi sản phẩm).
- Hình thức cấu trúc này dễ xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và là hình thức liên kết kém bền vững nhất..
- Quy tắc ràng buộc được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng liên kết.
- Về thời gian, hợp đồng giao nhận khoán giữa doanh nghiệp với hộ nông dân (hình thức hạt nhân trung tâm) được ký dài hạn (theo chu kỳ sản xuất cà phê) và trung hạn (từ 5 đến 7 năm).
- Với loại hình liên kết trực tiếp, ràng buộc về thời gian không chặt chẽ, nông dân và doanh nghiệp ký cam kết (hoặc thỏa thuận) tham gia tối thiểu 1 năm, nếu một trong hai bên không tiếp tục tham gia thì phải thông báo với đối tác..
- Trong khi đó, doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo thời vụ..
- Về khối lượng sản phẩm, hầu hết các hợp đồng giao nhận khoán và hợp đồng liên kết có đầu tư của doanh nghiệp đều quy định rõ chỉ tiêu sản lượng mà hộ nông dân bán cho doanh nghiệp.
- Các hình thức liên kết khác, doanh nghiệp không quy định số lượng sản phẩm giao dịch, nông dân có quyền lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm hoặc tự nguyện bán cho doanh nghiệp.
- Kết quả khảo sát nông hộ, các hình thức ràng buộc về khối lượng sản phẩm tiêu thụ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân bao gồm bao tiêu sản phẩm (32% số hộ), cố định sản lượng hoặc quy định số lượng sản phẩm tối thiểu cung ứng cho doanh nghiệp (41% số hộ) và không ràng buộc về khối lượng sản phẩm (26% số hộ)..
- Về chất lượng sản phẩm, mức độ ràng buộc về chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào độ sâu của liên kết và ràng buộc về khối lượng sản phẩm.
- Các hợp đồng giao nhận khoán và hợp đồng liên kết có đầu tư của doanh nghiệp quy định rõ tỷ lệ quả chín khi thu hái, trong khi các hợp đồng được ký dưới dạng “bản cam kết” hay.
- Về giá cả và địa điểm giao nhận sản phẩm, thanh toán: Toàn bộ hợp đồng liên kết được thực hiện theo giá thời điểm (mức giá giao dịch bằng giá thị trường cộng thêm mức thưởng, tùy thuộc vào loại chứng nhận cà phê bền vững mà hộ nông dân tham gia, mức thưởng từ 200 đồng đến 2.000 đồng/kg cà phê nhân).
- Quy hoạch vùng liên kết: Khu vực có vùng nguyên liệu tập trung là tiêu chí ưu tiên của doanh nghiệp khi lựa chọn quy hoạch vùng liên kết (82% số doanh nghiệp quan tâm), tiếp đến là điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi (55%) và chất lượng nguồn nhân lực tốt (18.
- Lựa chọn đối tác liên kết: Các doanh nghiệp lựa chọn đối tác liên kết quan tâm lớn nhất đến kỹ thuật sản xuất của hộ nông dân (73% số doanh nghiệp lựa chọn) và quy mô sản xuất cà.
- Với nông dân, việc lựa chọn đối tác liên kết chủ yếu căn cứ vào uy tín của doanh nghiệp (86% số hộ lựa chọn), chính sách của doanh nghiệp (44.
- đội ngũ cán bộ hỗ trợ từ phía doanh nghiệp (18%) và năng lực tài chính của doanh nghiệp (12%)..
- Tổ chức thực hiện: Sự thành công và bền vững của các hợp đồng liên kết tùy thuộc nhiều vào khâu tổ chức thực hiện.
- Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê liên kết.
- Quy mô liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên được mô tả ở bảng 1.
- Số lượng hộ nông dân, diện tích và sản lượng cà phê liên kết có sự khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào quy mô và trình độ sản xuất cà phê của mỗi tỉnh.
- Đắk Lắk là tỉnh có quy mô liên kết lớn nhất với hơn 59 nghìn hộ nông dân, diện tích 86.780 ha (chiếm 43% tổng diện tích sản xuất cà phê của tỉnh) và sản lượng hơn 227 nghìn tấn (chiếm 62% tổng sản lượng cà phê của tỉnh)..
- Quy mô liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Tỉnh Số lượng hộ liên kết Diện tích (ha) Sản lượng (tấn).
- Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của nông hộ theo mô hình liên kết.
- Phân theo mô hình liên kết Bình quân chung Trực tiếp Hạt nhân trung tâm Trung gian.
- Diện tích sản xuất cà phê ha/hộ .
- Năng suất cà phê kg/ha .
- Nghiên cứu hiệu quả các mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê tập trung vào 3 loại hình trực tiếp, hạt nhân trung tâm và trung gian với 3 nhóm hộ tương ứng.
- Bảng 2 mô tả diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của các hộ theo mô hình liên kết.
- Năng suất cà phê bình quân của các hộ liên kết là 2.874 kg/ha (cao hơn 16% so với năng suất bình quân chung của toàn vùng).
- Ở nhóm hộ liên kết theo hình thức hạt nhân trung tâm, năng suất cà phê đạt 2.667 kg/ha, mặc dù cao hơn năng suất bình quân toàn vùng nhưng thấp hơn so với năng suất bình quân các mô hình liên kết.
- Về hiệu quả sản xuất cà phê phân theo mô hình liên kết (Bảng 3), mô hình trung gian đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ở mô hình này, các hộ liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX (các HTX hoạt động hiệu quả là HTX EaKiết, CưDliê Mnông, huyện Cư Mgar;.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nhóm hộ theo mô hình liên kết.
- Phân theo mô hình liên kết.
- Rõ ràng, lợi ích về kinh tế là yếu tố quan trọng giúp tăng cường liên kết và tính bền vững của mô hình trung gian qua HTX.
- Hai mô hình liên kết trực tiếp và hạt nhân trung tâm, mức giá bán cao hơn mức giá thị trường chỉ từ 100 đến 500 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế thấp hơn.
- Tuy vậy, nếu xét về tính bền vững, loại hình liên kết trực tiếp là yếu nhất do mức độ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân chưa sâu, quản lý và giám sát của doanh nghiệp về việc thực hiện quy trình sản xuất thiếu chặt chẽ, nông dân không bị ràng buộc về khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
- sản lượng cà phê liên kết với chênh lệch giá chỉ từ 100 - 200 đồng/kg).
- Trong khi đó, khi giá thị trường cao, các doanh nghiệp liên kết phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp khác trên địa bàn (để thu mua được nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp không phải là đối tác liên kết của hộ nông dân sẵn sàng trả mức giá cao hơn và các hộ nông dân vì lợi ích kinh tế cũng sẵn sàng bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác)..
- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê giữa hai nhóm hộ không liên kết và liên kết với doanh nghiệp có thể thấy rằng, quy mô sản xuất ở hai nhóm hộ không có sự khác biệt song hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả ở nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết (Bảng 4).
- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê liên kết và không liên kết Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (1) Liên kết (2) So sánh .
- năng suất và giá bán cà phê ở nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ còn lại tương ứng là 1% và 5%..
- Đặc biệt, nhờ quản lý chi phí (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tưới) tốt hơn nên chi phí sản xuất bình quân của nhóm hộ liên kết thấp hơn nhóm hộ không liên kết 7%.
- Giải pháp phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên.
- Phân tích SWOT về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.
- Điểm mạnh: Liên kết với doanh nghiệp giúp hộ nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, tăng năng suất cà phê, tăng thu nhập, giải quyết khó khăn về vốn và an ninh tốt hơn (Biểu đồ 1).
- Về phía doanh nghiệp, liên kết với hộ nông dân giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm (Biểu đồ 2), đây là nền tảng quan trọng góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp..
- Điều này làm hạn chế việc duy trì và phát triển liên kết bền vững với hộ nông dân..
- Đánh giá của nông dân về ưu điểm của liên kết 11.
- Đánh giá của doanh nghiệp về ưu điểm và hạn chế của liên kết.
- Cơ hội: Phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê có những cơ hội: i) Chính sách khuyến khích của Nhà nước về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- ii) Áp lực cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc, tạo động lực để phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp.
- Thách thức: i) Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê có chứng nhận không ổn định khiến cho các doanh nghiệp thu hẹp quy mô liên kết vối hộ nông dân (niên vụ các nhà rang xay kiểm soát phần lớn thị trường sản phẩm cà phê có chứng nhận như Nestle, JDE, cắt giảm đáng kể lượng nhập khẩu cà phê có chứng nhận, đặc biệt là cà phê chứng nhận 4C, các doanh nghiệp có quy mô liên kết lớn như Công ty Simeco, Công ty Anh Minh, Công ty Armajaro, Công ty Trung Nguyên đều đồng loạt giảm mạnh lượng thu mua cà phê có chứng nhận từ các hộ liên kết).
- iii) Việc tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước khó khăn (đặc biệt là chính sách tín dụng), là thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện liên kết với hộ nông dân..
- Giải pháp chủ yếu phát triển liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản suất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên.
- Nâng cao năng lực hộ nông dân: Liên kết với doanh nghiệp có nghĩa là hộ nông dân đã tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cà phê toàn cầu với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, về an toàn lao động cũng như bảo đảm lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.
- Vì vậy, để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp cần: i) Nâng cao nhận thức của nông dân về vai trò và sự cần thiết của liên kết đối với việc tăng cường sức mạnh của hộ trong chuỗi cung ứng cà phê.
- Tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với hộ nông dân:.
- đồng Ưu điểm của liên kết Hạn chế của liên kết.
- Đối với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và doanh nghiệp không có đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay không tài sản bảo đảm trên cơ sở kiểm soát dòng tiền..
- Doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, duy trì tốt khả năng cạnh tranh, là điều kiện để quan hệ liên kết diễn ra trôi chảy và thông suốt.
- Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên thông qua 4 hình thức cấu trúc là tập trung trực tiếp, hạt nhân trung tâm, trung gian và phi chính thức.
- Mối liên kết tập trung vào các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc và chia sẻ thông tin.
- Sự liên kết đã mang lại những lợi ích rõ rệt cho cả 2 bên tham gia và giải quyết được phần nào những khó khăn hiện hữu của người sản xuất cà phê như kỹ thuật canh tác, chất lượng sản phẩm, tiếp cận đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
- Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và thách thức, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận chính sách hỗ trợ..
- Để thúc đẩy liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê cần: i) Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và nhận thức của nông dân về vai trò của liên kết đối với việc tăng cường sức mạnh của hộ trong chuỗi cung ứng cà phê.
- ii) Tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với hộ nông dân về kỹ thuật sản xuất và tiếp cận vật tư đầu vào.
- iii) Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp thực thi tốt vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong mối liên kết.
- Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam.
- Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, 17(tháng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt