« Home « Kết quả tìm kiếm

LỄ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI THĂNG - HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Bối cảnh tự nhiên và xã hội của Thăng Long - Hà Nội.
- Thống kê năm 2005 cho biết diện tích hiện tại của Hà Nội là 921km 2 với dân số là 3.145.300 người i .
- Khi lớn nhất, trong qua khứ, có lẽ vào thời Nguyễn, Hà Nội đã từng là một tỉnh vươn tới tận đất Hà Nam bây giờ dưới thời Minh Mệnh.
- Một lần điều chỉnh lớn khác là thuộc giai đoạn sau khi thống nhất đất nước, từ 29/12/1978 diện tích Hà Nội rộng 2.139km 2 bao gồm toàn bộ huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức của Hà Tây.
- Nhưng từ giữa năm 1992, nó lại trở lại địa giới cũ do Thủ tưởng Chính phủ ký vào ngày 31/5/1961, trên cơ sở kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá hai, ngày 20/4/1961 về quyết định mở rộng thành phố Hà Nội ii , sau này cộng thêm huyện Sóc Sơn.
- Gần đây nhất, với 458/478 đại biểu tán thành chiếm 92,9% tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XII, ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội đã nhất trí phê chuẩn việc mở rộng lãnh thổ Hà Nội với một quy mô chưa từng có trong lịch sử.
- Bây giờ, địa giới hành chính của Hà Nội bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây và bốn xã:.
- Hà Nội mới nay có diện tích là 334.470,02ha đất tự nhiên và 6.232.940 nhân khẩu.
- "Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng.
- Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi.
- Việc mở rộng địa giới hành chính để Thủ đô Hà Nội phát triển với những ý tưởng trong quy hoạch phát triển vùng, vừa bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo.
- điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay".
- Giống như các trung tâm chính trị và văn hoá trên khắp thế giới này, Hà Nội cũng bắt đầu từ một vùng đất với những cộng đồng dân cư nhỏ bé, nhưng lại có một vị trí đắc địa.
- Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô đã khẳng định điều đó trước các quần thần và bàn dân thiên hạ khi nói về Hà Nội: "ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
- Con mắt tinh đời của Lý Thái Tổ đánh giá Hà Nội với vị trí chiến lược có giá trị to lớn suốt từ thời cổ đại đến tận bây giờ và không phải ngẫu nhiên mà người Pháp đã chọn Hà Nội là Thủ đô của cả khu vực Đông Dương suốt từ 1887 đến 1945.
- Tuy nhiên, trước khi trở thành một thành phố, với khu vực địa lý rộng lớn như hiện nay, Hà Nội bắt đầu từ một làng, mà sau này các nhà nghiên cứu hay nói đến làng bên bờ sông Tô Lịch.
- Truyền thuyết kể rằng, làng Hà Nội gốc, chính là động Long Đỗ ở bên bờ sông Tô và trung tâm là ngọn núi Nùng v.
- Thế là đền núi Nùng trở thành đình làng - làng Hà Nội gốc và thần Long Đỗ đã trở thành Thành hoàng làng - Hà Nội gốc vi từ các tài liệu khảo cổ, minh chứng về vùng đất đã được khẳng định.
- cho đến đầu thế kỷ thứ XI (1010) vào đời Lý, với Chiếu dời đô như đã nói trên, Hà Nội chính thức trở thành Thủ đô của nước ta..
- Từ đó trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, khi thì Hà Nội là Đông Đô (đời Hồ - 1397), khi là Đông Kinh (nhà Lê - 1430) hay Thăng Long thay chữ Long là "rồng".
- Tất cả những bước lịch sử ấy chỉ càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của Hà Nội đối với cả nước.
- Đời này qua đời khác, sự tích hợp dần dần do nhu cầu của một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá mà địa vực của kinh đô dần lớn lên.
- Khu này lại cũng có một toà thành đất bao quanh mà các sách địa chí xưa gọi là "Thăng long ngoại thành".
- Câu nói cửa miệng Hà Nội 36 phố phường vừa để chỉ một địa vực kinh tế, văn hoá, chính trị của một thời.
- Với vị trí trung tâm của mình, Hà Nội thực sự là đầu mối xâu chuỗi bốn phía lại với nhau vừa thuận lợi cho việc giao lưu, vừa là vị trí thuận tiện cho các hoạt động kinh tế, văn hoá.
- Suốt từ 1010 đến năm 1802 khi nhà Nguyễn lên ngôi, (trừ một số giai đoạn ngắn) Hà Nội luôn là Thủ đô của Nhà nước Đại Việt độc lập.
- Sau triều Nguyễn (cũng là một việc bắt buộc do nhiều yếu tố khách quan mà phải lấy Huế làm Kinh đô), cho đến nay Hà Nội lại trở về vị trí ấy..
- Hà Nội nằm ở một vị trí chiến lược và trung tâm của Bắc Bộ, trong khoảng từ 20 o 25' đến 21 0 23' vĩ độ bắc, 105 0 15' đến 106 0 03' kinh độ đông.
- Dưới góc độ kinh tế, từ trung tâm Hà Nội đến bất cứ một vùng nào trong khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều không quá 300km, còn đến vùng núi phía bắc cũng xa nhất chỉ khoảng 500km.
- Vì thế đây là đầu mối giao lưu của tất cả mọi khu vực, hàng hoá nông, lâm sản của mọi miền đều có thể thấy ở Hà Nội..
- Quá trình vận động của lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội.
- Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trên đây, lễ hội của Thăng Long - Hà Nội cũng vận động theo sự phát triển của lịch sử vùng đất này.
- Điểm lại các lễ hội đang tồn tại ở đây sẽ thấy rõ quá trình vận động đó..
- a/ Lễ hội dân gian.
- Đây là loại hình lễ hội có số lượng nhiều nhất và phong phú nhất.
- Đó là những lễ hội có truyền thống lâu đời và trải qua thời gian nó luôn luôn vận động để phù hợp với từng thời đại, đồng thời vẫn giữ được những nét văn hoá từ xa xưa mà cha ông ta để lại.
- Hà Nội là một nơi tập trung dày đặc các hội hè dân gian.
- Cùng với khu vực mới nhập, thì chỉ riêng Hà Tây (cũ) và Hà Nội con số lễ hội dân gian theo thống kê chính thức mới nhất của Cục Văn hoá Cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) năm 2008 đã là 1070 lễ hội (Hà Nội 535 + Hà Tây (cũ) 535 trên tổng số 543 lễ hội của Hà Nội và 552 lễ hội của Hà Tây), đó là chưa kể một số lễ hội của huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc cùng mới chuyển về.
- Như vậy, có thể khẳng định, đây là vùng lễ hội.
- Hà Nội bây giờ có gần trọn vẹn một xứ Đoài, có sự tham gia của xứ Bắc và xứ Đông cùng một phần của Sơn Nam Thượng.
- Kinh thành chứa đựng trong nó những giá trị văn hoá quý giá của “tứ Trấn” trong cái nôi của đồng bằng Bắc Bộ..
- Với việc mở rộng địa vực như hiện nay, có thể khẳng định một điều chắc chắn không có một tỉnh, thành nào trong cả nước có mật độ và số lượng lễ hội nhiều như Hà Nội.
- Sự phong phú của các lễ hội ấy cũng không có nơi nào địch nổi.
- Sự hội tụ hiện nay, bên cạnh những lễ hội cung đình mà chỉ một vài nơi có được, thì sự góp mặt của văn hoá xứ Đông, xứ Bắc và xứ Nam đều có những nét đặc sắc nhất của mình..
- b/ Lễ hội cung đình.
- Dựa vào những cứ liệu trong các bộ sử chính thống, chúng tôi muốn nhắc đến những nghi lễ và lễ hội cung đình từ khi nhà Lý lên ngôi cho đến khi Thăng Long không còn là Kinh đô nữa, đó là khi nhà Nguyễn chuyển trung tâm đất nước vào Phú Xuân (Huế) và kéo dài cho đến năm 1945.
- Thời gian này, lễ hội cung đình chuyển vào Huế với quy mô hẳn là to hơn, hoành tráng hơn như lễ tế Nam Giao, Đàn Xã Tắc.
- Thăng Long vẫn tồn tại những lễ hội dân gian xưa, nhưng bóng dáng của các lễ hội cung đình và ảnh hưởng của nó chắc chắn không phải đã mất đi.
- Có thể nói, hầu hết các lễ hội cung đình đều liên quan đến nhà vua hay đúng hơn đó là những nghi lễ, hội hè do vua đứng ra thực hiện hoặc để phục vụ cho vua như các lễ cầu đảo, khánh thành chùa chiền, cung điện, lễ sinh nhật vua, hội đua thuyền.
- Chủ yếu các sinh hoạt lễ hội cung đình vẫn là những nghi lễ mà có rất ít những lễ hội lớn, điều này cũng phản ánh một thực tế là với điều kiện dân trí thời ấy, các vua chúa cũng chưa thoát khỏi những niềm tin dân gian mà họ được nuôi dưỡng từ lúc còn chưa lên ngôi hoặc nếu.
- Một số ít tín ngưỡng dân gian ấy được chuyển hoá thành lễ hội với quy mô lớn.
- Lễ thề ấy dần dần trở thành một lễ hội chung của cả quan lại và dân chúng mà sử sách còn chép lại với quy mô tổ chức rất lớn..
- Như vậy, từ một niềm tin dân gian, khi đem vào triều đình đã được nâng lên thành lễ hội với quy mô bề thế, bài bản và hoành tráng.
- Đến lượt nó lại tác động trở lại thành một lễ hội của cung đình thu hút hàng vạn lượt người dân thành Thăng Long.
- Tham gia vào đó với tư cách là những người phục vụ, người xem nhưng nó cũng là lễ hội của họ.
- Họ coi nó như một sinh hoạt văn hoá của mình, đắm mình vào đó để tận hưởng những giây phút thăng hoa của cuộc sống đô thị và từ lễ hội của vua chúa đồng thời cũng thành lễ hội của dân gian, mà sự tham gia của người dân càng làm cho quy mô của lễ hội ấy có tầm vóc lớn hơn..
- Còn một nhóm các nghi lễ khác trong một thời gian dài cũng được coi như các sinh hoạt lễ hội cung đình, đó là các hoạt động có tính nghi lễ hay chính trị của vua như vua đi cày ruộng tịch điền, vua đi khánh thành các cung điện, đi lễ thái miếu hay ngự xem bơi thuyền, đánh vật....
- Trong các lễ hội cung đình được sử sách ghi chép, cần phải nhấn mạnh lại ở đây hai lễ hội đáng chú ý là hội thề tháng tư và hội đèn Quảng Chiếu là những hội đã một thời náo nức cả Thăng Long.
- c/ Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Biết bao sắc màu văn hoá của các dân tộc anh em trên thế giới cũng hàng ngày được người Việt Nam tiếp nhận, thế giới bây giờ thật gần gũi và chúng ta đã thực sự cảm nhận được mình là một bộ phận của nó - đau những nỗi đau chung của nhân loại, vui những niềm vui chung của toàn cầu.
- Những công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế đang ngày một tăng nhanh ở Hà Nội và các thành phố khác.
- Theo chân những người nước ngoài đông đảo ấy là những phong cách văn hoá, tập quán văn hoá cùng những giá trị văn hoá của thế giới và nước họ đã xuất hiện ở Việt Nam.
- Vì sự hoà nhập và niềm đam mê học hỏi, người Việt Nam chúng ta cũng mau chóng tiếp nhận những sinh hoạt văn hoá quốc tế một cách hứng khởi và không kém phần tò mò, thú vị.
- Hà Nội là một trong những nơi đầu tiên được tiếp nhận những sinh hoạt văn hoá ấy, mà nổi trội là các lễ hội mới từ nước ngoài vào như ngày Lễ tình.
- (25 tháng 12), ngày Phụ nữ Quốc tế (8 tháng 3), ngày của Mẹ (Mother Day) và các ngày lễ hội riêng của các nước khác ví như lễ hội Hoa anh đào được tổ chức gần đây ở Hà Nội.
- Một số lễ hội đã thực sự trở thành nếp sinh hoạt của người Hà Nội những năm gần đây, một số khác có tính thời điểm.
- Vấn đề là những sinh hoạt quốc tế ấy đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá mới của người Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
- Điều này cho thấy chúng ta đã bắt đầu hoà nhập và sự hội nhập ấy là một quy luật tất yếu, do đó nếu chúng ta sớm nắm bắt được thì đời sống văn hoá của ta ngày một phong phú hơn, đồng thời cũng sẽ thu hút nhiều hơn sự quan tâm của bạn bè quốc tế.
- Mặt khác, chúng ta cũng sẽ sớm thấy được những bất cập của mình cũng như những mặt hạn chế khi tiếp nhận những nét văn hoá ấy, từ đó có thể sớm tránh được những sự mất mát không cần thiết khi bước vào công cuộc hội nhập này..
- d/ Lễ hội mới ở Hà Nội.
- Đó là những lễ hội được tổ chức trong chế độ xã hội chủ nghĩa nhân dịp những ngày kỷ niệm chẵn của một sự kiện lịch sử hay một sự kiện văn hoá nào đó.
- Lễ hội như vậy được các nhà tổ chức xây dựng thành những kịch bản chi tiết, phân chia thành các bộ phận, giao cho các nhóm diễn viên quần chúng hay các nghệ sỹ tập luyện và sau đó có sự lắp ghép vào một ngày tổng duyệt trước khi tiến hành chính thức.
- Trong một chừng mực nhất định, những lễ hội như vậy có một quy mô hết sức hoành tráng và cần sự tham gia của rất đông người với nhiều thành phần khác nhau, đủ mọi lứa tuổi, mọi trình độ, chứ không phải như một lễ hội truyền thống dù có đông đến bao nhiêu thì chủ yếu vẫn là người dân của một làng tham gia mà thôi.
- Như vậy, đây hoàn toàn là một lễ hội mới và sự thành công của lễ hội phụ thuộc vào tài năng của đạo diễn.
- Nếu người đạo diễn có phông văn hoá tốt, có cái nhìn tổng quát và biết khai thác các giá trị văn hoá truyền thống thích hợp thì thành công của lễ hội là rất lớn, ngược lại sẽ gây ra những phản cảm lớn và hậu quả không lường.
- Ở đây, sự hiểu biết và kết hợp hài hoà văn hoá truyền thống với văn hoá đương đại là một điều vô cùng quan trọng..
- Giống như các hiện tượng văn hoá khác, lễ hội cũng thay đổi theo thời gian thể hiện sự vận động của xã hội mà nó tồn tại trong đó.
- Có thể khái quát quá trình vận động của lễ hội Thăng Long - Hà Nội ở những điểm sau đây:.
- Như ta thấy, từ một vị trí nhỏ bé của một số làng trong khu vực sông Hồng, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch, Hà Nội ngày nay đã trở thành một thành phố lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả ở khu vực và thế giới xét về mặt diện tích.
- Với quy mô như vậy thì các di sản văn hoá, trong đó có lễ hội cũng được mở rộng ra rất nhiều so với các thời kỳ trước.
- Điều này cho thấy sự vận động không ngừng của hiện tượng văn hoá này..
- Một Thăng Long - Hà Nội vốn của cộng đồng dân cư các làng ven các con sông Hồng, sông Tô và sông Kim Ngưu, nay Hà Nội có dân “tứ chiếng” với các xứ Đông, Nam, Đoài, Bắc.
- Sự mở rộng ấy đi liền với các giá trị văn hoá mà các cư dân những trấn ấy mang đến cho Hà Nội và nó được thể hiện trong các lễ hội đang tồn tại nơi đây.
- Sự vận động này mang lại sự phong phú cho lễ hội ở Hà Nội vừa đa dạng, vừa phong phú và giàu bản sắc..
- Với lịch sử 1.000 năm, thời gian Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô rất dài.
- Nhờ họ và phần nào nhu cầu của họ mà nhiều giá trị văn hoá, trong đó có các nghi lễ, lễ hội vốn từ dân gian được gia công, nâng cấp để trở thành các lễ hội cung đình mà chúng ta thấy trong lịch sử.
- Điều này tạo ra một sắc thái riêng cho văn hoá Thăng Long - Hà Nội - nhóm lễ hội cung đình..
- Tài năng và trí tuệ được thu nạp về đây từ nhiều người có học thức, những người biết làm ăn, buôn bán, những nghệ nhân tài giỏi, những nhà văn hoá lỗi lạc.
- Chính sự vận động đó tạo ra những nét mới trong lễ hội ở Hà Nội, ví như các lễ hội ở phố nghề, làng nghề của Hà Nội là một điển hình..
- Giống như trước đây, ta thấy các lễ hội của làng nghề và làng buôn bao giờ cũng lớn hơn, quy mô hoành tráng hơn lễ hội của các làng nông nghiệp.
- Tương tự như vậy, lễ hội ở Thăng Long - Hà Nội luôn được bồi đắp và nâng tầm hoành tráng, thẩm mỹ và sự phong phú trong mọi khía cạnh từ nghi lễ, trang phục, lễ vật và đặc biệt là những đạo cụ mà nó sử dụng như kiệu, cờ, lọng, tàn, đồ tế khí.
- Những vật dụng ấy cũng như quy mô của lễ hội thể hiện tiềm năng kinh tế của những chủ nhân các lễ hội này.
- Kinh tế càng phát triển thì những thành tựu ấy càng được thể hiện rõ trong lễ hội cũng như các sinh hoạt văn hoá khác..
- Cũng với vai trò là trung tâm chính trị và giao lưu quốc tế, Thăng Long - Hà Nội mới phát huy được các giá trị của những lễ hội có tính quốc tế.
- Một mặt thể hiện sự hội nhập của đất nước mà Thăng Long - Hà Nội là đại diện cho cả nước Việt Nam.
- Sự vận động không ngừng của các mối quan hệ quốc tế càng làm cho các sinh hoạt lễ hội này phong phú và đa dạng.
- Bên cạnh các lễ hội du nhập từ nước ngoài vào nhằm phục vụ cho người dân Thủ đô, thì nó cũng là nơi để những người ngoại quốc sinh sống và làm việc ở đây được thỏa mãn những sinh hoạt văn hoá khi không có dịp trở về quê hương họ.
- Đó là chưa kể đến các lễ hội hay sự kiện văn hoá, mà với tư cách là chủ nhà và trung tâm của cả nước Hà Nội đã và đang tiến hành tổ chức ngày càng nhiều nhằm phục vụ nhân dân và bạn bè quốc tế..
- vi Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội, 1975, tr.27..
- vii Hà Nội xưa và nay, Sở Văn hoá Hà Nội, Hà Nội,1969, tr.51.