« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số vấn đề về công tác đào tạo ngành Việt Nam học ở nước ta hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Tự thân Con người – Văn hoá – Lịch sử Việt Nam từ cổ xưa cho đến nay luôn là di sản to lớn, vô giá, kỳ diệu, là niềm tự hào của dân tộc và mỗi người Việt Nam, là biểu tượng đầy sự ngưỡng mộ của bè bạn và cộng đồng quốc tế.
- Cho nên Việt Nam trở thành một đối tượng nghiên cứu, một ngành khoa học là tất yếu..
- Việt Nam học, cũng như bao ngành học khác, không chỉ dành cho người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam mà còn là đối tượng nghiên cứu của chính người Việt Nam chúng ta.
- Vì vậy con số cho đến nay với 65 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc mở mã ngành Việt Nam học với số lượng người học hàng năm đều tăng, đã phần nào chứng tỏ nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu Việt Nam rất cao.
- Tuy nhiên hiện nay do chưa thống nhất được mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo,… của ngành học nên nhiều sự bất cập, khiếm khuyết đã bộc lộ, tình trạng mỗi trường, mỗi cơ sở đào tạo cơ cấu, thiết kế, phân bố chương trình đào tạo một kiểu, lực lượng giảng viên chắp vá, không được quy chuẩn,… vô hình trung đã tạo ra sự phiến diện, không đồng nhất về chất lượng trong đào tạo một mã ngành còn rất mới mẻ này..
- Xuất phát từ thực tế trên, với tư cách là Trưởng khoa Việt Nam học, một mã ngành mới được thành lập, tôi xin đóng góp một số ý sau:.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGÀNH VIỆT NAM HỌC….
- Cần thống nhất lại nội dung chương trình đào tạo mã ngành Việt Nam học.
- Chúng ta đều biết: Điều quan trọng là phải có mục tiêu đào tạo của mã ngành rõ ràng: Đào tạo cho ai? Đào tạo để làm gì? Cần xác định chính xác nhu cầu của đối tượng theo học: Họ là ai? Cần gì? Nhu cầu thế nào?… Trên cơ sở đó mới có cơ sở để xây dựng ra nội dung chương trình đào tạo sát hợp..
- Dĩ nhiên, người theo học ngành Việt Nam học thực chất không ngoài mục đích nghiên cứu và trang bị những kiến thức không chỉ cơ bản mà tương đối chuyên sâu và toàn diện về đất nước, con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại trên tất cả các mặt một cách hệ thống, từ lịch sử, địa lý, văn hoá, tộc người, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị,… của nước ta.
- Nhưng thực tế công tác đào tạo hiện nay của ngành học này là chưa có sự thống nhất trong chương trình đào tạo giữa các trường, tuỳ mục tiêu đào tạo mà trường đặt ra để xây dựng chương trình riêng tuỳ điều kiện và lợi thế của mỗi trường… Vì thế, dẫn đến sự bất cập đối với ngành học này trong tổng thể chung..
- Để ngành học này tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội, đã đến lúc cần phải thống nhất chương trình đào tạo của ngành học này trong phạm vi toàn quốc..
- Cụ thể hơn, phải xác định nội dung cần đưa vào chương trình đào tạo, đó là:.
- Nhóm kiến thức nào là chủ đạo của mã ngành;.
- Nhóm kiến thức nào là cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, tự chọn,…;.
- Vấn đề liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp (hình thức và nội dung liên kết đào tạo, thực hành, thực tập,…)..
- Tất cả những vấn đề trên phải tính đến và gắn với từng đối tượng cụ thể, tức là phải có chương trình riêng cho người nước ngoài, lần đầu tiên tiếp cận những tri thức về Việt Nam và chương trình dành cho người Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận ít nhiều kiến thức đất nước qua các cấp học..
- Nội dung chương trình phải hàm chứa được toàn bộ kiến thức về con người và đất nước Việt Nam, song điều quan trọng hơn qua đó phải làm cho người học thấy được tính đặc thù cũng như bản sắc riêng của đất nước, con người, văn hoá Việt,… qua các thời kỳ hưng thịnh cũng như khó khăn của đất nước.
- Nội dung chương trình.
- đó phải vượt qua khuôn khổ trang bị kiến thức thuần tuý, đi sâu và lý giải cho được tính khác biệt trong con người và văn hoá Việt Nam.
- Phải xác định rõ đầu ra của đối tượng theo học mã ngành Việt Nam học.
- Trong thực tế, đối tượng theo học ngành Việt Nam học bao gồm cả người nước ngoài và trong nước, mục đích theo học của họ nhằm nghiên cứu và trang bị những kiến thức không chỉ cơ bản mà tương đối sâu và toàn diện về đất nước, con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế, động cơ người học trong nước theo học mã ngành Việt Nam như thế nào.
- chúng ta đã tuyên truyền và quảng bá ngành học này thế nào, đã nói rõ mục tiêu đào tạo sau 4 năm học họ ra trường sẽ làm gì, ở ngành, lĩnh vực nào chưa.
- Chẳng hạn, ở Trường Đại học Sài Gòn, khi Bộ duyệt mã ngành Việt Nam học lại phải mở thêm ngoặc (Văn hoá du lịch) để thu hút đầu vào.
- Có một sự thật trần trụi là có nhiều em sinh viên xuất thân từ những vùng sâu, nông thôn, tỉnh lẻ,… không có điều kiện và thực lực thi vào những ngành, trường khác, mượn việc tuyển sinh tương đối rộng rãi ở các trường mới mở, dĩ nhiên đối tượng này thường chọn những mã ngành trẻ như Việt Nam học làm nơi “tá túc”, một bộ phận khác với tư tưởng cứ vào học đã, rồi tính sau.
- Do vậy tôi xin đặt vấn đề: Đầu ra ngành học chúng ta là đâu? Nếu chúng ta không xác định được, cứ vin vào cơ chế thị trường, có cung có cầu (mà theo tôi tình hình cung cầu hiện nay là ảo và không đúng thực chất) thì liệu thời gian tới đây ngành học này liệu có bị teo đi, một khi người học đối mặt với thực tế trần trụi – Đầu ra?.
- Những vấn đề mà ngành Việt Nam học cần phải giải quyết.
- Tuyên truyền đúng, đủ, kịp thời, rộng rãi về ngành học trong xã hội, để người học và dự định theo học ngành Việt Nam học nhận diện một cách đúng đắn, chính xác mục tiêu đào tạo, xác định rõ đầu vào, đầu ra, ý thức ngay từ đầu việc nghiên cứu, học tập của mình, từ đó giúp chúng ta nhận biết được nhu cầu thực của xã hội..
- Từ cơ sở đó, nhận diện và xác định chính xác quan hệ cung cầu thật trong đào tạo mã ngành này, tiến tới hình thành một Ban thuộc cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tiến hành rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới đào tạo mã ngành Việt Nam học, chỉ cho phép cơ sở đào tạo nào đáp ứng được những điều kiện, tiêu chí, khả năng tổ chức,… thì mới được đào tạo, tránh tình trạng các trường, các viện đào tạo tràn lan như hiện nay..
- Hình thành một Hội đồng chuyên môn cấp Quốc gia để xây dựng một chương trình khung, chuẩn, bảo đảm tính khoa học và hợp lý nhằm tạo sự thống nhất trong chương trình, nội dung đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong cả nước (trên cơ sở mục tiêu đào tạo được định ra)..
- Từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên sâu, nhất là những môn chủ đạo của mã ngành như: địa – lịch sử – văn hoá – tộc người,…..
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Cơ quan quản lý cần hình thành một trung tâm thông tin làm đầu mối cung cấp, phản ánh tình hình hoạt động chung trong công tác đào tạo mã ngành này.