« Home « Kết quả tìm kiếm

Các lớp từ ngữ trong vốn từ nghề cá ở Đồng Tháp mười


Tóm tắt Xem thử

- Số NGÔN NGỮ &.
- CÁC LỚP TỪ NGỮ TRONG VỐN TỪ NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI.
- Đại học Đồng Tháp).
- Trong vốn từ tiếng Việt (phân chia theo phạm vi sử dụng), chúng ta dễ dàng nhận thấy vốn từ toàn dân có số lượng lớn nhất, chung nhất và được sử dụng đại chúng nhất.
- Bên cạnh vốn từ toàn dân còn có vốn từ vựng khác như vốn từ địa phương, vốn từ thuật ngữ, vốn từ lóng, vốn từ nghề nghiệp.
- Vì vậy, tiến hành tìm hiểu từ ngữ nghề nghiệp sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn không chỉ về đặc điểm của một lớp từ mà còn cho thấy sự đa dạng và phong phú của vốn từ tiếng Việt.
- Bên cạnh đó, từ chỉ nghề là kết quả của sự sáng tạo và tích lũy về ngôn ngữ của nhân dân lao động trong quá trình sản xuất.
- Chính vì vậy mà nghiên cứu lớp từ vựng nghề nghiệp của một nghề, ngoài việc làm rõ đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa của từ vựng từng nghề còn cho thấy vai trò của lớp từ vựng nghề nghiệp đối với vốn từ của một ngôn ngữ cũng như tư duy văn hóa dân tộc được phản ánh qua lớp từ vựng đó..
- Hiện nay, các lớp từ ngữ chỉ nghề nói chung chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
- Theo sự hiểu biết của chúng tôi, khái niệm cũng như đặc điểm của từ nghề nghiệp chủ yếu được nêu ra một cách rất khái quát, sơ lược trong các giáo trình về từ vựng tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Văn Tu [8], Nguyễn Thiện Giáp [5], hay trong các chuyên luận ngôn ngữ của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [4], Nguyễn Văn Khang [6.
- Bên cạnh đó, một số kết quả nghiên cứu cụ thể về từ nghề nghiệp của một số nghề như nghề gốm, nghề muối, nghề nông.
- ngữ Nghệ Tĩnh [1], Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh [2], ....Điểm qua những công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp, chúng tôi thấy rằng: từ nghề nghiệp ở phương ngữ Nam Bộ nói chung và đặc biệt là trong một địa phương cụ thể như vùng Đồng Tháp Mười (xứ bưng biền, sông nước phù sa , thuận tiện cho những nghề truyền thống nông nghiệp phát triển) là vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức.
- Từ thực tế đó, việc khảo sát, thu thập từ vựng của các nghề, chỉ ra đặc điểm của nó là cần thiết.
- Trong bài viết này, trên cơ sở tư liệu điều tra điền dã về từ chỉ nghề cá ở vùng Đồng Tháp Mười, chúng tôi bàn về đặc điểm cấu tạo của các lớp từ ngữ nghề cá trong vùng phương ngữ Đồng Tháp Mười..
- Hiện nay, nghiên cứu từ nghề nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn bởi nhiếu lí do.
- Thứ nhất, nghiên cứu từ nghề nghiệp yêu cầu người thực hiện phải đầu tư sức lực, thời gian một cách công phu để có thể đi điền dã, ghi chép, lấy tư liệu.
- Thứ hai (quan trọng hơn), các công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp còn rất ít cho nên lí luận nghiên cứu lớp từ ngữ nghề nghiệp là một trong những mảng còn thiếu, chưa đủ làm cơ sở lí thuyết khoa học cho việc vận dụng các nghiên cứu cụ thể trong Việt ngữ học.
- “từ nghề nghiệp”, cho đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong giới nghiên cứu.
- Đỗ Hữu Châu cho rằng: “từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc” [3, tr.253].
- Như vậy, theo Đỗ Hữu Châu thì từ nghề nghiệp bao gồm trong đó cả những từ được sử dụng rộng rãi.
- NGÔN NGỮ &.
- Những từ này là những từ chỉ công cụ của nghề nhưng mặt khác chúng lại được sử dụng một cách rộng rãi, đại chúng như những từ toàn dân khác.
- Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì “từ nghề nghiệp”, ngoài cách hiểu: “là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội”, ông còn giới hạn thêm về phạm vi sử dụng của lớp từ này: “Những từ ngữ này thường được người trong ngành nghề đó biết và sử dụng.
- Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng” [5, tr.
- Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp đã chú ý đến hai đặc điểm cơ bản của từ ngữ nghề nghiệp.
- Thứ nhất, từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ chỉ công cụ, hoạt động và sản phẩm của một nghề.
- Thứ hai, từ ngữ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế về mặt xã hội.
- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là các từ ngữ đó dùng hạn chế đến mức nào về mặt xã hội thì lại là một câu hỏi khó trả lời.
- Vì vậy, người khảo sát, nghiên cứu từ nghề nghiệp khó lòng xem đấy là một căn cứ có tính hiệu lực khi tiến hành khảo sát, thu thập..
- Chúng tôi rất đồng tình với Hoàng Trọng Canh khi tác giả cho rằng: “cần phân biệt từ nghề nghiệp và từ chỉ nghề”.
- Còn “Đối với lớp từ nghề nghiệp, xác lập lớp từ này không chỉ căn cứ về phạm vi sử dụng theo tính chất xã hội của người dùng mà còn phải đặt chúng trong cả quan hệ với các lớp từ địa phương, xét về phạm vi sử dụng theo địa lí” [2, tr.
- Trên cơ sở ngữ liệu là hơn 2500 đơn vị từ ngữ thu thập được qua điền dã các địa phương ở vùng Đồng Tháp Mười, bài viết của chúng tôi khảo sát các lớp từ ngữ nghề cá ở vùng Đồng Tháp Mười về cấu tạo ở một số phương diện chủ yếu.
- Cũng giống với các lớp từ khác trong tiếng Việt, từ ngữ chỉ nghề cá ở vùng Đồng Tháp Mười mang những đặc điểm chung về cấu tạo.
- Tuy nhiên nó lại là lớp từ mà người trong nghề dùng (ở một địa phương cụ thể) để phản ánh hiện thực của nghề trong vùng nên về các thành phần, các yếu tố tham gia cấu tạo,.
- Xét về thành phần từ vựng.
- Thành phần từ vựng của từ chỉ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các lớp từ chủ yếu sau đây:.
- Lớp từ thứ nhất đó là lớp từ vốn là từ ngữ nghề nghiệp nhưng hiện nay đã du nhập vào vốn từ ngữ toàn dân.
- Những từ ngữ này không những được những người trong nghề sử dụng mà nó còn được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước.
- Lớp từ ngữ này gồm 231 đơn vị, chiếm 9.24% từ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười.
- Theo chúng tôi, sở dĩ có được một số lượng từ ngữ vừa dùng trong nghề vừa dùng trong ngôn ngữ toàn dân phong phú như vậy là do một số nguyên nhân sau:.
- Ngôn ngữ luôn có tính chất động.
- Nó luôn dung nạp, bổ sung những đơn vị từ ngữ mới từ ngôn ngữ địa phương và từ nghề nghiệp vào ngôn ngữ chung, ngôn ngữ toàn dân, để cho bức tranh ngôn ngữ thêm sinh động, để sự định danh và diễn đạt thêm phong phú và đa dạng..
- Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, tất yếu nảy sinh nhu cầu trực tiếp và tất yếu phải có vốn từ tương ứng với xã hội đó.
- Các lớp từ hạn chế về mặt xã hội dần dần thu hẹp khoảng cách sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân và đến một thời điểm nhất định nào đó, nó gia nhập vào vốn từ toàn dân như một tất yếu.
- Chính thực tiễn tư duy, giao tiếp trong cộng đồng xã hội đã tạo tiền đề để vốn từ toàn dân trở nên ngày càng phong phú, nhiều màu sắc..
- Nghề cá là nghề có truyền thống lâu đời, các hoạt động gắn với nghề cá cũng như tên gọi các loại cá đã trở nên quen thuộc với xã hội và đặc biệt, thông qua hoạt động trao đổi mua bán thì có sự giao lưu, gặp gỡ giữa người trong nghề và người ngoài nghề.
- Từ đó, dẫn đến sự tương tác với nhau, làm ngôn ngữ trở nên phổ biến trong phạm vi rộng..
- Lớp từ thứ hai là từ nghề nghiệp nhưng lại được dùng phổ biến và quen thuộc ở Đồng Tháp Mười.
- Lớp từ này có sự khác biệt về âm, nghĩa hoặc ngữ pháp.
- Đó là những từ như: lứi (lưới), xiệt/xựt (kích), xuồng, ghe (thuyền), cá lóc (cá quả), cá sặt (cá sặc.
- Đây là lớp từ nghề nghiệp nhưng lại được dùng phổ biến trong vùng và có sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân nên theo chúng tôi, nó được xem là từ địa phương.
- nghề cá thuộc lớp từ này gồm 1522 đơn vị, chiếm 60.8%..
- Lớp từ ngữ thứ ba trong vốn từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười là những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm nghề cá nhưng chỉ quen dùng trong những người làm nghề, và chỉ ở một phạm vi hẹp nếu xét về ranh giới địa lí (như một huyện nhất định)..
- Chúng ta có thể vừa xem các từ ngữ này là từ ngữ nghề nghiệp (nếu xét về mặt xã hội) lại vừa xem nó là từ ngữ thổ ngữ (nếu xét về mặt địa lí).
- Lớp từ ngữ này có số lượng là 749 đơn vị, chiếm 29.96% trong vốn từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười.
- Đó là những từ như:.
- bung, chả, rọ, mẻ, đú, bò, đuôi chuột, xà di,…Xét về phạm vi tính chất xã hội thì lớp từ ngữ này là những từ ngữ mà người không làm nghề cá thường không biết, không sử dụng.
- Chẳng hạn đối với loài cá bống có đến 29 tên gọi khác nhau để gọi tên khu biệt 29 giống cá bống khác nhau như: cá bống bớp, cá bống cát, cá bống cát trắng, cá bống đen, cá bống đèn, cá bống dừa, cá bống dừa Xiêm, cá bống gia nét, cá bống hoa, cá bống kèo, cá bống kèo vảy nhỏ, cá bống kèo vảy to, cá bống lá tre, cá bống lau, cá bống mắt tre, cá bống mọi, cá bống mú, cá bống mũn, cá bống rãnh vảy nhỏ, cá bống rãnh vảy to, cá bống rễ cau, cá bống thệ, cá bống trắng, cá bống trâu, cá bống trứng, cá bống tượng, cá bống vảy cao, cá bống vảy thấp, cá bống xệ.
- Chúng tôi cho rằng nguồn gốc của lớp từ ngữ riêng (của nghề) này xuất phát từ những lí do sau đây:.
- Thứ nhất, quá trình phát triển nghề nghiệp xuất hiện một bộ phận những dụng cụ, phương tiện sản xuất chưa có tên gọi.
- Những người làm nghề thường là những cư dân có trình độ học vấn không cao nên họ mượn những cái vỏ ngôn ngữ có sẵn và gần gũi trong vốn từ toàn dân.
- Vì vậy, cùng một vỏ ngôn ngữ lại chuyển tải hai nội dung, mà hai nội dung này lại có nét nghĩa liên quan.
- Thứ hai, cư dân trong nghề đã thực sự sáng tạo ra một số lượng từ mới mà không mượn vỏ ngữ âm của từ trong vốn từ toàn dân.
- Những cư dân không chuyên làm nghề cá không thể nào biết được bung là dụng cụ bắt cá được đan bằng nan tre, hình dạng trái bầu, đặt đứng, có lỗ cho cá vào ở thành bụng.
- Nói tóm lại, vốn từ riêng của nghề càng nhiều, càng phong phú thì khả năng đóng góp của nó vào vốn từ toàn dân của từ chỉ nghề lại càng lớn.
- Tuy nhiên, vốn từ riêng của nghề lớn lại chứng tỏ điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực đó chưa được phát triển, và nghề nghiệp đó cũng chưa phát triển theo hướng mở (tức là hội nhập), mà vẫn còn gò bó trong tình trạng sản xuất nhỏ hẹp, riêng lẻ,… Xét về mặt ngôn ngữ học, việc bảo lưu một số lượng từ riêng của nghề đã thật sự đóng góp vào cho vốn từ tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng..
- Xét về tính chất và quan hệ giữa các yếu tố trong từ ngữ.
- Khi xét về tính chất và quan hệ giữa các yếu tố trong từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười, đương nhiên chúng tôi quan tâm nhiều tới những từ ngữ đa tiết.
- Các yếu tố cấu tạo từ ngữ nghề cá ở vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các dạng yếu tố:.
- yếu tố hiện nay đang dùng trong ngôn ngữ toàn dân (chúng tôi quy ước là A), yếu tố chỉ dùng trong phương ngữ (chúng tôi quy ước là B).
- Trên cơ sở của quy ước này, chúng tôi mô hình hóa các từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười như sau:.
- Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được, chúng tôi thấy rằng trong thành phần cấu tạo của từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười, yếu tố mang tính chất phương ngữ (yếu tố B) chiếm số lượng lớn hơn cả.
- Bên cạnh đó các yếu tố mang tính chất ngôn ngữ toàn dân (yếu tố A) mặc dù ít hơn nhưng cũng có vai trò quan trọng trong cấu tạo các từ ngữ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười..
- Các lớp từ nghề cá xét về cấu tạo.
- Khi xem xét từ ngữ theo cấu tạo, người ta thường chia từ theo ba loại cơ bản là từ đơn, từ ghép và từ láy..
- Tuy nhiên, so với ngôn ngữ toàn dân, từ nghề cá vùng Đồng Tháp Mười có những đặc điểm khác biệt.
- Nhìn vào bảng thống kê và xét theo số lượng từ mà chúng tôi điều tra được và qua việc phân loại trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong vốn từ nghề cá ở Đồng Tháp Mười, từ láy không xuất hiện.
- Đại đa số từ nghề cá ở đây là từ ghép (81.9.
- Điều này chứng tỏ từ nghề cá ở Đồng Tháp Mười có đặc điểm định danh - ngữ nghĩa mang tính cụ thể, tính biệt loại cao..
- Từ những miêu tả trên, chúng ta có thể khẳng định, từ nghề cá ở Đồng Tháp Mười có số lượng lớn và đa dạng trong thành phần từ vựng của lớp từ này.
- Trên cơ sở đó, một bức tranh phong phú và đa dạng của nghề cá ở đây được phản ánh vào ngôn ngữ..
- Trong vốn từ ngữ nghề cá ở Đồng Tháp Mười, bên cạnh các đơn vị mang tính chất phương ngữ còn có cả những từ ngữ dùng phổ biến trong vốn từ ngữ toàn dân..
- Đại bộ phận từ ngữ nghề cá là từ ngữ nghề nghiệp nhưng đồng thời chúng cũng là từ ngữ địa phương.
- Do đó, nghiên cứu từ ngữ.
- nghề nghiệp phải gắn liền với nghiên cứu từ ngữ địa phương..
- Từ vựng nghề cá ở Đồng Tháp Mười có những đặc điểm đáng chú ý.
- Về cấu tạo, lớp từ này chủ yếu là từ ghép phân nghĩa, một phần ít còn lại là từ ghép hợp nghĩa, không có từ láy.
- Các yếu tố cấu tạo từ nghề cá ở Đồng Tháp Mười, bên cạnh yếu tố phương ngữ, lớp từ này còn sử dụng các yếu tố trong ngôn ngữ toàn dân tham gia vào các kiểu quan hệ cụ thể khác nhau để tạo ra các từ nghề cá.
- Trong các lớp từ vựng nghề cá ở Đồng Tháp Mười, lớp từ nghề nghiệp chiếm số lượng chủ yếu và mang tính phương ngữ cao..
- Mặt khác, qua các lớp loại từ vựng nghề cá vùng Đồng Tháp Mười, ta cũng thấy được cách định danh thể hiện trong các từ ngữ rất phong phú và đa dạng.
- Điều này phản ánh cách đặt tên không giống nhau của người làm nghề cá giữa các địa phương trong vùng Đồng Tháp Mười.
- Đó cũng là lí do giải thích (một phần) vì sao từ nghề cá nơi đây phong phú và đa dạng..
- Hoàng Trọng Canh (2011), Các lớp loại trong từ vựng nghề nông ở Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ &.
- Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN..
- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục..
- Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục..
- Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục.
- Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb KHXH..
- Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH &.
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt