« Home « Kết quả tìm kiếm

Cấu trúc và ý nghĩa slogan của các doanh nghiệp thủy sản ở miền Tây Nam Bộ


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÓM TỪ CHỈ SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT Ở NAM BỘ.
- Sông nước là đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên ở Nam Bộ.
- Cũng theo một số tài liệu xưa, những kênh đào Nam Bộ có tổng chiều dài khoảng 2.500km và các sông rạch tự nhiên khoảng 2.400km.
- Như vậy, chỉ với khoảng 40.000km 2 , tổng chiều dài kênh rạch ở Nam Bộ là gần 5000km".
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là quê hương của “văn minh sông rạch”, “văn minh miệt vườn” khá độc đáo.
- Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của cư dân người Việt ở Nam Bộ, dưới tác động của thiên nhiên, con người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên.
- Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở ĐBSCL rộng lớn, ở từng nơi vườn thường tập trung lại với nhau thành những không gian vườn.
- Sự ra đời của miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hóa, thể hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người đối với thiên nhiên..
- Sông nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đối với người ĐBSCL.
- Đặc điểm từ vựng về sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Theo Lý Tùng Hiếu "một trong những đặc trưng về từ vựng của tiếng Việt Nam Bộ gắn liền với thiên nhiên và văn hóa nơi đây chính là sự phong phú đến mức cực đại về các từ ngữ biểu thị đồng bằng sông nước.
- Từ vựng về sông nước nơi đây cũng bao gồm các nhóm từ ngữ như ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng số lượng dồi dào hơn hẳn, vừa phản ánh môi trường sinh thái đặc thù vừa phản ánh kinh nghiệm, nhận thức sâu sắc của cư dân Nam Bộ về môi trường sinh thái đó".
- Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các nhóm từ về sông nước (kể cả các từ chỉ thực thể có liên quan đến sông nước) vùng đồng bằng sông Cửu.
- Nhóm từ chỉ động vật sông nước.
- Nam Bộ là vùng đất khí hậu nhiệt đới với lượng mưa dồi dào, nền độ ẩm luôn ổn định.
- Với những điều kiện thuận lợi như vậy, vùng đất này từ lâu đã trở thành môi trường sống lí tưởng cho các loài động vật, nhất là động vật sông nước..
- Về nguồn gốc, trường từ vựng chỉ động vật sông nước chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt.
- Nhóm từ chỉ thực vật sông nước.
- Nam Bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng là vùng đất "sông ngòi kinh rạch chằng chịt", là "văn minh sông nước miệt vườn".
- Tiểu vùng phù sa ngọt cũng là nơi mang dấu ấn đậm nét của văn minh sông nước".
- Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tri nhận về sông nước trong định danh từ ngữ chỉ thực vật sông nước của người dân nơi đây..
- Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, đặc điểm từ vựng chỉ thực vật có liên quan đến sông nước được tri nhận bởi các yếu tố: nguồn gốc (lúa tàu lai, dừa xiêm), hình dáng (rong đuôi chồn, cây gạt nai, lúa đuôi trâu), tính chất (cỏ nước mặn, cỏ ngọt, rau đắng), màu sắc (lúa trắng lụa, lúa đen mỡ, lúa ếch vàng, lúa nâu.
- để chỉ loại lúa chưa có tên khoa học mà người Nam Bộ "bí".
- Nhóm từ chỉ địa hình sông nước.
- Ở Nam Bộ, do điều kiện về mặt địa lí khá đặc thù đã tác động không nhỏ đến việc gọi tên địa.
- hình sông nước nơi đây.
- Về địa hình, "nét nổi bật của Tây Nam Bộ như một không gian địa lí liền kề liên tục nằm ở chỗ, đây là một đồng bằng phù sa ngọt lớn nhất nước do hệ thống sông Cửu Long bồi đắp.
- Với diện tích 40.518,5 km 2 , Tây Nam Bộ được hình thành từ những trầm tích phù sa ngọt cổ, được bồi đắp dần qua những kỉ nguyên thay đổi mực nước biển, kéo theo sự hình thành những giồng cát chạy dọc theo ven bờ biển".
- Địa hình tự nhiên.
- Địa hình vừa tự nhiên vừa nhân tạo.
- Nhóm từ chỉ phương tiện trên sông nước Ở Tây Nam Bộ, đa phần nhà nào cũng có ghe xuồng riêng, không nhiều thì ít, có nhà đến đôi ba.
- Vùng đất này.
- Nhóm từ chỉ hoạt động của con người trên sông nước.
- Hoạt động của con người trên mặt nước:.
- Hoạt động của con người trong nước: cà hớp, cà hớp cà hớp, cà hụp, cà hụp cà hụp, cà ngoi, cà ngoi cà ngoi, chết chìm, chết hụt, chết ngộp, chết sình, chết trôi, lặn, lặn đất, lặn hụp, lặn sâu, lội, lội qua lội lại, lội ruộng, mò, thả trôi, thả ngữa, trầm mình, trầm nghịch, trầm thủy, trấn nước, xổ phèn,....
- Lối diễn đạt đậm chất sông nước đồng bằng.
- Ngôn ngữ học tri nhận không xem xét con người tách khỏi môi trường xung quanh, tách khỏi người khác mà như một chủ thể tương tác.
- Hãy quan sát cách diễn đạt sau đây của người dân vùng sông nước đồng bằng: anh em cột chèo, ăn như xáng múc mần như lục bình trôi, bắt cá hai tay, cá chốt rỉa, cá độ, cá cược, cá rô rỉa, cái đầu sặt rằn, câu độ, câu giờ, cầu khỉ, chụp ếch, chìm xuồng, chơi tới bến, chốt qua sông, chữa lửa (khi uống rượu, bia), có giang, cù lao, cười mắm chưng, dậy sóng, đâm xuồng bể, đi cầu, đổ lọp, đứng giữa hai dòng nước, ghe chài, hạng cá kèo, húp nước mắm, húp nước lèo, lảng như cái đìa, làm mắm, lặn hụp, (uống) lấy ngót (uống ly rượu đầu tiên sau buổi nhậu hôm trước), lép như con tép, lớn thuyền lớn sóng, mất cả chì lẫn chài, mò tôm, mũi dại lái chịu đòn, ngồi kiểu nước lụt, nhấm môi cắn lưỡi, nhấp môi, nhậu, neo, ngâm tôm, phá mồi, rể điên điển, rộng (rọng), quậy, quậy nát nước, quắc cần câu, râu cá chốt, thả con tép bắt con tôm, tép lặn tép lội, tép rong tép riu, thòi lòi đeo bập dừa, trút lọp, sắc kẹo, vô khẳm, vuốt đuôi lươn, vượt cạn, xuồng ba lá, lên bờ xuống ruộng, đổ hầm nhảy, thừa.
- Tuy nhiên, khi nói Anh Hai là chiếc xuồng ba lá, anh Ba là chiếc ghe chài, nếu không phải là người Nam Bộ, người ĐBSCL với một tri thức nền xuồng ba lá là người có tửu lượng thấp, uống ít, mau say nhưng mau tỉnh, chẳng hạn: Gặp xuồng ba lá nên có mấy li mà đã ngủ rồi [11, tr.
- Định danh nước trong tiếng Việt Nam Bộ.
- (1) X là Bộ phận cơ thể của con người hoặc có liên quan đến chúng: nước mắt, nước mũi, nước miếng, nước bọt, nước đái, nước ối, nước vãi,....
- (2) X là các từ ngữ chỉ sở thuộc: nước suối, nước sông, nước kênh, nước rạch, nước rẻo, nước đồng,....
- Rõ ràng, người Nam Bộ phân loại nước rất chi tiết và có phần khác lạ hơn so với người dân ở các vùng miền khác của đất nước..
- như cách nói khá phổ biến của người Nam Bộ hiện nay.
- Theo Trịnh Sâm, "điều này có thể giải thích được, sông nước vốn là một thực thể liên tục, nhưng để đạt được một mục đích nào đó, con người phải áp đặt một ranh giới nhân tạo làm cho chúng phân lập, riêng lẻ như chính sự hiện hữu của con người cá thể trên một mặt phẳng.
- Và trong trường hợp này, không gì thích hợp hơn là dùng trải nghiệm về đặc điểm, về hoạt động của chính con người chúng ta gán cho sông nước".
- Nam Bộ là vùng đất sông nước, ruộng vườn..
- Sông rạch chằng chịt gắn bó bao đời với sinh hoạt, chi phối đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần của con người.
- Khảo sát Đặc điểm từ vựng về sông nước trong tiếng Việt Nam Bộ, chúng tôi muốn nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, đến tính cách, tâm lí của con người và tính cách, tâm lí đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền..
- Ở Nam Bộ, hầu hết đều có con sông chảy qua trước cửa mỗi nhà.
- Do vậy, số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú, là nguồn đóng góp của phương ngữ Nam Bộ vào ngôn ngữ toàn dân, chẳng hạn như: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng….
- Lý Tùng Hiếu (2010), Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Tp.HCM..
- Văn hóa..
- Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997), Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt Nam, Trường ĐH KHXH và NV Tp.HCM..
- Trịnh Sâm (2011), Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12..
- Trần Ngọc Thêm (chủ biên), (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NxbVăn hóa - Văn nghệ..
- Đỗ Lai Thúy (2010), Đồng bằng sông Cửu Long: ứng xử với đất và nước, Kỉ yếu Hội thảo Văn hóa phi vật thể người Việt miền Tây Nam Bộ..
- Huỳnh Công Tín (2006), Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, Nxb Văn hóa thông tin..
- Huỳnh Công Tín (2010), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt