« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngôn ngữ trong ca dao tình yêu của người Việt vùng sông nước Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- NGÔN NGỮ TRONG CA DAO TÌNH YÊU.
- CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG SÔNG NƯỚC CỬU LONG.
- Khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa TP HCM) Abstract: Language of folk songs in dialect also vividly reflected more typical cultural features of each.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng trù phú phía Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam, được vun bồi bởi phù sa màu mỡ của con sông Tiền và sông Hậu, do lưu dân người Việt cùng một số tộc dân khác như Hoa, Khmer, Chăm khai phá, tạo dựng nên từ thế kỉ XVII.
- Trên con đường “hành phương Nam”, hành trang mang theo đến vùng đất mới của những người dân tứ xứ là vốn văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
- Những phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói,… của quê cũ được nuôi dưỡng trong không gian hào phóng màu mỡ của vùng đất này đã kết tinh thành những giá trị mới, đặc sắc.
- Ở vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long thì tầng chung nhất, sâu nhất vẫn là tầng văn hóa đồng bằng sông nước, miệt vườn, biển đảo, văn hóa, văn minh nông nghiệp, nông thôn và nông dân…”[10,15].
- Vốn văn hóa ấy được biểu hiện trong các bình diện văn hóa vật chất và tinh thần, mà thơ ca dân gian là một phương tiện có khả năng chuyển tải những giá trị đó một cách hiệu quả nhất..
- Trong kho tàng ca dao dân gian của các dân tộc Việt Nam, tình yêu là một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn.
- Đây là tình cảm nhân văn cao quý trong mỗi con người.
- Tình yêu có nhiều trạng thái, cung bậc, đó có thể là tình yêu dành cho thiên nhiên, quê hương đất nước, đồng bào.
- là tình yêu dành cho gia đình và còn là tình cảm nữ - một thứ tình cảm rất đặc biệt, giúp cho con người có thêm năng lượng sống dồi dào.
- Cùng nguồn mạch đó, ca dao viết về tình yêu nam nữ của những người con gái, con trai vùng sông nước miền Tây Nam Bộ chất phác, bình dị mà đậm nghĩa tình son sắt, thủy chung như dòng suối.
- tuôn trào tươi mát, thể hiện các cung bậc cảm xúc thăng hoa… Gắn với công cuộc làm ăn, sinh sống trong không gian cụ thể, người dân đã đem vào trong giọng điệu tâm tình của mình sắc thái vùng miền khá rõ nét từ cảm hứng đến tâm trạng, ngôn từ,….
- Khảo sát những bài ca dao Nam Bộ được tập hợp trong Ca dao tình yêu lứa đôi người Việt Tây Nam Bộ (Phụ lục-Luận văn Thạc sĩ VHH- ĐHKHXH&NV Tp.CM) do Phan Thị Kim Anh, 2011 tổng hợp, chúng tôi nhận thấy số bài ca dao viết về tình yêu nam nữ khá phong phú, đa dạng, nhưng điều chung nhất dễ nhận thấy là cảm xúc thiên về những tình cảm trong sáng.
- Xuyên suốt những bài ca dao viết về tình yêu, người đọc nhận ra sức sống mãnh liệt của người dân vùng sông nước qua tinh thần lạc quan vui sống, tình cảm mặn nồng thắm thiết, khát khao hạnh phúc gia đình… Điều này có lẽ do môi trường không gian đồng bằng khoáng đạt, sông nước mênh mông phần nào tác động, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người, góp phần làm nên nguồn cảm hứng trữ tình phong phú, đa dạng không bao giờ vơi cạn trong văn chương..
- Ngôn ngữ ca dao phác họa diện mạo không gian sông nước.
- Trong ca dao cổ của người Việt ở miền Bắc và Trung Bộ, những tên đất, tên làng được nhắc đến không phải hiếm nhưng thường là gắn với đề tài quê hương đất nước, thiên nhiên, nghề nghiệp… còn với tình yêu thi thoảng mới có một vài câu như:.
- Còn hầu hết ca dao trữ tình viết về đề tài tình yêu nam nữ đều mang tính chất phiếm chỉ, một yếu tố đặc trưng thi pháp của ca dao cổ cũng như văn học dân gian nói chung.
- Rõ ràng, những hình ảnh như đình làng, cây bưởi, ruộng cà… là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi với cuộc sống đời thường của người nông dân nhưng cũng là hình ảnh mang tính chung, ước lệ của không gian văn hóa làng Việt mà ai cũng có thể mượn để “vận” vào mình, nói thay cho tiếng lòng của mình..
- Riêng với ca dao trữ tình ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, có thể nhận thấy tính phiếm chỉ đã dần nhường chỗ cho sự cá thể hóa, một không gian cụ thể, gắn với địa danh vùng quê sông nước..
- Khi khảo sát những bài ca dao dân gian viết về tình yêu lứa đôi của cư dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, điều lí thú đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được là những bài ca dao đã gắn chặt với mảnh đất mà nó ra đời.
- xuất hiện khá dày trong cảm xúc tình yêu của con người nơi đây.
- Những tên đất, tên làng đó góp phần làm cho con người và vùng quê hiện lên gần gũi, thân thiết..
- như “ Mang Thít”, “Bà Soi”, “Hàm Luông”, “giồng Dứa”… nhưng lại có giá trị như những tín hiệu giúp người đọc nhận ra tính cụ thể của từng vùng quê với những đặc điểm riêng biệt, gắn với từng con người đã tạo lập nên nó hay có khi chỉ là “gọi riết thành tên”, rất Nam Bộ..
- Do bởi không gian sống quá rộng và mỗi xứ, mỗi vùng đều có những điểm riêng cần nhận dạng hay bởi tính cách của con người Nam Bộ ưa cụ thể, thẳng thắn đến “huỵch toẹt”, nên không ngại ngần nêu rõ nơi đã chứng kiến tình cảm mà hai người từng trao gửi cho nhau.
- Không gian đó cũng chính là nhân vật thứ ba, làm chứng cho tình cảm của họ, vì thế lúc cần thề thốt, cần minh chứng, họ phải viện đến nó, gọi đích danh để ai có muốn quên thì cũng khó mà quên đi được.
- Dẫu biết rằng, những địa danh đó chỉ là cái cớ, “là cảnh để gợi tình” mà chàng trai, cô gái mượn để trao gửi tình cảm với người thương nhưng người đọc, dẫu chưa một lần đến cũng cảm nhận được sự gắn bó máu thịt mà con người dành cho quê hương bên cạnh tình cảm lứa đôi..
- Không gian ấy không chỉ có những dòng sông, con kinh, những vàm, những gò mà còn có mặt nhiều loại cây trái vốn quen thuộc với người dân vùng sông nước như cây/ trái mù u, cây/ trái bần, cây lục bình, xoài, dừa…, trở thành nhân vật thứ ba, làm nền cho bức tranh tâm trạng của con người..
- Nếu như trong ca dao huê tình của người miền Bắc, hình ảnh các loại cây, trái cũng được mượn để biểu đạt cảm xúc, có khi là củ khoai, quả cà: Cô kia đi đường ấy với ai/Trồng đậu đậu chết, trồng khoai khoai hà/Cô kia đi đường này với ta/Trồng đậu đậu tốt, trồng cà, cà sai..
- Và ngay cả khi tình yêu không trọn vẹn, buồn khổ thì con người vẫn lựa chọn những hình ảnh thật nên thơ: Thân em như trái bòng trôi/ Gió đánh sóng dồi, nương tựa vào đâu..
- Thì trái lại, trong tâm thức người Nam Bộ, khi bày tỏ cảm xúc tình yêu đôi lứa, họ không lựa chọn hình ảnh mang tính chất ước lệ, biểu trưng mà ngược lại, có xu hướng tả thực, mượn những sự vật, hiện tượng thường gắn bó trong sinh hoạt đời thường, gắn với môi trường sông nước để thề thốt, trao gửi, đó là những cây bần, trái bần:.
- Và khổ qua, rau dền ô rô, bông bí … đều có mặt trong những cảnh huống cụ thể, trong dòng tâm trạng của con người.
- Một điều đáng kể nữa là để diễn đạt cảm xúc yêu thương, con người vùng đất phương Nam đã không quên làm phong phú vốn từ ngữ bằng hình ảnh các loài chim trời, cá nước, vịt, ếch nhái…, các phương tiện thuyền ghe… rất đặc trưng cho cuộc sống mưu sinh nơi miền sông nước, chẳng hạn như:.
- Đến ghe, thuyền… cũng có thể trở thành vật trữ tình để con người trút nỗi niềm, tâm trạng và ở đây, tính phong phú của các phương tiện đường thủy, qua bút pháp tả thực đã thể hiện khá rõ: Chiếc thuyền kia nói có/ Chiếc giã nọ nói không…;Chiếc ghe anh máng ván nhẹ chèo/ Xin anh bớt mái mà thả lèo đợi em….
- dệt chiếu, dệt vải, buôn bán,… đều có thể được dùng để biểu đạt cảm xúc tình yêu nam nữ, tình vợ chồng và số nhiều trong đó là nhằm thể hiện sự gắn bó khăng khít, cái đẹp trong tình yêu giữa cuộc sống lao động đời thường, giúp chúng ta hiểu rõ hơn con người Nam Bộ..
- Bên cạnh vốn từ thuần Việt giàu có như đã đề cập ở trên, trong ca dao viết về tình yêu của người dân vùng sông nước Cửu Long còn xuất hiện lối nói văn chương, hoa mĩ gắn với vốn từ Hán Việt.
- “tầm chương trích cú”, chơi chữ… dẫu không phải phổ biến nhưng cũng là một nét đặc trưng giúp nhận diện cội nguồn văn hóa của cư dân và góp phần làm cho vốn ngôn ngữ ca dao trữ tình của người Nam Bộ phong phú, đặc sắc thêm:.
- Cặp đại từ xưng hô.
- Trong ca dao tình yêu của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cặp từ xưng hô “mình - ta” mang tính phổ biến, trở thành một biểu tượng để có thể khu biệt.
- ca dao tình yêu nam nữ với các tiểu loại khác.
- Hay lối xưng hô mang tính cổ điển, chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo “thiếp - chàng” “nàng - chàng.
- Người đọc vẫn bắt gặp kiểu xưng hô đó trong ngôn ngữ ca dao tình yêu của người dân vùng sông nước Cửu Long nhưng không phải là nhiều lắm.
- Bên cạnh đó, lối xưng hô “ qua - bậu”, “qua - em”, “em bậu”, “anh- bậu” lại khá phổ biến.
- lại có nghĩa là anh, cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu.
- Chúng tôi nhận thấy nhận xét này khá chính xác bởi tìm hiểu rất nhiều nhưng câu ca dao chứa cặp từ xưng hô “ta -bậu ” hay “qua - bậu/ em”, ngôi thứ nhất và thứ hai có tính mặc định và người con trai bao giờ cũng là chủ thể lời nói, là “qua.
- Điều đáng nói là nếu cặp từ “mình - ta”, “chàng - nàng”, “chàng - thiếp”, “anh - em” có mặt trong ngôn ngữ tình yêu của mọi miền thì “ta - bậu”, “qua - bậu/ em” chỉ được tìm thấy trong không gian vùng sông nước Cửu Long, làm nên một nét rất riêng cho ngôn ngữ ca dao tình yêu của cư dân Nam Bộ..
- Ngôn ngữ ca dao biểu hiện tính cách người Nam Bộ: trọng nghĩa khinh tài, bộc trực, thẳng thắn.
- Trong văn hóa giao tiếp, với lối tư duy trọng quan hệ, người Việt thường chuộng sự tế nhị, mực thước..
- Khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, người Việt tiếp nhận thêm cả những khuôn mẫu giao tiếp của Nho.
- Lối nói vòng vo, “hay chữ” trở nên thông dụng trong sinh hoạt đời thường, dẫn đến việc lấy cách nói năng khuôn thước, tế nhị trong giao tiếp làm chuẩn mực đánh giá văn hóa, trí tuệ của con người.
- Tuy nhiên, đi từ Bắc vào Nam, những yếu tố địa sinh thái vùng đã tạo nên những biến đổi trong ngôn ngữ ca dao tình yêu.
- Người đọc sẽ dễ dàng nhận ra nét khác lạ của lời tỏ tình trong câu ca dao miền Trung sau đây, với những động từ, tính từ có khả năng biểu cảm mạnh: Có thương nhau thì thương cho chắc/Cầm bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn/Đừng như con thỏ đứng đầu truông/ Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng.
- Rõ ràng, tính chất phác, mộc mạc của con người vùng quê giàu nắng mưa, bão tố đã góp phần hình thành kiểu nói năng bộc trực, “thẳng ruột ngựa” mà không phải ai cũng thích.
- Với thành phần dân cư “ngụ cư tứ chiếng”, người dân vùng sông nước Cửu Long, ngoài những yếu tố văn hóa truyền thống nội sinh lưu truyền từ ngàn đời, làm nên căn tính con người Việt Nam như chịu thương chịu khó, hiếu hòa, trọng tình…, thì chính cuộc sống mưu sinh giữa vùng sông nước mênh mông, hoang vu, đất rộng người thưa với nhiều bất trắc “ dưới sông sấu lội, trên rừng cọp kêu” cũng đã góp phần hình thành thêm những nét tính cách mới như trọng nghĩa khinh tài, bao dung, phóng khoáng, cởi mở….
- được biểu hiện rõ nét trong thái độ ứng xử, lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong ngôn ngữ văn chương với kho từ vựng đặc sắc gồm rất nhiều danh, động, tính từ mang nghĩa cụ thể chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, cảm xúc, màu sắc, hình khối…, gắn với không gian sống..
- tượng, những áng ca dao viết về tình yêu của con người vùng đất phương Nam thật đã đi vào lòng người, tạo nên những ấn tượng khó quên:.
- Có lẽ cũng cần nói thêm về một nét tính cách khác của người Nam Bộ, đó là lối đùa giỡn tếu táo để vui sống, vượt lên trên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh sống khắc nghiệt, riết thành quen, thành lối nói “cà rỡn” mà không phải ai cũng nghe được, cũng thấy êm tai.
- Tuy nhiên, truy nguyên từ nguồn gốc của nền văn hóa lúa nước thì đây chính là dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực tồn tại dưới nhiều hình thức, trong nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng, phong tục…của các dân tộc Đông Nam Á..
- Trong văn học dân gian Việt Nam, kể cả trong ca dao, câu đố, những từ ngữ, hình ảnh chỉ quan hệ nam nữ hay cơ quan sinh sản vẫn có xuất hiện, nhất là trong truyện tiếu lâm, câu đố (đố tục giảng thanh), thể hiện cảm quan vui sống của người bình dân.
- Đáng chú ý là, trong mạch nguồn ca dao vùng sông nước Cửu Long và trong mảng ca dao tình yêu, những từ ngữ, hình ảnh chỉ cơ quan sinh thực khí nam và nữ, những động từ chỉ hành động gợi tả quan hệ nam nữ, được nói tới một cách khá tự nhiên, thoải mái:.
- Tóm lại, cũng như ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ ca dao được chắt lọc từ lời ăn tiếng.
- Vận dụng nghệ thuật ngôn từ một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với từng trạng huống cụ thể, con người Nam Bộ, ngay từ thời khẩn hoang, mở cõi đã mượn văn chương để giãi bày tình cảm với con người và cuộc đời, nhất là giãi bày các cung bậc trong thế giới tình cảm nam nữ, từ những rung động đầu đời, những nhớ nhung, mong ngóng, những hờn giận, oán trách, thề nguyền cho đến những niềm hạnh phúc đời thường khi họ bên nhau..
- Ngôn ngữ ca dao tình yêu của con người Nam Bộ thể hiện đậm dấu ấn chủ thể ở hệ thống danh từ định danh sự vật, hiện tượng, ở hệ thống từ loại như danh từ động từ, tính từ mô tả hoạt động lao động, cảnh sắc, cảm xúc, con người, ở lối nói ví von, so sánh…góp phần làm giàu thêm cho kho tàng thơ ca dân gian đa sắc màu của dân tộc Việt Nam..
- Phan Thị Kim Anh (2011), Tình yêu lứa đôi qua ca dao người Việt Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa học (Luận văn Thạc sĩ VHH- ĐHKHXH&NV Tp.CM)..
- Phan Thị Kim Anh (2011), Phụ lục ca dao tình yêu lứa đôi người Việt Tây Nam Bộ (Luận văn Thạc sĩ VHH- ĐHKHXH&NV Tp.CM)..
- Cao Huy Đỉnh (1996), Lối đối đáp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn học, số 9..
- Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB Tp.HCM..
- Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ , tập 2, Nxb Trẻ..
- Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên (biên soạn) (1993), Ca dao dân ca tình yêu, Nxb Tp.HCM..
- Đinh Gia Khánh (chủ biên), Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn (1983), Ca dao Việt Nam , Nxb Văn học..
- Hà Phương (sưu tầm và tuyển chọn) (2008), Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin..
- Hồ Bá Thâm (2003), Văn hóa Nam Bộ vấn đề và phát triển, Nxb Văn hóa - Thông tin..
- Huỳnh Ngọc Trảng (sưu tầm và biên soạn) (1998), Ca dao dân ca Nam kì lục tỉnh, Nxb Đồng Nai.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt