« Home « Kết quả tìm kiếm

Tất cả vì Tây Bắc phát triển bền vững


Tóm tắt Xem thử

- CHƯƠNG TRÌNH TÂY BẮC LÀ CHƯƠNG TRÌNH KHCN CÓ TÍNH LIÊN NGÀNH, LIÊN LĨNH VỰC, TÍNH HƯỚNG ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG CAO, NHẰM CUNG CẤP LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ NÓNG BỎNG NHẤT ĐANG ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN, NHẰM GIẢI PHÓNG CÁC TIỀM NĂNG, THÁO GỠ KHÓ KHĂN, PHÁT HUY CAO ĐỘ CÁC NGUỒN LỰC, TẠO NÊN XUNG LỰC MẠNH MẼ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VÙNG TÂY BẮC.
- VỚI KHẨU HIỆU "TẤT CẢ VÌ TÂY BẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG!", ĐHQGHN VÀ ĐỘI NGŨ CÁC NHÀ KHOA HỌC TRONG CẢ NƯỚC CAM KẾT MANG HẾT TÂM HUYẾT, TRÍ TUỆ CỐ GẮNG TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH..
- Vùng Tây Bắc - phạm vi chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
- Vùng Tây Bắc giàu có tiềm năng, với lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.
- Đây là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của vùng và của cả nước.
- Trong lịch sử cũng như hiện tại, vùng Tây Bắc luôn luôn có vị thế địa - chính trị vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết đến sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước.
- Tuy nhiên, hiện nay Tây Bắc là một trong những vùng đang phải đương đầu với những khó khăn gay gắt và phức tạp nhất.
- Hiện Tây Bắc vẫn là khu vực hết sức khó khăn của cả nước, có tới 43/62 huyện nghèo, tỉ lệ hộ nghèo lên tới 25,6% (cả nước là 10.
- Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và KT - XH của đất nước.
- Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho Tây Bắc sự quan tâm sâu sắc với nhiều chính sách ưu đãi về phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
- Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã rất nỗ lực lao động, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng Tây Bắc ngày càng phát triển, tạo lập cho người dân trong vùng có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Nhận rõ tầm quan trọng của địa bàn chiến lược này, nhằm góp phần xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chuẩn y đề xuất của ĐHQGHN và Ban Chỉ đạo Tây Bắc về việc tổ chức triển khai Chương trình khoa học và công nghệ (KHCN) cấp nhà nước "Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc"..
- Đây là chương trình KHCN có tính liên ngành, liên lĩnh vực, tính hướng đích và ứng dụng cao, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng nhất đang đặt ra trong thực tiễn, nhằm giải phóng các tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực, tạo nên xung lực mạnh mẽ trong quá trình phát triển bền vững của vùng Tây Bắc..
- chìa khóa thành công cho sự phát triển vùng Tây Bắc.
- Chính vì vậy, trong hoạt động KHCN, Chương trình Tây Bắc tập trung vào các mục tiêu cơ bản như cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ điều chỉnh, xây dựng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.
- Đồng thời đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- ĐHQGHN được giao làm cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan khoa học, các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai Chương trình từ năm 2013 đến năm 2018.
- Ban Chủ nhiệm Chương trình gồm 11 người do Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ làm Chủ nhiệm..
- KHCN PHẢI TẠO SINH KẾ CHO DÂN Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, tại cuộc làm việc với ĐHQGHN về nghiên cứu KHCN ứng dụng vùng Tây Bắc đã nhấn mạnh, KHCN phải tạo sinh kế cho dân.
- Các nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn đối với vùng Tây Bắc là rất cần thiết.
- Các đề tài khoa học cần bám vào cuộc sống để ứng dụng điều kiện cụ thể của Tây Bắc.
- Phó Thủ tướng cho rằng, cần rà soát các đề tài nghiên cứu để tránh trùng lặp với nhiệm vụ của các bộ, ngành đã và đang thực hiện.
- Phó Thủ tướng lưu ý, các đề tài nghiên cứu khoa học đối với vùng Tây Bắc phải tạo ra được sản phẩm cụ thể, trở thành sinh kế cho người dân.
- Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, việc triển khai các đề tài nghiên cứu về ứng dụng KHCN cho vùng Tây Bắc phải bảo đảm tính khả thi, thiết thực, hiệu quả.
- Cần đưa ra khỏi chương trình nghiên cứu ngay từ đầu những đề tài xét thấy còn băn khoăn, thiếu tính ứng dụng thực tiễn, quá hàn lâm..
- Các nhà quản lí, khoa học cũng cho rằng,.
- KHOA HỌC &.
- các đề tài nghiên cứu phải mang tính ứng dụng cao với các mô hình thiết thực, phù hợp với điều kiện Tây Bắc.
- Nghĩa là khoa học công nghệ phải giúp người dân trong vùng tạo ra các sản phẩm cụ thể, phục vụ phát triển KTXH bền vững.
- phát triển kinh tế.
- cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng….
- Hiện tại, các lĩnh vực mà vùng Tây Bắc đang chờ ứng dụng KHCN là những tiềm năng, lợi thế của vùng như: Kinh tế rừng, cây dược liệu.
- công nghiệp chế biến, khai khoáng, phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc… Tất cả những vấn đề trên đều có mục tiêu cao nhất là tạo sinh kế cho người dân để xoá đói giảm nghèo, phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây..
- Bên cạnh đó, các địa phương vùng Tây Bắc phải thực sự coi nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN là nguồn lực mạnh mẽ, là giải pháp then chốt trong việc hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô.
- lớn, có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường, làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong toàn vùng.
- Bên cạnh đó, cần kích thích nhu cầu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, cải tiến tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh.
- Có chính sách hỗ trợ để khuyến khích quan hệ liên kết, hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, chủ trang trại và hộ nông dân để đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN đồng thời xúc tiến việc hình thành thị trường KHCN trên địa bàn Tây Bắc.
- Các địa phương vùng Tây Bắc cũng cần tăng cường đầu tư nguồn lực hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN.
- Cần khuyến khích sự tham gia chặt chẽ với các nhà quản lí, doanh nghiệp, người dân của các địa phương để xác định các đề tài ưu tiên như sinh kế, dịch vụ công và phát triển bền vững.
- Đòi hỏi lớn nhất là khi áp dụng KHCN này dứt khoát phải làm thay đổi diện mạo đời sống người dân Tây Bắc..
- GS.TS Mai Trọng Nhuận - Chuyên gia cao cấp khẳng định, để đảm bảo tính ứng dụng cao, sát hợp với yêu cầu thực tiễn vùng và các tiểu vùng, trong Chương trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN phát triển bền vững vùng Tây Bắc, đáng chú ý.
- là nhóm các mô hình phát triển bền vững và giải pháp công nghệ được chuyển giao, triển khai, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp và mô hình phát triển bền vững vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của vùng và các địa phương trong vùng..
- Các công nghệ và mô hình này đều được lựa chọn, phát triển trên cơ sở yêu cầu mang tính “đặt hàng” của các cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và địa phương, trực tiếp hướng vào việc tháo gỡ những khó khăn, giải phóng các nguồn lực và nâng cao năng lực sản xuất và tổ chức chuyển đổi sinh kế của người dân và doanh nghiệp trong vùng..
- Với khẩu hiệu "Tất cả vì Tây Bắc phát triển bền vững!", ĐHQGHN và đội ngũ các nhà khoa học trong cả nước cam kết mang hết tâm huyết, trí tuệ cố gắng triển khai thành công Chương trình.
- Chương trình hi vọng và tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung ương Đảng, Chính phủ, của Bộ Khoa học và công nghệ, các bộ ngành hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là sự đồng thuận, giúp đỡ và hợp tác của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng Tây Bắc.