« Home « Kết quả tìm kiếm

BỐN LẦN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI KỲ 1954-2008, Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM


Tóm tắt Xem thử

- Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội thời kỳ 1954 - 2008.
- Ở Việt Nam, từ sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954) và nhất là sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến nay, Đảng, Nhà nước đã có nhiều lần phân định, điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
- Đại thể, trong những năm 1954 - 2008, theo chủ trương của Đảng, Hà Nội đã có bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1961, 1978, 1991 và 2008.
- Hà Nội được giải phóng, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 1954: phía bắc và phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp tỉnh Hà Đông và Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hà Đông.
- Hà Nội năm.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Từ năm 1958, Hà Nội tiến hành cải tạo xã hội và bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá, vì vậy nhu cầu mở rộng thành phố trở nên bức thiết.
- Ngày 4/1/1960, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 98/NQ-TW về quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội.
- Nghị quyết khẳng định phải xây dựng Hà Nội - trung tâm chính trị và văn hoá của cả nước - trở thành một thành phố công nghiệp và một trung tâm kinh tế.
- Phương châm cải tạo, mở rộng thành phố Hà Nội là phục vụ nhiệm vụ trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống của nhân dân lao động.
- Ngày 20/4/1961, Quốc hội khoá II kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết phê chuẩn quy hoạch mở rộng đồng tâm thành phố Hà Nội về 4 hướng và phân vạch địa giới mới của Hà Nội mở rộng..
- Theo Nghị quyết, Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông.
- Địa giới Hà Nội sau khi mở rộng năm 1961: phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, phía tây và nam giáp tỉnh Hà Đông, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
- Diện tích Hà Nội năm 1961 là: 586,13km 2 gồm 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành;.
- Thành phố Hà Nội được mở rộng lần thứ nhất (tính từ năm 1954) đồng tâm về 4 hướng, không chỉ ngoại thành được mở rộng gấp hai lần khu vực nội và ngoại thành cũ, mà khu vực nội thành mới cũng được nới rộng thêm đáp ứng nhu cầu phát triển và xây dựng Thủ đô trong quy hoạch dài hạn..
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Hà Nội tiếp tục được chọn là Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976).
- Trong bối cảnh cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội cần mở rộng địa giới hành chính.
- phương án 2, Hà Nội có 1 triệu dân, Vĩnh Yên có 30 vạn dân với quỹ đất ruộng cần chuyển đổi khoảng 7000ha..
- phương án 2, chùm đô thị Hà Nội có 2 hạt nhân chính là Hà Nội và Vĩnh Yên.
- phương án 3, chùm đô thị Hà Nội có hạt nhân chính là Hà Nội, Vĩnh Yên và Xuân Mai.
- Theo quyết định này, quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2000 có quy mô dân số là 1,5 triệu người.
- Hà Nội sẽ trở thành một đơn vị kinh tế công - nông nghiệp và tự cân đối một phần quan trọng các nhu cầu phát triển.
- Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 4 đã phê chuẩn đề án của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội: huyện Ba Vì (32 xã), huyện Phúc Thọ (22 xã), huyện Thạch Thất (19 xã), huyện Đan Phượng (15 xã và 1 thị trấn), huyện Hoài Đức (27 xã), thị xã Sơn Tây (9 xã và 5 phường) của tỉnh Hà Sơn Bình.
- Hà Nội sau mở rộng năm 1978, có diện tích là 2,123km 2 , gồm 4 khu nội thành và 12 huyện thị xã ngoại thành, dân số là 2.500.000 người ii.
- Sau đó, Hà Nội tiếp tục có những biến đổi địa giới hành chính nhỏ, chủ yếu là mở rộng địa giới hành chính về phía tây và phía bắc.
- Trong quá trình quản lý Thủ đô rộng lớn, bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội cũng nhận thấy có những khó khăn nên đã kiến nghị lên Bộ Chính trị và Hội đồng Bộ trưởng đề nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính thành phố..
- Ngày 24/11/1989, trên cơ sở xem xét kiến nghị của Hà Nội, Bộ Chính trị đã ra Thông báo số 170/TB-TW: Địa giới của thành phố Hà Nội hiện không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng.
- Với diện tích ngoại thành gấp 49 lần nội thành, dân số ngoại thành gấp 2 lần dân số nội thành, Hà Nội mang nặng tính chất của một thành phố nông nghiệp.
- Những lý do trước đây được dùng để quyết định mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội: dự kiến phát triển thành một đơn vị kinh tế công - nông nghiệp, nhấn mạnh đến yêu cầu thành phố tự cân đối một phần quan.
- Trong tình hình mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xây dựng Hà Nội xứng đáng là một Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả nước, Bộ Chính trị nhất trí cần điều chỉnh ranh giới ngoại thành Hà Nội, xác định lại địa giới hành chính của thành phố Hà Nội..
- Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ 14 của Thành uỷ Hà Nội (4 đến 6/12/1989) đã tập trung thảo luận vấn đề quy hoạch và xây dựng Thủ đô.
- Tháng 3/1960, Nhà nước thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội..
- Ngày 12/08/1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh theo hướng thu hẹp địa giới hành chính thành phố Hà Nội: chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây iv .
- Địa giới Hà Nội sau khi thu hẹp: phía đông giáp Hà Bắc và Hải Hưng, phía tây giáp Vĩnh Phú, phía nam giáp Hà Tây, phía bắc giáp Vĩnh Phú và Bắc Thái.
- Diện tích Hà Nội thu hẹp còn 921,8km 2 , gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
- Tính đến trước ngày 31/7/2008, Hà Nội có diện tích 921,8km 2 , dân số hơn 3.145.300 người..
- Nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km 2 chiếm 9% diện tích toàn thành phố, bao gồm 9 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường.
- Ngoại thành Hà Nội có diện tích 836,67km 2 , bao gồm 5 huyện (Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn) với 99 xã và 5 thị trấn.
- Địa giới Hà Nội: phía đông giáp Bắc Ninh và Hưng Yên, phía tây giáp Hà Tây và Vĩnh Phúc, phía nam giáp Hà Tây, phía bắc giáp Thái Nguyên v.
- Nghị quyết 15-NQ/TW (ngày 15/12/2000) của Bộ Chính trị đã xác định phương hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội là: Trong 10 năm tới gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố phải phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội toàn diện bền vững.
- Hà Nội phải đi.
- Điều đó cũng đòi hỏi Thủ đô Hà Nội cần phải được xây dựng và phát triển một cách toàn diện, xứng tầm là một Thủ đô của một đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Sau khi có Nghị quyết 15 và Pháp lệnh Thủ đô, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng cùng với Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chung của Hà Nội, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội..
- Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu lập Đồ án quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.
- Đồng thời ngày 11/6/2003 tại Nghị quyết số 118/2003/QĐ-TTg Chính phủ đã cho thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội.
- Nghị quyết này đã tạo cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng đa chức năng..
- Việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt, cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng, đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện thời..
- Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng 5 phương án mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội..
- Phương án 2: Hà Nội mở rộng ra phạm vi thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây, các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Ba Vì, Phúc Thọ (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình của huyện Lương Sơn (Hoà Bình) với diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 2.247,32km 2..
- Phương án 3: Hà Nội mở hẹp hơn, với phạm vi thành phố Hà Đông, huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.260km 2..
- Phương án 4: Phạm vi thành phố Hà Đông, huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (trừ hai xã Việt Hưng và Lương Tài của huyện Văn Lâm) của tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.451km 2.
- Phương án 5: Thành phố Hà Đông, các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây), thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và huyện Từ Sơn, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.964km 2 .
- Bộ Chính trị cũng yêu cầu mở rộng Hà Nội phải đáp ứng được 9 tiêu chí, đó là: Khu vực mở rộng phải phù hợp với các định hướng phát triển vùng Hà Nội.
- Ngày 29/5/2008, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo phương án 1:.
- – Hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên 2.193,41km 2 và dân số hiện tại 2.568.000 người vào thành phố Hà Nội..
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng 3.344,7km 2 gấp 3,6 lần diện tích cũ.
- Như vậy, từ 1954 đến 2008, Thủ đô Hà Nội đã có bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1961, 1978, 1991 và 2008.
- Qua những lần điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển mới, ngày càng xứng đáng với tầm vóc là Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật và giao lưu quốc tế của cả nước..
- – Thứ nhất, việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội trong những năm 1954 - 2008 đã gắn liền với sự phát triển về quản lý kinh tế, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng.
- địa phương, tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng..
- – Thứ hai, công tác điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội (1954 - 2008) đã phục vụ trực tiếp cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của xây dựng và quản lý đô thị..
- Hà Nội là trung tâm huyết mạch về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Nhiệm vụ chính trị và văn hoá của Hà Nội rất to lớn.
- Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội là đặc biệt quan trọng, không chỉ với riêng thành phố mà còn tác động đến các lĩnh vực của đất nước, đặc biệt là việc quy hoạch đô thị, các nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội..
- Năm 1989, Thành uỷ Hà Nội đã trình Bộ Chính trị xin điều chỉnh lại địa giới hành chính: cắt một số huyện và thị xã về tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phú.
- Đến năm 1992, với việc thành lập Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đã thể hiện công tác quy hoạch đô thị đã trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội.
- Việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội đã gắn với việc quy hoạch Hà Nội là trung tâm về văn hoá, du lịch..
- Đặc biệt là tại Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội (12/2000), chủ trương quy hoạch các khu đô thị mới có quy mô lớn ở các huyện ngoại thành như các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm đã được xác định rõ ràng.
- Đảng bộ thành phố Hà Nội đã cụ thể hoá định hướng phát triển đô thị về phía bắc sông Hồng và phía tây Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Để đáp ứng được vai trò là trung tâm đầu não quốc gia như Pháp lệnh Thủ đô và Nghị quyết 15 (15/12/2000) đã nêu, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có chủ trương điều chỉnh địa giới mở rộng ngoại thành Hà Nội.
- Sự điều chỉnh này đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đảm bảo cho thành phố Hà Nội phát triển lâu dài và bền vững..
- Với địa thế, kết cấu kinh tế - xã hội mới, Hà Nội có thêm các điều kiện để phát triển toàn diện cả công và nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững..
- Điều đó làm cho Hà Nội giảm bớt sự bị lệ thuộc với các địa phương khác, nâng cao được vị thế, vai trò là trung tâm lớn về kinh tế.
- – Thứ tư, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung..
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng.
- Các chủ trương, quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đều thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tối cao, tập trung thống nhất, trực tiếp của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
- Nhìn chung, ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức điều chỉnh địa giới của các địa phương nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, trong bốn lần điều chỉnh lớn, Đảng, Nhà nước ta đã tăng cường được vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, đồng thời vẫn phát huy tốt trách nhiệm của các địa phương và quyền làm chủ của nhân dân.
- Bên cạnh những thành công là chính, mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội đều có những hạn chế, thiếu sót quan trọng, nhất là gây nên những xáo động, ảnh hưởng về kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng của Thủ đô..
- – Một là, trong thời gian 54 năm (1954 - 2008) đã diễn ra bốn lần điều chỉnh lớn địa giới hành chính thành phố Hà Nội.
- Điều này thể hiện sự điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội diễn ra khá liên tục, thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch thành phố..
- Địa giới hành chính của thủ đô nhiều nước trên thế giới rất ổn định, trong khi thành phố Hà Nội của Việt Nam liên tục được điều chỉnh.
- Sự quy hoạch địa giới hành chính Hà Nội diễn ra manh mún, có lúc thì thu hẹp, có lúc mở rộng về một, hai hướng, có lúc lại mở rộng về bốn hướng.
- Chung quy là do tầm nhìn thiếu chiến lược trong việc quy hoạch địa giới hành chính Hà Nội..
- Do tầm nhìn thiếu chiến lược trong quy hoạch nên sự biến đổi về địa giới hành chính gây ít nhiều tác động xáo trộn về tổ chức hành chính, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của kinh tế, văn hoá, xã hội của không chỉ riêng Hà Nội mà cả những vùng lân cận, nhất là những vùng thường xuyên bị điều chỉnh.
- Đầu năm 1991, Trung ương Đảng lại có sự điều chỉnh, thu hẹp địa giới Hà Nội.
- Năm 2008, địa giới Hà Nội được mở rộng ngoại thành gần giống như lần mở rộng lần thứ hai (1978).
- Thực tế trong Đề án mở rộng Hà Nội năm 2008 đã cho thấy rõ điều này.
- một số nội dung quan trọng liên quan đến quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội sau khi được mở rộng cũng chưa rõ giải pháp cụ thể, lộ trình trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là nguồn kinh phí cho việc thực hiện đề án <.
- tác động kinh tế - xã hội của việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội ra sao.
- Trong quá trình chỉ đạo thực hiện điều chỉnh địa giới thì Trung ương Đảng nói chung và Đảng bộ thành phố Hà Nội chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình..
- Thông thường, trước, trong và sau mỗi lần điều chỉnh địa giới thành phố Hà Nội nhiều vấn đề đã nảy sinh, có lúc chưa lượng hết được từ trước, như vấn đề đào tạo cán bộ ở những vùng mới nhập vào, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá vùng miền, vấn đề sắp xếp lại bộ máy chính quyền.
- Qua nghiên cứu bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội thời kỳ 1954 - 2008, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm lớn như sau:.
- – Thứ nhất, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của Thủ đô đối với khu vực và cả nước, về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và đối ngoại để đưa ra quyết định điều chỉnh địa giới hành chính đối với Hà Nội..
- Địa giới hành chính Hà Nội có nhiều vấn đề phức tạp hơn các địa phương khác bởi Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có cả nội thành và ngoại thành, cho nên phải có sự nghiên cứu kỹ và điều chỉnh kịp thời, sáng tạo mang tính chất địa phương riêng.
- Tóm lại, qua mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đều có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cũng như đối ngoại.
- Do đó quá trình điều chỉnh địa giới Hà Nội cũng có thể coi là quá trình phát triển Thủ đô.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, sự điều chỉnh địa giới hành chính của Hà Nội cũng có những thiếu sót, hạn chế, làm giảm hiệu quả trong việc quy hoạch và phát triển Thủ đô..
- Những kinh nghiệm về điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội trong quá khứ rất cần được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội hiện nay và mai sau..
- vi Báo Hà Nội Mới, số 14095 năm 2008, tr