« Home « Kết quả tìm kiếm

Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Đồng Tuyết Nhi 1 và Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2*.
- Âm nhạc truyền thống, dấu ấn, loại hình, mối quan hệ, văn học trung đại.
- Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam có những ảnh hưởng qua lại cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Dưới những hình thức, vị trí và vai trò khác nhau, các yếu tố của văn học trung đại đã trở thành một phần chất liệu của các tác phẩm âm nhạc truyền thống.
- Ngược lại, các yếu tố của âm nhạc truyền thống cũng để lại dấu ấn đậm nhạt với những mức độ khác nhau trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
- Bên cạnh những dấu ấn của âm nhạc truyền thống, văn học trung đại Việt Nam còn thể hiện đánh giá của các tác giả đối với một số loại hình âm nhạc truyền thống, qua đó, không những thể hiện sự nhạy cảm của các nhà văn với âm nhạc mà còn thể hiện sự trân trọng của họ đối với người nghệ sĩ..
- Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam.
- Âm nhạc truyền thống Việt Nam i (âm nhạc cổ truyền Việt Nam) là bộ phận âm nhạc do người Việt Nam sáng tạo từ rất sớm, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đến nay vẫn được sáng tác, thưởng thức.
- Theo tác giả cuốn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, phạm trù âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- “bao gồm tất cả những di sản âm nhạc từ cổ xưa còn truyền lại tới nay và cả những thành quả âm nhạc mới được sáng tạo ngay trong thời kỳ cận – hiện đại khi âm nhạc phương Tây đã tạo nên những tác động sâu sắc tới nền âm nhạc Việt Nam song những thành.
- quả âm nhạc ấy vẫn bám sát những nguyên tắc và phương thức cổ truyền mà không bị ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây” (Nguyễn Thụy Loan, 2006)..
- Âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam, ngoài sự tương đồng về đề tài còn có những mối quan hệ mật thiết với nhau bởi cùng đòi hỏi cao ở tính thơ, tính nhạc, ở giá trị nội dung và vẻ đẹp của ngôn từ.
- Thực tế cho thấy, các yếu tố của văn học trung đại đã được vận dụng trong tác phẩm âm nhạc truyền thống và để lại những dấu ấn đáng ghi nhận..
- Ngược lại, các yếu tố của âm nhạc truyền thống cũng được đề cập, phản ánh trong văn học trung đại Việt Nam.
- Như thế, việc tìm hiểu Âm nhạc truyền thống.
- và văn học trung đại Việt Nam là nhằm xác lập cái nhìn gần gũi, khách quan về vấn đề: văn học trung đại Việt Nam đã ảnh hưởng đến âm nhạc truyền thống qua các phương diện nào cũng như âm nhạc truyền thống đã thâm nhập vào văn học trung đại Việt Nam qua những cách thức nào, qua đó, nhận diện rõ hơn mối quan hệ gắn bó giữa hai lĩnh vực nghệ thuật này..
- 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.
- 2.1 Dấu ấn của văn học trung đại trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Có thể thấy, các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau và với các mức độ phổ biến khác nhau đều có ảnh hưởng đến âm nhạc truyền thống.
- Từ các tác phẩm đầu tiên thuộc thượng kỳ trung đại như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ….
- cho đến các tác phẩm cuối cùng của hạ kỳ trung đại như những bài thơ của Tú Xương.
- cho đến các tác phẩm ít phổ biến hơn như Chính nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm của Cao Bá Quát, Ký nội của Phan Thanh Giản… cũng đều để lại dấu ấn của nó trong các sáng tác âm nhạc truyền thống, từ nhan đề cho đến nội dung, từ các yếu tố nhân vật, cốt truyện, tình tiết cho đến ngôn từ nghệ thuật..
- Về nhan đề, có thể nhận thấy trong bài xẩm Mong anh Khóa của Trần Tuấn Khải: “Một mình em giở quyển Kim – Vân – Kiều em đọc ngâm” (Trần Việt Ngữ, 2011) hay trong đờn ca tài tử, các bài ca với tiêu đề như Kim Kiều luận, Lục Vân Tiên, Vân Tiên, Bạch Viên… đã cho ta thấy dấu ấn của các tác phẩm văn học trung đại như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên, Bạch Viên Tôn Các… được thể hiện trong tên và nội dung của tác phẩm âm nhạc trung đại..
- Về nhân vật, một số nhân vật trong văn học trung đại cũng được nói đến trong âm nhạc truyền thống mà cụ thể là ở bài Vè dạy con, nhân vật Dương Ngọc.
- Ngoài ra, cốt truyện của một số tác phẩm văn học trung đại cũng được sử dụng trong các kịch bản âm nhạc truyền thống mà vở cải lương Bài thơ treo dải yếm đào của Trần Đình Ngôn (dựa theo cốt truyện truyền kỳ Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) là một điển hình.
- Bên cạnh đó, rất nhiều tình tiết trong tác phẩm văn học trung đại cũng đi vào âm nhạc truyền thống.
- Thêm vào đó, ngôn từ tác phẩm văn học trung đại cũng được vận dụng vào tác phẩm âm nhạc truyền thống và chủ yếu là qua phần lời của nhân vật.
- Mặt khác, văn học trung đại đã đi vào âm nhạc truyền thống Việt Nam qua sự đa dạng về loại, thể (thơ, phú, hịch, cáo, sấm, hát nói, văn xuôi).
- ca tài tử Nam Bộ (Võ Trường Kỳ, 2013), Những làn điệu hát chầu văn thông dụng và các bản văn hầu bóng (Nguyễn Văn Chính – Nguyễn Sỹ Vịnh, 2015), dấu ấn của văn học trung đại trong các loại hình âm.
- nhạc truyền thống Việt Nam được thể hiện như sau như sau:.
- Dấu ấn văn học trung đại trong âm nhạc truyền thống Việt Nam..
- Văn học Thơ, phú Hịch, cáo Hát nói Sấm Văn xuôi.
- Như vậy, thơ văn trung đại Việt Nam đã đi vào hầu như tất cả các loại hình âm nhạc truyền thống (ngoại trừ lý).
- Điều này cho thấy, với lợi thế về vẻ đẹp ngôn từ cũng như tính phổ quát, trữ tình, gần gũi và súc tích, các yếu tố của thơ văn trung đại đã tỏ ra rất thuận tiện và hiệu quả khi được vận dụng vào tác phẩm âm nhạc truyền thống..
- Trước tiên, cần phải kể đến là sự ảnh hưởng đặc biệt, độc đáo của Truyện Kiều đối với nền âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Áng “thiên thu tuyệt diệu từ” này đã để lại dấu ấn của nó (qua các hình thức chủ yếu như tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều…) trong hầu khắp các loại hình âm nhạc truyền thống như hát ru, đồng dao, hò, vè, quan họ, hát sắc bùa, lượn then, ca trù, chèo, hát tuồng, hát xẩm, hát cải lương, đờn ca tài tử, hát chầu văn… Thêm vào đó, trong ca trù, hát xẩm và đờn ca tài tử còn thấy sự thâm nhập và ứng hợp đa dạng của Truyện Kiều qua nhiều làn điệu (bài bản) khác nhau như làn điệu mưỡu, bắc phản, quỳnh tương, bổ bộ, thơ thổng, đọc truyện, hãm….
- Bên cạnh đó, ở một số loại hình âm nhạc rất khó để vận dụng chất liệu văn học trung đại như chầu văn, đồng dao iii thì Truyện Kiều với lợi thế về tính phổ biến, tính gần gũi (với đời sống dân gian) vẫn ít nhiều để lại sự ảnh hưởng của nó.
- Một điều nữa là, ngay cả trong âm nhạc truyền thống của người dân tộc thiểu số (như hát lượn then của dân tộc Tày ở miền Đông Cao Bằng) hay vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, trong dân ca của nhóm người Kinh ở Kinh Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc), vẫn thấy được dấu ấn của Truyện Kiều.
- Sau Truyện Kiều, một hiện tượng hết sức độc đáo, nhiều tác phẩm văn học trung đại khác như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Tụng giá hoàn kinh sư, Truyện Lục Vân Tiên… cũng thường xuyên xuất hiện trong các loại hình âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Có thể thấy, văn học trung đại Việt Nam để lại dấu ấn của nó đậm nhất trong các loại hình âm nhạc truyền thống như chèo, tuồng, đờn ca tài tử, cải lương.
- Truyện Lục Vân Tiên đã đi vào âm nhạc tài tử qua các bài ca thuộc các bản đờn như: bản đờn tứ đại (Nguyệt Nga cống Hồ, Vân Tiên đui), phụng hoàng (Vân Tiên, Lục Vân Tiên), tương tư (Nguyệt Nga ký ngụ lão bà), duyên kỳ ngộ (Nguyệt Nga từ biệt Kim Liên), bình bán chấn (Nguyệt Nga họa tượng Vân Tiên.
- Có thể thấy, nếu như thơ, phú đi vào âm nhạc truyền thống khá rõ nét và đa dạng thì các tác phẩm sấm, hịch, cáo và hát nói nhìn chung chỉ xuất hiện khiêm tốn ở một vài loại hình âm nhạc như ca trù, chèo, tuồng, cải lương.
- giữa văn học trung đại và âm nhạc truyền thống (chủ yếu ở chèo, tuồng, cải lương) còn thể hiện qua việc vận dụng, sáng tạo, thêm bớt các yếu tố văn học..
- Nếu như trong đời sống văn học trung đại, các tác phẩm thơ ca chủ yếu được viết ra hoặc được đọc, ngâm thì trong các âm nhạc truyền thống, các bài thơ lại thường được chính nhân vật tác giả hoặc nhân vật khác diễn xướng bằng cách hát, ngâm hoặc lồng vào lời nói (nếu được viết ra thì cũng có tiếng ngâm vọng ra từ sau màn diễn).
- Thêm vào đó, bối cảnh sáng tác trong văn học trung đại và âm nhạc truyền thống cũng không đồng nhất.
- Hơn nữa, nếu như trong đời sống văn học, các tác phẩm tồn tại với tư cách một chỉnh thể toàn vẹn về hình thức lẫn nội dung thì điều này lại không xảy ra ở âm nhạc truyền thống.
- Về hình thức, các sáng tác âm nhạc truyền thống có thể lồng ghép toàn bộ tác phẩm văn học trung đại (thường là thơ) nhưng thường thì chỉ vận dụng một phần tác phẩm, thậm chí có thể sửa chữa nguyên văn (chỉ giữ lại tinh thần tác phẩm).
- Thêm vào đó, thực tế vận động ngôn ngữ làm nảy sinh vấn đề tác phẩm văn học trung đại trong âm nhạc truyền thống có khi xuất hiện bằng nguyên văn chữ Hán nhưng cũng có khi xuất hiện qua các bản dịch thơ..
- Một điều không thể phủ nhận nữa là khi được vận dụng vào tác phẩm âm nhạc, dù vận dụng nguyên văn hay không nguyên văn thì nội dung tác phẩm văn học cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi bối cảnh tác phẩm âm nhạc..
- Chẳng hạn, nhân vật văn học Vũ Thị Thiết được gọi với tên Thắm, bé Đản được đổi tên là Điển.
- Như thế, từ văn học trung đại đến âm nhạc truyền thống, các yếu tố văn học đã ít nhiều bị thay đổi bởi dụng ý nghệ thuật, đặc trưng hình thức thể loại và tính tất yếu của quá trình vận dụng tác phẩm ngôn từ..
- Thêm vào đó, một số tác phẩm âm nhạc truyền thống còn bình phẩm về tác phẩm và tác giả văn học trung đại.
- Nói tóm lại, thông qua âm nhạc truyền thống Việt Nam, người xem có thể thấy một đời sống khác của văn chương trung đại.
- Nói cách khác, âm nhạc truyền thống đã mở rộng phạm vi tồn tại và mức độ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.
- Thêm vào đó, nhiều tác phẩm âm nhạc truyền thống thuộc các loại hình như chèo, tuồng, cải lương … được khảo sát là những sáng tác của thế kỉ XX (từ 1900 đến 2000) nhưng cũng vận dụng rất nhiều các yếu tố từ văn học trung đại.
- Điều này cung cấp thêm một chứng cớ nữa về sự hấp dẫn, sức sống mãnh liệt và những giá trị xuyên thời gian của văn học trung đại Việt Nam..
- 2.2 Dấu ấn của âm nhạc truyền thống trong văn học trung đại Việt Nam.
- Có thể nói, âm nhạc truyền thống đã đi vào văn học trung đại Việt Nam một cách liên tục, trải dài theo các thời kỳ văn học và dấu ấn của nó đậm dần từ thượng kỳ trung đại đến hạ kỳ trung đại.
- Trong đó, dân ca xuất hiện xuyên suốt nhất qua các thời kỳ của văn học trung đại và ca trù là loại hình để lại dấu ấn đậm nét nhất trong văn học trung đại Việt Nam..
- Theo đó, các tác giả đã đề cập đến âm nhạc truyền thống có thể kể đến là Phạm Ngộ, Nguyễn Trãi, Lê Đức Mao, Đào Duy Từ, Trịnh Căn, Vũ Phương Đề, Mạc Thiên Tích, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Vũ Trinh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Miên Thẩm,.
- Những tác phẩm cuối cùng của nền văn học trung đại Việt Nam có đề cập đến âm nhạc truyền thống có thể kể đến là các bài thơ của các tác giả thuộc dòng dõi vua Minh Mạng như Miên Thẩm (Hô gia hử, Thủy xa hành), Miên Trinh (Giang thôn thu dạ), Mai Am (Nông phu từ), Huệ Phố (Tiều phu từ) vi và các bài thơ của Nguyễn Khuyến (Khóc Dương Khuê, Lời vợ anh phường chèo), Tú Xương (Đi hát mất ô, Thú cô đầu)….
- Thứ hai, trong văn học trung đại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các từ ngữ liên quan đến âm nhạc , thể hiện qua các lớp từ vựng về nhạc cụ (như “mõ”,.
- về hoạt động âm nhạc (như “ca”, “hát”, “gióng cầm”, “đàn”, “gõ phách”, “nghe hát.
- về địa điểm tổ chức âm nhạc (như “lầu ca”, “viện hát”,.
- hay các từ như “ca xoang”, “xoang điệu”, “ngón đàn”, “ba điệu”, “năm cung”… Tuy nhiên, các từ ngữ trên lại thường nói về hoạt động ca hát nói chung, không hẳn là âm nhạc truyền thống.
- Chỉ trong một số trường hợp, người đọc có thể xác định được biểu hiện của âm nhạc truyền thống dựa trên tiêu đề hay nội dung được đề cập tới..
- Bên cạnh đó, âm nhạc truyền thống trong văn học trung đại Việt Nam cũng thường không được miêu tả rạch ròi về các làn điệu.
- Thứ ba, các yếu tố của âm nhạc truyền thống xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam thường là chủ thể hát hoặc đặc điểm loại hình.
- Thế nhưng, cũng như các làn điệu dân ca đã nói ở trên, các loại hình âm nhạc truyền thống cũng thường không được nói đến một cách rõ ràng và chi tiết trong các tác phẩm văn học trung đại.
- Vì thế, việc xác định loại hình âm nhạc vẫn còn khó khăn mặc dù có thể suy đoán từ cách miêu tả, thể hiện của tác giả.
- Ở đây, loại hình âm nhạc được suy đoán có thể là ca trù hoặc tuồng (có ý kiến cho rằng từ thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã cấm biểu diễn chèo trong cung đình nên tạm thời không xếp vào đây).
- Thế nhưng, văn học trung đại Việt Nam vẫn có những tác phẩm giúp ta xác định dấu ấn của một số loại hình âm nhạc cụ thể khác như hát xẩm, hát chầu văn, hát chèo, ca trù.
- Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, mục Thể lệ về âm nhạc cũng cung cấp các thông tin quý giá về thời điểm hình thành hát chèo.
- Riêng ca trù, so với các loại hình âm nhạc khác thì loại hình này hiện lên đậm nét nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
- Mặt khác, nếu như không kể đến những tác giả vừa làm thơ vừa hoạt động âm nhạc như Đào Duy Từ hay gần hơn là các nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… thì giữa văn học trung đại và âm nhạc truyền thống Việt Nam vẫn có một cái gạch nối qua thể thơ hát nói khi nó vốn là một làn điệu của ca trù.
- Cuối cùng, nếu như văn học trung đại được bình phẩm, đánh giá qua âm nhạc truyền thống như đã nói ở trên thì âm nhạc truyền thống Việt Nam thi thoảng cũng được bình phẩm, đánh giá qua cái nhìn của nhà thơ như Nguyễn Văn Siêu trong Hồ hải khoan có nhận xét: “Hát giã gạo” không hay bằng.
- Bên cạnh đó, nếu như âm nhạc truyền thống đã từng mượn hình tượng văn học (Lục Vân Tiên) để ngụ ý về những vấn đề xã hội (trong hát đồng dao) thì văn học trung đại cũng mượn hình tượng nhân vật âm nhạc truyền thống (anh phường chèo) để nói bóng gió về con người trong xã hội: “Vua chèo còn chẳng ra gì – Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề” (Hoàng Hữu Yên, 2004).
- Điều này đã cho thấy mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam..
- Hơn thế nữa, quyển Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh (viết về hát chèo, hiện đã bị thất truyền) và Ca trù thể cách của tác giả khuyết danh (ra đời vào giai đoạn hạ kỳ trung đại và vẫn chưa được dịch) cũng là những chứng cứ nữa cho thấy các tác giả trung đại rất quan tâm đến âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Thế nhưng, điều đáng ghi nhận hơn hết là văn học trung đại đã phản ánh vẻ đẹp và đời sống tinh thần – thân phận của những người hoạt động âm nhạc, nhất là các đào hát.
- Ta thấy, văn học trung đại Việt Nam đã tái hiện đời sống tinh thần phong phú của các văn nhân Việt Nam xưa, để thấy rằng, họ không chỉ là những trí thức hiểu biết rộng mà còn là những nghệ sĩ tài tình..
- Việc tìm hiểu dấu ấn của âm nhạc truyền thống trong văn học trung đại Việt Nam đã cho thấy sự ảnh hưởng và cả vai trò, vị trí của nó đối với nhà văn và tác phẩm thời trung đại, đặc biệt là qua sự nhìn nhận, thái độ của các tác giả văn học đối với âm nhạc truyền thống.
- Từ đó có thể thấy rằng, các tác giả văn học trung đại Việt Nam từ những người làm quan cho đến các thi gia thuộc dòng dõi đế vương đều rất nhạy cảm, gắn bó và giàu ý thức trân trọng âm nhạc truyền thống.
- Nói cách khác, âm nhạc truyền thống thực sự cho thấy sức hấp dẫn và khả năng kết nối những con người thuộc các tầng lớp khác nhau của nó, làm.
- Việc khảo sát kho tư liệu vô cùng phong phú, đa dạng và sinh động của âm nhạc truyền thống và văn học trung đại Việt Nam bước đầu cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa hai lĩnh vực này.
- Văn học trung đại Việt Nam là nơi lưu giữ, thể hiện tình cảm của các nhà văn đối với nền âm nhạc truyền thống, ngược lại, âm nhạc truyền thống đã giúp nhân rộng sự ảnh hưởng của văn chương trung đại đến công chúng..
- Trong âm nhạc truyền thống, dấu ấn của văn học trung đại Việt Nam được thể hiện trong sự đa dạng về yếu tố (nhan đề, nội dung, nhân vật, cốt truyện, tình tiết, ngôn từ) và thể loại (thơ, phú, hịch, cáo, sấm, hát nói, văn xuôi).
- Trong văn học trung đại, dấu ấn của âm nhạc truyền thống (chủ yếu là ca trù, hát xẩm, chầu văn, hát chèo) được thể hiện khá ấn tượng qua chủ thể hát hoặc đặc điểm loại hình, tuy nhiên, dấu ấn của chúng vẫn chưa thật sự rõ nét về các làn điệu..
- Ngày nay, trước tình hình những giá trị truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chúng ta có thêm một lý do nữa để quay lại nghiên cứu văn học trung đại và âm nhạc truyền thống cũng như mối quan hệ giữa chúng, qua đó hiểu hơn về đời sống tinh thần của người xưa, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc..
- i Âm nhạc truyền thống Việt Nam và Tân nhạc (nhạc mới) là hai bộ phận cơ bản của nền âm nhạc Việt Nam ở thời cận – hiện đại..
- iii Trong quyển Đồng dao người Việt (sđd), chỉ thấy dấu ấn của hai tác phẩm trung đại là Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên.
- Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 5, quyển 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 920 trang..
- Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 5, quyển 2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1023 trang..
- Văn học Việt Nam thế kỷ XX (kịch bản tuồng quyển sáu), NXB Văn học, Hà Nội, 1232 trang..
- Văn học Việt Nam thế kỷ XX (kịch bản chèo quyển sáu, tập 3), NXB Văn học, Hà Nội, 1052 trang..
- Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 3), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 743 trang..
- Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 4), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1204 trang..
- Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 6), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1263 trang..
- ix Dựa theo quyển Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 6) tr.140, sđd..
- x Thông tin về hai quyển này dựa theo chuyên luận Tư tưởng lý luận văn học trung đại Việt Nam (2009) của Đoàn Lê Giang, trường Đại học KHXH &