« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) Merr.] vụ Xuân Hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA BA KHOẢNG CÁCH HÀNG TRÊN CÁC ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA NĂM GIỐNG ĐẬU NÀNH [Glycine max (L.) MERR.].
- Đậu nành, khoảng cách hàng, năng suất hạt, các đặc tính nông học.
- Năng suất đậu nành [Glycine max (L.) Merr.] đáp ứng nhanh với những thay đổi theo mật độ cây trồng và khoảng cách hàng.
- Mục đích của nghiên cứu là so sánh một số đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành được trồng ở ba khoảng cách hàng khác nhau tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Khoảng cách giữa các cây (bên trong hàng) là 15 cm.
- Kết quả cho thấy giữa các giống có sự khác biệt ý nghĩa đối với tất cả số liệu được thu thập.
- Giống MTĐ 517-8 và MTĐ 878-2 phân cành khá, có nhiều trái và nhiều hạt trên cây dẫn đến năng suất đạt cao nhất, lần lượt là 2,95 tấn/ha và 2,73 tấn/ha..
- Trong khi khoảng cách hàng chỉ ảnh hưởng trên chiều cao cây lúc chín, chiều cao đóng trái, số cành, số hạt trong trái và năng suất hạt.
- Khả năng phân cành mạnh nhất ở khoảng cách 50 cm, nhưng chiều cao cây và năng suất hạt lại đạt cao nhất ở khoảng cách 30 cm (lần lượt là 45,2 cm và 3,17 tấn/ha, các khoảng cách còn lại năng suất khác biệt không ý nghĩa, dao động trong khoảng 2,10-2,48 tấn/ha.
- Do đó, trong số năm giống đậu nành được thử nghiệm có thể khuyến cáo cho nông dân trồng đậu nành ở vùng này sử dụng giống MTĐ 517-8 hoặc MTĐ 878-2 và gieo ở khoảng cách 30x15 cm có khả năng đạt năng suất tối đa..
- Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) Merr.] vụ Xuân Hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long.
- Đậu nành [Glycine max (L.) Merr.] là cây trồng lấy hạt.
- Năng suất đậu nành có thể thay đổi theo giống và kỹ thuật canh tác.
- Các khuyến cáo về sạ dày và trồng khoảng cách hàng hẹp thay đổi theo điều kiện đất đai, mùa vụ và giống đậu nành.
- Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tìm kiếm để xác định khoảng cách hàng và mật độ cây tối hảo ở các điều kiện môi trường khác nhau..
- Ở điều kiện bình thường, ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Mật độ và khoảng cách gieo trồng có ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng và nước của cây đậu nành.
- Theo các kết quả nghiên cứu của phòng cơ cấu cây trồng thuộc Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đậu nành được trồng khoảng cách là 40 cm x 20 cm x 2 - 3 cây/hốc hoặc 40 cm x 10 cm x 2 cây/hốc tùy theo đặc tính đất, nếu đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày (40 cm x 10 cm) và giàu dinh dưỡng thì trồng thưa (40 cm x 20 cm)..
- Sự phát triển của cây đậu nành và năng suất phụ thuộc vào cả hai yếu tố môi trường và di truyền (Edwards and Purcell, 2005.
- Khoảng cách hàng được xem như quan trọng hơn sự đẻ nhánh để đạt được mật độ cây tối hảo dẫn đến cho năng suất hạt đậu nành tối đa (Pedersen, 2008).
- Nhìn chung, ưu điểm đối với việc trồng đậu nành ở hàng hẹp, năng suất hạt gia tăng, giảm sự xói mòn của đất, gia tăng hiệu quả thu hoạch và tán cây che rợp sớm giúp kiểm soát cỏ dại, trong khi những bất lợi đầu tiên là vấn đề bệnh, sự mọc mầm của cây con nếu đất bị đóng váng sớm và vấn đề điều kiện khô hạn (Duane and Ted, 2003).
- Nghiên cứu cho thấy năng suất đậu nành có thể đạt cao ở các hàng hẹp nếu cây không bị đổ ngã và kiểm soát cỏ dại tốt..
- Gary and Dale (1997), trong thí nghiệm so sánh hàng 75 cm đối với hàng 30 cm và hàng 90 cm đối với hàng 30 cm, nhận thấy các hàng hẹp cho năng suất cao hơn khoảng cách hàng rộng, lần lượt là 28% và 31%.
- đậu nành được trồng ở khoảng cách hàng hẹp 38 cm hoặc hẹp hơn nếu đất đủ ẩm và năng suất thường cao, trung bình 3,5 tấn/ha (Gary and Dale, 1997)..
- Xác định được khoảng cách hàng thích hợp để đạt được mật độ cây tối hảo cho năng suất tối đa ở các giống mới có triển vọng..
- Đánh giá được các đặc tính nông học của các giống mới được gieo ở các khoảng cách hàng khác nhau..
- Xác định được các giống cao cây và thấp cây nhằm đáp ứng giống khi giảm khoảng cách hàng..
- Các giống đậu nành được sử dụng là: MTĐ 176, MTĐ 517-8, MTĐ 760-4, MTĐ 860-3 và MTĐ 878-2..
- Các chỉ tiêu nông học như chiều cao cây, chiều cao đóng trái, số cành, số lóng trên thân chính, số trái trên cây, số hạt trong trái, số hạt trên cây, khối lượng 100 hạt và thành phần năng suất được đo đếm trên 10 cây mẫu được chọn và đánh dấu ngẫu nhiên trong lô..
- Năng suất (tấn/ha): Thu riêng từng lô, đập ra hạt, cân trọng lượng và quy về ẩm độ 12% theo công thức:.
- Sử dụng phần mềm MSTATC để phân tích phương sai (ANOVA) và sử dụng phương pháp kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để đánh giá sự khác biệt giữa các giống và các khoảng cách hàng cũng như tương tác giữa chúng, nếu có..
- Trong thí nghiệm ghi nhận các khoảng cách hàng khác nhau không làm ảnh hưởng đến ngày trổ hoa, ngày dứt trổ và ngày chín.
- Giữa các giống cũng có sự khác biệt nhưng không nhiều.
- tác giữa giống và khoảng cách.
- nghĩa là sự biểu hiện của các chỉ tiêu trên các giống sẽ giống nhau ở từng khoảng cách..
- Kết quả chiều cao cây được trình bày ở Bảng 1 cho thấy vào giai đoạn trổ hoa chiều cao cây giữa ba khoảng cách hàng không có sự khác biệt ý nghĩa.
- Tuy nhiên, cây ở nghiệm thức 30x15 cm có chiều cao cây cao hơn ở khoảng cách hàng 40x15 cm và 50x15 cm, có lẽ do ở khoảng cách hàng hẹp có sự cạnh tranh ánh sáng giữa các cây nên các lóng gần ngọn vươn dài hơn.
- (1996) cho rằng chiều cao cây có sự gia tăng đáng kể ở khoảng cách hàng rộng do sử dụng hiệu quả nguồn môi trường sẵn có như ánh sáng, nước và dinh dưỡng..
- Giữa các giống có sự khác biệt rõ rệt về chiều cao cây.
- Giống có chiều cao cây cao nhất là MTĐ 760-4 và MTĐ 878-2 và thấp nhất là MTĐ 517-8 và MTĐ 860-3, khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng MTĐ 176..
- 3.4 Chiều cao đóng trái (cm), số lóng trên thân chính, số cành hữu hiệu.
- Tương tự như chiều cao lúc chín, chiều cao đóng trái ở ba khoảng cách hàng có sự khác biệt ý nghĩa.
- Ở khoảng cách hàng 30 cm có chiều cao đóng trái cao hơn ở khoảng cách hàng 40 cm và 50 cm.
- Tuy nhiên, số lóng trên thân chính có sự khác biệt không ý nghĩa giữa ba khoảng cách hàng..
- Bảng 1: Ảnh hưởng của giống và khoảng cách hàng trên chiều cao cây lúc trổ và lúc chín, chiều cao đóng trái, số lóng trên thân chính và số cành hữu hiệu, vụ Xuân Hè 2015.
- Nghiệm thức Chiều cao lúc trổ (cm).
- Chiều cao lúc chín (cm).
- Chiều cao đóng trái (cm).
- Ở khoảng cách hàng 50 cm cây phân cành.
- nhiều hơn khoảng cách hàng 30 cm và 40 cm có lẽ do ít có sự cạnh tranh giữa các cây về các nguồn tăng trưởng như nước, dinh dưỡng và ánh sáng..
- (2007), cây ở khoảng cách hàng rộng có khả năng phân chia nhiều nguồn dinh dưỡng để gia tăng số cành đáp ứng lại mật độ cây..
- Chiều cao đóng trái và số lóng trên thân chính cao nhất vẫn là giống MTĐ 760-4 và MTĐ 878-2, khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng MTĐ 176, trong khi các giống còn lại có chiều cao đóng trái và số lóng trên thân chính thấp hơn và khác biệt không ý nghĩa so với giống đối chứng.
- Các giống MTĐ 760-4, MTĐ 878-2, MTĐ 517-8 và MTĐ 860-3 đều có số cành hữu hiệu nhiều hơn giống đối chứng (Bảng 1)..
- Kết quả trình bày trong Bảng 2 cho thấy phần trăm trái lép có sự khác biệt không ý nghĩa giữa các khoảng cách hàng.
- Tuy nhiên, ở khoảng cách hàng 40 cm và 50 cm cho tỷ lệ trái một hạt và hai hạt cao hơn khoảng cách 30 cm.
- Trái lại, ở khoảng cách hàng 30 cm lại có phần trăm trái ba hạt cao hơn khoảng cách 40 cm và 50 cm.
- Giữa các giống cũng có sự khác biệt về số hạt trong trái.
- Bảng 2: Số hạt trong trái của 3 khoảng cách hàng trên 5 giống đậu nành, vụ Xuân Hè 2015.
- Khoảng cách hàng (cm).
- Kết quả cho thấy giữa các khoảng cách hàng có sự khác biệt không ý nghĩa.
- Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo của Lueschen and Hicks (1977) cho rằng cây đậu nành có khả năng bù đắp lại cho mật độ cây thấp bằng cách cho nhiều cành và trái, dẫn đến mức năng suất duy trì tương đối ổn định qua một phạm vi rộng mật độ cây..
- Tuy nhiên, giữa các giống có sự khác biệt ý nghĩa.
- giống MTĐ 878-2, lần lượt là 35,4 trái/cây và 80,0 hạt/cây, các giống còn lại có số trái trên cây khác biệt không ý nghĩa so với giống đối chứng.
- Tuy nhiên, giống MTĐ 860-3 có số hạt trên cây thấp nhất (47,6 hạt/cây), khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng..
- Kết quả ở Bảng 3 ghi nhận khối lượng 100 hạt giữa các giống dao động từ 10,31g ở giống MTĐ 176 đến 13,04 g ở giống MTĐ 860-3..
- Bảng 3: Số trái trên cây, số hạt trên cây, khối lượng 100 hạt và năng suất của 3 khoảng cách hàng trên 5 giống đậu nành, vụ Xuân Hè 2015.
- 100 hạt (g) Năng suất thực tế.
- 3.7 Năng suất hạt (tấn/ha).
- Năng suất thực tế (tấn/ha).
- Qua Bảng 3 cho thấy năng suất hạt có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khoảng cách hàng và các giống.
- Năng suất đạt cao nhất với khoảng cách hàng 30 cm, kế đến là khoảng cách 40 cm và thấp nhất ở khoảng cách hàng rộng 50 cm.
- Năng suất gia tăng ở khoảng cách hàng hẹp chủ yếu do gia tăng số trái và số hạt trên đơn vị diện tích..
- (1966) đã có những báo cáo tương tự, mật độ cây cao và khoảng cách hàng hẹp đối với các giống đậu nành chín sớm làm gia tăng năng suất.
- Johnson (1987) cũng báo cáo năng suất hạt đậu nành gia tăng khi giảm khoảng cách hàng ở các giống chín sớm..
- Giữa các giống, MTĐ 517-8 cho năng suất hạt cao nhất (2,95 tấn/ha), kế đến là MTĐ tấn/ha), MTĐ tấn/ha) và thấp nhất là MTĐ 860-3 và MTĐ 176, lần lượt là 2,36 tấn/ha và 2,29 tấn/ha..
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
- Đây là chỉ tiêu phản ánh tiềm năng năng suất của giống nếu được trồng trong điều kiện tối ưu..
- Mặc dù thời tiết này khá thuận lợi cho việc thu hoạch, song do các giống chín không tập trung đã gây khó khăn khi thu hoạch vì vẫn còn nhiều trái xanh dẫn đến năng suất bị thất thoát.
- Vì thế, năng suất lý thuyết được tính dựa trên số liệu.
- Kết quả thí nghiệm ở Bảng 3 cho thấy giống MTĐ 878-2 có tiềm năng cho năng suất cao nhất (3,17 tấn/ha), các giống còn lại có năng suất lý thuyết khác biệt không ý nghĩa so với giống đối chứng (MTĐ 176), dao động giữa 2,17 tấn/ha và 2,64 tấn/ha.
- Từ thí nghiệm ghi nhận giống 878-2 có các đặc tính như cây cao, số lóng nhiều, phân cành và có số cành hữu hiệu nhiều nên giống này có tiềm năng năng suất cao..
- Năng suất lý thuyết giữa các khoảng cách hàng cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Ở khoảng cách 30 cm năng suất đạt cao nhất (3,09 tấn/ ha), trong khi ở khoảng cách hàng 40 cm và 50 cm năng suất lý thuyết khác biệt không ý nghĩa, lần lượt là 2,17 tấn/ha và 2,42 tấn/ha.
- Điều này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Ngọc Sương (1979) cho rằng khi gieo ở khoảng cách hàng 30 cm thì năng suất cao hơn ở khoảng cách hàng 40 cm và 50 cm..
- Nhiều nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các môi trường sản xuất đậu nành khác nhau đã cho thấy khoảng cách hàng có ảnh hưởng đáng kể đến các đặc tính nông học và năng suất (Boquet, 1990.
- Trong kết quả của chúng tôi ghi nhận năng suất hạt đạt càng cao ở khoảng cách hàng càng hẹp (30 cm) (Bảng 3).
- De Bruin and Pedersen (2008) dẫn chứng qua tài liệu cho thấy trồng đậu nành ở khoảng cách hàng 38 cm cho năng suất hạt cao hơn ở khoảng cách hàng 76 cm.
- Nhận định trên phù hợp với kết quả của chúng tôi, trồng đậu nành ở khoảng cách hàng 30 cm cho năng suất hạt cao hơn ở khoảng.
- cách hàng 40 cm và 50 cm.
- Cây đậu nành phát triển càng cao ở khoảng cách hàng càng rộng, đạt được số hạt nhiều hơn nhưng khối lượng 100 hạt thấp hơn.
- Điều này trái với kết quả của chúng tôi, khoảng cách hàng có ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao cây được quan sát, cây đậu nành càng cao ở khoảng cách hàng càng hẹp (Bảng 1), nhưng số trái và số hạt trên cây cũng như khối lượng 100 hạt khác biệt không ý nghĩa giữa các khoảng cách hàng.
- Đối với giống đậu nành cao cây và có nhiều cành sự đổ ngã thường xảy ra khi mật độ cây càng cao (Lueschen and Hicks, 1977.
- Trong điều kiện thí nghiệm, do thiếu nước nên chiều cao cây của các giống hàng đều không quá cao nên cây không bị đổ ngã.
- vì thê, trồng khoảng cách hàng hẹp năng suất càng cao..
- Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy giống và khoảng cách hàng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất đậu nành.
- Sự khác biệt năng suất hạt của các giống chứng tỏ rằng những khuyến cáo đối với việc chọn giống đậu nành có thể được dựa trên mục tiêu năng suất được mong đợi.
- Giống MTĐ 517-8 cho năng suất thực tế cao nhất.
- Do đó, có thể khuyến cáo cho nông dân trồng đậu nành ở vùng này sử dụng hai giống trên để đạt được năng suất cao trong vụ Xuân Hè..
- Nghiên cứu cũng giải thích năng suất hạt gia tăng đáng kể khi trồng ở khoảng cách hàng hẹp 30×15 cm.
- Do đó, có thể khuyên cáo để đạt năng suất hạt cao, nông dân nên trồng ở khoảng cách hàng 30 ×15 cm.