« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) để góp phần phát triển nghề nuôi cá nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL.
- Cá chẽm thí nghiệm có chiều dài ban đầu 3,14 cm/con và khối lượng 0,91g/con được bố trí trong bể nhựa 200 lít với hệ thống lọc tuần hoàn ở mật độ 30 con/bể và độ mặn 5‰.
- Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau.
- cân đo khối lượng, chiều dài của cá và xác định tỷ lệ sống của cá.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp, cá đạt khối lượng 6,99 g/con, chiều dài 7,69 cm/con và tỷ lệ sống 40% sau 6 tuần nuôi.
- Cá chẽm ăn ốc tăng trưởng chậm hơn so với cá tạp, nhưng cũng có khả năng để làm thức ăn cho cá chẽm.
- Thức ăn công nghiệp sử dụng không hiệu quả khi chuyển thức ăn trong giai đoạn này..
- Từ khóa: Cá chẽm, Lates calcarifer, thức ăn 1 GIỚI THIỆU.
- Cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng có triển vọng đang được nghiên cứu để áp dụng nuôi đại trà.
- Ở Thái Lan, cá chẽm là loài được sản xuất giống nhân tạo thành công và là đối tượng được nuôi phổ biến.
- Tuy nhiên, ở nước ta cá chẽm vẫn chưa được nuôi phổ biến và hiện đang là đối tượng được chú ý.
- Nhằm hỗ trợ việc phát triển nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) ở ĐBSCL nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra loại thức ăn phù hợp cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm..
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức: nghiệm thức 1: Ốc bươu vàng, nghiệm thức 2: Thức ăn viên công nghiệp + ốc bươu vàng, nghiệm thức 3: Thức ăn viên công nghiệp (TNCN), nghiệm thức 4: Thức ăn viên công nghiệp + cá tạp (cá biển) và nghiệm thức 5: Cá tạp (cá biển).
- Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần..
- Mỗi loại thức ăn có thành phần sinh hóa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi.
- Mỗi giai đoạn phát triển của cá cần nhu cầu đạm khác nhau, thông thường giai đoạn nhỏ cần hàm lượng đạm cao.
- Bảng 1: Thành phần sinh hóa của các loại thức ăn thí nghiệm.
- Loại thức ăn Ẩm độ.
- Thức ăn viên công nghiệp .
- Cá tạp (cá biển .
- Mẫu cá được thu 2 tuần/lần để xác định khối lượng (cân 10 con/bể) và tốc độ tăng trưởng.
- Tỉ lệ sống của cá được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm..
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chẽm là từ 26-32 o C, thích hợp nhất là từ 26-29 o C, trong khoảng nhiệt độ này thì FCR của cá chẽm cũng đạt ở giá trị thấp nhất (Robin S.
- Nhìn chung, nhiệt độ nước thích hợp cho sự sinh trưởng của cá..
- Nghiệm thức Nhiệt độ ( o C) pH TAN.
- Ốc TACN + ốc TACN TACN + cá tạp Cá tạp pH: Giữa các nghiệm thức pH có sự chênh lệch nhưng không nhiều, dao động trong khoảng 7,89±0,11 vào buổi sáng đến 8,29±0,04 vào buổi chiều ở các nghiệm thức.
- Theo Boyd (1998), pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá từ 6,5-9,0..
- Như vậy, pH trong thí nghiệm phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.
- Do lượng thức ăn thừa trong giai đoạn đầu nhiều bởi vì cá chưa quen với các loại thức ăn thí nghiệm, chưa điều chỉnh được lượng thức ăn thích hợp.
- Hầu hết ở các đợt thu mẫu thì hàm lượng TAN cao nhất ở nghiệm thức 5 (cá tạp) do sự phân rã của thức ăn nhanh.
- Nồng độ TAN thích hợp cho cá chẽm là <.
- Do đó, hàm lượng TAN không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.
- Hàm lượng nitrite trong thí nghiệm rất thấp, thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi..
- Như vậy, sự biến động ở các nghiệm thức giữa các đợt thu mẫu nằm trong khoảng cho phép không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm..
- Nhìn chung hàm lượng NO 2 - trung bình dao động trong khoảng thích hợp cho cá ppm).
- Giai đoạn đầu thường cao hơn giai đoạn sau, do thời gian đầu lượng thức ăn đều chỉnh chưa thích hợp lượng thức ăn thừa nhiều.
- Ở nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp (bầm nhuyễn) thì hàm lượng này cao do thức ăn mịn cá ăn làm tan trong nước.
- Với nghiệm thức là thức ăn viên công nghiệp (nghiệm thức 3) môi trường nước tương đối sạch, hàm lượng NO 2 - thấp nhất trong các nghiệm thức, nhờ thức ăn viên công nghiệp có độ kết dính lượng thức ăn thừa được rút ra nên chất lượng nước được đảm bảo..
- 3.2 Tăng trưởng của cá.
- 3.2.1 Tăng trưởng về khối lượng Tăng trưởng về khối lượng.
- Trong quá trình nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) có sự tăng trưởng khác nhau đối với các loại thức ăn khác nhau..
- TACN + cá tạp Cá tạp.
- Hình 1: Tăng trưởng về khối lượng của cá sau 6 tuần nuôi.
- Hình 1 cho thấy ở nghiệm thức cá ăn cá tạp (cá biển) thái nhỏ cá tăng trưởng nhanh nhất, với kích cỡ cá ban đầu là 0,91 g/con sau 2 tuần nuôi cá đạt khối lượng 2,48 g/con khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức cá ăn các loại thức ăn khác trong thí nghiệm.
- Sau 4 tuần nuôi khối lượng cá thay đổi đáng kể, nghiệm thức cá cho ăn bằng cá tạp lớn nhanh nhất (5,66 g/con) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác, trong khi đó nghiệm thức cá cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có khối lượng nhỏ nhất (1,51 g/con) và không khác biệt với nghiệm thức cá cho ăn bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc (1,70 g/con).
- Trong giai đoạn 4 tuần nuôi này thì khối lượng cá ở nghiệm thức cho ăn ốc (2,52 g/con) cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với cá cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với ốc (1,70 g/con) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức cá cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp (3,42 g/con).
- Khi cá được 6 tuần sau khi nuôi, nghiệm thức cá cho ăn cá tạp đạt khối lượng lớn nhất 6,99 g/con vẫn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm, ở nghiệm thức cá cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (1,67 g/con) và thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc (1,91 g/con) có khối lượng nhỏ nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại.
- Ở nghiệm thức cho ăn ốc sau 6 tuần nuôi (2,85 g/con) có sự khác biệt với sau 4 tuần nuôi đó là có sự tăng trưởng vượt bật và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp ốc.
- 15cm thức ăn hoàn toàn là động vật, cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động, cá lớn khẩu phần ăn gồm 100% là động vật, 70% là tôm cua và 30% là cá nhỏ phù hợp với kết quả nghiên cứu..
- Cá chẽm có tốc độ lớn chậm nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn công nghiệp..
- Với tập tính là thích ăn thức ăn động và ăn động vật nên trong quá trình nuôi gặp khó khăn nhất là trong giai đoạn đầu đối với nghiệm thức cá cho ăn thức ăn công nghiệp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm.
- Ở nghiệm thức cho ăn ốc kết quả được cải thiện hơn so với nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp.
- Tuy nhiên, so với cho ăn bằng thức ăn là cá tạp thì vẫn còn chậm.
- Với nghiệm thức cho cá ăn kết hợp thức ăn công nghiệp và cá tạp, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.
- Tuy so với kết quả đạt được ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp thì tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức này chậm hơn.
- Ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc, tốc độ tăng trưởng cũng được cải thiện hơn so với cho ăn bằng thức ăn chế biến, nhờ sự kết hợp với thức ăn là ốc nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với nghiệm thức kết hợp giữa thức ăn chế biến và cá tạp..
- Ở 2 tuần đầu sau khi nuôi thì sự tăng trọng của cá ở các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vì trong thời gian này là giai đoạn đầu của sự chuyển đổi thức ăn từ thức ăn ưa thích sang các loại thức ăn cần thí nghiệm, do đó cá ăn ít..
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt về khối lượng.
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng sau 6 tuần nuôi ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp là nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức cho cá ăn các loại thức ăn.
- Nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc có tốc độ tăng trưởng về khối lượng chậm nhất (Bảng 3).
- Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm sau 6 tuần nuôi.
- Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày).
- TACN + cá tạp c c.
- Cá tạp d d.
- Tăng trưởng trung bình ở nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp phù hợp với tăng trưởng của cá ở các nghiên cứu trước g/ngày) so với kết quả đạt được ở các thí nghiệm trước g/ngày, nghiệm thức cho ăn cá tạp tăng trưởng tương đối nhanh g/ngày) so với g/ngày) (theo Nông thôn đổi mới số 5 năm 2005).
- (2008), ương giống cá chẽm (Lates calcarifer) với các loại thức ăn khác nhau (100% Artemia sinh.
- khối tươi sống, 50% artemia sinh khối tươi sống và 50% cá tạp, 100% cá tạp) với mật độ ương là 20 con/m 2 với khối lượng cá ban đầu là 0,3±0,1g/con, sau 30 ngày ương cho thấy cá chẽm cho ăn artemia sinh khối tươi sống có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 2,0-4,5 g/con..
- 3.2.2 Tăng trưởng về chiều dài Tăng trưởng về chiều dài.
- Giống như tăng trưởng về khối lượng, với chiều dài ban đầu 3,39 cm/con sau 2 tuần nuôi, chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp (5,27 cm/con) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp (4,44 cm/con) và nghiệm thức cho cá ăn thức ăn kết hợp với ốc (4,57 cm/con).
- Hình 2: Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 6 tuần nuôi.
- Sau 4 tuần nuôi, chiều dài cá ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp có kích cỡ lớn nhất (7,09 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại.
- Trong khi đó ở nghiệm thức cá cho ăn thức ăn công nghiệp (4,87 cm/con) và cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc (4,85 cm/con) có kích cỡ nhỏ nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức cho cá ăn ốc (5,57 cm/con) và cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp (5,92 cm/con).
- Sau 6 tuần nuôi ở nghiệm thức cá cho ăn cá tạp vẫn đạt kích cỡ lớn nhất (7,70 cm/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức cho ăn các loại thức ăn khác..
- Trong thời gian 6 tuần nuôi thì sự tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cá cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với cá tạp chỉ sau nghiệm thức cho cá ăn cá tạp và co sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức cho cá ăn cá ốc (6,07 cm/con), cho ăn thức ăn công nghiệp (5,13 cm/con) và cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc (5,13 cm/con).
- Ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công.
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt về chiều dài.
- Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá chẽm sau 6 tuần nuôi.
- Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (cm/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp sau 6 tuần nuôi nhanh nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại.
- Tốc độ tăng trưởng của cá về chiều dài chậm nhất ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp ốc (Bảng 4)..
- Tăng trưởng chiều dài nhanh ở nghiệm thức cho ăn cá tạp, so với kết quả tăng trưởng trung bình 1,33 %/ngày của Phan Quốc Thoại (2000) với cùng loại thức ăn thì kết quả đạt được ở thí nghiệm này cao hơn, tăng trưởng trung bình đạt được là ngày..
- 3.3 Tỷ lệ sống của cá.
- TACN+cá tạp Cá tạp.
- Hình 3: Tỷ lệ sống của cá chẽm sau 6 tuần nuôi.
- Kết quả thống kê (Hình 3) cho thấy tỷ lệ sống của cá sau 2 tuần và 4 tuần nuôi khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm.
- Tuy nhiên, sau 6 tuần nuôi tỷ lệ sống của cá chẽm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05)..
- Tỷ lệ sống ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp (40,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức cho cá ăn ốc (21,1%) và nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp (14,5%) (p<0,05) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với ốc (36,7%) và thức ăn công nghiệp kết hợp với cá tạp (24,4.
- Nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp kết hợp ốc có tỷ lệ sống cao (36,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp (14,5%) (p<0,05) và không khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức cho cá ăn ốc và thức ăn công nghiệp kết hợp với cá tạp.
- Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp thấp nhất (14,5.
- Tuy nhiên, không có sự khác biệt so với nghiệm thức cho cá ăn ốc và thức ăn công nghiệp kết hợp với cá tạp..
- Ở nghiệm thức cho ăn cá tạp đạt tỷ lệ sống 40% vẫn còn thấp so với 56,7% (Phan Quốc Thoại, 2000).
- (2008), ương giống cá chẽm (Lates calcarifer) với các loại thức ăn khác nhau (100% Artemia sinh khối tươi sống, 50% artemia sinh khối tươi sống và 50% cá tạp, 100% cá tạp) với mật độ ương là 20 con/m 2 với khối lượng cá ban đầu là 0,3±0,1g/con, sau 30 ngày ương cho thấy cá chẽm cho ăn artemia sinh khối tươi sống có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 2,0-4,5 g/con khi, tỷ lệ sống 86±1,7%..
- Cá tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp,.
- Cá chẽm ăn ốc tăng trưởng chậm hơn so với cá tạp, nhưng cũng có khả năng để làm thức ăn cho cá chẽm..
- Đối với thức ăn công nghiệp nên tập cho cá quen dần từ giai đoạn cá bột..
- Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá với các loại thức ăn khác nhau để nâng.
- Ảnh hưởng của thức ăn và nồng độ muối lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm từ giai đoạn cá hương lên cá giống.
- Nghiên cứu sử dụng sinh khối artemia sống để ương cá chẽm (Lates calcarifer)