« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN ĐẾN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN ĐẾN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TỈNH SÓC TRĂNG.
- Nuôi tôm nước lợ, khí tượng, thủy văn, Sóc Trăng.
- Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng, các yếu tố khí tượng và thủy văn ảnh hưởng đến tình hình phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội về các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng cho thấy nhiệt độ trung bình/tháng và lượng mưa/tháng tỷ lệ thuận với diện tích thả nuôi/tháng.
- các yếu tố như số giờ nắng/tháng, độ ẩm trung bình/tháng và mực nước trung bình/tháng tỷ lệ nghịch với diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng.
- Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê, với 67,785% sự biến động của diện tích thả nuôi tôm mặn lợ được giải thích bằng các biến độc lập trên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm bị thiệt hại cũng được phân tích..
- Diện tích nuôi trồng thủy sản 2012 đạt 54.294 ha, chiếm 19,64% diện tích đất.
- Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng là nuôi tôm mặn lợ (tôm sú và tôm chân trắng), cá tra và một số loại thuỷ sản khác.
- Diện tích nuôi tôm mặn lợ năm 2012 là 41.735 ha, chiếm 64,3% so với diện tích nuôi trồng thủy sản (tôm sú 37.338 ha, thẻ chân trắng 4.397 ha), sản lượng nuôi tôm mặn lợ 40.435 tấn, chiếm 32,37% sản lượng nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT, 2013).
- Sản lượng nuôi tôm mặn lợ của Tỉnh trong thập niên vừa qua thường đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong số các tỉnh ven biển ĐBSCL và Việt Nam.
- Nuôi tôm mặn lợ ven biển đã và đang góp phần làm tăng thu nhập và tạo việc làm cho cộng đồng, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng đất và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương..
- Tuy nhiên, ngành hàng tôm mặn lợ ở tỉnh Sóc Trăng phát triển chưa mang tính bền vững, chứa đựng rất nhiều rủi ro cả về kỹ thuật, môi trường, kinh tế-xã hội và an toàn thực phẩm.
- Mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm mặn lợ của tỉnh gặp rất nhiều trở ngại, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng.
- Có nhiều nguyên nhân gây trở ngại cho nghề nuôi tôm được nhận định, trong đó biến đổi thời tiết, khí hậu, khí tượng thủy văn trong thời gian qua có thể là một trong những yếu tố quan trọng.
- Số liệu thứ cấp gồm diện tích thả nuôi tôm mặn lợ, diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại, nhiệt độ trung bình, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm và mực nước hàng tháng.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển nuôi tôm mặn lợ,.
- tình hình thiệt hại tôm nuôi, các yếu tố khí tượng và thủy văn tỉnh Sóc Trăng..
- Phương pháp Hồi qui tuyến tính bội sử dụng để tìm ra các yếu tố khí tượng và thủy văn ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm mặn lợ.
- Trong đó, diện tích nuôi tôm mặn lợ/tháng và diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại tỉnh Sóc Trăng ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ trung bình/tháng, số giờ nắng/tháng, lượng mưa/tháng, độ ẩm trung bình/tháng và mực nước trung bình/tháng.
- 3.1 Tình hình nuôi tôm mặn lợ tỉnh Sóc Trăng Diện tích nuôi tôm mặn lợ của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần, năm 2010 diện tích nuôi tôm mặn lợ đạt 48.087 ha, sang năm 2011 diện tích nuôi giảm còn 44.369 ha, giảm - 7,31% so với năm 2010, năm 2012 diện tích nuôi tôm của Tỉnh tiếp tục giảm còn 41.740 ha, giảm - 5,93% so với năm 2011.
- Nguyên nhân diện tích nuôi giảm mạnh do diện tích nuôi tôm gặp rủi ro càng tăng trong thời gian gần đây.
- Tuy nhiên đến năm 2013 diện tích nuôi tôm mặn lợ có xu hướng tăng trở lại.
- nguyên nhân do người nuôi tôm chuyển đối tượng nuôi từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, bên cạnh đó giá tôm nguyên liệu trong năm ổn định ở mức cao, diện tích thả nuôi toàn Tỉnh đạt 46.010 ha, tăng 10,23% so với năm 2012 (Hình 1)..
- Hình 1: Diện tích nuôi tôm mặn lợ và diện tích thiệt hại từ Nguồn: Báo cáo tháng Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng .
- Diện tích thả nuôi tôm mặn lợ trung bình/tháng từ năm 2010-2013 dao động từ ha/tháng.
- tháng có diện tích thả nuôi cao nhất là.
- tháng 4 với 12.468 ha/tháng và tháng có diện tích thả nuôi thấp nhất là tháng 1 có 82 ha/tháng vào năm 2010..
- Bảng 1: Mô tả diện tích nuôi tôm mặn lợ tỉnh Sóc Trăng từ năm ha/tháng).
- Nguồn: Báo cáo tháng Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng Thời điểm thả giống tôm nuôi mặn lợ tỉnh Sóc.
- Trăng quanh năm, tuy nhiên diện tích thả nuôi tôm mặn lợ có xu hướng tập trung từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.
- tháng có diện tích thả nuôi lớn nhất vào năm 2010 là tháng 4 đạt 12.468 ha/tháng, chiếm 25,93% so với diện tích thả nuôi.
- Trong năm 2010 mùa vụ thuận lợi, diện tích nuôi tôm gặp thiệt hại thấp nên sang năm 2011 người nuôi tôm tranh thủ cải tạo ao nuôi và thả giống sớm, vì vậy, diện tích thả nuôi tập trung sớm hơn vào tháng 3 đạt 11.952 ha/tháng, chiếm 26,94% diện tích thả nuôi..
- do đó, trong năm 2011 diệt tích thiệt hại tăng rất cao chiếm 71,63% diện tích thả nuôi.
- Đến năm 2012 và 2013, người nuôi tôm không còn nôn nóng thả sớm mà chờ đến các điều kiện thời tiết, khí hậu ổn định mới thả nuôi nên diện tích thả nuôi tôm mặn lợ tập trung vào tháng 6 đạt 11.680 ha/tháng, chiếm 27,98% diện tích nuôi và 10.959 ha/tháng, chiếm 23,82% diện tích thả nuôi (Hình 2)..
- Diện tích nuôi tôm mặn lợ (ha) Diện tích tôm nuôi thiệt hại (ha) Ha.
- Hình 2: Diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng từ Nguồn: Báo cáo tháng Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng .
- Diện tích nuôi tôm mặn lợ gặp thiệt hại của Tỉnh từ năm 2010-2013 chiếm tỷ lệ rất cao so với diện tích thả nuôi, năm 2010 diện tích thiệt hại 8.092 ha, chiếm 16,83% so với diện tích thả nuôi;.
- sang năm 2011 diện tích thiệt hại 31.780 ha, chiếm 71,63% so với diện tích thả nuôi, tăng 2,93 lần so với năm 2010.
- năm 2012 diện tích thiệt hại 23.873.
- ha, chiếm 57,19% so với diện tích thả nuôi, giảm – 0,25 lần so với năm 2011.
- năm 2013 diện tích thiệt hại 13.372 ha, chiếm 29,06% so với diện tích thả nuôi, giảm 0,44 lần so với năm 2012.
- Diện tích nuôi tôm thiệt hại tuy có xu hướng giảm đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, so với diện tích nuôi tôm lợ mặn (Hình 3)..
- Bảng 2: Diện tích nuôi tôm mặn lợ bị thiệt hại tỉnh Sóc Trăng từ ha/tháng).
- Nguồn: Báo cáo tháng Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng Thời điểm diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại năm.
- 2010 tập trung vào các tháng 6 và 7 với diện tích thiệt hại lần lượt là 2.413 ha và 2.323 ha, chiếm 29,82% và 28,71% so với diện tích thiệt hại năm 2010, năm 2010 thời điểm thiệt hại trễ hơn thời điểm thả nuôi khoảng 2 tháng.
- năm 2011 thời điểm tôm nuôi gặp thiệt hại cao tập trung vào tháng 3, 4 và 5 với diện tích lần lượt là 5.639 ha, 7.132 ha và 5.531 ha, chiếm và 17,4% so với diện tích thả nuôi năm 2011, thời điểm gặp thiệt hại trễ hơn thời điểm thả nuôi khoảng 1 tháng;.
- năm 2012 thời điểm tôm nuôi thiệt hại tập trung.
- vào tháng 6, 7 và 8 với diện tích thiệt hại là 4.081 ha, 6.091 ha và 4.924 ha, chiếm .
- và 20,63% so với diện tích thả nuôi, thời điểm gặp thiệt hại khoảng 1 tháng sau khi thả nuôi.
- sang năm 2013 thời điểm tôm nuôi gặp thiệt hại tập trung vào tháng 6, 7 và 8 với diện tích thiệt hại là 3.627 ha, 3.007 ha và 2.110 ha, chiếm và 15,78% so với diện tích thả nuôi, thời điểm tôm nuôi gặp thiệt hại trễ hơn 1 tháng so với thời điểm thả nuôi.
- Qua kết quả này cho thấy thời gian tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại nhỏ hơn 2 tháng so với thời điểm tập trung thả nuôi tôm mặn lợ (Hình 2)..
- Hình 3: Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại từ ha/tháng) Nguồn: Báo cáo tháng Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng .
- Bảng 3: Mô tả Nhiệt độ trung bình ở tỉnh Sóc Trăng từ năm C).
- Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Sóc Trăng Độ ẩm trung bình của Tỉnh từ năm 2010-2013.
- Bảng 6: Mô tả độ ẩm trung bình tỉnh Sóc Trăng từ năm .
- Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Sóc Trăng Mực nước trung bình của Tỉnh từ năm 2010-.
- tháng có mực nước trung bình cao.
- hưởng đến phát triển nuôi tôm mặn lợ 3.3.1 Hàm hồi qui tuyến tính.
- Y i là diện tích nuôi tôm mặn lợ hoặc diện tích thiệt hại tháng thứ i ở tỉnh Sóc Trăng, được tính bằng (ha/tháng).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm mặn lợ gồm: x 1i nhiệt độ trung bình tháng thứ i, đơn vị tính ( 0 C/tháng).
- Qua Bảng 3 cho thấy, các biến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng, diện tích nuôi tôm mặn lợ thiệt hại/tháng, mực nước trung bình/tháng, lượng mưa/tháng biến động lớn giữa các tháng trong năm, được thể hiện qua độ lệch chuẩn gần bằng với giá trị trung bình, các biến còn lại biến động rất ít.
- Sự biến động lớn trong các biến thể hiện tích mùa vụ rất lớn, qua kết quả này cho thấy diện tích thả nuôi tôm/tháng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng thủy văn hàng tháng..
- bình Độ lệch chuẩn Diện tích thả nuôi tôm mặn lợ (ha/tháng Diện tích nuôi tôm mặn lợ thiệt hai (ha/tháng .
- Nhiệt độ trung bình ( 0 C/tháng .
- Độ ẩm trung bình (%/ngày .
- hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ.
- Kết quả ước lượng mô hình (6) sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS- Ordinary Least Square), bằng phần mềm SPSS 13.0, đưa biến phụ thuộc là diện tích thả nuôi tôm mặn lợ (ha/tháng) và các biến độc lập gồm nhiệt độ trung bình ( 0 C/tháng), số giờ nắng (giờ/tháng), lượng mưa (mm/tháng), độ ẩm trung bình (%/tháng), mực nước trung bình (mm/tháng) vào mô hình hồi qui.
- có nghĩa là sự biến động của diện tích thả nuôi tôm mặn lợ hàng tháng được giải thích bởi 5 biến độc lập đã đưa vào mô hình ở mức độ 67,78% với độ tin cậy 95%..
- Bảng 9: Phân tích các yếu tố khí tượng và thủy văn ảnh hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ hàng tháng tỉnh Sóc Trăng.
- bên cạnh đó giá trị sig.F là rất nhỏ lt;0,05), ta có thể bác bỏ giả thuyết H 0 : β k =0 (k=1, 2,…,5) và kết luận mô hình có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ.
- Giá trị Durbin-Watson của mô hình bằng 1,1064 cho thấy các yếu tố giải thích cho diện tích thả nuôi tôm mặn lợ có tương quan đến nhau.
- Phương trình hồi qui tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa diện tích thả nuôi tôm mặn lợ (Y) với các biến độc lập (x k ) như sau:.
- Kết quả hồi qui cho thấy biến nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng, kế đến biến độ ẩm trung bình/tháng, tiếp theo biến mực nước trung bình/tháng, biến số giờ nắng/tháng và cuối cùng là biến lượng mưa/tháng..
- Dựa vào phương trình hồi qui (7) trong bốn biến có ý nghĩa thống kê thì có hai biến là nhiệt động trung bình/tháng tác động cùng chiều với biến giải thích và ba biến số giờ nắng/tháng, độ ẩm trung bình/tháng, mực nước trung bình/tháng tác động ngược chiều với diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng..
- Qua kết quả trên cho thấy Nhiệt độ trung bình/tháng có ảnh hưởng rất lớn đến diện tích thả.
- nuôi tôm mặn lợ.
- người nuôi tôm có xu hướng thả giống tôm nuôi tập trung vào những tháng có nhiệt độ cao từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm..
- 3.3.3 Ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại.
- Bảng 10: Phân tích các yếu tố khí tượng và thủy văn ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm mặn lợ gặp thiệt hại tỉnh Sóc Trăng.
- có nghĩa là sự biến động của diện tích tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại được giải thích bởi 5 biến độc lập đã đưa vào mô hình ở mức độ 34,71% với độ tin cậy 95%..
- bên cạnh đó giá trị sig.F là rất nhỏ (0,002368<0,05), ta có thể bác bỏ giả thuyết H 0 : β k =0 (k=1, 2,…,5) và kết luận mô hình có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại..
- Phương trình hồi qui tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa diện tích tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại (Z) với các biến độc lập (x k ) như sau:.
- bình/tháng ảnh hưởng quan trọng nhất đến diện tích tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại/tháng, kế đến biến mực nước trung bình/tháng, tiếp theo biến nhiệt độ trung bình/tháng, biến số giờ nắng/tháng và cuối cùng là biến lượng mưa/tháng.
- Yếu tố số giờ nắng/tháng và mực nước trung bình/tháng tỷ lệ nghịch với diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại.
- các yếu tố nhiệt độ trung bình/tháng, độ ẩm, lượng mưa tỷ lệ thuận với diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại.
- Nhiệt độ cao, mưa nhiều, nắng ít, độ ẩm cao, mức nước thấp sẽ làm gia tăng diện tích tôm bị thiệt hai..
- Kết quả chạy mô hình hồi qui tuyến tính bội (8) cho thấy chỉ có biến mực nước trung bình có ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại có ý nghĩa thống kê.
- Tuy nhiên, sự tác động tổng hợp của cá yếu tố này có thể gây ảnh hưởng lớn đến diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại, điều này thể hiện qua hệ số F=0,002368..
- Ngoài ra, nguyên nhân tôm nuôi gặp thiệt hại còn có các yếu tố khác ngoài mô hình, có thể như giống kém chất lượng, môi trường ao nuôi không ổn định, nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm cấp trực tiếp vào ao nuôi hoặc xử lý nước chưa đạt,… kết hợp với thời tiết bất lợi dẫn đến tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại..
- Diện tích nuôi tôm mặn lợ của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2010 đến 2013 phát triển không ôn định từ năm 2010 giảm rất nhanh đến năm 2013 bắt đầu tăng trở lại, diện tích nuôi tôm mặn lợ thiệt hại có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013, diện tích thả nuôi tôm mặn lợ tập trung từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.
- thời điểm tôm nuôi gặp thiệt hại trễ hơn thời điểm tập trung thả nuôi tôm mặn lợ nhỏ hơn 2 tháng..
- Kết quả phân tích mô hình hồi qui về các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng cho thấy nhiệt độ và lượng mưa/tháng tỷ lệ thuận với diện tích thả nuôi/tháng, các yếu tố như số giờ.
- nắng/tháng, độ ẩm trung bình/tháng và mực nước trung bình/tháng tỷ lệ nghịch với diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng, các yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở mức sự biến động của diện tích thả nuôi tôm mặn lợ/tháng được giải thích bằng các biến độc lập trên..
- Bên cạnh đó, kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội về các yếu tố ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại/tháng theo từng biến riêng lẻ, cho thấy chỉ có biến mực nước trung bình có ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi gặp thiệt hại có ý nghĩa thống kê.
- Ngoài ra, nguyên nhân tôm nuôi gặp thiệt hại còn có các yếu tố khác ngoài mô hình, có thể như giống kém chất lượng, môi trường ao nuôi không ổn định, nguồn nước tự nhiện bị ô nhiễm cấp trực tiếp vào ao nuôi hoặc xử lý nước chưa đạt,… kết hợp với thời tiết bất lợi dẫn đến tôm nuôi mặn lợ gặp thiệt hại..
- Qua kết quả phân tích trên thì người nuôi tôm nên hạn chế thả nuôi tôm mặn lợ vào những tháng nắng nóng kéo dài (từ tháng 2 đến 3) và tháng có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao (từ tháng 10 đến 01 năm sau).
- Bên cạnh đó, người nuôi tôm nên chọn giống tôm nuôi chất lượng cao, nắm vững kỹ thuật và quản lý tốt ao nuôi..
- Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng 2011.
- Niêm giám thống kê Sóc Trăng 2011