« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG LẬP ĐỊA VÀ TẦN SỐ NGẬP TRIỀU LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC ĐẤT TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG LẬP ĐỊA VÀ TẦN SỐ NGẬP TRIỀU LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC ĐẤT TẠI KHU DỰ TRỮ SINH.
- QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ.
- Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định những ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố HCM.
- Hướng của nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: (1) là kháo sát địa hình và chế độ thủy văn, đặc biệt là tần suất ngập triều và (2) là khảo sát sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất.
- Tính chất lý hoá học đất được ghi nhận tại hai vị trí Khe Vinh (KV) và Mũi Ó (MO) thuộc tiểu khu 17 trên 3 vùng (1, 2 &.
- 3) được bố trí dọc theo 3 lát cắt tại cả hai vị trí.
- Mẫu đất được lấy tại 2 độ sâu 10 cm và 30 cm, các chỉ tiêu được theo dõi và nghi nhận trong mùa khô và mùa mưa.
- Nhìn chung, cao độ mặt đất và tần suất ngập có ảnh hưởng mạnh đến tính chất đất.
- Thành phần cơ giới của đất tại hai vị trí KV và MO chủ yếu là thịt và sét, ở tầng đất dưới có tỉ lệ cát cao hơn là tầng mặt.
- Dung trong đất có tương quan với ẩm độ đất, trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa.
- pH đất tại các vùng cao có giá trị cao hơn so với các vùng thấp và vùng thường xuyên ngập nước, ngược lại Eh lại thấp tại các vùng có cao độ thấp và thường xuyên ngập nước, đối với EC có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô..
- Độ mặn trong đất nước khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tần suất ngập lũ, mưa, sự hiện diện của các kênh rạch, độ dốc ảnh hưởng đến sự thoát nước, độ sâu mực nước, và dòng nước ngọt (Mitsch và Gosselink, 2000.
- Các nghiên cứu cho thấy nồng độ chất hữu cơ trong đất, lượng nitơ, phốt pho và kali có liên quan đến tần suất ngập lũ và biên độ triều, các yếu tố này tăng dần tại các vị trí có cao độ cao dần về phía trong đất liền và giảm nhẹ theo độ dốc thủy triều, trong khi độ pH và độ mặn lại tăng dần tại các vị trí về phía bờ biển (Tam và Wong, 1997)..
- Đặc biệt, tình trạng chất dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Rừng ngập mặn phân bố phụ thuộc vào sự phản ứng của các loài thực vật với tình trạng khử của đất và các điều kiện có ảnh hưởng đến tính chất hóa sinh học của đất từ đó ảnh hưởng đến khả năng lan rộng và chịu ngập lũ (McKee, 1993)..
- Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát sự ảnh hưởng và các mối quan hệ giữa đặc tính đất và tính chất thủy văn..
- Các đặc tính lý hóa đất được ghi nhận tại 2 vị trí là Khe Vinh (KV) và Mũi Ó (MO), tại mỗi vị trí bố trí 3 lô định vị theo ba vùng (Z1, Z2 &.
- Mẫu đất được lấy ở độ sâu khoảng 10 cm và khoảng 30 cm, mẫu đất và các số liệu được thu thập tại hai vị trí đều được thực hiện cả trong mùa khô và mùa mưa..
- Cao trình mặt đất được đo bằng dụng cụ Laserlink và tần số ngập được định nghĩa là số lần mà các khu vực này bị ngập nước trong hai mùa khô và mưa.
- Số liệu phân tích cho thấy cao trình có thay đổi bởi vị trí và vùng, và có sự tương tác qua lại (Bảng 1), cao trình không có sự khác biệt giữa KV và MO ngoại trừ Z1, nơi mà cao trình của KV thấp hơn so với MO (Hình 1).
- Mặc dù vị trí của KV và MO ở trong cùng một tiểu khu, nhưng cao trình khác nhau một cách có ý nghĩa, Sự khác biệt này có thể được giải thích do địa hình của rừng ngập mặn Cần Giờ giảm dần từ phía Đông về phía Nam và từ Đông sang Tây (Tuấn et al., 2002), các lát cắt tại MO kéo dài gần đến phần trung tâm của rừng Cần Giờ, đa số cao trình mặt đất 3 vùng đều cao và giống nhau do hướng của những lát cắt từ phía Đông đến phía Tây.
- Tần số ngập triều bị chi phối ở mức ý nghĩa 5 % bởi yếu tố cao trình và mùa, giữa vị trí và các vùng, sự tương tác giữa vị trí và vùng (Bảng 1).
- Tần số ngập trong mùa khô cao hơn có ý nghĩa so với mùa mưa (Hình 2) vì do nước đổ vào từ thượng nguồn của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (Tuấn et al., 2002), kết quả này tương tự với kết quả của nghiên cứu của Thom et al.
- Trong mùa mưa, các đập thủy điện Trị An dự trữ nước ở thượng nguồn, và trong mùa khô xả nước vào trong hệ thống sông rạch rừng ngập mặn Cần Giờ gây.
- lần so với các vùng khác tai vị trí KV và MO (Hình 3), Ngược lại, ở Z2 và Z3, tần số ngập không có sự khác biệt giữa hai vị trí nghiên cứu (Hình 3).
- Theo Howard và Mendelssohn (1995) địa hình cục bộ có thể ảnh hưởng đến tần số ngập lụt, trong nghiên cứu này, Z1 của vị trí KV có tần số ngập xuất hiện cao hơn có ý nghĩa do độ cao thấp hơn so với Z1 của khu vực MO..
- Thành phần cơ giới ở hai vị trí KV và MO chủ yếu là sét và thịt, đất sét chiếm từ 55 - 60%, và thịt chiếm từ 35 - 40%.
- Riêng chỉ có Z2 và Z3 tại vị trí MO có thành phần cát lớn hơn 10%.
- Tỷ lệ sét cũng cao hơn một cách có ý nghĩa so với thành phần thịt tại Z1 của vị trí KV và MO.
- Mặc dù TPCG của đất không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn, tuy nhiên hàm lượng sét có tương quan có ý nghĩa (r = 0,5112, P = 0,0012) với tần suất ngập triều (Hình 4).
- Bảng 1: Phân tích ANOVA của cao trình và tần số ngập tại hai vị trí KV &.
- MO khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- F-ratio Prob>F F-ratio Prob>F Vị Trí (Si).
- 3.4 Độ ẩm đất.
- Độ ẩm đất bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố chính như vị trí, vùng và mùa, còn độ sâu có ảnh hưởng kém hơn.
- Tại vị trí KV, ẩm độ đất giữa các vùng không khác biệt trong mùa khô..
- Tuy nhiên, trong mùa mưa độ ẩm đất giảm mạnh từ Z1 đến Z3.
- Ngược lại, tại vị trí MO, độ ẩm đất tăng lên từ Z1 đến Z3 trong cả hai mùa (Bảng 2).
- Nhìn chung, trong mùa mưa đất có độ ẩm cao hơn có ý nghĩa so với mùa khô.
- Ẩm độ đất không có sự khác biệt đáng kể giữa tầng đất mặt và tầng đất dưới ngoại trừ tại địa điểm MO tại Z1 trong mùa mưa.
- Kết quả cho thấy trong mùa khô độ ẩm đất có sự tương quan nghịch với sự thoát nước (r P = 0,0134) ở các vùng tại vị trí MO (Hình 5) và trong mùa mưa có tương quan nghịch rất có ý nghĩa với EC của nước ngầm (r P <0,0001) tại vị trí KV (Hình 6)..
- Hình 1: Tương tác giữa vị trí và các vùng đến cao trình.
- Hình 2: Sự tương tác giữa vị trí và vùng lên tần số ngập.
- Tần suất ngập (số lần /tháng) a.
- Hình 3: Tần số ngập giữa mùa khô và mùa mưa.
- Tần suất ngập (lần/tháng).
- Hình 4: Mối quan hệ giữa tần suất ngập triều và tỷ lệ phần trăm đất sét tại KV và MO khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hình 5: Mối quan hệ giữa độ ẩm đất và sự thoát nước trong mùa khô tại MO khu dự trữ.
- Hình 6: Mối quan hệ giữa ẩm độ đất và EC của nước ngầm trong mùa mưa tại KV khu.
- 3.5 Dung trong của đất.
- Dung trong đất bị ảnh hưởng bởi tương tác 2 &.
- Ảnh hưởng tương tác giữa vị trí, mùa và độ sâu lên dung trọng đất không khác biệt giữa KV và MO (Bảng 2).
- Trong mùa mưa, tầng đất mặt có dung trong cao hơn có ý nghĩa so với tầng đất dưới, Nhưng đối với tầng đất dưới dung trọng, trong mùa khô cao hơn có ý nghĩa so với mùa mưa, nhưng cũng chỉ xuất hiện vị trí MO.
- Ảnh hưởng tương tác của vị trí, khu vực và độ sâu trên dung trọng đất không khác biệt giữa hai tầng đất ngoại trừ Z1 tại vị trí MO.
- Tại KV, dung trọng đất cao nhất được tìm thấy tại Z3, nhưng chỉ ở tầng đất dưới, trong khi ở MO, dung trong đất cao nhất tại Z1 ở cả hai tầng đất mặt và tầng đất dưới...
- Dung trọng đất có tương quan nghịch (r P <0,0001) với độ ẩm của đất.
- (Hình 7) và các chất hữu cơ (OM), nhưng chỉ tìm thấy ở tầng đất mặt (r.
- Độ ẩm đất.
- Hình 7: Mối quan hệ giữa dung trong đất và độ ẩm đất tại vị trí KV và MO trong khu dự.
- trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hình 8: Mối quan hệ giữa dung trong đất và OM tại KV và MO khu dự trữ sinh quyển.
- rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Tại KV, pH đất trong mùa khô thấp hơn có ý nghĩa so với mùa mưa ở cả hai tầng đất.
- Tại MO, pH đất cũng gia tăng có ý nghĩa từ mùa khô đến mùa mưa, nhưng chỉ ở tầng đất mặt.
- Tương tác giữa vị trí, vùng và độ sâu cho thấy pH ở Z3 tại KV thấp hơn Z1, nhưng chỉ xảy ra trong tầng đất dưới.
- Trong khi tại vị trí MO, pH không khác biệt giữa các vùng và ở cả hai độ sâu..
- Mặc dù bị ảnh hưởng bởi độ sâu, và vị trí, tuy nhiên, mùa vẫn đóng vai trò nhân tố chính ảnh hưởng đến độ pH của đất, trong mùa khô, đất nhận được nhiều oxygen làm tăng quá trình ô xy hóa dẫn đến pH thấp hơn.
- Trong mùa mưa, pH được pha loãng bởi lượng mưa và dòng chảy bề mặt dẫn đến pH cao hơn.
- Vùng cũng có ảnh hưởng tương đối đối với pH, ở Z3 tại KV, đất có pH thấp hơn Z1, nhưng chỉ trong tầng đất bên dưới.
- Trong nghiên cứu cho thấy pH đất tương quan có ý nghĩa (r = 0,7144, P = 0,0003) với độ ẩm đất trong mùa mưa (Hình 9) và tương quan nghịch với EC của nước ngầm trong mùa khô (r P <0,0351) và mùa mưa (r P = 0,0126) tại vị trí KV (Hình 10 và 11)..
- Eh của đất bị ảnh hưởng mạnh bởi tương tác của vị trí và vùng, vị trí và độ sâu, mùa và độ sâu, còn ảnh hưởng của vùng phụ thuộc vào vị trí (Bảng 2), tại KV, Eh ở Z1 và Z2 thấp hơn đáng kể so với Z3.
- Ngược lại, tại vị trí MO, Eh đất ở Z2 và Z3 thấp hơn so với Z1..
- Ảnh hưởng của các vị trí lên Eh phụ thuộc vào độ sâu (Bảng 2), Eh tại MO cao hơn đáng kể so với KV, nhưng sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa ở tầng đất mặt.
- Eh ở tầng đất mặt cao hơn có ý nghĩa so với tầng đất dưới ở cả hai vị trí KV và MO..
- Tương tự như vậy Eh ở tầng đất mặt vào mùa khô cao hơn trong mùa mưa (Bảng 2).
- Tùy thuộc vào tình trạng ngập triều, đất rừng ngập mặn thường có Eh thay đổi từ -100 đến -400 mV (Mitsch và Gosselink 2000), ghi nhận được tại các vị trí nghiên cứu Eh biến động từ 311 mV đến -120 mV.
- Hầu hết các giá trị Eh trong mùa khô tại các vùng đất cao và ở tầng đất mặt cao hơn so với trong mùa mưa tại các vùng đất thấp và ở tầng đất dưới (ví dụ: Z1 của vị trí KV).
- 3.8 EC của đất.
- EC của đất bị ảnh hưởng mạnh bởi mùa và vùng, trong khi độ sâu chỉ ảnh hưởng ở mức độ thấp.
- Không tìm thấy ảnh hưởng của vị trí.
- cả các nghiệm thức trong mùa khô đều cao hơn mùa mưa.
- EC tại Z1, Z2 và Z3 trong mùa khô ở cả hai vị trí đều không khác nhau có ý nghĩa.
- Trong mùa mưa, EC không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, ngoài trừ ở MO, EC ở Z2 cao hơn đáng kể so với Z1..
- Tại vị trí KV, EC tầng đất dưới cao hơn có ý nghĩa so với EC của tất cả các nghiệm thức khác.
- Tương tác của vùng và độ sâu cho thấy EC ở tầng đất mặt và EC của tầng đất dưới của cả ba khu vực không khác nhau ngoại trừ ở tầng dưới của Z2 cao hơn có ý nghĩa và Z1, ở tầng mặt có EC thấp hơn có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức khác.
- EC của đất có tương quan nghịch với EC của nước ngầm, hình 14 minh họa trong mùa khô tại MO (r P = 0,0478).
- Hình 9: Mối quan hệ giữa pH của đất và độ ẩm đất trong mùa mưa tại KV, khu dự trữ.
- sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hình 10: Mối quan hệ giữa độ pH đất và EC của nước ngầm trong mùa khô tại KV, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hình 11: Mối quan hệ giữa độ pH đất và EC của nước ngầm trong mùa mưa tại KV, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hình 12: Mối quan hệ giữa Eh của đất và mực nước ngầm tại KV và MO, khu dự trữ.
- Hình 13: Mối quan hệ giữa Eh đất và độ ẩm đất trong mùa mưa tại vị trí KV MO, khu dự.
- EC của đất (ms/cm).
- Hình 14: Mối quan hệ giữa EC của đất và EC của nước ngầm trong mùa khô tại khu dự trữ.
- Sự khác nhau về độ cao của các dạng lập địa giữa vị trí KV và MO chủ yếu là do vùng 1 (Z1) thuộc vị trí KV thấp hơn có ý nghĩa so với tất cả các khu vực khác, độ cao khác nhau dẫn đến tần suất ngập triều khác nhau, vùng có cao độ thấp sẽ có tần suất ngập triều cao và ngược lại.
- Cao trình mặt đất, tần suất ngập triều, mùa và tương tác giữa chúng đều có ảnh hưởng đến tính chất lý hoá học đất.
- Tỷ lệ cát tương quan có ý nghĩa với độ cao, tầng đất dưới có một tỷ lệ cát cao hơn tầng đất mặt..
- Dung trọng đất trong mùa khô cao hơn mùa mưa và có một sự tương quan với độ ẩm đất và chất hữu cơ trong đất.
- Từ sự khác biệt về cao trình và chế độ ngập triều đã ảnh hưởng đến các tính chất của đất như: Thành phần cơ giới, dụng trọng đất, ẩm độ đất, pH, Eh và EC của đất.
- EC cao ảnh hưởng bởi mùa cũng như độ cao, EC cao được tìm thấy ở các vùng có cao trình mặt đất cao, ở tầng đất dưới và trong mùa khô.