« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA CÚC (WEDELIA TRILOBATA) THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY (BRACHIARIA MUTICA) TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA CÚC (WEDELIA TRILOBATA) THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY (BRACHIARIA MUTICA) TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HÓA.
- Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất trên thỏ lai được nuôi khẩu phần cỏ lông tây (CLT) có thay thế địa cúc (ĐC) ở các mức độ và 90%.
- Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại và 4 thỏ trên mỗi đơn vị thí nghiệm.
- Kết quả cho thấy lượng DM, OM, CP và EE tiêu thụ hàng ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) được tìm thấy ở khẩu phần ĐC70 và ĐC90.
- Trọng lượng thỏ lúc kết thúc thí nghiệm và tăng trọng ở nghiệm thức ĐC70 và ĐC90 cao hơn các nghiệm thức còn lại một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
- Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất CP, EE, NDF và ADF cũng được cải thiện một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở các khẩu phần CLT được thay thế bởi ĐC.
- Thí nghiệm được kết luận rằng địa cúc có thể thay thế lên đến mức từ 70% đến 90% CLT trong khẩu phần nuôi thỏ cho tăng trọng cao và mang lại hiệu quả kinh tế nhất..
- Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nguồn thức ăn cho thỏ.
- Ngoài ra địa cúc còn có hàm lượng dưỡng chất khá chấp nhận, có hàm lượng đạm khoảng 11% (Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2006).
- Vì vậy địa cúc là nguồn thức ăn xanh có thể sử dụng để nuôi thỏ.
- Mục đích của đề tài nhằm xác định mức độ tối ưu của địa cúc thay thế cỏ lông tây trong khẩu phần nuôi thỏ thịt, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiêm và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng địa cúc trong chăn nuôi thỏ..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Động vật thí nghiệm.
- Thí nghiệm thực hiện trên giống thỏ lai, được sản xuất từ thỏ địa phương và thỏ lai cải tiến.
- 600g được sử dụng cho thí nghiệm ở giai đoạn nuôi tăng trưởng.
- Thí nghiệm tiêu hóa được thực hiện kết hợp với thí nghiệm nuôi dưỡng, tiến hành lúc thỏ khoảng 90 ngày tuổi, có trọng lượng khoãng 1,4- 1,5kg.
- Thỏ được tiêm phòng bịnh cầu trùng, bại huyết và kí sinh trùng trước khi đưa vào thí nghiệm..
- 2.2 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm gồm 2 giai đoạn nuôi tăng trưởng và tiêu hoá được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần và 3 lần lặp lại.
- Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái, được bố trí vào mỗi ngăn chuồng lồng, thỏ có trọng lượng tương đương nhau.
- Thí nghiệm nuôi dưỡng tiến hành trong 10 tuần, thí nghiệm tiêu hóa thực hiện trong 6 ngày.
- Năm nghiệm thức tương ứng với năm khẩu phần trong đó địa cúc thay thế cỏ lông tây ở các mức độ khác nhau được trình bày qua công thức khẩu phần như dưới đây..
- Bảng 1: Công thức khẩu phần thí nghiệm.
- Địa cúc .
- Thức ăn hỗn.
- ÐC90:mức độ thay thế cỏ lông tây bằng địa cúc lần lượt ở các mức độ dựa trên lượng DM của cỏ lông tây ăn vào ở nghiệm thức đối chứng (ÐC0)..
- Sáu mươi thỏ thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào 15 ngăn chuồng lồng được làm bằng lưới chì và gỗ (0,5x 0,6x 0,5m).
- 2.4 Thức ăn thí nghiệm và cách nuôi dưỡng.
- Địa cúc và cỏ lông tây cắt hàng ngày ở xung quanh khu vực Trường Đại Học.
- Thức ăn hỗn hợp mua ở cửa hàng thức ăn gia súc.Tất cả các loại thức ăn trên đã được phân tích các thành phần hóa học trước khi tiến hành thí nghiệm..
- Thỏ thí nghiệm được cho ăn 3 lần/ ngày vào lúc (lúc 8,11 và 17giờ).
- Các loại thức ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa được thu và cân vào sáng hôm sau.
- Mỗi hai tuần thức ăn và thức ăn thừa được thu và xử lý để phân tích thành phần hóa học.
- Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trong 6 ngày.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa của từng đơn vị thí nghiệm được cân để tính mức ăn vào/ngày.
- Mẫu phân và nước tiểu được thu và cân trọng lượng theo từng đơn vị thí nghiệm.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa và phân được sấy khô ở 55 o C, nghiền mịn.
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của khẩu phần thí nghiệm của thỏ nuôi giai đoạn thí nghiệm tăng trưởng..
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất: DM, OM, CP, EE và NDF, ADF và lượng nitơ tích lũy (g/kgW 0,75 ) của thỏ nuôi giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất..
- Các loại thức ăn cho ăn như cỏ lông tây, địa cúc, bã đậu nành, thức ăn hỗn hợp, thức ăn thừa và phân thỏ được phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô (DM), Nitrogen (N), đạm thô (CP) (N x 6.25), chất béo (EE) và tro theo phương pháp của AOAC (1990).
- 2.6 Xử lý thống kê.
- Khi thử nghiệm F có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0,05, sự so sánh cặp được thực hiện bằng cách sử dụng qui trình của Tukey (Minitab, 2000)..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Kết quả thành phần hóa học thức ăn của các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm nuôi dưỡng (%DM).
- Bảng 2: Thành phần hoá học thức ăn dùng trong thí nghiệm nuôi dưỡng (%DM).
- Cỏ lông tây Ðịa cúc Thức ăn hỗn.
- Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy cỏ lông tây (CLT) có hàm lượng DM là 17,7% cao hơn địa cúc là 14,7%.
- Ðạm thô của địa cúc trong thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Danh Mô và Nguyễn Văn Thu (2006) là 11,0%.
- Lượng NDF của địa cúc là 38,6% thấp hơn lượng NDF của CLT là 72,9%.
- Lượng ADF của CLT và địa cúc trong thí nghiệm tương đương nhau.
- Vì vậy nếu có sự phối hợp tốt giữa địa cúc và CLT trong khẩu phần có thể giúp thỏ tận dụng tốt nguồn thức ăn và đáp ứng nhu cầu chất xơ hợp lý..
- 3.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ ở các khẩu phần khác nhau trong thí nghiệm nuôi dưỡng (g/con/ngày).
- Bảng 3: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ ở các khẩu phần khác nhau trong thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Cácgiá trị trung bình mang các chữ a,b,c,d,e trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0,05..
- Bảng 3 cho thấy lượng DM của cỏ lông tây (CLT) ăn vào giảm có ý nghĩa thống.
- thống kê (P<0,01) theo các mức độ địa cúc tăng dần theo bố trí khẩu phần thí nghiệm..
- Tổng lượng DM và OM ăn vào tăng dần khi tăng các mức độ địa cúc trong khẩu phần, tăng cao có ý nghĩa thống kê (P<0,01 và P<.
- 0,05) ở khẩu phần ÐC90.
- Tổng lượng CP ăn vào cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) ở nghiệm thức ÐC90 là 11,6 g/con/ngày.
- Kết quả này thấp hơn thí nghiệm của Nguyễn Thị Kim Ðông và Nguyễn Văn Thu (2005) có CP ăn vào là 12,8 g/con/ngày.
- Lượng EE ăn vào tăng khi tăng dần các mức độ ÐC trong khẩu phần, và cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) ở khẩu phần ÐC90 là 7,43 g/con/ngày, có lẻ do hàm lượng EE của ĐC cao hơn CLT..
- Lượng ADF ăn vào cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở khẩu phần ÐC90..
- 3.3 Kết quả tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm.
- Bảng 4: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm.
- Các chữ a,b trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0,05.
- TLĐTN: trọng lượng đầu thí nghiệm, TLCTN: trọng lượng cuối thí nghiệm, HSCHTA: hệ số chuyển hoá thức ăn, TA: thức ăn..
- Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy trọng lượng thỏ lúc kết thúc thí nghiệm (TLCTN) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) ở hai nghiệm thức ĐC70 và ÐC90.
- Kết quả của thí nghiệm cao hơn thí nghiệm của Phạm Huỳnh Khiết Tâm (2007) là 1862g đến 1937g và phù hợp với thí nghiệm của Lê Thị Huyền Trang (2006) là 1711g đến 2538g.
- Tăng trọng của thỏ ở khẩu phần ÐC70 và ÐC90 lần lượt là 24,8g đến 25,7g/con/ngày cao hơn tăng trọng của thỏ ở các khẩu phần còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
- HSCHTA nằm trong khoảng chấp nhận từ 3,09 đến 3,27, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05)..
- Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng nuôi thỏ với khẩu phần ÐC70 và ÐC90 cho hiệu quả kinh tế cao hơn các khẩu phần đối chứng.
- 3.4 Kết quả thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Bảng 5: Thành phần hoá học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa (%DM).
- Cỏ lông tây Ðịa cúc Thức ăn hỗn hợp Bã đậu nành .
- Qua bảng 5 chúng tôi nhận thấy thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa cũng không khác biệt nhiều so với thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong giai đoạn nuôi dưỡng.
- Lượng CP của địa cúc là 12,5% cao hơn CP của CLT là 9,64%.
- Thành phần NDF của CLT là 71,8% cao hơn rất nhiều so với địa cúc là 32,9%.
- Ðiều đó chứng tỏ CLT là thực liệu cung xơ cao trong khẩu phần, nếu sử dụng nhiều thì khả năng tiêu hóa của thỏ sẽ giảm.
- Lượng ADF của CLT và điạ cúc trong thí nghiệm tương đương nhau..
- 3.5 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Bảng 6: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa (g/con/ngày).
- Qua bảng 6 nhận thấy lượng DM và OM tiêu thụ khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05).
- Lượng CP tiêu thụ có khuynh hướng tăng trong các nghiệm thức có ĐC nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa (P>0,05).
- Kết quả này thấp hơn kết quả thí nghiệm của Samkol (2006) khi thỏ được nuôi bằng rau muống, có lượng đạm thô tiêu thụ là 16,6g.
- Lượng EE, NDF và ADF tiêu khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05)..
- 3.6 Kết quả tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích luỹ của thỏ trong thí nghiệm.
- Bảng 7: Tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất và nitơ tích luỹ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa Tỷ lệ tiêu hóa.
- Nghiệm thức.
- Các chữ a,b khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0,05, DM: vật chất khô, CP:.
- Bảng 7 chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ có khuynh hướng tăng ở các nghiệm thức có địa cúc, nhưng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Tỷ lệ tiêu hóa CP ở cao ở các nghiệm thức ÐC50 đến ÐC90, trong đó giá trị cao nhất có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở ĐC70..
- Kết quả này cao hơn kết quả thí nghiệm của Nguyễn Xuân Linh (2005) tỉ lệ hóa CP là 61,45 đến 75,2%.
- Tỉ lệ tiêu hóa EE tăng có ý nghĩa thống kê và cao nhất ở ÐC90 (P<0,05)..
- Tỷ lệ tiêu hóa NDF và ADF cũng tăng dần khi tăng các mức độ địa cúc trong khẩu phần và cao nhất có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở nghiệm thức ÐC90.
- Kết quả thí nghiệm thấp hơn báo cáo của Phạm Huỳnh Khiết Tâm (2007) có NDFD từ 37,0%.
- Lượng nitơ ăn vào và nitơ tích lũy có khuynh hướng tăng ở các nghiệm thức có địa cúc thay thế CLT, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Kim Ðông và Nguyễn Văn Thu (2005) là 1,21-1,60 g/kgW 0,75 nhưng thấp hơn thí nghiệm của Ðào Hùng (2006) là 1,42-2,0 g/kgW 0,75 .
- Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thỏ có trọng lượng kết thúc, tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao khi được nuôi bằng khẩu phần có địa cúc thay thế CLT lên đến từ 70-90%..
- Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất CP, EE, NDF và ADF cũng được cãi thiện có hiệu quả ở các khẩu phần có địa cúc từ 70- 90%..
- Ảnh hưởng của sử dụng rau lang thay thế cỏ lông tây trên tỉ lệ tiêu hóa tích lũy đạm của thỏ tăng trưởng.
- Ảnh hưởng các mức độ rau lang theo tăng trọng cơ thể lên khả năng sản xuất thịt và sự tiêu hóa của thỏ lai