« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN CHỈ TIÊU SINH LÝ, TĂNG TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH MEN TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC (Channa striata) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý, hoạt tính enzyme tiêu hoá và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột lên cá hương.
- Cá lóc bột được thuần hóa và ương trong bể ở 5 độ mặn và 12.
- Kết quả sau 90 ngày ương cho thấy độ mặn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu như số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, glucose, Na.
- Cl - và ASTT nhưng làm giảm hàm lượng hematocrit ở độ mặn 9‰.
- Hàm lượng cortisol tăng cao nhất ở nghiệm thức 9‰.
- Hoạt tính enzyme tiêu hóa amylase, chymotrypsin và pepsine không bị ảnh hưởng bởi độ mặn nhưng hoạt tính của trypsin giảm có ý nghĩa so với đối chứng ở các nghiệm thức 6‰ và 9‰.
- Qua đó cho thấy có thể ương cá lóc bột ở độ mặn từ 0 đến 3‰..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và hoạt tính men tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương.
- Một số nghiên cứu trước đây cho thấy độ mặn là yếu tố gây ảnh hưởng lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT), ion, trao đổi chất và sinh trưởng của các đối tượng nước ngọt như cá trê vàng lai (Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thanh Hương, 2011), cá sặc rằn (Lê Thị Phương Mai và ctv, 2016) và cá rô đồng (Đỗ Thị Thanh Hương và ctv .
- Đối với cá lóc, các nghiên cứu về kỹ thuật nuôi hoặc ảnh hưởng của yếu tố môi trường như nitrite và độ mặn lên sinh lý và tăng trưởng đã được thực hiện bởi Dương Nhựt Long và ctv.
- Nghiên cứu của Nguyễn Trường Tịnh (2013) cho thấy cá lóc tăng trưởng tốt nhất về khối lượng và chiều dài khi nuôi ở độ mặn 6‰ và thấp nhất ở 12‰.
- Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata) giai đoạn cá bột lên cá hương là cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm hiểu sự đáp ứng về sinh lý và tăng trưởng của cá đối với sự tăng độ mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, từ đó bổ sung những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh lý của loài cá này giúp người nuôi.
- trồng thủy sản có thể ứng dụng vào qui trình ương cá khi có độ mặn xâm nhập vào nội đồng..
- Cá lóc bột được ương với mật độ 300 con/bể (tương đương 1.200 con/m 3 ) ở 4 độ mặn khác nhau là và một nghiệm thức nước ngọt (đối chứng) trong hệ thống bể có thể tích 500 L (chứa 250 L nước).
- Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần..
- Độ mặn của các nghiệm thức thí nghiệm được nâng 1‰ mỗi 12 giờ bằng nước ót 80-90‰, khi độ mặn đạt yêu cầu của thí nghiệm bắt đầu tính là ngày 0..
- Tiến hành nâng độ mặn ở các nghiệm thức độ mặn cao trước để tất cả các nghiệm thức đạt đến độ mặn thí nghiệm cùng thời điểm và bắt đầu tính thời gian thí nghiệm.
- Độ mặn được kiểm tra 2 ngày/lần bằng khúc xạ kế (Atago Master- Nhật).
- 3.2 Các chỉ tiêu huyết học của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Mật độ hồng cầu có xu hướng giảm theo sự tăng độ mặn.
- mật độ hồng cầu cao nhất ở nghiệm thức 0‰ và thấp nhất ở 9‰ nhưng khác biệt giữa các.
- nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Tương tự, mật độ bạch cầu cũng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05).
- mật độ bạch cầu cao nhất ở nghiệm thức 3‰ và thấp nhất ở 9‰.
- Bảng 1: Chỉ tiêu huyết học của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau Nghiệm thức.
- Nhìn chung, mật độ hồng cầu, bạch cầu và Hb có xu hướng giảm theo sự gia tăng của độ mặn.
- Sự giảm số lượng hồng cầu ở các nghiệm thức độ mặn kéo theo sự suy giảm hàm lượng Hb ở các nghiệm thức này.
- Hb đạt thấp nhất là 8,67±0,91 g/100 mL ở nghiệm thức 9‰ nhưng khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>005).
- Hct chịu sự tác động của độ mặn.
- Ở độ mặn càng cao, tỉ lệ huyết cầu của cá giảm là do có một lượng nước trao đổi ra ngoài tế bào làm thể tích tế bào máu giảm dẫn tới tỉ lệ huyết cầu của cá bị giảm..
- (1994) trên cá rô phi nuôi 2 tháng ở 4 độ mặn 0, 5, 10 và 20‰.
- hàm lượng Hb và Hct đều có xu hướng giảm theo sự gia tăng của độ mặn..
- 3.3 Hàm lượng cortisol và glucose của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Hàm lượng cortisol trong huyết tương cá chịu sự ảnh hưởng bởi độ mặn (Bảng 2).
- Ở nghiệm thức 9‰, hàm lượng cortisol cao nhất (348±18,1 ng/mL), khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức ng/mL) nhưng không có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
- (2013) cho thấy sau 24 giờ hàm lượng cortisol của cá tra giống ở nghiệm thức pg/mL) tăng cao hơn rất nhiều so với các nghiệm thức độ mặn thấp hơn.
- Như vậy, cá sống trong môi trường có độ mặn thấp, nằm trong khoảng thích hợp, ít bị stress hơn so với cá sống trong môi trường có độ mặn cao..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng glucose giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2)..
- Bảng 2: Hàm lượng cortisol và glucose của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Nghiệm thức.
- của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau..
- của cá sau 90 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau.
- Kết quả này cũng tương đồng với công bố của Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh (2013) trên cá lóc (80-120 g/con) khi nuôi ở các độ mặn 0, 3 và 9‰, ASTT của cá dao động ít (299-311 mOsm/kg)..
- Khi thuần hóa vào môi trường có độ mặn thấp hơn điểm đẳng áp, ASTT không thay đổi.
- (2013) trên cá rô đồng (Anabas testudineus) cũng cho thấy ASTT của cá ở các nghiệm thức 0, 3, 6 và 9‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Theo Nguyễn Loan Thảo (2013), ASTT của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn khi nuôi cá tra giống ở độ mặn khác nhau trong 14 ngày..
- Như vậy, các nghiệm thức có độ mặn thấp hơn điểm đẳng áp (12.
- cá lóc có khả năng điều hòa ASTT tốt và ASTT của cá ít bị biến động trong khoảng các độ mặn của thí nghiệm..
- Na + là ion chính giống như Cl - góp phần tạo nên ASTT của huyết tương, vì vậy cũng không thay đổi lớn khi độ mặn môi trường ngoài thay đổi trong.
- (2013), nồng độ ion Na + trong máu cá rô đồng (Anabas testudineus) ổn định khi nuôi ở các độ mặn thấp (0-9.
- (1994) nhận thấy sau 2 tháng nuôi, nồng độ ion Na + của cá rô phi có xu hướng giảm nhưng khác biệt không có ý nghĩa khi độ mặn tăng từ 0‰ đến 10‰.
- nồng độ ion Na + tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
- Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh (2013) về ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá lóc giai đoạn giống, nồng độ ion Na + của cá ở các độ mặn 0, 3, 6 và 9‰ ít thay đổi (122-136 mmol/L) sau 21 ngày nuôi..
- nồng độ ion Cl - trong huyết tương cá cũng không bị tác động của độ mặn.
- Nồng độ ion Cl - dao động 90-109 mmol/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức.
- Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thanh Hương (2011) khi khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa ion của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus) giai đoạn giống, kết quả là nồng độ ion Cl - trong máu cá ở các nghiệm thức có độ mặn thấp 0, 3, 6 và 9‰ không khác biệt thống kê nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức có độ mặn cao 12, 15 và 18‰..
- 3.5 Hoạt tính enzyme tiêu hoá của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Hoạt tính các enzyme amylase, trypsin và chymotrypsin có xu hướng giảm khi độ mặn tăng.
- Trong đó, hoạt tính enzyme amylase và chymotrypsin ở ruột khác biệt không lớn giữa các nghiệm thức.
- Hoạt tính enzyme trypsin ở ruột đạt cao nhất ở nghiệm thức 0‰.
- (5,14±0,96 mU/phút/mg protein) và giảm có ý nghĩa khi độ mặn tăng đến 6‰ và 9‰ (lần lượt là 3,58±0,62 và 3,19±0,46 mU/phút/mg protein) (p<0,05).
- khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức độ mặn, nhưng đạt cao nhất ở độ mặn.
- Bảng 4: Hoạt tính enzyme tiêu hóa ở ruột (amylase, trypsine, chymotrypsine) và dạ dày (pepsine) của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Kết quả hoạt tính của enzyme tiêu hóa trong thí nghiệm có xu hướng giảm theo mức gia tăng của độ mặn nhưng khác biệt rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Hồ Thị Thanh Hoa (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên hoạt tính các enzyme tiêu hóa của cá tra giống cũng ghi nhận tương tự.
- Ở độ mặn 12 và 15‰, hoạt tính các enzyme amylase, chymotrypsin và pepsin có khuynh hướng giảm và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức có độ mặn thấp.
- nghiên cứu trên cá trích (Alosa sapidissima) sống ở các độ mặn và 28‰ trong thời gian 60 ngày, kết quả cho thấy các enzyme tiêu hóa có xu hướng dao động nhẹ ở các nghiệm thức độ mặn thấp 0, 7, 14 và 21‰.
- Riêng hoạt tính enzyme trypsin của cá ở nghiệm thức 21‰ cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại..
- 3.6 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá sau 90 ngày ương ở các độ mặn khác nhau.
- Sau 90 ngày nuôi, tăng trưởng của cá thể hiện sự khác nhau giữa các nghiệm thức, khối lượng cá đạt cao ở nghiệm thức 0 và 3‰ (lần lượt là 5,87±1,18 và 5,54±0,77 g/con).
- Tăng trưởng giảm có ý nghĩa ở các nghiệm thức 6, 9 và 12‰ (p<0,05).
- Hình 1: Tăng trưởng của cá sau 90 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau.
- các giá trị này giảm ở độ mặn 6 và 12‰ (p<0,05).
- Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú Trinh (2013) ghi nhận nuôi cá lóc giống ở các độ mặn 0, 3, 9 và 12‰ sau 90 ngày nuôi kết quả DWG và SGR cao nhất ở nghiệm thức 3‰, khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 9 và 12‰, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 0‰.
- Bảng 5: Tăng trưởng tương đối (SGR) và tuyệt đối (DWG) của cá lóc sau 90 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau.
- Nghiệm thức SGR (%/ngày) DWG (g/ngày).
- (2013) nghiên cứu trên cá rô đồng ở các độ mặn khác nhau từ 0‰ đến 15‰ với khối lượng cá ban đầu 7,7-7,8 g/con, sau 60 ngày nuôi khối lượng cá đạt cao nhất (12,9 g/con) ở nghiệm thức 3‰ và thấp nhất ở nghiệm thức 12‰..
- Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước (2011) nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giống, sau 4 tuần nuôi cá có khối lượng cao nhất (5,93 g/con) ở nghiệm thức 0‰ khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức độ mặn thấp hơn, ngoại trừ nghiệm thức 5‰.
- và khối lượng cá thấp nhất ở nghiệm thức 13‰ (3,01 g/con) khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 9‰..
- Như vậy, mỗi loài cá có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở những độ mặn khác nhau, cá lóc giai đoạn bột lên cá hương có tăng trưởng tốt ở độ mặn 0‰ và 3‰ và tỉ lệ sống cao nhất ở 3‰..
- Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh lý của cá được nuôi ở độ mặn từ 0-9‰ cho thấy độ mặn tác động không đáng kể đến một số chỉ tiêu sinh lý máu như hồng cầu, bạch cầu, Hb, hàm lượng glucose, nồng độ ion Na.
- Hàm lượng cortisol ở nghiệm thức 9‰ tăng sau 90 ngày ương chứng tỏ cá vẫn bị stress khi ương ở độ mặn cao.
- Hoạt tính enzyme trypsin của cá ở độ mặn từ 6‰ trở lên giảm thấp hơn so với đối chứng và độ mặn 3‰ cho thấy độ mặn làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, kết hợp với việc sử dụng nhiều năng lượng cho quá trình phản ứng với stress nên ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.
- Do ảnh hưởng bởi độ mặn, khả năng bắt mồi của cá giảm, quan sát thấy cá ở độ mặn 9‰ và 12‰ bắt mồi yếu và chết dần sau 30 ngày thí nghiệm..
- (2013),cá rô đồng nuôi 90 ngày ở các độ mặn khác nhau từ 0 đến 15‰ khá tương đồng với kết quả nghiên cứu này, theo đó tỉ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức 0‰ và kế đến là 3‰, cả hai nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức có độ mặn cao hơn.
- Khi bị ảnh hưởng bởi độ mặn, cá phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT, phản ứng lại với stress nhưng lại không tiêu hóa thức ăn tốt đã gây ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ sống của cá trong môi trường có độ mặn cao, tiêu biểu ở 12‰..
- Hình 2: Tỉ lệ sống của cá lóc sau 30, 60 và 90 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Cá lóc giai đoạn bột được nuôi trong môi trường có độ mặn từ 0-9‰ trong 90 ngày ghi nhận một số chỉ tiêu như hồng cầu, bạch cầu, Hb, hàm lượng glucose, nồng độ ion Na.
- Tuy nhiên, cá nuôi trong môi trường có độ mặn cao (9.
- Cá tăng trưởng tốt trong khoảng độ mặn từ 0- 3‰ và tỉ lệ sống cao nhất ở 3‰.
- Như vậy có thể ương cá lóc bột lên hương ở độ mặn từ 0 đến 3‰..
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn kết hợp với nhiệt độ lên các chỉ tiêu sinh lý của cá lóc ở các giai đoạn khác nhau trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá lóc (Channa striata)..
- Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus).
- Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectogalis) và khả năng nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và hàm hượng cortisol của cá tra nuôi (Pangasianodon hypophthalmus).
- Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt tính men tiêu hóa và tốc độ tăng trưởng của cá lóc (Channa striata).
- Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, tỉ lệ sống và biến đổi áp suất thẩm thấu cá sặc rằn.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, ion và tăng trưởng của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus) giai đoạn giống