« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA).
- Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá.
- Cá lóc có khối lượng 8-10 g/con được thuần ở các độ mặn để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày.
- Đồng thời, thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng, tỉ lệ sống khi cá được nuôi ở các độ mặn sau 3 tháng nuôi.
- Ngoài ra, một thí nghiệm đánh giá khả năng chịu sốc của cá ở các độ mặn cũng đã được thực hiện.
- Ở độ mặn 12‰ ASTT máu cá tương đương với ASTT môi trường (323 mOsm/kg).
- Ở độ mặn cao từ 15-24‰ thì ASTT và ion của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn.
- Cá lóc tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3‰ và thấp nhất ở 12‰.
- Cá có thể chịu được với sự thay đổi độ mặn từ 0 đến 10.
- Khả năng chịu sốc của cá tỉ lệ nghịch với sự gia tăng độ mặn..
- Với mục tiêu tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá và mở rộng vùng nuôi cho đối tượng cá nước ngọt, nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá Lóc (Channa striata) đã được thực hiện..
- Nguồn nước ngọt được sử dụng là nước máy sinh hoạt và nguồn nước mặn được mua từ Vĩnh Châu, có độ mặn dao động khoảng 80‰.
- 2.1 Tìm ngưỡng độ mặn của cá lóc.
- Sau 30 phút thì tăng độ mặn lên 1 ppt đến khi nào cá chết 50%.
- (nắp mang cá không còn hoạt động) thì dừng, ghi nhận độ mặn.
- 2.2 Xác định khả năng biến đổi áp suất thẩm thấu và ion của cá lóc (Channa striata) ở các độ mặn khác nhau.
- Dựa vào kết quả ngưỡng chịu đựng độ mặn của cá, thí nghiệm này bao gồm 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thí nghiệm được.
- Cá lóc được bố trí vào bể composite 100 L với mật độ 25 con/bể.
- Độ mặn được nâng 3‰/ngày đến khi đạt yêu cầu của từng nghiệm thức thì dừng lại, sau đó tiến hành thu mẫu máu cá để xác định áp suất thẩm thấu và nồng độ các ion Na.
- Mẫu máu cá và nước được thu sau khi đạt độ mặn theo yêu cầu của từng nghiệm thức là sau 6 giờ, 24 giờ, 7 ngày, 21 ngày.
- 2.3 Nghiên cứu sự tăng trưởng của cá lóc ở các độ mặn khác nhau.
- Độ mặn được nâng 3‰/ngày đến khi đạt yêu cầu của từng nghiệm thức thì dừng lại, sau đó tiếp tục theo dõi sự tăng trưởng của cá trong 3 tháng.
- tương đối, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tỉ lệ sống của cá.
- Mẫu máu cá được thu 3con/bể để xác định ASTT, nồng độ ion Na + và K + trong huyết tương của cá sau 90 ngày nuôi..
- 2.4 Đánh giá khả năng sốc độ mặn của cá lóc Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên .
- Cá có khối lượng từ 8-10 g, được bố trí trực tiếp vào bể nước có độ mặn (như các nghiệm thức nêu trên) với mật độ 20 con/bể.
- Ở nghiệm thức 10‰ thì sau 1 giờ, 3 giờ ghi nhận tỷ lệ chết và thu mẫu máu xác định ASTT của cá (3 con/bể)..
- Thí nghiệm nhằm khả năng điều hòa ASTT của cá khi môi trường bị thay đổi độ mặn để ứng dụng vào việc trị bệnh cho cá (phương pháp tắm sau đó chuyển lại nước ngọt) hoặc nuôi cá ở vùng bị nhiễm mặn theo mùa..
- 3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 3.1 Ngưỡng độ mặn của cá lóc.
- Thí nghiệm xác định ngưỡng độ mặn của cá lóc có khối lượng trung bình 8-10 g/con với phương pháp tăng độ mặn 1‰ sau mỗi ½ giờ..
- Kết quả cho thấy khi tăng độ mặn lên 15‰ thì có hiện tượng cá bắt đầu nhảy mạnh, khi tiếp tục tăng độ mặn lên đến 19‰ cá bơi lội chậm, lờ đờ điều này cho thấy độ mặn bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của cá.
- Khi tăng độ mặn lên đến 23‰ sau 19±7,21 phút thì cá ở cả 3 bể chết trên 50%, cá chết nằm im dưới đáy bể và nắp mang của cá không còn hoạt động, sau phút cá chết 100%.
- nghiệm này cho thấy ngưỡng độ mặn của cá lóc là 23‰..
- 3.2 Xác định khả năng biến đổi áp suất thẩm thấu và ion của cá lóc (Channa striata) ở các độ mặn khác nhau 3.2.1 Các yếu tố môi trường.
- 3.2.2 Khả năng điều hòa ASTT của cá lóc Hình 1 cho thấy ASTT của cá tăng theo sự gia tăng độ mặn của môi trường nhưng ở độ mặn từ 0 - 9‰ thì ASTT trong máu cá ổn định, chỉ dao động nhẹ nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và ASTT trong máu cá luôn cao hơn môi trường (điều hòa ưu trương)..
- Tại độ mặn 12‰ thì ASTT của cơ thể cá dao động từ 307 - 345 mOsm/kg tương đương với ASTT môi trường nước 323 mOsm/kg.
- Như vậy, điểm đẳng áp của cá lóc là 12‰.
- Khi độ mặn vượt qua điểm đẳng áp thì ASTT trong máu cá tăng rõ rệt và tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đồng thời ASTT cá thấp hơn ASTT môi trương (điều hòa nhược trương).
- Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá sặc rằn với điểm đẳng áp cũng là 12‰, ở các độ mặn thấp hơn điểm đẳng áp, cá luôn điều hòa ưu trương và cá sống ở độ mặn môi trường cao hơn 12‰ kéo dài thì cá chết (Trang Văn Phước, 2010)..
- Kết quả cho thấy ở 15‰, ASTT môi trường cao hơn trong máu nhưng do phản ứng chậm nên từ 24 giờ trở đi thì ASTT của huyết tương không ngừng tăng cao và khả năng điều hòa ASTT của cá lóc bị phá vỡ nên cá chết sau 15 ngày kể từ khi đạt độ mặn của nghiệm thức.
- Do đó, có thể xác định rằng cá lóc là loài hẹp muối..
- Hình 1: ASTT của cá lóc ở các độ mặn khác nhau 3.2.3 Khả năng điều hòa ion của cá lóc ở các.
- độ mặn khác nhau.
- Nồng độ ion Na + trong máu tăng theo độ mặn.
- mặn thì nồng độ ion Na + tăng cao tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhau và với các độ mặn từ 0-9‰.
- Hình 2: Nồng độ ion Na + của cá lóc ở các độ mặn khác nhau Hình 3 cho thấy hàm lượng ion K + trong.
- huyết tương tăng theo sự gia tăng của độ mặn và hàm lượng ion K + trong huyết tương luôn luôn lớn hơn trong môi trường nước.
- chỉ dao động nhẹ qua các lần thu mẫu trong cùng một độ mặn.
- Ở những độ mặn thấp hơn điểm đẳng áp thì nồng độ ion K + trong huyết tương không thay đổi theo độ mặn và khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Ở độ mặn cao 15 và.
- Độ mặn 21‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các nghiệm thức còn.
- Hình 3: Nồng độ ion K + của cá lóc ở các độ mặn khác nhau 3.3 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên.
- sự tăng trưởng của cá lóc 3.3.1 Các yếu tố môi trường.
- Cá lóc giống được bố trí với khối lượng trung bình dao động trong khoảng từ đến g/con và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở tất cả các nghiệm thức.
- Kết quả này chứng minh phần nội dung đã trình bày là cá không còn khả năng điều hòa ASTT khi độ mặn vượt quá 12‰.
- Bảng 1: Tăng trưởng khối lượng của cá lóc qua các lần thu mẫu Độ mặn.
- Khi so sánh thống kê cho thấy cá nuôi ở độ mặn 0 và 3‰ tăng trưởng lớn.
- Bảng 1 còn cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) và tăng trưởng tương đối (SGR) về khối lượng của cá ở các nghiệm.
- Sự tăng trưởng tốt của một số loài cá nước ngọt ở độ mặn dưới hoặc ngang bằng điểm đẳng áp như cá tra, lươn, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê vàng lai và cá trê phi (Nguyễn Chí Lâm, 2010, Nguyễn Hương Thùy (2010), Huỳnh Hiếu Lộc, 2009, Trang Văn Phước, 2010, Nguyễn Thành Nam, 2011, Britz and Hecht, 1989).
- Tóm lại, qua kết quả về sự tăng trưởng khối lượng cho thấy ở nhóm có độ mặn thấp thì tăng trưởng nhanh hơn nhóm có độ mặn cao là do khi ở độ mặn thấp cá duy trì ASTT của cơ thể tương đối ổn định nên cá không hoặc ít tốn năng lượng cho việc điều hòa ASTT.
- Tuy nhiên khi độ mặn vượt quá cao thì cá phải mất nhiều năng lượng để điều hòa ASTT và ion cơ thể bằng cách giữ lại nước và thải ion ra khỏi cơ thể qua mang là chính..
- 3.3.3 Tỉ lệ sống của cá lóc ở các độ mặn khác nhau.
- sau khi đạt độ mặn được 18 ngày thì cá chết 100% là do ở độ mặn này thì ASTT và ion cơ thể thấp hơn môi trường nên các ion từ môi trường nước bên ngoài xâm nhập liên tục vào cơ thể làm cho ASTT và ion bên trong cơ thể cá tăng lên.
- Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá sặc rằn của Trang Văn Phước (2010) cá được ương nuôi ở các độ mặn thì tỉ lệ sống của cá sau 4 tuần ương nuôi ở nghiệm thức 13‰ đạt giá trị thấp nhất (32,01.
- tỉ lệ sống đạt cao nhất là 0‰ (80%) và điểm đẳng áp của cá là 12‰.
- Tóm lại, tỉ lệ sống của cá lóc nuôi ở 3 nghiệm thức nước ngọt đến 9‰ là sai khác không có ý nghĩa thống kê và cao hơn so với các nghiệm thức còn lại..
- Hình 4: Tỉ lệ sống của cá ở các độ mặn khác nhau sau 90 ngày nuôi (các cột số liệu có cùng mẫu tự a, b, c thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa).
- Khả năng chịu sốc độ mặn của cá lóc.
- Cá lóc có khối lượng trung bình từ 8 - 10 g/con khi được cho vào độ mặn 10‰, tỉ lệ sống của cá là 100% sau 3 giờ thí nghiệm ở.
- ASTT của cá đo được ở 3 giờ trong 10‰ là 302 ± 6,4 mOsm/kg và ASTT của cá đo được sau 3 giờ sống trong nước ngọt là.
- ASTT của cá không có sự thay đổi mặc dù đưa vào nước 10‰..
- Bảng 2: Áp suất thẩm thấu khi sốc cá lóc ở các độ mặn khác nhau.
- Bảng 3: Áp suất thẩm thấu của cá khi chuyển từ các độ mặn ở Bảng 3 sang nước ngọt Nghiệm.
- Kết quả sốc độ mặn của cá lóc ở 20‰ thì thời gian cá bắt đầu chết từ 1 - 3 con là 1 giờ 30 phút và ASTT đo được tại thời điểm này là 335.
- Cá được chuyển sang nước ngọt cũng sau 1 giờ 30 phút thì ASTT của cá là mOsm/kg và tỉ lệ sống của cá là 91%.
- Cũng ở nghiệm thức độ mặn 20‰ thì thời gian cá chết 50% là sau 2 giờ 20 phút và ASTT của cá là 414 ± 8,4 mOsm/kg..
- Khi cá chết 50% thì chuyển số cá còn lại sang nước ngọt, cũng sau 2 giờ 20 phút ASTT của cá sống trong môi trường nước ngọt là 298 ± 8,5 mOsm/kg và tỉ lệ sống của cá là 50,5%..
- Ở nghiệm thức 30‰ cá bắt đầu chết sau 1 giờ và ASTT của cá là mOsm/kg, khi chuyển sang nước ngọt ASTT của cá là 337.
- Khi chuyển sang nước ngọt sau 15 phút thì cá chết 100% và ASTT của cá là mOsm/kg..
- Cá không còn khả năng điều hòa ASTT trong trường hợp sốc độ mặn quá cao..
- Ở 40‰ độ mặn rất cao nên khi cho cá vào thì cá bơi lội nhanh và nhảy rất mạnh, kể từ khi thả cá vào 2 phút thì ASTT của cá đo được tại thời điểm này là mOsm/kg và khi chuyển sang nước ngọt cá có ASTT là 300.
- ASTT của huyết tương trong môi trường nước mặn và ngọt không quá cao, chênh lệch nhau không đáng kể do thời gian cá tiếp xúc với độ mặn rất ngắn và gần tương đương với ASTT của cá ở độ mặn 12‰ của thí nghiệm 2.
- Do đó có thể dùng độ mặn 40‰ tắm cho cá với thời gian nhỏ hơn 2 phút để loại bỏ ký sinh trùng và nấm trên cơ thể cá..
- Cá ở trong độ mặn 40‰ hơn 2 phút thì cơ thể cá cong lại, một lúc sau cá lật bụng, lờ đờ trôi trên mặt nước, sau cùng là chìm dưới đáy..
- Cá bắt đầu chết ở thời gian 15 phút với ASTT của huyết tương mOsm/kg, khi chuyển sang nước ngọt cũng sau 15 phút thì ASTT của cá là mOsm/kg và tỉ lệ sống của cá lóc là 66%.
- Nghiệm thức cá chết 50% ở thời gian sau 30 phút kể từ khi bố trí cá, ASTT của cá là mOsm/kg và khi.
- chuyển sang nước ngọt thì sau khoảng 9 phút cá chết 100% và ASTT của cá lúc này là mOsm/kg.
- Tóm lại, khả năng chịu sốc độ mặn của cá lóc tương đối cao.
- Cá sống càng lâu trong môi trường nước mặn càng cao (ASTT cao hơn ASTT huyết tương) thì khi chuyển sang nước ngọt thì ASTT của cá giảm nhiều hơn so với cá có thời gian sống ngắn trong cùng một độ mặn..
- Do vậy, để loại bỏ những loại ký sinh trùng và nấm nước ngọt trên cơ thể cá thì có thể dùng độ mặn 10‰ ngâm cá dưới 1 giờ hay sử dụng độ mặn 20‰ ngâm cá dưới 30 phút hoặc tắm cho cá với nồng độ muối cao như 30‰ thì tắm cá dưới 5 phút.
- Cá lóc có ngưỡng độ mặn là 23‰, độ mặn từ 0-9 ‰ thì ASTT và ion Na + tương đối ổn định giữa các nghiệm thức và luôn cao hơn so với môi trường, nhưng ở các nghiệm thức từ 15‰ trở lên thì ASTT và ion Na + của cá lóc luôn thấp hơn môi trường.
- Ở độ mặn 0, 3‰ cá lóc tăng trưởng tốt.
- Tỉ lệ sống của cá lóc cao nhất là 9‰ và thấp nhất ở 12‰.
- Cá lóc có khả năng chịu sốc độ mặn tương đối cao.
- Sốc ở độ mặn 10 ppt thì không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá nhưng khi sốc ở độ mặn càng cao thì tỉ lệ sống của cá càng giảm..
- Từ kết quả của nghiên cứu này có thể ứng dụng nuôi cá lóc ở môi trường nước từ 0 đến 9‰ và có thể ngâm cá trong môi trường nước mặn (20‰) trong thời gian dưới 30 phút..
- Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng.
- Nghiên cứu sự thích ứng và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và sinh trưởng của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus)