« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA.
- Tôm sú (Penaeus monodon) đang được nuôi ở nhiều vùng có độ mặn khác nhau.
- Sinh trưởng của tôm có thể khác nhau theo từng độ mặn.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và sinh trưởng của tôm ở các độ mặn khác nhau nhằm đưa ra những đề xuất để ứng dụng cho nghề nuôi tôm.
- Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu đựng độ mặn và điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm giống (trung bình 10 g) được tiến hành trên bể composite thể tích 500 lít.
- Khoảng độ mặn khảo sát từ 0 đến 70‰.
- Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm tiến hành với 4 nghiệm thức được chọn lựa từ kết quả bố trí thăm dò là và 35‰.
- Độ mặn đẳng trương của tôm tại 26‰.
- Ở 20‰ là độ mặn cao nhất mà ASTT của cơ thể tôm lớn hơn ASTT của môi trường và 32‰ là độ mặn thấp nhất mà ASTT của cơ thể tôm nhỏ hớn ASTT của môi trường.
- Áp suất thẩm thấu của tôm tại các độ mặn duy trì ổn định theo thời gian.
- Ở độ mặn 3‰ cho khả năng trưởng của tôm nhanh nhưng tỷ lệ sống thấp hơn các độ mặn thí nghiệm còn lại (15, 25 và 35.
- Tại độ mặn 35‰ hoạt động điều hòa ASTT đã có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể nuôi tôm sú trong khoảng độ mặn từ 3 đến 35‰..
- Theo nhiều tác giả thì độ mặn thích hợp cho nuôi tôm sú từ 15-25‰ (Padlan, 1982.
- Ngược lại, một số nơi khác người nuôi tôm sú phải gặp trở ngại do sự gia tăng cao độ mặn trong suốt mùa khô.
- Độ mặn có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển của nghề nuôi tôm sú nói chung, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hầu hết tôm thuộc họ Penaeid đều là loài rộng muối, tôm có thể phát triển trong khoảng độ mặn rộng (Soyel &.
- Trong cùng một loài, khả năng chịu đựng độ mặn của tôm cũng khác nhau theo khu vực địa lý (Kumlu et al., 1995).
- Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về sự điều hòa áp suất thẩm thấu, thích nghi và tăng trưởng của tôm sú với độ mặn khác nhau nhằm làm cơ sở cho việc giải thích đặc điểm thích nghi của loài và qua đó ứng dụng trong chọn lựa và quản lý môi trường nuôi tối ưu cho đối tượng này..
- Tôm chuyển về được dưỡng trong các bể composite có độ mặn tương đương với độ mặn nước ao nuôi (6‰ ở thí nghiệm xác định điều hòa áp suất thẩm thấu và 12‰ ở thí nghiệm đánh giá tăng trưởng) và sục khí liên tục trong 7 ngày để tôm ổn định và quen với điều kiện nuôi trong bể.
- Nguồn nước ngọt dùng cho thí nghiệm là nước máy sinh hoạt và nước mặn là nước ót có độ mặn từ 72- 85‰, xử lý bằng bột chlorine với nồng độ 30 ppm, sục khí liên tục ít nhất 24 giờ, sau đó kiểm tra và trung hòa hàm lượng clor dư bằng thio-sulfat-natri trước khi bơm qua túi lọc để đưa vào sử dụng..
- Tôm sau khi nuôi dưỡng ổn định, được bố trí vào 3 bể composite với mật độ 90 con/ bể, (thể tích 500 lít và cột nước 60cm) có độ mặn bằng với độ mặn ở bể nuôi dưỡng.
- Phương pháp thuần hóa được thực hiện bằng cách mỗi ngày tăng hay giảm độ mặn 2‰ thông qua việc cho nước ngọt hay nước ót vào bể cho đến khi đạt độ mặn từ 0 đến 70‰..
- 2.1 Xác định ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chu kỳ lột xác của tôm sú (Penaeus monodon).
- Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được chọn lựa từ kết quả bố trí thăm dò, bao gồm (i) nghiệm thức có độ mặn mà ASTT của tôm tương đương với ASTT của môi trường (25.
- (ii) nghiệm thức có độ mặn thấp nhất mà ASTT của tôm nhỏ hơn so với ASTT của môi trường (35.
- (iii) nghiệm thức có độ mặn cao nhất mà ASTT của tôm lớn hơn so với ASTT của môi trường (15.
- và nghiệm thức có độ mặn thấp nhất mà tôm còn khả năng điều hòa ASTT để duy trì họat động sống (3‰)..
- 3.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hòa ASTT ở tôm sú (Penaeus monodon).
- Áp suất thẩm thấu của cơ thể (máu và cơ) tôm (10±2g) lớn hơn ASTT của môi trường ở độ mặn ≤ 20‰ và ngược lại, ASTT của cơ thể tôm nhỏ hơn ASTT của môi trường ở độ mặn ≥ 32‰.
- (2008) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) cũng cho kết quả tương tự, ở độ mặn thấp 0,5 và 1‰.
- ASTT môi trường quá thấp, tôm không có khả năng điều hòa được nồng độ ion để duy trì ASTT trong dịch máu, trong khi ở độ mặn 3‰ thì ASTT của môi trường nước tương đối cao hơn (73 mOsm) và thời điểm này ASTT trong máu có thể duy trì được khoảng 560 mOsm nên một vài cá thể có khả năng điều hòa được và sau đó 3 ngày thì chúng có thể sống được..
- Khi độ mặn tăng thì ASTT cơ thể tôm cũng tăng.
- Khi độ mặn tăng đến 26‰ (745 mOsm) thì ASTT của cơ thể tôm (máu là 749 mOsm và cơ là 747 mOsm) gần ngang bằng với ASTT của môi trường nước (Hình 1).
- Kết quả cho thấy điểm đẳng trương của ASTT cơ thể tôm sú (10±2 g) và môi trường là ở độ mặn 26‰.
- (1987) xác định ở khoảng độ mặn mOsm) và tôm sú trưởng thành có độ mặn đẳng trương là 25.
- Kết quả của thí nghiệm cho thấy, độ mặn của môi trường sống càng xa điểm đẳng trương thì sự chênh lệch ASTT giữa cơ thể tôm với môi trường càng lớn.
- Độ mặn cao nhất mà ASTT của cơ thể tôm cao hơn ASTT của môi trường là 20‰ (525 mOsm) và trong môi trường độ mặn này ASTT của máu tôm là 673 mOsm.
- Ngược lại, độ mặn thấp nhất mà ASTT của cơ thể tôm thấp hơn ASTT của môi trường là 32‰ (895 mOsm), tương ứng với ASTT của máu tôm là 775 mOsm..
- Kết quả của thí nghiệm này cho thấy tôm sống và hoạt động tốt ở khoảng độ mặn từ 6‰ đến 40‰.
- Khi độ mặn tăng cao hơn mOsm) chưa phát hiện tôm chết nhưng hoạt động của tôm bắt đầu yếu dần, tôm càng ngày trở nên kém bắt mồi, bơi lội chậm chạp, hiện tượng lột xác không xảy ra và phản xạ kém với các tác động bên ngoài.
- Ở độ mặn 70‰, khoảng chênh lệch ASTT giữa máu tôm.
- Khi độ mặn thấp dưới 6‰ thì số cá thể tôm chết gia tăng hàng ngày theo sự giảm độ mặn..
- Độ mặn.
- Hình 1: Sự thay đổi ASTT của tôm sú ở các độ mặn khác nhau.
- Theo các tác giả này thì tôm Penaeus setiferus có khả năng chịu đựng được sự thay đổi độ mặn rất rộng, từ nước ngọt đến 45‰, tôm Penaeus aztecus thì từ 3‰ đến 70‰ (trích bởi Đỗ Thị Thanh Hương et al., 2008).
- Motoh (1981) nghiên cứu trên tôm sú giai đoạn hậu ấu trùng thấy rằng tôm sống được ở giới hạn độ mặn rộng từ 0,2- 70‰.
- (1987) cho rằng tôm sú có khă năng sống ở độ mặn thấp nhất mà cơ thể có thể duy trì được ASTT máu, trong khoảng từ 500- 600mOsm.
- Kết quả của thí nghiệm cho thấy tôm vẫn sống và họat động tại độ mặn 2‰ (37mOsm) với ASTT máu tôm là 420mOsm..
- 3.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chu kỳ lột xác của tôm.
- 3.2.2 Tăng trưởng của tôm ở độ mặn khác nhau Tăng trưởng về khối lượng.
- Khối lượng trung bình của tôm ở độ mặn 35‰ nhỏ hơn tôm ở các độ mặn còn lại và sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với khối lượng tôm ở độ mặn 3‰.
- Tuy nhiên, khối trung bình của tôm ở các độ mặn 35‰, 25‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.1).
- Theo Padlan (1982), Chen (1985) và Chanratchakool (2003) thì độ mặn thích hợp cho nuôi tôm sú trong khoảng 15- 25‰.
- Theo kết quả thí nghiệm thì khối lượng trung bình của tôm khi thu hoạch ở độ mặn 15‰ và 25‰ gần như tương đương nhau và ASTT của tôm ở hai độ mặn này khác biệt không có ý nghĩa (Bảng 3.4) (p>0,05)..
- Một kết quả khác về tăng trưởng của tôm cũng ghi nhận được từ thí nghiệm này là ở độ mặn 3‰ khối lượng trung bình của tôm cao nhất, mặc dù ở độ mặn này tôm phải mất nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa ASTT hơn ở độ mặn 15‰ và 25‰.
- Có ý kiến nhận xét khác là giáp xác biển thường lớn nhanh trong môi trường nước có độ mặn thấp là do sự hấp thu nước qua bề mặt cơ thể trong quá trình lột xác.
- Cua xanh (Callinectes sapidus) sống trong nước có độ mặn thấp luôn duy trì ASTT của máu cao hơn nhiều so với môi trường bên ngoài (Ballard &.
- Sự khác nhau về thẩm thấu giữa máu và nước ở độ mặn thấp đã làm cho cua xanh hấp thu nước nhiều trong quá trình lột xác và làm gia tăng kích thước của cơ thể nhiều hơn (Hines at al., 1987.
- (1993) theo dõi quá trình lột xác ở cua xanh thấy rằng, trong suốt giờ đầu tiên sau khi lột xác ở môi trường nước có độ mặn thấp (2‰) hay cao (28‰) cua xanh đều uống rất nhiều nước, và lượng lượng nước này sẽ đóng góp 71% vào sự gia tăng khối lượng cơ thể khi cua ở trong môi trường nước độ mặn thấp (2‰) và chỉ 58% khi cua ở trong môi trường nước độ mặn mặn cao (28.
- Kết quả xác định hàm lượng nước trong thịt tôm của thí nghiệm cũng thấy rằng hàm lượng nước trung bình của thịt tôm ở độ mặn 3‰.
- Chiều dài trung bình của tôm nhỏ nhất ở độ mặn 35‰ và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với tôm nuôi ở các độ mặn còn lại sau 90 ngày thí nghiệm.
- Tuy nhiên, chiều dài trung bình của tôm nuôi ở các độ mặn từ 3‰ đến 25‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2).
- Kết hợp so sánh tăng trưởng khối lượng (Bảng 1) và chiều dài (Bảng 2) của tôm cho thấy ở độ mặn 35‰ khả năng tăng trưởng của tôm thấp hơn các độ mặn khác..
- Ở các độ mặn thí nghiệm đều xuất hiện tôm lột xác đến lần thứ 5 trong 90 ngày thí nghiệm.
- Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ sống cuối cùng của tôm giữa độ mặn với các độ mặn còn lại (63,3%) đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tôm lột xác lần thứ 5 giữa các nghiệm thức, vì thế kết quả này chỉ so sánh thống kê chu kỳ lột xác của tôm đến lần lột xác thứ 4.
- Bảng 3 cho thấy chu kỳ lột xác của tôm có xu hướng ngắn nhất ở độ mặn 25‰ và dài nhất ở độ mặn 35‰.
- Chu kỳ lột xác của tôm giữa độ mặn 25‰ với 35‰ luôn có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)..
- Tuy nhiên, chu kỳ lột xác của tôm giữa các độ mặn 3‰, 15‰ và 25‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở hầu hết các lần lột xác.
- Kết quả theo dõi thí nghiệm cũng cho thấy không có sự khác nhau về khả năng bắt mồi và các hoạt động bên ngoài của tôm ở các độ mặn trong suốt thời gian thí nghiệm.
- Vì vậy, có thể nhận xét rằng chu kỳ lột xác dài của tôm ở độ mặn 35‰ là do hoạt động điều hòa ASTT của tôm tại độ mặn này đã phần nào làm mất năng lượng nhiều hơn ở các độ mặn còn lại, vì thế năng năng lượng tích lũy để phát triển cơ thể ít hơn, dẫn đến tôm lột xác chậm hơn.
- (1979) là tần số lột xác của tôm sú giảm ở độ mặn từ 32- 40‰ và cao hơn ở độ mặn từ 15– 20‰ (trích bởi Nguyễn Anh Tuấn et al., 1994)..
- ASTT của tôm ở độ mặn 3‰ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các độ mặn còn lại (p<0,05), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa độ mặn 15‰ và 25‰ (p>0,05) (Bảng 3.4).
- (2004) nhận định rằng tôm sú 15 ngày tuổi thì ASTT của tôm tăng theo sự gia tăng độ mặn.
- ASTT của máu tôm ở độ mặn 1‰ khác biệt không có ý nghĩa (p>0,01) so với ASTT của tôm ở độ mặn 0‰, nhưng khác biệt có nghĩa (p<0,01) so với các độ mặn 6‰ và 15‰..
- (2006) nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi trường ưu trương và nhược trương (ở độ mặn 5, 30 và 50‰) lên khả năng điều hòa ASTT của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giai đoạn giống cho biết ASTT của máu tôm có ảnh hưởng bởi độ mặn và sự phát triển của tôm thấp ở độ mặn 50‰..
- Kết quả phân tích thống kê thì ASTT máu tôm trong cùng một độ mặn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) qua các thời điểm thu mẫu (Bảng 4).
- Lin (1998) nhận thấy trên tôm thẻ Trung Quốc (Penaeus chinensis) thì ASTT máu và nước mô của tế bào sẽ ổn định sau 5 ngày khi tôm được thuần từ độ mặn 10‰.
- lên độ mặn 40‰.
- (2008) nghiên cứu trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) cho biết ASTT của tôm giảm khá nhanh từ 800 mOsm xuống còn 560 mOsm ở độ mặn 3‰ sau 6 giờ và 1 ngày kể từ khi bắt đầu thí nghiệm nhưng hồi phục trở lại và đạt 600 mOsm sau 3 ngày và ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm hay khi chuyển tôm vào môi trường có độ mặn 18‰ thì ASTT của tôm giảm từ 800 mOsm xuống 700 mOsm sau 6 giờ và duy trì đến hết thời gian thí nghiệm.
- Như vậy, tôm điều hòa thẩm thấu để thích nghi được với một độ mặn nào đó thì giá trị ASTT của tôm tại độ mặn đó sẽ được duy trì ổn định theo thời gian..
- Mặc dù hàm lượng nước trong thịt tôm khác biệt không có ý nghĩa giữa các độ mặn (p>0,05).
- Tuy nhiên, giá trị trung bình của hàm lượng nước trong thịt tôm ở độ mặn 3‰ có xu hướng cao hơn các độ mặn còn lại (Hình 2).
- Điều này đã phù hợp với nhận xét về khả năng tăng trưởng khối lượng của tôm thông qua việc hấp thu nước trong quá trình lột xác ở độ mặn thấp..
- Độ mặn (%o).
- Sau 30 và 60 ngày thí nghiệm thì tỷ lệ sống của tôm ít có sự chênh lệch giữa các độ mặn.
- Tuy nhiên, đến 90 ngày thì tỷ lệ sống của tôm ở độ mặn 3‰ giảm khá nhanh.
- Tỷ lệ sống cuối cùng của tôm ở độ mặn 3‰ là thấp nhất (46,7.
- các độ mặn còn lại cho tỷ lệ sống cuối cùng của tôm là tương đương nhau (63,3%) (Hình 3).
- Tôm chết ở độ mặn 3‰ thường trong tình trạng mềm vỏ hoặc bẩy lột xác..
- Chanratchakool (2003) đề nghị nuôi tôm sú trong nước có độ mặn thấp thì không nên thấp dưới 2‰ trong suốt giai đoạn tôm đạt kích cỡ 10- 12 gram.
- Nếu độ mặn thấp hơn 2‰ sẽ có hiện tượng tôm mềm vỏ và chết, khi đó cần phải nâng độ mặn nước ao kịp thời..
- Tôm sú (10 g/con) không còn khả năng điều hòa ASTT ở độ mặn 0‰ và độ mặn đẳng trương là 26‰.
- ASTT của tôm lớn hơn ASTT của môi trường ở độ mặn dưới mức đẳng trương và nhỏ hơn ASTT của môi trường ở độ mặn cao hơn.
- Độ mặn 20‰ là độ mặn cao nhất mà ASTT tôm lớn hơn ASTT môi trường và 32‰ là độ mặn thấp nhất mà ASTT cơ thể tôm nhỏ hớn ASTT môi trường.
- Áp suất thẩm thấu của tôm tại các độ mặn duy trì ổn định theo thời gian..
- Độ mặn 35‰ có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm.
- Độ mặn 3‰ tăng trưởng của tôm nhanh nhưng tỷ lệ sống thấp.
- Có thể nuôi tôm sú trong khoảng độ mặn từ 3-35‰ nhưng từ 25% trở xuống thì tốt hơn..
- Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt tính men Na + /K + ATPase ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)