« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của mannan oligosaccharides và colistin đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà Lương Phượng nuôi thịt


Tóm tắt Xem thử

- Colistin, đáp ứng miễn dịch, gà Lương Phượng, khả năng sinh trưởng, mannan oligosaccharides.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung mannan oligosaccharides (MOS) và colistin trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch ở gà Lương Phượng.
- Tổng số 288 con gà mái 1 ngày tuổi (giống Lương Phượng) được bố trí vào ba nghiệm thức theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Các nghiệm thức gồm: (1) Thức ăn cơ bản (TACB, Đối chứng), (2) TACB + colistin (20 ppm, từ 1 đến 21 ngày tuổi) và (3) TACB + MOS (400 ppm trong toàn thời gian thí.
- Mỗi nghiệm thức được lặp lại 8 lần và có 12 con gà/đơn vị thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy từ 15 - 35 ngày tuổi, tiêu thụ thức ăn hàng ngày (TTTAHN) của gà ăn thức ăn có bổ sung MOS (57,93 g/con) thấp hơn (P = 0,005) TTTAHN của gà ăn thức ăn có kháng sinh (62,25 g/con).
- Trong toàn thời gian thí nghiệm, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về tăng khối lượng hàng ngày, TTTAHN, hiệu quả sử dụng thức ăn, độ đồng đều và tỷ lệ nuôi sống của gà (P >.
- Ở 28 ngày tuổi, gà ăn thức ăn được bổ sung MOS có hiệu giá kháng thể (HGKT) kháng bệnh Gumboro cao hơn gà ăn thức ăn đối chứng và có bổ sung colistin (P = 0,001).
- Tóm lại, bổ sung MOS vào thức ăn đã cho năng suất tương đương so với kháng sinh.
- Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích phòng trị bệnh cũng như mong muốn tăng năng suất vật nuôi trở nên khá phổ biến (Pagel and Gautier, 2012).
- Theo Rawles et al.
- (1997), kháng sinh kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn bằng cách tiêu diệt hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng khả năng tận dụng các axít amin của vật chủ.
- Trong các nhóm kháng sinh, colistin là thuốc kháng sinh nhóm polymyxin thường được dùng để điều trị các nhóm vi khuẩn gram âm.
- Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh ngày càng tăng, do đó việc tìm những nguồn nguyên liệu mới dần thay thế một phần kháng sinh trong chăn nuôi là điều rất cần thiết.
- Vì thế, bổ sung các chất phụ gia vào thức ăn thay thế kháng sinh nhằm cải thiện năng suất chăn nuôi là vấn đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm..
- Mannan oligosaccharides (MOS) là một trong những thành phần phổ biến trong tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae được biết đến như một chất bổ sung tự nhiên an toàn cho gà thịt được công bố vào 1993.
- Sản phẩm sinh học thương mại của MOS đã cho thấy khả năng cản trở hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tăng các đáp ứng miễn dịch và cải thiện lớp niêm mạc ruột ở gà thịt (Spring et al., 2000.
- Iji et al., 2001).
- Ngoài ra, việc bổ sung MOS trong khẩu phần cũng làm giảm tỷ lệ chết ở các đàn gia súc (Hooge, 2004).
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng MOS để thay thế một phần hoặc hoàn toàn kháng sinh trong thức ăn cho gà thịt ở Việt Nam chưa được thực hiện nhiều.
- Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung mannan oligosaccharides (MOS) và colistin trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch ở gà Lương Phượng nuôi thịt..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được tiến hành trên 288 gà Lương Phượng mái một ngày tuổi, đồng đều về khối lượng đươc bố trí ngẫu nhiên vào ba nghiệm thức theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Ba nghiệm thức thức ăn bao gồm: (1) Thức ăn cơ bản (TACB) không có MOS và colistin (Đối chứng), (2) TACB + colistin (hàm lượng 20 ppm trong giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi) và (3) TACB + MOS (liều 400 g/tấn thức ăn trong cả ba giai đoạn).
- Mỗi nghiệm thức có 8 ô chuồng, mỗi ô chuồng có 12 con gà.
- 2.2 Điều kiện thí nghiệm 2.2.1 Chuồng nuôi và chăm sóc.
- Trấu và phân được hốt dọn hai lần trong suốt giai đoạn thí nghiệm.
- 2.2.2 Thức ăn thí nghiệm.
- Thức ăn cơ bản là thức ăn được cung cấp bởi công ty Bình Minh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt thương phẩm trong từng giai đoạn.
- Thức ăn cho gà được chia thành ba giai đoạn và 36 - 63 ngày tuổi.
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được trình bày ở Bảng 1.
- Đối với nghiệm thức sử dụng kháng sinh, kháng sinh colistin được bổ sung vào thức ăn ở liều 20 ppm từ 1 đến 21 ngày tuổi theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Ở nghiệm thức sử dụng MOS, sản phẩm MOS được bổ sung trong thức ăn ở liều 400 g/tấn theo khuyến cáo của nhà sản xuất (Alltech, Việt Nam).
- Vào ban đêm, bóng đèn được mở để cung cấp ánh sáng cho gà lấy thức ăn..
- Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm.
- Chỉ tiêu Ngày tuổi.
- 2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng Gà được cân theo cá thể bằng cân điện tử có độ sai số 0,01 g trước khi bắt đầu thí nghiệm (1 ngày tuổi) và sau đó ở và 63 ngày tuổi để tính khối lượng bình quân (KLBQ) và tăng khối lượng hàng ngày (TKLHN) của gà.
- Tất cả gà trong mỗi ô chuồng được cân vào buổi sáng sớm trước khi cho gà ăn.
- Khi kết thúc thí nghiệm 63 ngày tuổi, gà được cân từng con để xác định KLBQ và sử dụng số liệu này để tính độ đồng đều.
- Độ đồng đều đàn của gà được tính dựa vào số con có khối lượng nằm trong khoảng KLBQ ± (10% x KLBQ) so với tổng số gà được cân..
- Lượng thức ăn cho gà ăn và thức ăn còn thừa lại trong máng được ghi nhận hàng tuần và toàn giai đoạn để tính TTTAHN.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) được tính dựa vào TTTAHN và TKLHN.
- Chọn ngẫu nhiên 1 con gà từ mỗi ô chuồng để lấy mẫu máu ngay trước khi chủng vaccine Gumboro (Hipragumboro – GM97, Hipra, Tây Ban Nha) lúc 14 ngày tuổi.
- Sau đó, gà được đeo số và được lấy mẫu máu mỗi 2 tuần (tương ứng lúc 28, 42 và 56 ngày tuổi) cho đến khi kết thúc thí nghiệm lúc 63 ngày tuổi.
- Tổng số 96 mẫu lấy từ tĩnh mạch cánh của gà (1 - 2 mL) được gửi đến Bệnh viện Thú y (Đại học Nông Lâm TP.HCM).
- Ô chuồng hoặc cá thể gà là đơn vị thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu KLBQ, TKLHN, TTTAHN, HSCHTA và HGKT huyết thanh được phân tích bằng trắc nghiệm F và sự khác biệt giữa các nghiệm thức được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey.
- Tỷ lệ nuôi sống và độ đồng đều về khối lượng của gà giữa các nghiệm thức được phân tích bằng trắc nghiệm Chi bình phương.
- Khác biệt giữa các nghiệm thức được xem là có ý nghĩa khi P.
- 3.1 Khả năng sinh trưởng và độ đồng đều đàn 3.1.1 Khối lượng bình quân của gà.
- KLBQ của gà giữa các nghiệm thức lúc 1 ngày tuổi là như nhau (P >.
- Việc bổ sung MOS và colistin vào trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến KLBQ của gà ở các độ tuổi khác nhau (P.
- Khi kết thúc thí nghiệm ở 63 ngày tuổi, KLBQ gà ăn thức ăn được bổ sung MOS (1667,0 g/con) khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,402) so với KLBQ của gà ăn thức ăn đối chứng (1635,3 g/con) và thức ăn được bổ sung colistin (1679,1 g/con)..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung MOS và colistin đến KLBQ của gà Lương Phượng ở các độ tuổi khác nhau (g/con).
- Ngày tuổi Nghiệm thức.
- 3.1.2 Tăng khối lượng hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn.
- Gà ăn thức ăn thí nghiệm khác nhau trong các giai đoạn có TKLHN như nhau (P >.
- Cụ thể, qua 63 ngày thí nghiệm, kết quả cho thấy TKLHN của gà ăn thức ăn có bổ sung MOS (25,19 g/con) khác biệt không ý nghĩa (P >.
- 0,05) so với TKLHN của gà ăn thức ăn đối chứng (25,18 g/con) và thức ăn có bổ sung colistin (25,93 g/con)..
- TTTAHN của gà trong toàn giai đoạn khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P >.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn 15 - 35 ngày tuổi, TTTAHN của gà ăn thức ăn được bổ sung MOS (57,93 g/con) thấp hơn (P = 0,005) so với TTTAHN của gà ăn thức ăn được bổ sung colistin (62,25 g/con).
- Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ăn thức ăn được bổ sung MOS qua các giai đoạn tương đương với HSCHTA của gà ăn thức ăn đối chứng và thức ăn được bổ sung colistin (P >.
- Bảng 3: Ảnh hưởng của MOS và colistin đến TKLHN, TTTAHN và HSCHTA của gà Chỉ tiêu 1 Nghiệm thức thức ăn.
- 1 - 14 ngày tuổi.
- 15 - 35 ngày tuổi.
- 36 - 63 ngày tuổi.
- 1 - 63 ngày tuổi.
- 3.1.3 Độ đồng đều và tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Độ đồng đều của gà giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa (P >.
- Cụ thể, ở thời điểm kết thúc thí nghiệm, gà ăn thức ăn được bổ sung MOS có độ đồng đều (60,7%) cao hơn không.
- 0,05) khi so với độ đồng đều của gà ăn thức ăn đối chứng (50,5%) và thức ăn được bổ sung colistin (55,9.
- Tỷ lệ nuôi sống của gà trong thí nghiệm đạt mức tương đối cao, dao động từ .
- Tỷ lệ nuôi sống của gà giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P >.
- Hình 1: Độ đồng đều của gà.
- 3.2 Khả năng đáp ứng miễn dịch.
- Ở 14 ngày tuổi, trước khi chủng vắc-xin phòng bệnh Gumboro, HGKT kháng vi rút Gumboro của gà tương đương giữa 3 nghiệm thức (P >.
- Ở thời điểm 28 ngày tuổi (sau chủng vắc-xin Gumboro 2 tuần), HGKT huyết thanh của gà giữa các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,001)..
- Cụ thể, HGKT huyết thanh của gà ăn thức ăn được bổ sung MOS (3041) cao hơn (P <.
- 0,05) HGKT huyết thanh của gà ăn thức ăn đối chứng (729) và thức ăn được bổ sung colistin (1196).
- Tuy nhiên, ở thời điểm lúc 42 và 56 ngày tuổi, HGKT huyết thanh của gà giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P >.
- Bảng 4: HGKT huyết thanh của gà ở các nghiệm thức.
- Ngày tuổi Nghiệm thức 1.
- Đối chứng.
- Trong bối cảnh hiện nay, với mong muốn hướng đến nền chăn nuôi an toàn và tạo ra sản phẩm chất lượng, các chất thay thế kháng sinh đã và đang được nghiên cứu nhằm loại trừ việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trưởng..
- MOS được xem là một chất tiềm năng, nó có khả năng cản trở hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tăng các đáp ứng miễn dịch và cải thiện lớp niêm mạc ruột ở gà (Spring et al., 2000.
- Một số nghiên cứu bổ sung MOS vào thức ăn đã cải thiện HSCHTA và KLBQ của gà thịt (Mathis,.
- ăn tiêu thụ giữa bổ sung kháng sinh và MOS vào thức ăn gà thịt (Albino et al., 2006.
- Lorencon et al., 2007.
- Rocha et al., 2010).
- Ở một thí nghiệm khác, với khẩu phần thức ăn có bổ sung 0,5% MOS đã không tạo ra thay đổi về năng suất đáng kể so với gà thịt ăn thức ăn đối chứng (Geier et al., 2009).
- Fritts and Waldroup (2003) thí nghiệm trên gà tây với mức bổ sung MOS cũng cho năng suất tương đương so với gà cho ăn thức ăn không có bổ sung MOS.
- Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống của gà trong thí nghiệm này tương đối cao và độ đồng đều của đàn cũng có khuynh hướng cải thiện hơn so với độ đồng đều đàn khi gà ăn thức ăn có bổ sung kháng sinh..
- Theo Savage et al.
- (1996), bổ sung 0,11% MOS vào thức ăn đã làm tăng hàm lượng IgG trong huyết tương và IgA trong mật của gà.
- Trong thí nghiệm hiện thời, sau 2 tuần chủng ngừa vắc-xin Gumboro, HGKT huyết thanh của gà ở nghiệm thức có bổ sung MOS cao hơn HGKT huyết thanh của gà ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức sử dụng colistin.
- Điều này cũng có thể lý giải do MOS có những ảnh hưởng đa dạng đối với hệ thống miễn dịch và có khả năng điều chỉnh những đáp ứng miễn dịch của cơ thể (Bland et al., 2004).
- Nghiên cứu trước đây trên gà thịt cho thấy HGKT kháng lại vi rút Gumboro cao hơn ở nghiệm thức có sử dụng MOS (Shashidhara and Devegowda, 2003).
- Tóm lại, các nghiên cứu trước đây và hiện thời đã cho thấy việc bổ sung MOS vào thức ăn đã tăng cường đáp ứng miễn dịch của gà thịt..
- Cho gà ăn thức ăn được bổ sung MOS đã cho năng suất tương đương so với gà ăn thức ăn có bổ sung 20 ppm kháng sinh colistin.
- Albino, L.F.T, Feres, F.A., Dionizio, M.A., et al., 2006.
- Rocha, A.P.D, Abreu, R.D., Costa, M.D.C.M.M.D., et al., 2010