« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ COPEPODA (Cyclops vicinus).
- LÊN SỰ PHÁT TRIỂN Artemia franciscana Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới.
- Copepoda, Cyclops vicinus, độ mặn.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển của Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau, với hai thí nghiệm được thực hiện gồm nuôi đơn ở các nồng độ muối (30‰, 50‰ và 70‰) như đối chứng và thí nghiệm nuôi chung với tương tác đa nhân tố gồm: nhân tố 1 (Artemia 1, 2 và 3 ngày tuổi), nhân tố 2 (mật độ copepoda 50.
- 100 và 200 cá thể/L), nhân tố 3 (độ mặn ở hai mức 30‰ và 50.
- Artemia của thí nghiệm được nuôi trong chai nhựa hình chóp 1,5 L chứa 1 L nước biển và mật độ Artemia bố trí trong các nghiệm thức là 150 con/L, mỗi thí nghiệm được theo dõi trong 5 ngày.
- Kết quả sau 5 ngày nuôi cho thấy, tỉ lệ sống (TLS) của Artemia không phụ thuộc vào độ mặn ở lô đối chứng nhưng trong nuôi chung thì TLS của Artemia phụ thuộc vào các nhân tố độ mặn, ngày tuổi Artemia và mật độ copepoda.
- Artemia không thể sống sót ở độ muối 30‰ khi có sự hiện diện của copepoda, nhưng ở độ muối cao hơn (50‰) thì TLS của Artemia tỷ lệ nghịch với mật độ của copepoda..
- Ảnh hưởng của mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau.
- Sau quá trình phơi nước, khi độ mặn trong ao nuôi đạt 80‰ (ngưỡng khuyến cáo thả giống đầu vụ) thì tiến hành thả giống và Artemia bắt đầu sinh sản sau 15-20 ngày thả nuôi (Nguyen Thi Ngoc Anh, 2009), thời điểm thu hoạch được trứng nhiều nhất trong vụ là từ tháng 01 đến tháng 03.
- Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2009) đã đi đến khẳng định rằng một số yếu tố chính liên quan đến năng suất ao nuôi có thể kể là độ mặn, mật độ thả nuôi và thời gian sản xuất.
- Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian nuôi đồng nghĩa với việc thả giống sớm hơn so với mùa vụ vào đầu vụ, thời điểm này ao nuôi có độ mặn thấp hơn so với khuyến cáo.
- Đồng thời, việc kéo dài việc duy trì quần thể vào cuối vụ khi mưa nhiều làm giảm đi độ mặn trong ao để thu sinh khối.
- Việc thả nuôi Artemia ở độ mặn thấp không ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng và sinh sản của chúng (Nguyễn Thị Hồng Vân và ctv., 2010) nhưng chúng sẽ phải đối phó với các địch hại cạnh tranh chủ yếu là copepoda (Baert et al., 1997;.
- Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007) làm giảm mật độ thả giống và khó duy trì quần thể.
- Copepoda là loài có khả năng sống khá rộng với độ muối, chúng có thể sống được ở độ mặn thấp hơn 1‰ và cao tới 72‰, phổ thức ăn cũng khá rộng từ ăn lọc, ăn tạp cho tới chủ động bắt mồi tùy theo từng giai đoạn trong vòng đời (Cervetto et al., 1999.
- biện pháp giảm thiểu tác động của copepoda khi thả giống Artemia ở độ mặn thấp, đồng thời có thể đưa ra những khuyến cáo cho người nuôi Artemia để đạt được thành công trong việc thả giống là mục tiêu hướng đến trong nghiên cứu này..
- 2.3 Bố trí thí nghiệm.
- Để thấy rõ quá trình sinh trưởng của Artemia, copepoda và ảnh hưởng sự hiện diện của loài này lên sinh trưởng của loài khác trong môi trường sống, hai thí nghiệm gồm nuôi đơn từng loài và nuôi chung được thực hiện.
- Thí nghiệm 1: Artemia và copepoda được nuôi đơn đánh giá tỉ lệ sống và tăng trưởng.
- Artemia vừa mới nở được bố trí ở ba độ mặn khác nhau: 30‰ (S30), 50‰ (S50), 70‰ (S70), với mật độ 150 (MĐ150) cá thể/L..
- Copepoda được bố trí hai nhân tố với ba độ mặn S30, S50, S70 và mật độ 50 (C50), 100 (C100), 200 (C200) cá thể/L..
- Thí nghiệm 2: Nuôi chung Artemia và Copepoda đánh giá tỉ lệ sống và tăng trưởng.
- Thí nghiệm được bố trí theo tương tác đa nhân tố với:.
- Nhân tố 1: thay đổi theo ngày tuổi Artemia từ 1 (A1), 2 (A2) và 3 (A3) ngày kể từ khi nở..
- Nhân tố 2: Mật độ copepoda 50 (C50).
- Nhân tố 3: Độ mặn ở 2 mức 30 ‰ (S30), 50.
- Thể tích nuôi của thí nghiệm là 1 L và mật độ Artemia là 150 con/L, mỗi thí nghiệm được theo dõi trong 5 ngày..
- 2.4 Phương pháp chăm sóc và quản lý thí nghiệm.
- Nước có độ mặn 100‰ được sử dụng và pha với nước có độ mặn 0‰ để có độ mặn tương ứng.
- với các độ mặn trong thí nghiệm.
- Thí nghiệm được thực hiện với điều kiện nhiệt độ phòng có cung cấp sục khí để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cả Artemia và copepoda..
- Tỷ lệ sống (TLS) của Artemia và copepoda được ghi nhận vào ngày 5 bằng cách đếm toàn bộ số cá thể còn sống và được tính toán theo công thức:.
- Trong đó: L là chiều dài của Artemia (mm).
- Số liệu sẽ được tính trung bình và độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel và sử dụng Statistica 10.0 với ANOVA 3 nhân tố (độ mặn × mật độ copepoda × kích cỡ Artemia) để đánh giá ảnh hưởng tương tác của các nhân tố thí nghiệm và so sánh sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05 với phép thử Tukey..
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Nuôi đơn Artemia và copepoda.
- TLS của Artemia sau 5 ngày nuôi ở ba độ mặn biến động từ 93-96% (Bảng 1) và không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) nhưng chiều dài tăng trưởng của Artemia nuôi ở độ mặn 30‰ (3,35 mm) và 50‰ (3,48 mm) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với Artemia nuôi ở nồng độ muối 70‰.
- Van stappen., 2002) tuy nhiên do là loài đặc hữu của thủy vực nước mặn nên khi sống ở các độ mặn thấp chúng có thể đã hao tốn thêm năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu khiến cho tăng trưởng chậm lại và điều này cũng được chứng minh trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân và ctv.
- và tăng trưởng (mm) của Artemia và TLS.
- của Copepoda sau 5 ngày nuôi đơn ở các nồng độ muối khác nhau.
- Độ mặn.
- Tuy nhiên, ngược lại với Artemia, độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đối với copepoda (Bảng 1), với cùng ba môi trường sống tương đồng như Artemia nhưng TLS của copepoda, bất chấp mật độ khác nhau, tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của độ mặn (dao động từ 64,0% đến 94,6%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Mặt khác, phân tích thống kê cũng cho thấy trong cùng một độ mặn thì mật độ copepoda con/L) không có ảnh hưởng gì đến TLS của chúng (p=0,41) và cũng không có sự tương tác giữa độ mặn và mật độ copepoda (p=0,83)..
- 3.2 Nuôi chung Artemia và copepoda Sau 5 ngày thả nuôi chung hai quần thể Artemia và copepoda, kết quả thu được cho thấy có sự biến động về tỉ lệ sống và tăng trưởng của Artemia cũng như tỉ lệ sống của copepoda giữa các nghiệm thức (Bảng 2).
- Nhìn chung, TLS của Artemia Vĩnh Châu trong toàn thí nghiệm có sự dao động từ 0%.
- Ở độ mặn 30‰, bất chấp mật độ copepoda và ngày tuổi Artemia, TLS của Artemia luôn bằng 0% nhưng ở 50‰.
- Đặc biệt mật độ copepoda thì tỷ lệ thuận với TLS của Artemia (ở.
- mật độ 50-100 copepoda/L thì TLS của Artemia là 21-25% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05.
- Bảng 2) nhưng khi copepoda đạt tới 200con/L thì TLS của Artemia chỉ còn 10-14% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (Bảng 2)..
- thả nuôi chung TLS của Artemia càng khả quan, số liệu trong Bảng 2 ghi nhận nếu thả nuôi Artemia 3 ngày tuổi thì TLS của Artemia có thể nâng lên được tới 9% so với chỉ 1% khi thả nuôi con hai ngày tuổi, TLS của Artemia đạt cao nhất ở NT S50-A3-C50 và khác biệt với tất cả các NT khác..
- và tăng trưởng về chiều dài (mm) của Artemia và tỉ lệ sống.
- của copepoda sau 5 ngày nuôi chung ở các nồng độ muối khác nhau.
- Tăng trưởng (mm) TLS.
- Hình 1: TLS của Artemia và copepoda khi nuôi chung ở độ mặn khác nhau Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn.
- về TLS của Artemia giữa nuôi đơn (đối chứng) và.
- nuôi chung cả hai loài (Bảng 1 và Bảng 2), trong khi nuôi đơn Artemia ở cả ba độ mặn 30, 50 và 70.
- đều đạt trên 90% thì ở nuôi chung tỷ lệ này là.
- 0%, ở 30‰ là từ 12-36% tùy thuộc mật độ copepoda, mật độ copepoda càng cao thì TLS Artemia càng giảm.
- Để kiểm tra lại khuynh hướng này và nhằm có những khuyến cáo phù hợp cho người nuôi Artemia khi thả giống sớm ở độ mặn dưới 80‰, một thí nghiệm nhỏ được thiết kế tương tự như ở thí nghiệm 2 nhưng chỉ sử dụng mật độ copepoda là 200con/L và Artemia một ngày tuổi (tương tự với điều kiện ngoài ruộng muối lúc đầu vụ)..
- Kết quả thu được rất tương đồng với kết quả thu được ở thí nghiệm 2 (Hình 1).
- Phân tích sự tương quan cũng cho thấy có sự tương quan rất chặt chẽ giữa độ mặn và Artemia (r=0,92), giữa độ mặn và copepoda (r=-0,98) cũng như giữa Artemia và copepoda (r=-0,95).
- Về chiều dài của Artemia trong nuôi chung, kết quả từ Bảng 2 cũng cho thấy sau 5 ngày nuôi ở độ mặn 50‰, Artemia có chiều dài từ 2,21 mm đến 2,71 mm, trong đó duy nhất nghiệm thức S50-A3- C50 (mật độ copepoda thấp nhất và thả nuôi Artemia 3 ngày tuổi) có chiều dài cao nhất (2,71.
- Chiều dài này so với nuôi đơn ở cùng độ mặn thì thấp hơn (3,48 mm so với 2,71) cho thấy rõ ràng trong nuôi chung Artemia đã bị tác động bởi copepoda làm giảm đi sự tăng trưởng.
- Sự kiểm chứng ở độ mặn 70‰ sau đó giữa nuôi chung và nuôi đơn cũng cho kết quả tương tự mm so với 4,55±0,32 mm)..
- Xét về quần thể copepoda trong nuôi chung có thể thấy TLS của copepoda theo khuynh hướng giảm theo độ mặn (Bảng 2), TLS của copepoda ở độ mặn 30‰ sau 5 ngày thả chung dao động từ 66,0% đến 87,7% cao hơn so với TLS của copepoda ở độ mặn 50‰ từ 40,7% đến 61,0%, trong đó ở S50-A3-C50 có TLS là 40,7% thấp nhất và khác biệt thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác.
- Ngoài ra, trong cùng một độ mặn thì TLS của copepoda cũng có khuynh hướng thấp đi khi thả nuôi Artemia có ngày tuổi cao hơn, ngày tuổi Artemia càng cao thì TLS của copepoda càng giảm.
- Tuy nhiên, việc thả Artemia 1 ngày tuổi và 2 ngày tuổi không có sự khác biệt (chỉ khác nhau 1- 2%) ở cả hai độ mặn 30 và 50‰ nhưng khi thả Artemia 3 ngày tuổi thì copepoda chết nhiều hơn ở so với 12-13% ở 30‰)..
- Bảng 3: Tác động của các nhân tố độ mặn, tuổi Artemia và mật độ copepoda lên TLS, chiều dài của quần thể Artemia và TLS của quần thể copepoda khi nuôi chung..
- Nhân tố tác động.
- p<0,05) Kết quả phân tích thống kê từ Bảng 3 đã chứng minh khi nuôi chung hai quần thể thì TLS của Artemia bị tác động rất có ý nghĩa (p<0,001) bởi các nhân tố độ mặn, ngày tuổi của Artemia và mật độ copepoda, thêm vào đó sự tương tác giữa độ mặn và ngày tuổi Artemia (S*A), độ mặn và mật độ copepoda (S*C) cũng ảnh hưởng có ý nghĩa đến TLS của quần thể Artemia trong khi ngày tuổi Artemia và mật độ copepoda cũng như các tương tác khác là không có ý nghĩa (p>0,05.
- Tuy nhiên, về tăng trưởng của Artemia thì chỉ có độ mặn và ngày tuổi Artemia cũng như sự tương tác giữa chúng là có ảnh hưởng (p>0,05) trong khi các tương khác hầu như không có ý nghĩa (p<0,05)..
- Kết quả từ Bảng 3 cũng cho thấy độ mặn, ngày tuổi của Artemia và mật độ copepoda chỉ có tác động độc lập lên TLS của quần thể copepoda khi nuôi chung ở mức rất có ý nghĩa (p<0,001) trong khi không có sự tương tác giữa chúng được tìm thấy..
- Theo Ishikawa et al.
- lợ có độ mặn lên tới 5-15‰.
- Đối với các loài sống trong nước lợ chúng có thể chịu được độ mặn tối đa 72‰ và tối thiểu là nhỏ hơn 1‰ trong khi độ mặn tối ưu đảm bảo cho sinh trưởng và sinh sản nằm trong ngưỡng từ 15-22‰ và độ mặn có thể gây sốc nằm trong khoảng Cervetto et al., 1999.
- Chen et al., 2006.
- Ohs et al., 2010).
- Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nếu xét về dãy thức ăn ba bậc thì nó nằm ở bậc giữa với vai trò vừa là sinh vật tiêu thụ (ăn tảo), vừa là con mồi (thức ăn cho các loại ấu trùng giáp xác, tôm cá) do vậy độ mặn môi trường biển tự nhiên có lẽ là môi trường thích hợp nhất cho chúng phát triển để giữ cân bằng sinh thái học cho các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Đây có lẽ là lời giải thích cho TLS của copepoda độ mặn 30‰ luôn đạt TLS cao (từ 72-88%) trong cả nuôi đơn và nuôi chung trong khi ở 50 và 70‰ thì có TLS thấp hơn bởi vì ở độ mặn cao hơn, việc phải mất thêm năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu đã làm cho chúng giảm đi cơ hội sống (Chen et al., 2006).
- Đối với Artemia, là một loài đặc hữu của sinh cảnh nước mặn, trong tự nhiên nó sống tốt ở những nơi có độ mặn mà tôm cá không thể tồn tại (Van Stappen, 2002.
- Tuy nhiên, trong môi trường không có địch hại thì nó vẫn có thể sống tốt ở các độ mặn thấp từ 20‰ (Toi, 2013.
- Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2017) do vậy mà trong thí nghiệm đối chứng (nuôi đơn) TLS và tăng trưởng của Artemia không hề bị ảnh hưởng bởi độ mặn nhưng bị ảnh hưởng rất lớn khi thả nuôi chung với copepoda (Bảng 1, Bảng 2) và theo khuynh hướng ngược lại với copepoda (Hình 1), điều này chứng minh việc sống chung với copepoda đã có tác động mạnh đến Artemia.
- Trong thí nghiệm này, Artemia và copepoda có chung không gian sống do đó ngoài việc cạnh tranh không gian sống còn có các mối quan hệ cạnh tranh khác như cạnh tranh thức ăn thể hiện qua việc nuôi chung Artemia luôn có tăng trưởng chậm hơn nuôi đơn ở tất cả các nghiệm thức, và mạnh nhất có lẽ là quan hệ con mồi – vật ăn mồi.
- Cụ thể cùng xét ở độ mặn 30‰ nếu nuôi đơn, TLS của Artemia là 96%, copepoda là 94% (trong khi nuôi đơn copepoda ở 3 mật độ 50, 100 và 200 không cho thấy có sự thiếu hụt thức ăn bởi vì TLS copepoda đều trên 90%.
- Bảng 1) nhưng khi nuôi chung thì TLS của Artemia bằng 0 bất chấp mật độ copepoda trong khi TLS của copepoda giảm không đáng kể (72-85.
- Việc này còn được khẳng định hơn nữa khi ở các nghiệm thức Artemia 3 ngày tuổi thì khả năng sống sót cao hơn 1 và 2 ngày tuổi và mật độ.
- copepoda càng cao thì khả năng sống của Artemia cũng giảm theo (Bảng 2).
- Kết quả của thí nghiệm này rất trùng hợp với kết quả thí nghiệm của Becker et al.
- (2004) khi thả nuôi copepoda và Daphnia (ăn lọc thụ động như Artemia) trong cùng một môi trường giả tự nhiên với các mật độ khác nhau và ông cho rằng copepoda trưởng thành có khuynh hướng chọn lựa thức ăn chủ động và thường có khuynh hướng ăn thịt và do vậy ảnh hưởng đến quần thể Daphnia hơn là Daphnia ảnh hưởng lên copepoda.
- Thêm vào đó, trong thí nghiệm của Badalchino et al.
- Từ kết quả này cho thấy khi ứng dụng vào thực tiễn thả nuôi Artemia rõ ràng không nên thả nuôi ở độ mặn thấp dưới 70‰ nếu có sự xuất hiện của copepoda, vì việc thả nuôi ở 70‰ đã hao tốn thêm 25% con giống chưa kể sau đó việc duy trì cho ao nuôi có đủ thức ăn và độ mặn càng thêm khó khăn..
- Việc thả nuôi con giống có ngày tuổi lớn hơn (3 ngày) dù tăng thêm được TLS cho Artemia được khoảng 10% nhưng lại tốn kém nơi chứa giống, thức ăn cho con giống, hơn nữa các giai đoạn từ instar 2 trở về sau (30h kể từ khi ấp trứng) Artemia đã dinh dưỡng ngoài và dễ bị sốc khi môi trường sống có thay đổi đột ngột (Sorgeloos et al., 1996)..
- (1997) cho rằng sự hiện diện của copepoda gây ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của Artemia giai đoạn mới thả giống và trong quy trình nuôi Artemia chỉ nên thả nuôi ở nồng độ muối.
- Kết quả thí nghiệm này cũng khẳng định rằng Artemia có tỉ lệ sống khá cao (75%) khi thả nuôi ở nồng độ muối 70‰ với sự hiện diện của copepoda trong khi TLS của copepoda giảm chỉ còn khoảng 17%..
- Khi thả nuôi chung hai quần thể Artemia và copepoda, các yếu tố tác động lên TLS và tăng trưởng của Artemia là độ mặn, mật độ copepoda và ngày tuổi của Artemia và TLS của copepod cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố này.
- Khi thả nuôi chung 2 quần thể, độ mặn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự sinh tồn của cả hai dòng theo khuynh hướng trái ngược nhau (TLS.
- Artemia có tương quan tỷ lệ thuận với sự gia tăng của độ mặn và ngược lại đối với copepoda)..
- Trong thực tiễn, không nên thả nuôi Artemia ở độ mặn thấp, dưới 70‰ nếu có sự xuất hiện của copepoda..
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và sinh sản 2 dòng Artemia SFB_VC và GSL, kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4, Trường Đại học Cần Thơ: 126-136.