« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ RA HOA BÒN BON TA (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ RA HOA BÒN BON TA (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Mục tiêu của đề tài là xác định nồng độ paclobutrazol (PBZ) có hiệu quả lên sự ra hoa của bòn bon Ta.
- Đề tài được thực hiện trên 20 cây bòn bon 32 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp hữu tính tại Quận Cái răng, TP.
- Thí nghiệm có bốn nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, năm lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây.
- Nghiệm thức của thí nghiệm là các nồng độ xử lý PBZ bao gồm và 1.500 ppm.
- PBZ được xử lý bằng cách phun qua lá 10 ngày sau khi xử lý MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5%.
- Kết quả cho thấy xử lý PBZ bằng cách phun trên lá ở nồng độ hoặc 1.500 ppm đều có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, làm tăng tỉ lệ ra hoa, số hoa/phát hoa nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa.
- Xử lý PBZ ở nồng độ 1.500 ppm có số trái/chùm cao (38,6 trái/chùm) dẫn đến năng suất cao (45,8 kg/cây) nhưng không ảnh hưởng đến số trái/chùm, trọng lượng trung bình một trái và phẩm chất trái..
- Từ khóa: Bòn bon Ta (Lansium domesticum Corr.
- Ta), Paclobutrazol, sự ra hoa.
- Bòn bon (Lansium domesticum Jack) là loài cây ăn trái đặc sản của vùng nhiệt đới và mặc dù không thể sánh được với măng cụt nhưng bòn bon được xem là một trong những loại trái cây ngon nhất ở vùng Mã Lai (Whitman, 1980).
- Bòn bon được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Philippines.
- Bòn bon hình thành mầm hoa trong mùa khô và bắt đầu ra hoa sau khi.
- Trong khi đó, ở Mã Lai do điều kiện nhiệt đới, gần xích đạo nên ra hoa hai lần/năm.
- Trong điều kiện tự nhiên, bòn bon ra hoa làm nhiều đợt, thời gian ra hoa có thể kéo dài đến tháng 8 như trong điều kiện có mùa đông lạnh ở Florida (Whitman, 1980).
- Điều tra mùa vụ ra hoa bòn bon ở Chợ Lách (Bến Tre) và Vũng Liêm (Vĩnh Long), Võ Hoàng Kha (2009) cho biết bòn bon ra hoa tự nhiên từ tháng 3-5 âl và thu hoạch vào tháng 7-8 âl.
- Cũng qua kết quả nầy, tác giả cũng cho biết giá bán bòn bon trong mùa nghịch cao gấp 1,5-2 lần so với mùa thuận.
- Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có 20% số hộ xử lý cho bòn bon ra hoa mùa nghịch bằng biện pháp xiết nước và kết quả tỉ lệ ra hoa chỉ đạt từ 50-60%.
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của nồng độ paclobutrazol trên sự ra hoa bòn bon Ta tại Quận Cái Răng, TP.
- Cần Thơ..
- Thí nghiệm được thực hiện trên giống bòn bon Ta 32 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp hữu tính trồng trên đất phù sa thuộc Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ từ tháng 12/2007 đến 10/2008.
- Các cây được chọn làm thí nghiệm có độ đồng đều cao, khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê, chiều cao cây, đường kính tán và chu vi gốc thân trung bình lần lượt là 8,43 m, 4,55 m và 57,9 cm, theo thứ tự.
- Tuy nhiên, công việc cắt cành sửa tán không được chú ý nên tỉ lệ giữa chiều cao cây và đường kính tán tương đương ở mức 2:1.
- Nghiệm thức của thí nghiệm là nồng độ paclobutrzol và 1.500 ppm được xử lý bằng cách phun qua lá.
- PBZ được xử lý bằng cách phun qua lá khi lá chuyển sang màu xanh nhạt.
- MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5% được phun 10 ngày trước khi xử lý PBZ cho lá trưởng thành.
- Trong thời gian xử lý ra hoa, mực nước trong mương được giữ cách mặt liếp từ 60 - 80 cm.
- Mỗi cây treo 30 phát hoa để theo dõi sự phát triển từ khi mầm hoa nhú đến khi đậu trái.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS version 13..
- Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức, các giá trị trung bình được so sánh bằng phép thử LSD ở mức ý nghĩa 5%.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm ra hoa.
- 3.1.1 Sự phát triển của phát hoa Sự miên trạng của phát hoa.
- mầm hoa sau khi xử lý paclobutrazol cho thấy các cây có xử lý hóa chất mầm hoa nhú trong tháng 12-1 nhưng không phát triển cho đến khi được tưới nước mầm hoa mới phát triển như mô tả của (Ketsa và Paull, 2008).
- Kết quả nầy cho thấy rằng PBZ có hiệu quả thúc đầy sự hình thành mầm hoa như kết quả ghi nhận trên cây xoài (Trần Văn Hâu, 2005) hay sầu riêng (Trần Văn Hâu et al., 2002).
- Tuy nhiên, giai đoạn phát triển của mầm hoa đòi hỏi phải có điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng dinh dưỡng như ẩm độ đất cao mầm hoa mới phát triển (Trần Văn Hâu, 2008).
- Có lẽ chính vì điều nầy mà trong điều kiện tự nhiên bòn bon chỉ ra hoa sau khi có mưa khoảng 7 tuần (Ketsa và Paull, 2008).
- Như vậy, muốn điều khiển cho bòn bon ra hoa sớm hơn mùa vụ tự nhiên cần chú ý tạo điều kiện cho bòn bon hình thành mầm hoa bằng cách xiết nước hay phun PBZ và sau đó phải tưới nước để thúc đẩy mầm hoa phát triển.
- Cây bòn bon Thái Lan trồng ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có đặc điểm ra hoa tương tự (Lê Thị Thảo, 2009)..
- Kết quả nầy cho thấy quá trình ra hoa của bòn bon Ta theo hai giai đoạn khá rõ là hình thành mầm hoa và phát triển phát hoa.
- Do đó, cần có biện pháp xử lý thích hợp ở từng giai đoạn mới đạt được tỉ lệ ra hoa cao.
- Giai đoạn đầu xử lý PBZ thúc đẩy sự hình thành mầm hoa và tiếp theo phải tạo điều kiện thích hợp cho mầm hoa phát triển bằng cách tưới nước, tạo điều kiện thích hợp cho sự sinh dinh dưỡng của mầm hoa..
- Hình 1: Phát hoa bòn bon Ta phát triển sau khi được tưới nước tại Quận Cái Răng, TP.
- Sự phát triển của phát hoa.
- Phát hoa bòn bon từ khi nhú mầm đến phát triển hoàn toàn trong 28 ngày ở cả bốn nghiệm thức như kết quả khảo sát của Lê Thị Thảo (2009).
- Chiều dài phát hoa của bốn nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Phát hoa tăng trưởng chậm trong bốn ngày đầu tiên sau khi nhú mầm, kéo dài và tăng trưởng nhanh từ ngày thứ tám đến ngày 20 và tăng trưởng chậm trong tám ngày tiếp theo (Hình 2).
- Ngày sau khi nhú mầm hoa.
- Chiều dàu phát hoa (cm).
- Hình 2: Sự phát triển chiều dài phát hoa của bòn bon Ta tại Quận Cái Răng, TP.
- Bảng 1: Đặc tính ra hoa của bòn bon Ta tại Quận Cái Răng, TP.
- Cần Thơ, 2008 Giai đoạn ra hoa trên cây bòn bon Ngày.
- Từ khi nhú mầm hoa đến thu hoạch 138.
- 3.1.2 Tỉ lệ ra hoa và đặc điểm phát hoa.
- Tỉ lệ cành chính ra hoa khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%, trung bình đạt tỉ lệ 73,0%.
- Tuy nhiên, tỉ lệ mầm hoa phát triển trên tổng số mầm hoa xuất hiện giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 2).
- Tỉ lệ mầm hoa phát triển tương quan thuận với nồng độ PBZ xử lý theo phương trình hồi quy Y = -2E-05x 2 + 0,0601x + 40,663 với R 2 = 0,7 (Hình 3).
- Kết quả nầy cho thấy nồng độ PBZ có xu hướng làm tăng tỉ lệ cành ra hoa và ở nồng độ 1.500 ppm thì tỉ lệ cành ra hoa có xu hướng tăng chậm và gần đạt mức tối hảo..
- Chiều dài phát hoa giữa các nghiệm thức xử lý PBZ khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng số hoa/phát hoa của các nghiệm thức có xử lý PBZ đều khác biệt có nghĩa so với đối chứng (Bảng 2).
- Như vậy xử lý PBZ không có ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa nhưng làm tăng số hoa trên phát hoa.
- Chiều dài phát hoa trung bình đạt 15,11 cm, tương tự như mô tả của Morton (1987).
- Khảo sát chiều dài phát hoa bòn bon Ta, Lê Thị Thảo (2009) nhận thấy chiều dài trung bình của phát hoa bòn bon Ta là 15,5 cm..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên tỉ lệ cành chính ra hoa và tỉ lệ hoa/cành của bòn bon Ta tại Cái Răng, TPCT, 2008.
- TT Nồng độ PBZ (ppm).
- Tỉ lệ cành chính ra hoa.
- Tỉ lệ hoa phát triển/tổng số.
- mầm hoa.
- Chiều dài phát hoa (cm).
- Tổng số hoa/phát hoa.
- Trung bình .
- Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD.
- khác biệt mức ý nghĩa 5%.
- ns = khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Nồng độ PBZ (ppm).
- Tỉ lệ ra hoa.
- Hình 3: Tương quan giữa nồng độ xử lý PBZ và tỉ lệ hoa phát triển/tổng số mầm hoa bòn bon Ta tại quận Cái Răng, TP.
- Mặc dù số hoa trên phát hoa giữa các nghiệm thức xử lý PBZ khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng số trái/phát hoa giai đoạn thu hoạch khác biệt không có ý nghĩa thống kê, trung bình 16,74 trái/chùm (Bảng 3).
- Trái bòn bon phát triển theo hình thức trinh quả sinh (Salma và Razali, 1987) nên tỉ lệ đậu trái của bòn bon đạt trên 90% nhưng có lẽ do hiện tượng rụng trái non giai đoạn 1-2 tuần và 5-6 tuần sau khi đậu trái gần 15% đã làm ảnh hưởng đến số trái/chùm (Lê Thị Thảo, 2009.
- Tương tự như số chùm trái/cây, trọng lượng trung bình một trái cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Trái có trọng lượng trung bình.
- Do có tỉ lệ hoa nở cao nên số chùm trái/cành và năng suất trái/cây các nghiệm thức có xử lý PBZ đều cao và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, trong đó nghiệm thức xử lý ở nồng độ 1.500 ppm có số chùm trái/cành và năng suất cao nhất (45,8 kg/cây).
- Năng suất nầy khá cao so với kết quả điều tra trên cây bòn bon có độ tuổi từ 20 - 50 năm tuổi tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre năng suất chỉ đạt từ 32 - 37 kg/cây (Võ Hoàng Kha, 2009)..
- Tóm lại, xử lý PBZ có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra hoa dẫn đến tăng năng suất nhưng không làm giảm số trái/chùm và trọng lượng trung bình một trái..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên số trái/chùm, trọng lượng trung bình trái và năng suất của bòn bon Ta tại quận Cái Răng, TP.
- Trọng lượng trung bình một trái (g) Số chùm.
- Năng suất (kg/cây).
- khác biệt mức ý nghĩa 5%, ns =khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Xử lý ra hoa bằng PBZ không có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất trái như o Brix, tổng số acid (TA) và hàm lượng vitamin C trong thịt trái (Bảng 4).
- Bảng 4: Ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên phẩm chất trái bòn bon Ta tại Quận Cái Răng, TP.
- Mầm hoa bòn bon sau khi nhú mầm sẽ đi vào thời kỳ miên trạng nếu không gở bỏ điều kiện kích thích hình thành mầm hoa như “xiết nước”..
- Xử lý PBZ bằng cách phun trên lá ở nồng độ hoặc 1.500 ppm đều có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, làm tăng tỉ lệ ra hoa, số hoa/phát hoa nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài phát hoa..
- Cần nghiên cứu biện pháp phá miên trạng để mầm hoa bòn bon phát triển sau khi nhú..
- Có thể phun PBZ ở nồng độ 1.500 ppm để thúc đẩy sự hình thành mầm hoa cây bòn bon Ta..
- Nên lặp lại thí nghiệm ở những mùa vụ khác nhau để có kết luận chính xác về hiệu quả của PBZ lên sự ra hoa của cây bòn bon Ta..
- Khảo sát đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái hai giống bòn bon Ta và bòn bon Thái (Lansium domesticum) tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ..
- Hiệu quả của Paclobutrazol lên sự ra hoa trái vụ sầu riêng “Sữa Hạt Lép”.
- Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.
- Giáo trình xử lý ra hoa.
- Điều tra biện pháp điều khiển ra hoa, ảnh hưởng của nồng độ.
- paclobutrazol lên sự ra hoa, phát triển của phát hoa trên cây bòn bon ta tại quận cái răng, TP.
- Cần Thơ