« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG BÃ ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG,TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG BÃ ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI.
- Một thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất trên thỏ lai được nuôi bằng khẩu phần cơ bản cỏ lông tây (CLT) có bổ sung các mức độ bã đậu nành (BDN) khác nhau.
- Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại và 4 thỏ trên mỗi đơn vị thí nghiệm.
- Kết quả cho thấy rằng thỏ được nuôi bằng khẩu phần cỏ lông tây có bổ sung bã đậu nành tiêu thụ lượng CP cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0.001) so với khẩu phần không được bổ sung.
- Tăng trọng thỏ cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0.001) được tìm thấy ở các nghiệm thức có bổ sung từ 300g đến 400g BDN.
- Tỉ lệ tiêu hoá của DM, OM, CP và NDF được cãi thiện một cách có ý nghĩa thống kê (P<0.01) ở các khẩu phần được bổ sung BDN.
- Thỏ được nuôi bằng khẩu phần cò lông tây có bổ sung BDN ở mức độ từ 300 - 400g/con/ngày có tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao nhất..
- Từ khóa: Thỏ lai, tăng trọng, tỉ lệ tiêu hoá, bã đậu nành, cỏ lông tây.
- Chăn nuôi thỏ phát triển mạnh hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn thức ăn đạm động vật bị thiếu hụt gây ra bởi dịch cúm gia cầm, lỡ mồm long móng và tai xanh ở trâu bò, heo,….
- Nguồn thức ăn nuôi thỏ dễ tìm, phù hợp với mô hình chăn nuôi ở hộ gia đình.
- Vì vậy thịt thỏ có thể trở thành loại thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của con người..
- Ở nước ta đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguồn rau, cỏ mọc tự nhiên phong phú như cỏ lông tây, cỏ đậu, địa cúc, bìm bìm, rau muống, rau lang,… làm thức ăn cho thỏ.
- Các phụ phẩm công nghiệp như bã bia, bã đậu nành, bã đậu xanh,… Trong đó bã đậu nành sẵn có ở các nơi chế biến tàu hủ, chao, sữa đậu nành,… có hàm lượng đạm khá cao (20,7%) có thể sử dụng thay cho nguồn đạm từ thức ăn công nghiệp có giá thành cao để bổ sung trong khẩu phần nuôi thỏ..
- Tuy nhiên những nghiên cứu về việc sử dụng loại phụ phẩm này trong khẩu phần nuôi thỏ còn hạn chế..
- Vì vậy mục tiêu của đề tài nhằm xác định mức độ tối ưu của bã đậu nành trong khẩu phần nuôi thỏ, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bã đậu nành trong khẩu phần nuôi thỏ, từ đó khuyến cáo kết quả đạt được đến người chăn nuôi..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ GHIỆM 2.1 Thỏ thí nghiệm.
- Thỏ được sử dụng trong thí nghiệm là giống thỏ lai (được sản xuất từ thỏ địa phương và thỏ lai cải tiến) ở 50 đến 55 ngày tuổi, có trọng lượng trung bình khoảng 450- 500g.
- Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được tiến hành lúc thỏ khoảng 100 ngày tuổi, có trọng lượng khoảng 1,4- 1,5kg.
- Thỏ được tiêm phòng bịnh cầu trùng, bại huyết và kí sinh trùng trước khi đưa vào thí nghiệm..
- 2.2 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm gồm hai giai đoạn, thí nghiệm nuôi dưỡng và tiêu hóa dưỡng chất được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần và 3 lần lặp lại.
- Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm: 2 thỏ đực và 2 thỏ cái được bố trí vào mỗi ngăn chuồng, có trọng lượng tương đương nhau khoảng 500g/con..
- Bảng 1: Công thức khẩu phần thí nghiệm.
- Bã đậu nành .
- TĂHH: Thức ăn hổn hợp..
- Sáu mươi thỏ thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên vào 15 ngăn chuồng lồng được.
- 2.4 Thức ăn thí nghiệm và cách nuôi dưỡng.
- Bã đậu nành được mua mỗi ngày ở cơ sở sản xuất sữa đậu nành tại Thành phố Cần Thơ.
- Thức ăn hỗn hợp mua ở cửa hàng thức ăn gia súc.
- Thỏ thí nghiệm được cho ăn 3 lần/ ngày vào lúc (lúc 8,11 và 17giờ).
- Bã đậu nành và cỏ lông tây được cho ăn vào buổi sáng và chiều.
- Các loại thức ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa được thu và cân vào sáng hôm sau.
- Mỗi hai tuần thức ăn và thức ăn thừa được thu và xử lý để phân tích thành phần hóa học.
- Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện trong 6 ngày.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa của từng đơn vị thí nghiệm được cân để tính mức ăn vào/ngày.
- Mẫu phân và nước tiểu được thu và cân trọng lượng theo từng đơn vị thí nghiệm.
- Các mẫu thức ăn, thức ăn thừa và phân được sấy khô ở 55 o C, nghiền mịn.
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của khẩu phần ở giai đoạn thí nghiệm nuôi dưỡng..
- Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất: DM, OM, CP và NDF và lượng nitơ tích lũy (g/kgW 0,75 ) ở giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất..
- Các loại thức ăn cho ăn như cỏ lông tây, bã đậu nành, thức ăn hỗn hợp, thức ăn thừa và phân thỏ được phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô (DM), Nitrogen (N), đạm thô (CP) (N x 6.25) và tro theo phương pháp của AOAC (1990).
- 3.1 Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Bảng 2: Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm nuôi dưỡng (%DM).
- Cỏ lông tây .
- Thức ăn hỗn hợp .
- Bảng 2 trình bày thành phần hóa học của cỏ lông tây, bã đậu nành và thức ăn hỗn hợp trong giai đoạn thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Cỏ lông tây có hàm lượng DM là 20,9% cao hơn bã đậu nành là 10,4%.
- DM của cỏ lông tây sử dụng trong thí nghiệm này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Anh Thư (2008) là 18,9%, Nguyễn Thị Xuân Linh (2005) là 16,4%.
- Bã đậu nành có DM (10,4%) tương đương với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Anh Thư (2008) là 10,5% và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2008) là 11,1%.
- Bã đậu nành có hàm lượng CP là 20,7% là nguồn đạm thích hợp cho nhu cầu tăng trọng của thỏ.
- Hàm lượng CP của bã đậu nành trong thí nghiệm cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Anh Thư (2008) là 19,4% và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2008) là 21,7%.
- Cỏ lông tây của thí nghiệm có hàm lượng NDF là 77,8% cao hơn nhiều so với bã đậu nành 44,5%.
- Qua đó cho thấy, cỏ lông tây có hàm lượng xơ cao, đạm thấp, trong khi bã đậu nành có hàm lượng đạm cao, vì vậy một sự phối hợp một cách hợp lý của hai loại thức ăn này giúp thỏ tận dụng tốt nguồn thức ăn và mang lại hiệu quả cao..
- 3.2 Lượng bã đậu nành và cỏ lông tây tiêu thụ của thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Bảng 3: Lượng bã đậu nành và cỏ lông tây tiêu thụ của thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng (g/con/ngày).
- Chỉ Tiêu Khẩu phần (BDN).
- Các giá trị mang các chữ a, b, c, d trên cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0,05, BDN: bã đậu nành, CLT: cỏ lông tây, DM: vật chất khô, BDN0, BDN100, BDN200, BDN300,BDN400: bổ sung BDN ở các mức độ và 400 gram theo thứ tự..
- Bảng 3 cho thấy lượng cỏ lông tây ăn vào của thí nghiệm giảm dần khi tăng lượng bã đậu nành trong khẩu phần (P<0,001), cao nhất ở khẩu phần BDN0.
- 3.3 Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng.
- Bảng 4: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng (g/.
- Hàm lượng CP ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0.001) khi tăng mức độ bã đậu nành trong khẩu phần, cao nhất ở khẩu phần BDN300 và BDN400.
- Kết quả này được giải thích do hàm lượng CP của bã đậu nành cao hơn so với hàm lượng CP của cỏ lông tây.
- Lượng CP ăn vào của thí nghiệm từ 9,23-12,6 g/con/ngày thấp hơn so với kết quả của Đặng Hùng Cường (2008) từ 12,1-15,8 g/con/ngày..
- Hàm lượng NDF ăn vào cao ở nghiệm thức BDN0, giảm dần có ý nghĩa thống kê (P<0.01) khi tăng lượng bã đậu nành trong khẩu phần, do hàm lượng NDF của bã đậu nành thấp hơn so với cỏ lông tây.
- Kết quả lượng NDF ăn vào của thí nghiệm chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông (2005) là 33,8-63,2 g/con/ngày và cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Anh Thư (2008) là 32,8-41,2 g/con/ngày..
- 3.4 Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm.
- Bảng 5: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế thỏ thí nghiệm.
- HSCHTA: hệ số chuyển hóa thức ăn, TN: thí nghiệm, TL: trọng lượng, TA: thức ăn.
- Bảng 5 chỉ ra rằng trọng lượng thỏ lúc kết thúc thí nghiệm tăng dần khi tăng bã đậu nành qua các nghiệm thức, cao nhất ở nghiệm thức BDN300 là 1779g (P<0,05).
- Tăng trọng thấp nhất ở khẩu phần BDN0 là 14,5g/con/ngày và tăng trọng được cải thiện một cách có ý nghĩa khi tăng các mức độ bổ sung BDN trong khẩu phần, đạt mức độ cao nhất (P<0,01) ở các khẩu phần BDN300 và BDN400 (22,7g và 21,6g/ngày).
- Kết quả tăng trọng ở thí nghiệm của chúng tôi từ g/con/ngày có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nakkitset (2007) từ 15,9-19,4 g/con/ngày.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn cao ở khẩu phần BDN0 và thấp dần có ý nghĩa thống kê (P<0,001) ở các khẩu phần có bổ sung BDN, do tăng trọng thỏ cao.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phiny (2006) có HSCH thức ăn từ .
- Mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng CP ăn vào và tăng của thỏ thí nghiệm được trình bày qua biểu đồ sau:.
- Hình 1: Mối quan hệ giữa tăng trọng và CP ăn vào của thỏ thí nghiệm.
- Khi phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy chi phí thức ăn cao hơn ở các nghiệm thức có bổ sung BDN, tuy nhiên do thỏ có tăng trọng cao hơn ỏ các NT này dẫn đến thu nhập từ bán thỏ cao, vì vậy lợi nhuận thu nhập cao nhất khi nuôi thỏ bằng khẩu phần cỏ lông tây có bổ sung 300 – 400g BDN..
- 3.5 Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Bảng 6: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa (%DM).
- Bảng 6 trình bày thành phần hoá học của thức ăn sử dụng trong giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa.
- Chúng tôi nhận thấy lượng DM% và CP% của cỏ lông tây và bã đậu nành gần tương đương với kết quả ở giai đoạn nuôi dưỡng..
- 3.6 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa.
- Bảng 7: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa Chỉ tiêu.
- Khẩu phần.
- 0 Lượng ăn vào (g/con/ngày).
- Lượng DM, OM ăn vào cao ở khẩu phần BDN0 và BDN100 và thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,001) ở các khẩu phần còn lại.
- Lượng CP ăn vào cao hơn ở các khẩu phần có bổ sung BDN (P<0,001).
- Lượng NDF ăn vào ở khẩu phần BDN0 cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,001) so với các khẩu phần có bổ sung BDN..
- 3.7 Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.
- Bảng 8: Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất.
- và nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm.
- Chỉ tiêu Khẩu phần.
- Qua bảng 8 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa DM, OM thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) ở nghiệm thức không bổ sung BDN (BDN0), có lẻ do thỏ tiêu thụ lượng NDF cao từ CLT.
- Tương tự tỉ lệ tiêu hóa CP ở các nghiệm thức có bổ sung BDN cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với thỏ không được bổ sung BDN (BDN0).
- Kết quả đạt được.
- Tỉ lệ tiêu hóa NDF ở các nghiệm thức có bổ sung BDN cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với thỏ ở nghiệm thức không được bổ sung BDN (BDN0), có lẻ do thỏ tiêu thụ CLT có hàm lương NDF cao.
- Lượng Nitơ ăn vào (g/kgW 0,75 ) ở nghiệm thức BDN0 cao hơn các nghiệm thức còn lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05), bởi vì trọng lượng của thỏ ở nghiệm thức này nhỏ hơn các nghiệm thức có bổ sung BDN..
- Kết quả Nitơ tích lũy của thí nghiệm này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông et al.
- Bổ sung bã đậu nành trong phẩu phần đã cải thiện mức tiêu hóa hầu hết các dưỡng chất một cách rõ rệt..
- Thỏ được nuôi bằng khẩu phần cơ bản cỏ lông tây có bổ sung bã đậu nành ở mức độ từ 300 đến 400g /con/ ngày cho tăng trọng cao nhất cũng như cho hiệu quả kinh tế tốt nhất..
- Ảnh hưởng của cỏ đậu thay thế cỏ lông tây lên khả năng sử dụng thức ăn, tăng trọng và tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất của thỏ lai.
- Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây trên sư tăng trưởng tỉ lệ tiêu hoá dưỡng chất và tích luỹ Nitơ của thỏ