« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng điệp seo (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) giai đoạn trôi nổi


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2018.007 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ĐIỆP SEO (Comptopallium radula LINNAEUS, 1758) GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI Phan Thị Thương Huyền 1 , Trần Thị Hiền 1.
- Ấu trùng, Comptopallium radula, điệp seo, ấu trùng , sinh trưởng, thức ăn, tỷ lệ sống Keywords:.
- Veliger lavae were reared for 10 days to Umbo stage, with three different feed treatments (1):100% algae mixture of Pavlova sp., Chromonas sp.
- (2): 50% algae mixture of Pavlova sp., Chromonas sp., Dicrateria sp.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của điệp seo giai đoạn trôi nổi, tìm ra thức ăn thay thế tảo hoặc bổ sung thức ăn tổng hợp vào khẩu phần tảo nhằm chủ động hơn trong việc cho ăn.
- Ấu trùng chữ D được nuôi 10 ngày đến giai đoạn đỉnh vỏ, được cho ăn với 3 nghiệm thức thức ăn (NT1:100% tảo đơn bào Pavlova sp.+ Chromonas sp.
- với tỷ lệ 1:1:1.
- NT2: 50% tảo đơn bào Pavlova sp.+.
- với tỷ lệ thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1).
- NT3: 100% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1).
- Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng ở NT2 đạt cao nhất về chiều dài (192,3 µm) và chiều cao (189,3 µm), tốc độ sinh trưởng trung bình của ấu trùng cao nhất nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với NT1.
- Tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở NT1 (33,1.
- Sinh trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất ở NT3 và có sự khác biệt ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại (P<0,05).
- Vậy ương ấu trùng ở NT1 và NT2 cho kết quả tốt về sinh trưởng và tỷ lệ sống, có thể bổ sung thêm thức ăn tổng hợp thay thế một phần tảo đơn bào trong quá trình ương..
- Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng điệp seo (Comptopallium radula Linnaeus, 1758) giai đoạn trôi nổi.
- Điệp seo là một loài trong họ Pectinidae, có giá trị kinh tế, cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với các acid béo không no quan trọng và các nguyên tố vi lượng cho hoạt động sống con người.
- Tại Việt Nam, điệp seo phân bố ở ven biển miền Trung nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
- Điệp seo có giá trị kinh tế cao, giá bán dao động từ đồng/kg tùy theo kích cỡ, nên người dân đã khai thác điệp seo ở mọi kích cỡ khác nhau, việc khai thác không hợp lý đã làm cho nguồn lợi điệp seo ngày càng cạn kiệt.
- Vì vậy, nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo nhằm mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi điệp seo thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, đa dạng hóa đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nuôi.
- Từ năm 1999 đến năm 2003, Ngô Anh Tuấn đã thực hiện nghiên cứu về “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nhiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus, 1758.
- Tuy nhiên, tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng Spat còn thấp, thời gian ương nuôi từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng Spat (đến 21-25 ngày tuổi) đạt tỷ lệ sống thấp các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ sống thấp vẫn chưa được phân tích cụ thể và chưa có biện pháp khắc phục một cách hiệu quả..
- Tảo tươi là thức ăn quan trọng ở giai đoạn ấu trùng trôi nổi của Động vật thân mềm (ĐVTM ) hai mảnh vỏ nhưng do chu kì nuôi ngắn nên tảo dễ bị tàn, chi phí cao, những rủi ro do bị nhiễm bẩn, việc nuôi cấy tảo trong những tháng mưa lạnh rất khó khăn là những vấn đề tồn tại đối với các hoạt động sản xuất giống nhân tạo.
- Trong sản xuất giống, việc chủ động được thức ăn là vấn đề cực kì quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại.
- Việc cung cấp thức ăn với thành phần và liều lượng phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.
- của ấu trùng.
- Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo phù hợp nhằm thay thế tảo đơn bào giúp giảm giá thành sản xuất tảo, đồng thời chủ động và hạn chế sự lệ thuộc vào nuôi tảo đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây.
- Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm thay thế tảo tươi như sử dụng thức ăn nhân tạo trên ấu trùng hàu (Ngô Thị Thu Thảo và Nguyễn Kiều Diễm, 2014), điệp seo (Ngô Anh Tuấn, 2005), móng tay dài (Trần Trung Thành, 2017).
- Thức ăn nhân tạo như men bánh mì, bột đậu nành, tảo khô đã được sử dụng như nguồn thức ăn thay thế một phần hay hoàn toàn khẩu phần tảo tươi trong khẩu phần ăn của động vật thân mềm hai mảnh vỏ.
- Tuy nhiên, kết quả tỷ lệ sống chưa cao và chưa ổn định (Laing and Verdugo, 1991.
- còn trong tảo khô có tới 55-70% protein, 5-6% lipid) đã được sử dụng phổ biến như là thức ăn thay thế một phần hay hoàn toàn trong sản xuất giống tôm, ốc hương, cá biển và cho kết quả tốt.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra thức ăn thay thế tảo hoặc bổ sung thức ăn tổng hợp vào khẩu phần tảo nhằm chủ động hơn trong việc cho ăn, nâng cao sinh trưởng tỷ lệ sống của ấu trùng cũng như hoàn thiện quy trình sản xuất giống điệp seo Comptopallium radula (Linnaeus, 1758)..
- Điệp seo Comptopallium radula từ giai đoạn ấu trùng chữ D (Hình 1B) đến giai đoạn hậu umbo (Hình 1C)..
- Hình 1: Điệp seo trưởng thành (A), ấu trùng chữ D (B), ấu trùng đỉnh vỏ (C) 2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức (NT), mỗi NT được lặp lại 3 lần như sau: NT1: 100 % tảo đơn bào (Pavlova + Chromonas sp.
- với tỷ lệ 1:1:1, mật.
- tảo đơn bào so với NT1 (Pavlova + Chromonas sp..
- với tỷ lệ 1:1:1, mật độ tảo cho ăn là tb/mL.
- 50% thức ăn tổng hợp so với NT3 (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1, khối lượng cho ăn là 0,5g/m 3 /ngày) và NT3: 100% thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina với tỷ lệ 1:1:1, khối lượng cho ăn là 1g/ m 3 /ngày).
- Ấu trùng điệp ở giai đoạn chữ D được ương với mật độ 3 con/mL và cho ăn 2 lần/ngày.
- Mật độ tảo cho là tb/mL (đối với NT1) và tb/mL (đối với NT2) từ lúc ấu trùng chữ D đến khi ấu trùng xuất hiện điểm mắt.
- Định kỳ 3 ngày/lần ấu trùng được lọc toàn bộ chuyển sang xô mới để vệ sinh đáy xô sạch sẽ.
- Thời gian ương ấu trùng được tiến hành trong 10 ngày..
- Xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
- Mật độ ấu trùng được kiểm tra 3 ngày/lần bằng buồng đếm động vật phù du có ô kẻ Gridded Sedgewick Rafter.
- Kích thước ấu trùng được đo bằng trắc vi thị kính ở vật kính 10, 3 ngày đo 1 lần, mỗi lần đo 30 con/mẫu..
- Sử dụng phần mềm SPSS Version 16.0 trong phép phân tích phương sai một.
- Bảng 1 cho thấy, các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng cho phép đối với sự phát triển của ấu trùng.
- Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm từ 26 - 29 0 C, độ mặn từ 31 - 33‰ phù hợp với sự phát triển của ấu trùng (Ngô Anh Tuấn, 2004), pH từ 7,9-8,0 là khoảng tối ưu cho ấu trùng trôi nổi (FAO, 1991)..
- 3.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng của ấu trùng điệp seo.
- Ở giai đoạn đầu tới ngày thứ 4 nghiệm thức sử dụng thức ăn hoàn toàn tảo tươi, ấu trùng tăng.
- trưởng nhanh hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp, kích thước đạt cao nhất ở NT1 (100% tảo đơn bào) và thấp nhất ở NT3 (cho ăn 100% thức ăn tổng hợp).
- Từ ngày thứ 7, tăng trưởng của ấu trùng ở nghiệm thức cho ăn tảo tươi có bổ sung thức ăn tổng.
- Cuối thí nghiệm, ấu trùng ở NT2 đạt chiều dài (192,3 µm) và chiều cao (189,3 µm) cao nhất, tiếp theo là NT1 (đạt 178,6 µm theo chiều cao và 189,3 µm theo chiều dài), kích thước ấu trùng ở NT1 không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với NT2.
- Từ đầu đến cuối thí nghiệm, ấu trùng ở nghiệm thức sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp (NT3) tăng trưởng chậm nhất và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) với hai nghiệm thức còn lại.
- Tốc độ sinh trưởng trung bình theo kích.
- thước của ấu trùng cao nhất ở NT2 (11,2 µm/ngày theo chiều cao và 11,3µm/ngày theo chiều dài, tiếp đến ở NT1 (10,9 µm/ngày theo chiều cao và 11,0 µm/ngày theo chiều dài).
- tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài và chiều cao của ấu trùng ở NT1 và NT2 không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05)..
- Ấu trùng ở NT3 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (8,4 µm/ngày và 8,5 µm/ngày tương ứng theo chiều cao và theo chiều dài) và thấp hơn so với NT1 và NT2 (p<0,05)..
- Bảng 2: Tăng trưởng về kích thước của ấu trùng ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau Ngày thí nghiệm Kích thước.
- (µm) Nghiệm thức.
- L b b a Tốc độ sinh trưởng tuyệt.
- H là chiều cao của ấu trùng, L là chiều dài của ấu trùng.
- 3.3 Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống của ấu trùng điệp seo.
- Sau 10 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở nghiệm thức cho ăn hoàn toàn hỗn hợp tảo đơn bào (33,1.
- Tỷ lệ sống của ấu trùng thấp nhất ở NT3 cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp (18,2%) và có sự khác biệt ý nghĩa với hai nghiệm thức còn lại (p<0,05)..
- Bảng 3: Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau.
- Ngày thí nghiệm Tỷ lệ sống.
- Sử dụng thức ăn tổng hợp thay thế 50% lượng tảo trong khẩu phần ăn hằng ngày thì có thể tăng trưởng lớn hơn nhưng lại giảm tỷ lệ sống.
- Có thể bổ sung thêm thức ăn tổng hợp thay thế một phần tảo đơn bào trong quá trình ương ấu trùng, tuy vậy giai đoạn đầu từ ngày 1 đến ngày thứ 4 nên sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp các loài tảo đơn bào, đến ngày thứ 5 kết hợp tảo đơn bào với thức ăn tổng hợp thì ấu trùng phát triển tốt nhất.
- Điều này cực kỳ có ý nghĩa đối với những cơ sở sản xuất chưa chủ động được nguồn thức ăn tảo đơn bào..
- Theo FAO (1991), sử dụng hỗn hợp nhiều tảo đơn bào cho ấu trùng điệp Argopecten iradians cho sinh trưởng tốt hơn tảo đơn loài, các loài tảo thông dụng như Isochrysis galbana, Monochrysis luthery, Platymonas sp., Chlorella sp.
- Nghiên cứu cũng cho rằng có thể sử dụng thức ăn nhân tạo trong ương ấu trùng điệp nhưng nên sử dụng kết hợp với tảo đơn bào để cho kết quả tốt.
- Nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (2005) cho rằng khi ương nuôi ấu trùng điệp seo sử dụng tảo tươi kết hợp Nannochloropsis oculata và Tetraselmis sp.
- cho sinh trưởng tốt nhất (tốc độ sinh trưởng 7,4 µm/ngày, thời gian biến thái ngắn (15 ngày) và tỷ lệ sống cao nhất (18,7.
- vậy, tác giả cũng cho rằng có thể sử dụng tảo đơn loài kết hợp với thức ăn khác (tảo khô Spirulina, thức ăn tổng hợp, men bánh mì) để ương nuôi ấu trùng chữ D nhưng tỷ lệ sống và sinh trưởng thấp hơn.
- Ngô Thị Thu Thảo và Nguyễn Kiều Diễm (2014) cho rằng sử dụng Lansy thay thế 50% lượng tảo trong khẩu phần ăn hằng ngày của ấu trùng hàu Crassostrea sp.
- thì có thể nâng cao tỷ lệ chuyển giai đoạn nhưng lại giảm tỷ lệ sống và ấu trùng tăng trưởng chậm .
- Kết quả của hai tác giả cho thấy kết hợp hai loài tảo Nannochloropsis oculata + Chaetoceros mulleri với DHA Selco cho tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái và tăng trưởng của ấu trùng hàu cao nhất.
- Bastien (2006) cho rằng ấu trùng động vật thân mềm sẽ tăng trưởng chậm hơn và tỷ lệ chết tăng lên khi trong khẩu phần ăn không có tảo tươi sống.
- Nếu khẩu phần ăn được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo giàu protein, thì mức tăng trưởng cũng chỉ bằng 60 - 70% so với khẩu phần ăn là tảo (Coutteau and Sorgeloos, 1992)..
- Sau 10 ngày nuôi, ấu trùng cho ăn kết hợp hỗn hợp các loài tảo đơn bào (Pavlova+ Chromonas sp..
- Dicrateria sp.) cùng với thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina) đạt cao nhất về chiều dài (192,3 µm) và chiều cao (189,3 µm).
- Tốc độ sinh trưởng trung bình theo kích thước của ấu trùng cao nhất (đạt 11,2 µm/ngày theo chiều cao và 11,3µm/ngày theo chiều dài).
- Thức ăn tổng hợp (Frippack, Lansy, tảo khô Spirulina) có thể được bổ sung thêm, thay thế một phần tảo đơn bào trong quá trình ương ấu trùng..
- Thức ăn tổng hợp có thể được bổ sung để thay thế một phần tảo đơn bào trong quá trình ương ấu trùng.
- sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp các loài tảo đơn bào, đến ngày thứ 5, kết hợp tảo đơn bào với thức ăn tổng hợp thì ấu trùng phát triển tốt nhất..
- Ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu Crassostrea sp.
- “Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula Linnaeus, 1758”