« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHỌN LỌC LÊN LUÂN TRÙNG NƯỚC LỢ BRACHIONUS PLICATILIS


Tóm tắt Xem thử

- Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus chọn lọc lên luân trùng nước lợ Brachionus plicatilis đã được nghiên cứu.
- Thí nghiệm 1 bao gồm 3 nghiệm thức và một đối chứng, nghiệm thức 1, lần lượt khảo sát ảnh hưởng của dòng vi khuẩn có lợi B37 (Bacillus cereus), B41 (Bacillus amyloliquefaciens), và B67 (Bacillus subtilis) và đối chứng (không bổ sung vi khuẩn) lên tăng trưởng, tỷ lệ mang trứng của luân trùng.
- Luân trùng sau khi kết thúc thí nghiệm 1 đã được gây cảm nhiễm với Vibrio harveyi ở thí nghiệm 2.
- Tỷ lệ sống của luân trùng sau khi cảm nhiễm đã được xác định.
- Kết quả đạt được cho thấy mật độ luân trùng và cá thể luân trùng mang trứng ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B37 (Bacillus cereus).
- Năng suất luân trùng đã được cải thiện khi bổ sung vi khuẩn Bacillus vào hệ thống nuôi.
- Luân trùng ở nghiệm thức bổ sung Bacillus có thể duy trì tỷ lệ sống cao hơn khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
- Trong đó luân trùng (B.
- Tại Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về luân trùng B.
- Nuôi luân trùng dần trở thành một nghề nuôi thương phẩm thực sự.
- Hino (1993) cho rằng quần thể luân trùng có thể mang một số mầm bệnh do bị nhiễm các loài vi khuẩn cơ hội.
- Do vậy, sự phát triển của vi khuẩn trong bể nuôi luân trùng đã có những ảnh hưởng có lợi hay có hại tùy thuộc vào loại vi khuẩn hiện diện trong đó..
- (1989) cho rằng sự hiện diện của vi khuẩn trong bể nuôi luân trùng với số lượng cao có thể gây hại cho ấu trùng sử dụng luân trùng vì luân trùng đã ăn những vi khuẩn này, từ đó dẫn đến sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng thấp.
- Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic trên luân trùng được thực hiện (Gatesoupe .
- Một số loài vi khuẩn Bacillus đã được phân lập tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã được nuôi cấy cùng với luân trùng nhằm tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ mang trứng trong quá trình phát triển của luân trùng (Phạm Thi Tuyết Ngân và Nguyễn Hữu Hiệp, 2011).
- Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loài vi khuẩn hữu ích lên quần thể luân trùng thông qua chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ mang trứng của luân trùng trong phòng thí nghiệm và kiểm tra khả năng chịu đựng của luân trùng khi cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh Vibrio, để làm cơ sở ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng luân trùng..
- Nước dùng cho nuôi luân trùng (25‰) được pha từ 2 nguồn nước trên.
- Luân trùng có nguồn gốc từ Trường Đại học Gent, Bỉ được nuôi giữ giống tại Phòng thí nghiệm nuôi thức ăn tự nhiên thuộc Bộ môn Thủy sinh học Ứng dụng.
- Luân trùng được nhân giống 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Để có được mật số luân trùng mong muốn và tỷ lệ luân trùng mang trứng cao, trước khi bố trí thí nghiệm luân trùng đã được nhân giống bằng cách nuôi trong các keo nhựa 10 L, với mật độ nuôi ban đầu là 250 - 300 cá thể/mL.
- Luân trùng được cho ăn bằng tảo Chlorella kết hợp với men bánh mì theo tỉ lệ 7:3.
- Sau khi luân trùng đã mang trứng tiến hành sát trùng luân trùng để được ấu trùng vô trùng theo qui trình đã được ứng dụng tại Trung Tâm Khảo Cứu Artemia, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Gent, Bỉ (Nguyen Thị Ngoc Tinh et al., 2010)..
- Các dòng vi khuẩn Bacillus thuần để thí nghiệm gồm B37 (B.
- Tảo Chlorella được sử dụng cho luân trùng ăn với lượng 100.000 tế bào/luân trùng/ngày đêm (Trần Sương Ngọc và Nguyễn Hồng Lộc, 2006).
- Men bánh mì cho luân trùng ăn được tính theo công thức sau: m(g.
- Dt: Mật độ luân trùng tại thời điểm t (cá thể/mL).
- 2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus lên sự tăng trưởng của quần thể luân trùng.
- Luân trùng vô trùng đã được bố trí trong các ống falcon 50 mL với mật độ ban đầu là 35 cá.
- Nghiệm thức 1: Không bổ sung vi khuẩn (đối chứng: ĐC)..
- Nghiệm thức 2: bổ sung vi khuẩn B37 (B.
- Nghiệm thức 3: bổ sung vi khuẩn B41 (B.
- Nghiệm thức 4: bổ sung vi khuẩn B67 (B.
- Sau mỗi chu kỳ nuôi thu lại luân trùng trong cùng một nghiệm thức và nuôi mới hoàn toàn.
- 2.2.2 Thí nghiệm 2: Gây cảm nhiễm luân trùng với Vibrio sau khi bổ sung Bacillus.
- Quần thể luân trùng ở chu kỳ 4 được thu vào cuối thí nghiệm 1, giữ riêng luân trùng theo 4 nghiệm thức riêng biệt.
- Bố trí thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 1 (3 nghiệm thức và 1 đối chứng), nhưng ở 3 nghiệm thức và đối chứng đều được bổ sung vi khuẩn V.
- Chỉ tiêu vi khuẩn (vi khuẩn tổng cộng, Bacillus và Vibrio) cuối mỗi chu kỳ nuôi..
- Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn Bacillus bằng phương pháp đếm khuẩn lạc (Nguyễn Lân Dũng, 1983)..
- Luân trùng đã được đếm mỗi ngày để xác định tỷ lệ sống.
- Mật độ luân trùng được xác định hằng ngày bằng cách sử dụng micropipet 100 µL, cố định và nhuộm màu bằng Lugol.
- x 100 (N c : Số luân trùng lúc kết thúc thí nghiệm;.
- N o : Số luân trùng lúc bắt đầu thí nghiệm).
- 3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus lên sự tăng trưởng của quần thể luân trùng.
- Do các thí nghiệm được bố trí trong cùng điều kiện môi trường, nhiệt độ ít biến động o C) và khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức là 29,81 o C, hoàn toàn thích hợp cho sự tăng trưởng của luân trùng.
- Theo Fulks và Main (1991) nhiệt độ dao động thích hợp cho luân trùng là 20-30 o C.
- pH có xu hướng giảm dần qua các chu kỳ thu mẫu, có thể là do cuối thí nghiệm mật độ luân trùng tăng cao và lượng tảo dư thừa từ quá trình cho ăn bắt.
- Nhìn chung các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn.
- Theo Hirata và Nagata (1982, trích bởi Nogrady et al., 1993) thì chất thải bài tiết của luân trùng phần lớn là ammonia dưới dạng hòa tan chủ yếu là ammonia và ure nên khi mật độ luân trùng càng cao thì TAN càng cao.
- Trong suốt mỗi chu kỳ nuôi hoàn toàn không thay nước, chính vì vậy mà tổng đạm amon luôn ở mức cao và tăng dần về cuối thí nghiệm và với thức ăn cho luân trùng là tảo Chlorella, nên một phần ion NH 4 + đã được tảo hấp thu, nhưng kết quả pH và nhiệt độ luôn ở mức thấp, do đó việc NH 3 được hình thành đến mức ảnh hưởng đến luân trùng là chưa xảy ra..
- Hàm lượng nitrite trong thí nghiệm tương đối thấp không ảnh hưởng đến đời sống vật nuôi vì theo Groeneweg và Schluter (1981) hàm lượng NO 2 - từ 10-20 mg/L không gây độc cho luân trùng..
- 3.1.2 Biến động mật độ vi khuẩn.
- Mật độ vi khuẩn tổng cộng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở chu kỳ 1 và 3.
- Mật độ vi khuẩn tổng cộng ở ĐC khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở chu kỳ 4 (p<0,05), điều này cho thấy tác dụng của việc bổ sung vi khuẩn.
- Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn tổng lại có sự biến động khác nhau giữa các chu kỳ thu mẫu ở từng nghiệm thức.
- (1994 trích bởi Rombaut et al., 2001) thì một số vi khuẩn trong hệ thống nuôi luân trùng có thể được luân trùng sử dụng làm nguồn thức ăn, cho nên mật độ vi khuẩn có sự biến động giữa các chu kỳ thu mẫu..
- Ở chu kỳ 2 và chu kỳ 3 mật độ vi khuẩn Bacillus ở nghiệm thức ĐC khác biệt có ý nghĩa thống kê với 3 nghiệm thức.
- Mật độ (10000×CFU/mL).
- Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio.
- Mật độ Vibrio trong các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn thấp CFU/mL), còn ở nghiệm thức đối chứng cao hơn CFU/mL) (Hình 5).
- Nguyên nhân là do sự tích lũy từ chất thải và thức ăn dư thừa của luân trùng trong quá trình nuôi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển mà không bị ức chế bởi vi khuẩn Bacillus.
- 3.1.3 Sự phát triển của luân trùng a.
- Biến động mật độ luân trùng.
- Mật độ luân trùng tăng rất nhanh và đạt cực đại ở ngày thứ 3 của mỗi chu kỳ.
- Điều này có thể do luân trùng bắt đầu mang trứng và sinh sản nhanh từ ngày thứ 2.
- Mật độ luân trùng trung bình ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn đều có giá trị cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức ĐC, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 3 nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn (B37, B41, B67).
- điều này cho thấy sự có mặt của vi khuẩn trong thí nghiệm đã góp phần làm cho mật độ luân trùng tăng cao (Bảng 1;.
- Nhìn chung, mật độ luân trùng ở các nghiệm thức cao nhất ở chu kỳ 1 và thấp ở các chu kỳ sau, mật độ luân trùng cao nhất là ở chu kỳ 1 của nghiệm thức B37 (1.074 cá thể/mL) và thấp nhất là ở nghiệm thức ĐC (76,8 cá thể/mL) ở chu.
- Có thể do đây là thời điểm quần thể luân trùng vô trùng có sức sống cao và sức sinh sản nhanh sau khi được sát trùng trước khi bố trí thí nghiệm, với mật độ bố trí ban đầu là 35 cá thể/mL.
- Theo Rombaut, (1999), thì một số vi khuẩn trong hệ thống nuôi luân trùng có thể được luân trùng sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung tác dụng kích thích sự tăng trưởng và phát triển của luân trùng, một số vi khuẩn có tác dụng ức chế sự phát triển của các dòng vi khuẩn có hại tạo điều kiện tốt cho luân trùng phát triển..
- Bảng 1: Năng suất luân trùng trung bình (cá thể/mL) của 4 chu kỳ nuôi.
- Hình 6: Biến động mật độ luân trùng qua các chu kỳ nuôi trong thí nghiệm b.
- Biến động mật độ và tỷ lệ luân trùng.
- Biến động mật độ luân trùng mang trứng được thể hiện qua Hình 7 và Hình 8.
- Sau 2 ngày nuôi, ở chu kỳ 1, nghiệm thức B37, luân trùng bắt đầu mang trứng nhiều và sinh sản nhanh, làm mật độ luân trùng mang trứng và tỉ lệ mang trứng tăng nhanh từ ngày thứ 3 lần lượt là 152 cá thể/mL và 142%.
- Trong khi đó ở ngày số 2, chu ky 1, mật độ luân trùng mang trứng đạt cao nhất chỉ 16,4 cá thể/mL và tỉ lệ mang trứng ở nghiệm thức B37 đạt.
- Trong khi ở nghiệm thức ĐC mật độ luân trùng mang trứng trung trình ở các chu kỳ thấp nhất (13 cá thể/mL) và mật độ luân trùng trùng mang trứng ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn lần lượt là 40, 34 và 34 cá thể/mL.
- Khi mật độ luân trùng cao thì chất thải của luân trùng và lượng thức ăn dư thừa càng nhiều, sự phân hủy của chất thải sẽ một phần làm giảm chất lượng nước gây hạn chế sự sinh sản của luân trùng vì vậy mật độ luân trùng mang trứng giảm dần ở cuối mỗi chu kỳ nuôi..
- Hình 7: Biến động mật độ luân trùng mang trứng qua các chu kỳ nuôi trong thí nghiệm.
- luân trùng mang trứng qua các ngày nuôi và chu kỳ nuôi của các nghiệm thức.
- Chu kỳ 3.
- Chu kỳ 1.
- Chu kỳ 4.
- Mật độ (cá thể/ml).
- 3.2 Thí nghiệm 2: Gây cảm nhiễm luân trùng với vi khuẩn Vibrio.
- Sau thí nghiệm 1, luân trùng được thu và bố trí thí nghiệm cảm nhiễm với Vibrio harveyi (10 8 CFU/mL).
- Bảng 2 cho thấy, trước khi gây cảm nhiễm, mật độ vi khuẩn Vibrio giữa các nghiệm thức khác nhau không ý nghĩa.
- Sau 5 ngày bổ sung vi khuẩn Vibrio thì mật độ vi khuẩn.
- Vibrio đã giảm đi đáng kể, trung bình chỉ còn 7 × 10 2 CFU/mL, và quần thể luân trùng cũng đã có sự suy giảm rõ rệt, đặc biệt là ở các nghiệm thức luân trùng có bổ sung Bacillus ở thí nghiệm trước..
- Theo Moriaty (1999), mật độ vi khuẩn Vibrio vượt quá 10 3 CFU/mL thì sẽ gây hại đến đối tượng nuôi, quần thể luân trùng ban đầu từ 474 con/mL giảm chỉ còn 14 con/mL..
- Bảng 2: Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trước và sau gây cảm nhiễm Vibrio.
- Qua Hình 9 cho thấy tốc độ suy giảm của luân trùng nhanh nhất là ở nghiệm thức ĐC, quần thể luân trùng đã chết hoàn toàn ở ngày thứ 5 trong khi đó ở 3 nghiệm thức còn lại mật độ luân trùng cũng giảm đáng kể.
- Có thể là do trong môi trường nuôi trước đó bổ sung vi khuẩn Bacillus nên sức đề kháng của luân trùng ở các nghiệm thức này.
- tốt hơn, đã có tác dụng duy trì mật độ luân trùng tốt hơn.
- Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa thống kê, có thể là do sau một thời gian dài ở thí nghiệm 1 (17 ngày) quần thể luân trùng đã bắt đầu chậm gia tăng mật số, khi gây cảm nhiễm với Vibrio sẽ làm cho quần thể nhanh chóng suy tàn..
- Hình 9: Biến động mật độ luân trùng khi được gây cảm nhiễm với Vibrio harveyi 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Mật độ luân trùng và cá thể luân trùng mang trứng đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B37 (B.
- Luân trùng qua thời gian bổ sung với Bacillus có khả năng duy trì tỷ lệ sống tốt hơn khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn V.
- Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng luân trùng có bổ sung vi sinh vật hữu ích trong quá trình nuôi với các phương pháp bổ sung khác nhau cũng như biện pháp gây cảm nhiễm Vibrio khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của luân trùng có bổ sung vi sinh vật hữu ích trong ương nuôi tôm, cá..
- Nghiên cứu thiết lập hệ thống nuôi kết hợp luân trùng (Brachionus plicatilis) với bể nước xanh.