« Home « Kết quả tìm kiếm

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU (CRASSOSTREA SP) VÀ TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) TRONG HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU (CRASSOSTREA SP).
- Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn theo thời gian đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu (Crassostrea sp) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) trong hệ thống nuôi kết hợp.
- Các nghiệm thức thí nghiệm là: giữ nguyên độ mặn 15‰.
- duy trì độ mặn 15‰ trong tháng đầu và giảm đến 10‰ ở tháng thứ 2 (NT1).
- duy trì độ mặn 15‰ trong tháng đầu, giảm đến 10‰ ở tháng thứ 2 và giảm đến 5‰ ở tháng thứ 3 (NT2).
- Thí nghiệm được thực hiện trong bể 0,5m 3 , mật độ tôm là 80 con/bể (2,3 g/con) và hàu 20 con/bể (30g/con).
- Kết quả cho thấy tôm chân trắng nuôi ở độ mặn 15 ‰ đạt tỷ lệ sống 69,5% và năng suất 699 g/m 3 cao hơn ở các nghiệm thức giảm độ mặn.
- Tỷ lệ thịt (53,2%) và tỷ lệ thịt khô (27,7%) của tôm ở độ mặn 15 ‰ khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với tôm nuôi trong điều kiện độ mặn giảm xuống 5 ‰ (50,7 và 26,9.
- Đối với hàu, tỷ lệ sống đạt cao nhất khi giảm độ mặn xuống và thấp nhất khi giữ nguyên độ mặn 15 ‰ (41,7.
- Tăng trưởng của hàu ở các điều kiện độ mặn khác nhau không có sự khác biệt (P>0,05).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy việc giảm độ mặn làm giảm tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng tôm chân trắng..
- Ngược lại, hàu đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng không thay đổi trong điều kiện giảm độ mặn theo thời gian..
- Từ khóa: Hàu, Crassostrea sp, tôm chân trắng Penaeus vannamei, độ mặn.
- Trong điều kiện yếm khí những chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa và chất thải của tôm được vi khuẩn phân hủy thành những chất gây độc cho ao nuôi.
- và ốc Cerithideopsilla cingulata, hầu hết các chất dinh dưỡng cho nhóm thân mềm được cung cấp từ thức ăn dư thừa của tôm.
- Độ mặn là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định sự phân bố, khả năng sinh trưởng và phát triển của đa số các loài thủy sinh vật.
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi độ mặn là yếu tố cần được quan tâm khi nuôi kết hợp nhiều loài trong cùng điều kiện môi trường, đặc biệt là ở những vùng nuôi có độ mặn biến động theo thời gian.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu và tôm chân trắng trong hệ thống nuôi kết hợp làm cơ sở cho những biện pháp chăm sóc quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi..
- Thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với hàu được tiến hành trong 3 tháng với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với độ mặn được thay đổi như sau: Tất cả các nghiệm thức đều duy trì độ mặn là 15‰ trong tháng đầu tiên, sau đó độ mặn được giữ nguyên ở nghiệm thức đối chứng (NTĐC), giảm xuống 10‰ ở tháng thứ 2 và duy trì đến kết thúc thí nghiệm đối với nghiệm thức 1 (NT1), giảm xuống 10‰ ở tháng thứ 2 sau đó tiếp tục đến 5‰ ở tháng thứ 3 và duy trì đến kết thúc thí nghiệm (NT2)..
- Chín bể composite tròn có thể tích 0,5m3 với độ sâu cột nước là 70cm được sử dụng cho thí nghiệm.
- Tôm thẻ chân trắng có chiều dài và khối lượng trung bình là.
- Mỗi ngày siphon đáy bể, cấp thêm nước nếu cần và theo dõi hoạt động cũng như quá trình lột xác của tôm.
- Bảng 1: Phương pháp và chu kỳ thu mẫu các chi tiêu lý hóa học Chỉ tiêu Chu kỳ Phương pháp Nhiệt độ ( o C) 2 lần/ ngày Máy đo (HANA) Oxi (mg/L) 2 lần/ ngày Máy đo (HANA) Độ mặn.
- 2.2.3 Sinh trưởng của tôm và hàu.
- Định kỳ 15 ngày tiến hành thu mẫu để đo chiều dài và khối lượng của tôm và hàu trong mỗi bể thí nghiệm để tính tốc độ sinh trưởng theo các công thức sau:.
- t là thời gian nuôi (ngày).
- 2.2.4 Tỷ lệ sống, năng suất của tôm và hàu nuôi Tỷ lệ sống của tôm và hàu: SR.
- SR là tỷ lệ sống.
- tỷ lệ thịt khô của tôm và hàu.
- tỷ lệ thịt của tôm (sau khi loại bỏ phần giáp đầu ngực và vỏ) để đánh giá chất lượng tôm và hàu sau khi thu hoạch..
- Trung bình nhiệt độ và hàm lượng oxy ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm được trình bày qua bảng 2..
- Bảng 2: Trung bình nhiệt độ ( o C) và hàm lượng oxy (mg/L) trong các nghiệm thức.
- Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức không khác biệt nhau (Bảng 2).
- Do trong thời gian thí nghiệm xuất hiện nhiều trận mưa kéo dài nên nhiệt độ không cao và giảm dần theo thời gian nuôi, biến động nhiệt độ trong ngày không đáng kể (Hình 2)..
- Hình 2: Biến động nhiệt độ ( o C) và Oxy (mg/L) trong quá trình thí nghiệm.
- Kết quả theo dõi trong quá trình thí nghiệm cho thấy hàm lượng oxy cao trong 20 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần theo thời gian nuôi (Hình 2).
- Hàm lượng oxy trung bình giữa các nghiệm thức tương đương nhau (Bảng 2).
- Kết quả thí nghiệm cho.
- thấy hàm lượng oxy trung bình từ ngày 40 trở về sau luôn nhỏ hơn 4mg/L có thể đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi.
- Giá trị pH trung bình ở cả 3 nghiệm thức tương đương nhau (7,6) và dao động từ 7,2 – 8,0.
- Giá trị pH cao khi bắt đầu thí nghiệm và giảm dần theo thời gian nuôi (Hình 3).
- Hình 3: Biến động pH và độ kiềm (mg CaCO3/L) trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- Độ kiềm trong quá trình thí nghiệm dao động từ 68-136 mgCaCO 3 /L và tương đối biến động giữa các nghiệm thức từ ngày 30-50 của thí nghiệm (Hình 3).
- Sự khác biệt này là do NT1 và NT2 được giảm độ mặn theo thời gian nuôi còn NTĐC thì được giữ nguyên độ mặn.
- Hàm lượng NH 4 + trong các nghiệm thức tăng cao ở 10 ngày đầu thí nghiệm sau đó giảm dần và ít biến động (Hình 4).
- Hàm lượng NH 4 + giảm và ít biến động vào thời gian cuối của thí nghiệm một phần do hoạt động của nhóm vi khuẩn có trong chế phẩm Ecomarine được bổ sung vào bể nuôi sau ngày thứ 10..
- Hình 4: Biến động hàm lượng NH 4 + /NH 3 trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- Từ ngày 30-90, hàm lượng NO 2 - ở NTĐC luôn cao hơn NT1 và NT2, có thể do độ mặn ở NTĐC được duy trì ổn định cho nên tôm sử dụng thức ăn nhiều và thải ra lượng chất thải cũng nhiều hơn..
- Hình 5: Biến động hàm lượng NO 2 - (mg/L) trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- Mật độ tảo trung bình cao nhất ở NT1 (2908 tb/ml) kế đến là NTĐC (1987 tb/ml) và thấp nhất là NT2 (1482 tb/ml).
- Mật độ tảo ở các nghiệm thức giảm vào thời gian cuối thí nghiệm có thể do hàu đã thích ứng với điều kiện bể nuôi lên quá trình lọc thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.
- Mặt khác việc giảm độ mặn theo thời gian có thể đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong bể nuôi.
- Kết quả cho thấy mật độ tảo đạt thấp nhất ở nghiệm thức giảm độ mặn nhiều nhất (NT2)..
- Hình 6: Biến động mật độ tảo (tế bào/ml) trong các nghiệm thức thí nghiệm.
- 3.2 Sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất tôm chân trắng.
- Chiều dài trung bình của tôm ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm tăng liên tục, vào thời gian đầu thể hiện tăng trưởng nhanh nhưng sau ngày thứ 75 thì tăng trưởng chậm lại (Hình 7).
- Sau 90 ngày thí nghiệm, chiều dài trung bình của tôm cao nhất ở NTĐC (11,9 cm/con), kế đến là NT1 (11,6 cm/con) và thấp nhất là NT2 (11,5 cm/con).
- Tuy nhiên, không có sự khác biệt về chiều dài của tôm giữa các nghiệm thức (P>0,05).
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của tôm đạt cao nhất ở NT2 (1,06%/ngày), kế đến ở NTĐC (1,04%/ngày) và thấp nhất ở NT1 (1,0%/ngày), nhưng không khác biệt thống kê (P>0,05).
- Trong quá trình nuôi, tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của tôm giảm dần.
- Chiều dài (cm).
- Hình 7: Trung bình chiều dài (cm) và tốc độ tăng trưởng chiều dài (%/ngày) của tôm.
- Sau 90 ngày nuôi, khối lượng trung bình của tôm đạt cao nhất ở NTĐC (12,2 g) kế đến là NT1 (11,5 g) và thấp nhất ở NT2 (11,2 g), tuy nhiên không khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).
- Tăng trưởng khối lượng của tôm ở các nghiệm thức giảm độ mặn đạt thấp hơn có thể do chúng phải sử dụng một phần năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu khi độ mặn thay đổi.
- Hình 8: Trung bình khối lượng (g) và tốc độ tăng trưởng khối lượng (%/ngày) của tôm.
- Trung bình tốc độ tăng trưởng khối lượng của tôm ở NTĐC và NT2 tương đương nhau (2,75%/ngày) tiếp theo là NT1 (2,65%/ngày) và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).
- Theo thời gian nuôi thì tốc độ tăng trưởng của tôm giảm dần, có thể do tôm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng giảm, mặt khác do chất lượng nước trong bể nuôi ngày càng xấu nên có thể đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm..
- Tỷ lệ sống của tôm chân trắng đạt cao nhất ở NTĐC (69,5.
- Đoàn Xuân Diệp et al., (2009) cũng thu được kết quả tỷ lệ sống của tôm sú đạt thấp khi nuôi ở độ mặn khi so sánh với 15, 25 hoặc sau 90 ngày nuôi.
- (2007) nhận định rằng tôm chân trắng có thể thích nghi với khoảng độ mặn rộng (3-32.
- nhưng tiêu hao nhiều năng lượng hơn để điều hòa áp suất thẩm thấu ở điều kiện độ mặn 3‰..
- Hệ số thức ăn của tôm ở 3 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) và khá cao so với thực tế (Bảng 3).
- Thí nghiệm được bố trí trong thời gian có các đợt mưa kéo dài dẫn đến nhiệt độ giảm đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của tôm, thêm vào đó tỷ lệ sóng của tôm chân trắng trong thí nghiệm này đạt tương đối thấp.
- Duy trì độ mặn 15‰ trong suốt quá trình thí nghiệm dẫn đến tỷ lệ sống, năng suất, tốc độ tăng trưởng của tôm chân trắng cao và ổn định hơn so với giảm độ mặn xuống 10‰ và 5‰..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tôm ở nghiệm thức giảm độ mặn nhiều nhất có tỷ lệ thịt thấp hơn so với ở nghiệm thức duy trì độ mặn 15‰ (Bảng 3).
- Tỷ lệ thịt và tỷ lệ thịt khô của tôm ở 15‰ khác biệt có ý nghĩa so với giảm xuống 5‰ (P<0,05).
- Kết quả tỷ lệ thịt thấp hơn khi nuôi tôm ở độ mặn thấp cũng đã được Đoàn Xuân Diệp và ctv.
- (2009) báo cáo khi thí nghiệm nuôi tôm sú ở các độ mặn khác nhau và 35.
- Tác giả thu được kết quả tỷ lệ nước trong thịt tôm sú nuôi ở độ mặn 3‰ cao hơn so với các độ mặn khác.
- Bảng 3: Tỷ lệ thịt tươi và tỷ lệ thịt khô của tôm.
- Tỷ lệ thịt.
- 53,2 ± 1,3 a ab b Tỷ lệ thịt khô.
- 3.3 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu.
- Tỷ lệ sống trung bình của hàu đạt cao nhất ở NT2 (86,7.
- Kết quả về tỷ lệ sống cho thấy hàu có tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức giảm độ mặn nhiều nhất (Bảng 5), khuynh hướng này trái ngược so với tôm chân trắng.
- Có thể loài hàu thí nghiệm có nguồn gốc từ khu vực rừng ngập mặn Cà Mau và khả năng thích ứng với sự biến đổi độ mặn tốt hơn tôm chân trắng.
- Marcel (2006) khi nuôi kết hợp tôm chân trắng, hàu Thái Bình Dương và nghêu đen thì tỷ lệ sống của hàu rất thấp .
- Bảng 4: Kích thước hàu trong các nghiệm thức theo thời gian thí nghiệm.
- Nhìn chung các chỉ số về chất lượng thịt của hàu không chịu tác động rõ ràng của việc giảm độ mặn theo thời gian..
- Bảng 5: Tỷ lệ sống, tỷ lệ thịt khô và chỉ số thể trạng của hàu.
- Chỉ tiêu Ban đầu NTĐC NT1 NT2 Tỷ lệ sống.
- a a a Chỉ số CI (mg/g a b b b Tỷ lệ khô.
- Độ kiềm, hàm lượng NH 4 + và NO 2 - ở nghiệm thức độ mặn l5‰ cao hơn các.
- Tỷ lệ sống của tôm khi nuôi trong điều kiện duy trì độ mặn cao hơn so với giảm độ mặn xuống và .
- Hệ số thức ăn của tôm chân trắng thấp (2,2) khi nuôi ở độ mặn ổn định 15‰..
- Tỷ lệ thịt và tỷ lệ thịt khô của tôm chân trắng giảm khi độ mặn môi trường nuôi giảm xuống 5‰ theo thời gian nuôi (P<0,05)..
- Tỷ lệ sống của hàu đạt cao hơn khi độ mặn từ 15‰ giảm xuống hoặc l0‰ (68,3%)..
- nguồn gốc từ rừng ngập mặn có thể nuôi kết hợp với tôm chân trắng trong điều kiện độ mặn giảm theo thời gian..
- Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt tính men NA+/K+ atpase ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
- Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon)