« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose, GA3 và một số hóa chất đến chất lượng và thời gian cắm bình hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành


Tóm tắt Xem thử

- Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose 10% trong vòng 24 giờ hoặc kết hợp với việc phun GA 3 5 ppm trên cành hoa trước khi bổ sung vào một số loại hóa chất khác nhau, nhằm kéo dài thời gian cắm bình và chất lượng sau thu hoạch của hoa huệ trắng.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc xử lí cành hoa với dung dịch đường 10% trong 24 giờ trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường kết hợp với aspirin 100 ppm đã duy trì chất lượng hoa được 14 ngày sau khi thu hoạch so với 9 ngày ở nghiệm thức đối chứng, cành hoa còn chất lượng tốt, tỉ lệ hoa héo, rụng thấp.
- Quá trình xử lí sơ bộ với dung dịch đường 10% trong 24 giờ kết hợp với việc phun GA 3 5 ppm trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường và aspirin 100 ppm hoặc GA 3 5 mg/L đã giúp duy trì chất lượng (hơn 14 và 15 ngày) so với đối chứng (chỉ 9,8 ngày), đồng thời các nghiệm thức này còn có tỉ lệ hoa héo và rụng thấp, tăng chiều dài cành và có tỉ lệ hoa nở cao.
- GA 3 5 ppm được phun sẽ giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở trên phát hoa..
- hoa huệ trắng trên phát hoa không nở và tỉ lệ rụng cao chỉ vài ngày sau khi thu hoạch, chủ yếu là do tác động của ethylen và sự thiếu hụt dinh dưỡng khi cành hoa bị tách rời khỏi cây mẹ, vì thế việc tìm ra dung dịch bảo quản nhằm hạn chế sự héo, rụng và gia tăng tỉ lệ nở hoa đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống cắm bình của hoa huệ trắng (Jowkar and Salehi, 2005).
- Chính vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của xử lí sơ bộ và một số hóa chất đến chất lượng và thời gian cắm bình hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành” được thực hiện với mục tiêu: xác định biện pháp xử lí sau khi thu hoạch kết hợp dung dịch bảo quản thích hợp đến chất lượng và thời gian cắm bình của hoa huệ trắng..
- Cành hoa được chọn là những cành to, khỏe, có những nụ hoa màu trắng ở dạng búp, phát hoa thẳng, phát triển tương đồng, không sâu bệnh, không bầm dập.
- Sau khi thu hoạch, các cành hoa được vận chuyển và được bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1: nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose kết hợp với các dung dịch kháng khuẩn và giảm pH đến chất lượng và thời gian tồn trữ hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành.Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là 02 loại dung dịch xử lí không bổ sung đường và có bổ sung đường sucrose với nồng độ 10% để cắm cành hoa trong 24 giờ trước khi cắm vào trong các loại dung dịch chứa hóa chất khác nhau là 7 loại dung dịch cắm hoa gồm nước lọc (đối chứng), aspirin, amoxicillin, KMnO 4 , acid salicylic, acid citric và acid acetic đều có nồng độ 100 ppm ngoại trừ KMnO 4 10 ppm.
- Tất cả dung dịch cắm đều được bổ sung 3% đường sucrose được pha trong nước máy được lọc qua hệ thống lọc của Mỹ..
- Thí nghiệm 2: nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc phun GA 3 kết hợp với các dung dịch có chứa GA 3 , ethanol, aspirin đến chất lượng và thời gian tồn trữ hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành..
- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là hai cách xử lí có hoặc không bổ sung GA 3 5 ppm ở dạng phun xịt lên cành hoa trước khi cắm vào 6 loại dung dịch cắm hoa gồm nước lọc (đối chứng 1, không đường), nước lọc (có 3% đường, đối chứng 2), GA 3 5 ppm, aspirin 100 ppm, ethanol nồng độ 4% và 6%.
- Cành hoa được xử lí đường 10% trong vòng 24 giờ (kết quả tốt nhất ở thí nghiệm 1).
- Các dung dịch bảo quản đều được sử dụng nước máy lọc 1 lần qua hệ thống lọc của Mỹ và đều được bổ sung 3% đường sucrose, ngoại trừ đối chứng 1.
- Mỗi đơn vị thí nghiệm có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 ống nghiệm tương ứng với 1 cành hoa, thể tích dung dịch cắm hoa bổ sung đồng nhất là 30 ml.
- Cành hoa sau khi thu hoạch được rửa sạch phần gốc bằng nước máy, tùy chiều dài của cành hoa mà cắt bỏ khoảng 4-6 cm, để các cành hoa có chiều dài đồng đều nhau khoảng 60-70 cm, cắt xéo 30 o để cho bề mặt gốc cành hoa được tiếp xúc nhiều hơn với dung dịch xử lí và không cắt bỏ đáy cành trong suốt thời gian bố trí thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chiều cao gia tăng của cành hoa (đo từ gốc đến ngọn cành hoa và tính tỉ lệ gia tăng), tỉ lệ hoa héo, rụng, hoa nở thêm trên cành (đếm số lượng và tính tỉ lệ trên toàn phát hoa), phần trăm hao hụt trọng lượng (cân), thời gian tồn trữ (tính đến khi hơn 30%.
- 3.1 Ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose kết hợp với các dung dịch kháng khuẩn và giảm pH đến chất lượng và thời gian tồn trữ hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành.
- 3.1.1 Tỉ lệ hoa nở.
- trên cành hoa huệ theo thời gian bảo quản.
- Kết quả Bảng 1 cho thấy, ở thời điểm 3 và 6 ngày sau khi bảo quản (SKBQ), tỉ lệ hoa nở trên cành khi xử lí sơ bộ và được cắm trong các dung dịch không có sự khác biệt qua phân tích thống kê..
- Bảng 1: Tỉ lệ hoa nở thêm.
- và tỉ lệ hoa héo.
- trên cành hoa sau khi thu hoạch Dung dịch bảo quản (B).
- Tỉ lệ hoa nở thêm Tỉ lệ hoa héo.
- F (A) ns ns * ns.
- Tuy nhiên, đến ngày thứ 9 SKBQ, các cành hoa được xử lí sơ bộ đường 10% trong 24 giờ có tỉ lệ hoa nở cao hơn so với không xử lí đường sơ bộ, đồng thời dung dịch bảo quản sử dụng aspirin có tỉ lệ hoa nở cao nhất (4,24.
- khác biệt so với các dung dịch đối chứng (1,66.
- KMnO 4 10 ppm (1,74%) nhưng không khác biệt với các dung dịch bảo quản còn lại..
- Nhìn chung, tỉ lệ hoa nở thêm trên phát hoa sau khi thu hoạch không cao nhưng tỉ lệ hoa có triệu chứng héo lại xuất hiện nhiều.
- Tại 6 ngày SKBQ, các cành hoa không xử lí sơ bộ bằng đường 10% đã có hơn 10% hoa héo xuất hiện trên phát hoa, nghiệm thức đối chứng, Amoxicillin 100 ppm và KMnO 4 10 ppm có tỉ lệ hoa héo đạt trên 15%.
- Dung dịch cắm bình có bổ sung aspirin và acid acetic có tỉ lệ hoa héo thấp hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng và một số nghiệm thức khác đến 12 ngày SKBQ..
- Trên hoa huệ, tỉ lệ hoa héo thường gia tăng chỉ một thời gian ngắn sau khi thu hoạch (Anjum et al., 2001.
- Hoạt động của vi sinh vật trong dung dịch cắm bình thường gây tắt nghẽn mạnh dẫn truyền và dễ gây hiện tượng héo cành hoa (Emongor, 2004.
- Đường bổ sung nguồn carbohydrate cho dung dịch cắm hoa nên là nguồn thức ăn quan trọng để duy trì đời sống cắm bình sau thu hoạch (Nell and Ried, 2000.
- Dung dịch có chứa asprin 100 ppm có hiệu quả tốt cho việc duy trì chất lượng hoa vì có chứa acid acetylsalicylic là một dẫn xuất của acid salicylic có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản hoạt động của ACC- oxidase, ACC synthase và làm ngăn cản sự hình thành ethylene gây ra sự héo, rụng, đồng thời gia.
- 3.1.2 Tỉ lệ hoa rụng.
- tỉ lệ hao hụt trọng lượng.
- điểm đánh giá cảm quan và thời gian tồn trữ cành hoa huệ cắt cành.
- Tại thời điểm 6 ngày SKBQ, tỉ lệ hoa rụng ở các nghiệm thức có và không xử lí sơ bộ đường 10%.
- Tuy nhiên, giữa các loại hóa chất bổ sung vào dung dịch cắm bình khác nhau có sự khác biệt qua phân tích thống kê về tỉ lệ hoa rụng ở thời điểm 6 và 12 ngày SKBQ (Bảng 2)..
- Bảng 2: Tỉ lệ hoa rụng.
- và tỉ lệ hao hụt trọng lượng.
- sau khi thu hoạch Dung dịch bảo quản.
- Tỉ lệ hoa rụng Tỉ lệ hao hụt trọng lượng Ngày sau khi bảo quản Ngày sau khi bảo quản.
- ns ns.
- Sau 12 ngày SKBQ, các cành hoa được cắm trong dung dịch có aspirin và acid acetic có khả năng hạn chế sự rụng hoa khỏi phát hoa.
- Kết quả Bảng 2 cũng cho thấy, tỉ lệ hao hụt trọng lượng tăng dần theo thời gian bảo quản và tỉ lệ hao hụt trọng lượng bắt đầu gia tăng mạnh từ ngày thứ 6 SKBQ.
- Tại thời điểm 3 ngày SKBQ, các cành hoa được xử lí đường 10% trong vòng 24 giờ có tỉ lệ hao hụt trọng lượng cao hơn so với khi không xử lí đường sơ bộ, lúc này do tỉ lệ hoa héo và rụng rất thấp nên sự hao hụt trọng lượng cao do khả năng hút nước mạnh của các cành hoa, tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỉ lệ hao hụt trọng lượng của hai dung dịch xử lí sơ bộ theo thời gian cắm bình.
- Tại 6 ngày SKBQ, mặc dù tỉ lệ hoa rụng thấp nhưng tỉ lệ hao hụt trọng lượng của nghiệm thức Aspirin 100 ppm cao hơn so với các nghiệm thức khác là do khả năng hút nước của cành hoa khá cao cho đến 12 ngày SKBQ..
- Về chất lượng của cành hoa, kết quả đánh giá cảm quan ở thời điểm ngày thứ 12 SKBQ cho thấy, các cành hoa đã có dấu hiệu giảm sút về độ tươi, màu sắc, cũng như là dáng cành.
- Xét về trung bình điểm đánh giá riêng, các dung dịch bảo quản có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Dung dịch có chứa aspirin 100 ppm có điểm đánh giá cảm quan chung là cao nhất, các điểm đánh giá riêng và điểm trung bình đều lớn hơn 7 và được đánh giá là chấp nhận về cảm quan đến thời điểm này, không khác biệt so với sử dụng acid salycilic 100 ppm nhưng tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại.
- Trong đó, khi không bổ sung hóa chất, các cành hoa huệ được đánh giá là không chấp nhận được do có tỉ lệ héo rụng cao, không đạt giá trị cảm quan từ thời điểm 9 SKBQ (Bảng 3, Hình 1).
- Cành hoa huệ được cắm trong dung dịch có chứa aspirin 100 ppm có thể tồn trữ được đến 14 ngày SKBQ, lâu hơn so với các loại dung dịch cắm hoa còn lại..
- và cành hoa cắm trong Aspirin tại 14 ngày SKBQ (C) Đã có nhiều nghiên cứu nhận định đường là.
- (2003) cũng cho thấy khi xử lí sơ bộ với đường sucrose trong 24 giờ đã cải thiện được đời sống của hoa huệ cắm bình và tăng tỉ lệ hoa nở thêm 13%.
- Sau khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, vi khuẩn bám vào cành hoa ngay vết cắt khi được đặt vào dung dịch bảo quản, từ đó vi sinh vật dễ dàng tấn công, gây tắt bó mạch, hoa không hút được nước lên nên gây hiện tượng cánh hoa héo và rụng.
- Nhiều hợp chất có tính acid làm giảm pH đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian tồn trữ của hoa cắt cành, và aspirin chứa dẫn xuất của acid salicylic là chất có tính kháng khuẩn mạnh giúp hạn chế nhiều vi khuẩn giúp cho cành hoa sau khi cắt khỏi cây mẹ, giúp hấp thu dung dịch dinh dưỡng (đường) tốt làm chậm quá trình lão hóa của cành hoa (Nell and Reid, 2000;.
- Bảng 3: Điểm đánh giá cảm quan cành hoa ở ngày thứ 12 SKBQ Dung dịch bảo quản.
- Xử lí sơ bộ (A).
- 3.2 Ảnh hưởng của việc phun GA 3 kết hợp với các dung dịch có chứa GA 3 , ethanol, aspirin đến chất lượng và thời gian tồn trữ hoa huệ trắng cắt cành.
- 3.2.1 Tỉ lệ hoa nở thêm.
- tỉ lệ gia tăng chiều dài cành hoa.
- và tỉ lệ hoa héo theo thời gian.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy, việc xử lí sơ bộ bằng đường 10% trong 24 giờ kết hợp với bổ sung phun GA 3 5 ppm đã giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở thêm trên.
- Tuy nhiên, dung dịch bổ sung aspirin 100 ppm và ethanol 6% đã giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở trên cành hoa so với đối chứng tại thời điểm 9 ngày SKBQ.
- Các cành hoa khi bổ sung phun GA 3 5 ppm đã gia tăng chiều dài phát hoa, các hoa trên phát hoa đã nở nhiều và đẹp (Hình 2)..
- Các dung dịch có bổ sung aspirin và hai mức nồng độ ethanol cũng giúp gia tăng chiều dài phát hoa theo thời gian cắm bình so với hai dung dịch đối chứng..
- Bảng 4: Tỉ lệ hoa nở.
- tỉ lệ gia tăng chiều cao.
- Mặc dù có sự gia tăng chiều dài phát hoa tốt nhưng hai dung dịch có bổ sung ethanol ở nồng độ khác nhau lại có tỉ lệ hoa héo trên phát hoa khá cao..
- Theo thời gian cắm bình, tỉ lệ hoa héo trên phát hoa gia tăng theo thời gian (Bảng 4).
- Đến 14 ngày SKBQ, dung dịch cắm bình không có bổ sung đường làm cho phát hoa có tỉ lệ hoa héo cao (trên 37.
- không khác biệt so với dung dịch có bổ sung ethanol 4% nhưng cao hơn so với các dung dịch còn lại.
- Kết quả cho thấy việc bổ sung GA 3 ở nồng độ thấp 5 ppm có thể làm tăng tỉ lệ nở của cành hoa huệ.
- Hình 2: Cành hoa thời điểm 3 (A) và 14 ngày SKBQ (B) khi phun và cắm trong GA 3 5 ppm Dung dịch bảo.
- Tỉ lệ hoa nở thêm Tỉ lệ tăng chiều dài cành Tỉ lệ hoa héo.
- F (A) ns ns.
- 3.2.2 Tỉ lệ hoa rụng.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy, tỉ lệ hoa rụng và tỉ lệ hao hụt trọng lượng của cành hoa đều gia tăng theo thời gian sau thu hoạch.
- 5 ppm lên cành hoa không khác biệt về các chỉ tiêu này qua phân tích thống kê.
- Tại thời điểm 9 ngày SKBQ, tỉ lệ hoa rụng trên phát hoa của cành hoa cắm trong dung dịch nước lọc và có bổ sung ethanol 4%.
- cao hơn, nhưng tỉ lệ hao hụt trọng lượng không khác biệt so với một số nghiệm thức còn lại do các cành hoa được cắm trong các dung dịch hóa chất có khả năng tiêu thụ nước mạnh.
- Tỉ lệ hoa rụng tăng nhanh vào thời điểm 12 và 14 ngày SKBQ, việc cắm trong nước lọc không bổ sung đường có tỉ lệ hoa rụng hơn 36%, tương đương với dung dịch có bổ sung ethanol 6%.
- Tỉ lệ hao hụt trọng lượng của cành hoa khi được cắm trong dung dịch có bổ sung aspirin 100 ppm và ethanol 4% thấp hơn so với đối chứng không bổ sung đường 3% ở thời điểm 12 và 14 ngày SKBQ..
- Bảng 5: Tỉ lệ hoa rụng.
- của cành hoa sau khi thu hoạch Dung dịch bảo.
- Bảng 6: Điểm đánh giá cành hoa ở thời điểm 12 ngày sau khi thu hoạch Dung dịch bảo.
- Tại thời điểm 12 ngày SKBQ, cành hoa có hoặc không bổ sung GA 3 5 ppm ở dạng phun được đánh giá là tạm chấp nhận và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê (Bảng 6).
- Các cành hoa được cắm.
- trong dung dịch GA 3 5 ppm và Aspirin 100 ppm có độ tươi, màu hoa và dáng cành được đánh giá điểm là cao nhất và cành hoa được cắm trong nước lọc (đối chứng) được đánh giá là không chấp nhận..
- Dung dịch có bổ sung ethanol ở mức nồng độ 6% tỏ ra không hiệu quả do có điểm đánh giá riêng khá thấp, không khác biệt so với đối chứng.
- Nhìn chung, việc bổ sung GA 3 5 ppm ở dạng phun và cắm bình giúp cành hoa được tươi và có thời gian tồn trữ đến hơn 14 ngày SKBQ, không khác biệt so với nghiệm thức Aspirin 100 ppm (Bảng 6, Hình 2)..
- Một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung gibberellic acid và aspirin đã giúp hạn chế hiện tượng rụng hoa của nhiều loại hoa cắt cành do GAs giúp phân hủy tinh bột và đường sucrose thành đường glucose cung cấp năng lượng cho cành hoa, và aspirin có chứa acid salicylic giúp làm giảm pH dung dịch cắm bình, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây tắt nghẽn con đường vận chuyển nước trong thân cành hoa (Su et al., 2001.
- Kết quả này phù hợp với nhận định một số tác giả về vai trò của việc xử lí sơ bộ cành hoa bằng đường, việc sử dụng dung dịch có bổ sung aspirin và GA 3 đã giúp duy trì chất lượng và kéo dài thời gian tồn trữ nhiều loại hoa cắt cành (Nell and Ried, 2000.
- Việc xử lí cành hoa với dung dịch đường 10%.
- trong 24 giờ trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường kết hợp với aspirin 100 ppm đã giúp duy trì chất lượng hoa được 14 ngày bảo quản, màu sắc hoa vẫn còn đẹp, tỉ lệ hoa héo, rụng thấp..
- Việc kết hợp xử lí cành hoa với dung dịch đường 10% trong 24 giờ với phun GA 3 5 ppm trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường và GA 3 5 mg/L hoặc aspirin 100 ppm đã giúp duy trì hoa 14 hơn ngày, hoa có màu sắc đẹp, tỉ lệ hoa rụng thấp, tỉ lệ hoa nở cao.
- Phun GA 3 5 ppm giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở trên phát hoa.