« Home « Kết quả tìm kiếm

Assessing the impact on biodiversity of Ho Chi Minh route through the Ngoc Linh Protected Area and propose solutions to minimize negative impacts on the conservation area


Tóm tắt Xem thử

- Trình bày điều kiện tự nhiên, hiện trạng Đa dạng sinh học (ĐDSH) và Kinh tế xã hội (KTXH) của Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Linh.
- Đánh giá các ảnh hưởng tích cực của tuyến đường Hồ Chí Minh tới KTXH của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng của KBTTN.
- Đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của tuyến đường Hồ Chí Minh tới ĐDSH của KBTTN.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của đường Hồ Chí Minh tới ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh..
- Rừng Ngọc Linh là một trong 87 khu rừng đặc dụng của Việt Nam theo Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Ngày 03 tháng 5 năm 2002 UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định số 38/2002/QĐ-UB về việc thành lập KBTTN Ngọc Linh..
- Cùng thời điểm thành lập KBTTN Ngọc Linh thì việc xây dựng tuyến đường HCM cũng được triển khai thực hiện..
- Tuyến đường HCM đi qua 4 VQG và 5 KBTTN trong đó có KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum..
- Hiện nay đã có một số công trình đánh giá ảnh hưởng của đường HCM tới KTXH, môi trường trong đó các đánh giá ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và ĐDSH còn khá sơ sài..
- Để góp phần nghiên cứu và đánh giá các tác động của tuyến đường HCM đến ĐDSH của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của.
- tuyến đường HCM đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn"..
- Nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng trong quá trình nâng cấp và vận hành tuyến đường HCM đối với ĐDSH và công tác quản lý, bảo vệ ĐDSH trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động nhằm bảo vệ ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh..
- Đánh giá các ảnh hưởng tích cực của tuyến đường HCM tới KTXH của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng trong vùng.
- Đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của tuyến đường HCM tới ĐDSH.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu trên cơ sở đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực của đường HCM tới ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh.
- Đợt 1: từ ngày điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, ĐDSH và KTXH tại KBTTN Ngọc Linh..
- Đợt 2: từ tháng 5-6/2011 điều tra ngoại nghiệp tại KBTTN Ngọc Linh tại các ôtc và theo các tuyến..
- Việc thu thập thông tin được thực hiện ở văn phòng KBTTN Ngọc Linh, chính quyền địa phương các xã Đăk Man, Xốp, Ngọc Linh, Mường Hoong, Đăk Choong, người dân địa phương và các tổ chức, cơ quan liên quan..
- Phỏng vấn cán bộ KBTTN Ngọc Linh cùng chính quyền và người dân các xã trong vùng để sàng lọc thống kê các ảnh hưởng tiêu cực của đường mòn HCM tới công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH trong vùng..
- Tiến hành điều tra tại các ôtc, tuyến để đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với hệ thực vật.
- Tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với hệ động vật.
- 3.1 Khu BTTN Ngọc Linh.
- 3.1.1 Diện tích KBTTN Ngọc Linh.
- Theo quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Kon Tum giao cho Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh quản lý 38.109,4 ha..
- 3.1.2 Phân khu chức năng tại KBTTN Ngọc Linh.
- Hiện tại KBTTN Ngọc Linh được phân chia thành 03 phân khu chức năng bao gồm Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 34.908,5 ha.
- Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh được thành lập theo Quyết định 38/2002/QĐ-UB ngày 03 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Kon Tum.
- tổng cán bộ công nhân viên của KBTTN Ngọc Linh là 38 cán bộ (khối Văn phòng 11 cán bộ.
- Hạt kiểm lâm: 27 cán bộ với 5 trạm bảo vệ..
- Lãnh đạo KBTTN Ngọc Linh gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum bổ nhiệm..
- ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và công tác của cán bộ địa bàn..
- Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Ngọc Linh còn thiếu và hầu hết ở trong tình trạng cũ.
- Đây cũng là một trong những hạn chế, khó khăn cho công tác nghiên cứu, bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH cũng như thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của KBT..
- 3.2 Điều kiện tự nhiên, KTXH và các giá trị ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh 3.2.1 Vị trí địa lý.
- Địa hình KBTTN Ngọc Linh nằm trong một vùng núi cao của vùng núi cực Nam Trung Bộ, nối tiếp với mạch núi Nam – Ngãi – Định của Trường Sơn Nam..
- Độ dốc rất lớn phổ biến từ nhiều nơi độ dốc lên tới 60 ÷ 65 0 điển hình là các đỉnh Mường Hoong 2.400m, Ngok Tion 2.032m, Ngok Lepho 2.047m, Ngok Pa 2.251m và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.604m, từ độ cao 2.604m hạ đột ngột xuống chỉ còn hơn 300m ở thung lũng Đắc Mi..
- Vùng núi Ngọc Linh là đầu nguồn của một số hệ thống sông chính trong khu vực như sau: Hệ thủy sông Đắk Mek.
- Thảm thực vật rừng Khu BTTN Ngọc Linh bước đầu được phân chia thành những 07 kiểu chính và 02 phụ sau..
- Khu hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh đã xác định được 1.014 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 171 họ, 600 chi.
- Trong những năm gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện nhiều loài mới cho Việt Nam và Thế giới tại rừng Ngọc Linh như: Lan - Calanthe duyana, Kiều diễm Việt Nam - Pleione vietnamensis, Lan lọng Ngọc Linh - Bulbophyllum ngoclinhensis, Sồi 3 cạnh - Trigonobalanus verticillata,… Vì vậy, sự cần thiết thực hiện nhiệm vụ bảo tồn tính ĐDSH, mẫu chẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao nơi đây là hết sức cần thiết..
- Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở KBTTN Ngọc Linh đã thống kê được 88 loài thú thuộc 27 họ, 8 bộ.
- KBTTN Ngọc Linh được đưa vào vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (Lê Trọng Trải et al.
- 1999) và là một trong hai vùng chim quan trọng Ngọc Linh và đèo Lò Xo (Tordoff, 2002)..
- Khu vực KBTTN Ngọc Linh có những loài quí hiếm và đặc hữu bao gồm những loài được IUCN/SSC liệt vào danh sách những loài cần được bảo vệ (VD..
- Sau khi tuyến đường HCM được nâng cấp, một số tuyến đường đến các xã đã được nâng cấp thành đường nhựa.
- Trước khi đường HCM được nâng cấp, có tới 39,3% hộ thiếu ăn hàng năm từ 1 – 6 tháng..
- Trước khi nâng cấp tuyến đường HCM.
- Ảnh hƣởng của đƣờng HCM đến công tác quản lý bảo vệ rừng và ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh.
- 3.4 Ảnh hƣởng tiêu cực của đƣờng mòn HCM tới KBTTN Ngọc Linh 3.4.1 Ảnh hƣởng trực tiếp.
- Mất rừng do làm đƣờng HCM: 5 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái..
- Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của việc nâng cấp, mở rộng đường HCM đoạn qua KBTTN Ngọc Linh thiệt hại không đáng kể đến diện tích rừng của KBT .
- 3.4.1.2 Ảnh hƣởng từ phƣơng tiện tham gia giao thông đến ĐDSH tại KBTTN Ngọc Linh.
- Qua quan sát và phỏng vấn cán bộ và người dân trong vùng, trung bình 1 ngày có khoảng 170 -195 xe lưu thông trên đường HCM đoạn qua xã Đăk Man..
- Việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các phương tiện giao thông như: tiếng ồn, đèn, khí phát thải và số lượng, thành phần loài động vật bị chết do phương tiện giao thông trong quá trình vận hành đến môi trường, ĐDSH nói chung và các loài động vật nói riêng trong phạm vi KBTTN Ngọc Linh hiện chưa được thực hiện..
- 3.4.2.1 Nâng cấp hệ thống đƣờng nhánh có điểm xuất phát từ đƣờng HCM Sau khi đường HCM đoạn qua KBTTN Ngọc Linh được nâng cấp, mở rộng thì hệ thống đường nhánh từ trục đường HCM nối liền với một số tuyến đường liên xã và liên thôn trong phạm vi KBTTN Ngọc Linh cũng đã được nâng cấp trên cơ sở nền đường cũ.
- Tuy nhiên, việc nâng cấp các tuyến này không ảnh hưởng nhiều đến diện tích rừng của KBT do tuyến Đăk Tạ-Ngọc Linh chủ yếu nằm ngoài ranh giới KBT, tuyến Đăk Plô có chiều dài 15 km nâng cấp từ tuyến liên xã trước đây..
- Xây dựng đường giao thông nối xã Ngọc Linh – huyện Tu Mơ Rông với chiều dài qua KBTTN 8,02 km, diện tích đất rừng bị mất do làm đường là 38,01 ha và tác động đến mạnh đến tài nguyên rừng của KBTTN.
- Đã xuất hiện hiện tượng xâm canh để trồng cây nông nghiệp như lúa nước, lúa nương, rẫy tại những tuyến đường nhánh có điểm đầu xuất phát từ đường HCM đi qua những địa hình ít phức tạp..
- Diện tích của KBTTN Ngọc Linh sau rà soát là 38.109,4ha.
- Hiện nay trên địa bàn có 05 thủy điện có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích rừng của KBTTN Ngọc Linh là thủy điện Đăk mi I, thủy điện Đăc mek I, II, II và đường dây tải điện, thủy điện Đăk Ruồi I..
- Hiện tại trong khu vực KBTTN Ngọc Linh mới có thủy điện Đăk mek III đang được xây dựng, hai thủy điện Đăk ruồi II, III đang xây dựng nhưng diện tích xây dựng nằm ngoài ranh giới KBTTN..
- Đường HCM cùng phát triển hệ thống đường nhánh trong khu vực đã vô hình chung góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận những khu vực phát nương làm rẫy mới..
- Đồng thời một số cơ chế chính sách của nhà nước cũng như địa phương được áp dụng trong vùng sau khi đường HCM được nâng cấp và đưa vào vận hành như:.
- chương trình rà soát 3 loại rừng, xây dựng thủy điện cũng làm mất một số diện tích đất rừng và ảnh hưởng đến ĐDSH của KBTTN.
- Kết quả điều tra và phỏng vấn cán bộ kiểm lâm của KBTTN Ngọc Linh cũng như người dân trong vùng cho thấy các loài thú mà người dân thường bẫy bắt trong.
- o Năm 2009, trên trục đường HCM tại xã Đăk Man phát hiện và bắt giữ 01 vụ vi phạm 7,5 kg động vật..
- Theo các thợ săn cho biết trước đây đường HCM chưa đi vào hoạt động, các đường nhánh chưa phát triển, việc đi lại khó khăn, người dân trong vùng săn bắt thú chủ yếu là làm thực phẩm (một phần nhỏ để bán hoặc trao đổi trong thôn, xã) hoặc bẫy bắt thú bảo vệ mùa màng khỏi bị phá hoại, nhưng từ khi giao thông phát triển người dân không phải chỉ đơn thuần bẫy bắt động vật hoang dã làm thực phẩm trong gia đình mà chủ yếu mang bán ở thị trấn hoặc bán cho những người buôn bán động vật do nhu cầu lớn, giá cao nên lượng thú khai thác nhiều vì vậy số lượng động vật hoang dã trong vùng giảm đi nhanh chóng..
- Những hoạt động khai thác tài nguyên thực vật trong khu vực KBTTN Ngọc Linh khá đa dạng.
- o Năm 2007 phát hiện 03 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản bao gồm 0,1kg Sâm ngọc linh và 0,86 m 3 gỗ tròn, 0,79 m 3 gỗ xẻ, trong đó trên đường HCM 02 vụ và khu vực xã Đăk Choong 01 vụ..
- o Năm 2008 phát hiện 01 vụ vận chuyển lâm sản trên đường HCM khu vực xã Đăk Man với khối lượng 1,588 m 3 gỗ tròn và 3,802 m 3 gỗ xẻ..
- Trong đó tại xã Mường Hoong 01 vụ, trên đường HCM đoạn ngã ba Đăk Tả xã Đăk Man 03 vụ..
- x 0.2kg/ngày Nguồn: Dự án tăng cường bảo vệ rừng bằng việc thành lập các tổ bảo vệ rừng thôn bản và các cơ chế chia sẻ lợi ích ở KBTTN Ngọc Linh, năm 2009.
- Như vậy có thể nói việc nâng cấp, vận hành đường HCM cùng với việc phát triển hệ thống giao thông trong vùng góp một phần gián tiếp trong các nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trong vùng: như động vật, gỗ, củi, đặc biệt là đối với các loài lâm sản ngoài gỗ bị ảnh hưởng và tác động trên qui mô rộng trong và ngoài KBTTN, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN..
- KBTTN Ngọc Linh được bao bọc bởi lớp thảm thực vật nguyên sinh, thứ sinh và phục hồi trên 89,5% diện tích tự nhiên nên các loài sinh vật ngoại lai nhất là thực vật ít có cơ hội phát triển.
- Trong 5 loài thực vật ngoại lai được phát hiện lần này có Cỏ lào, Cỏ tranh xuất hiện rải rác ở một vài điểm tại khu vực đường HCM..
- Các hệ sinh thái rừng tại KBTTN Ngọc Linh đang chịu ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất của người dân như đốt nương làm rẫy, cháy rừng, phá rừng trái pháp luật, khai thác lâm sản, săn bắt các loài động vật, mở mới tuyến đường giao thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh, xây dựng các công trình thủy điện,.
- Ảnh hƣởng do nâng cấp đƣờng: Đường HCM được nâng cấp mặc dù diện tích mở rộng không lớn, nhưng những ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái dọc tuyến đường là điều khó tránh khỏi.
- Các ảnh hưởng đến phân khu thể hiện qua việc khai thác và vận hành tuyến đường trong thời gian sử dụng như tiếng ồn, khói bụi, môi trường thay đổi, lượng xe tăng lên sau khi tuyến đường HCM thông tuyến và vận hành cũng ảnh hưởng đến khả năng chi chuyển của các loài động vật..
- Các hoạt động này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, suy giảm chất lượng rừng và ĐDSH của các phân khu, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nơi có giá trị ĐDSH cao..
- Mở mới tuyến đƣờng giao thông Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông – Ngọc Linh (đoạn km 8 + 921 đến km 16 + 941 đi qua xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei): tuyến đường đi qua vùng lõi của KBTTN, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt dài khoảng hơn 6 km.
- Việc xây dựng tuyến đường này ảnh hưởng trực tiếp đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 95 và chia cắt KBTTN..
- 3.5.2.1 Bổ sung nhân lực cho BQL KBTTN Ngọc Linh 3.5.2.2 Bổ sung các trạm quản lý bảo vệ.
- 3.5.2.3 Bổ sung các trang thiết bị trong công tác tuần tra bảo vệ rừng cũng như PCCCR.
- 3.5.8.2 Tiếp tục thực hiện công tác khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Ảnh hưởng tích cực của đường HCM.
- Thuận tiện trong công tác quản lý, tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng của KBT..
- Ảnh hưởng tiêu cực của đường HCM đến ĐDSH và bảo tồn tài nguyên rừng của KBTTN.
- Mất đất, tiếng ồn, khói bụi, chất phát thải và các loài động vật bị chết do phương tiện tham gia giao thông va phải… Trong đó hoạt động nâng cấp đường không ảnh hưởng nhiều đến diện tích rừng của KBTTN..
- Tất cả các hoạt động này đều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và phân khu chức năng của KBTTN Ngọc Linh..
- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và quan trắc định kỳ ảnh hưởng của các phương tiện giao thông trên tuyến đường HCM đến ĐDSH và môi trường của KBTTN Ngọc Linh như ảnh hưởng của tiếng ồn, ánh sáng, chất phát thải, tai nạn do phương tiện gây ra đối với các loài động vật....
- Thiết lập một số ôtc, tuyến định vị nghiên cứu tại khu vực có đường HCM đi qua nhằm mục đích nghiên cứu diễn biến cấu trúc, trữ lượng rừng, biến động thành phần loài động thực vật trong vùng cũng như độ che phủ của rừng, sự xâm nhập các loài ngoại lai qua các mốc thời gian nhất định để từ đó có dẫn liệu chi tiết về các ảnh hưởng của tuyến đường đối với ĐDSH và công tác bảo tồn tại KBTTN..
- Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh (2004), Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn và báo cáo tham vấn xã hội, Dự án ADB/TA/3818 – phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên..
- Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh (2010), Biên bản kiểm tra hiện trạng, vị trí, diện tích điểm sạt lở công trình bền vững hóa điểm sụt trượt km0 + 333 – tỉnh lộ 673 thuộc dự án đường HCM, Kon Tum..
- Đặng Thăng Long, Đỗ Tước (2010), Báo cáo chuyên đề động vật tại KBTTN Ngọc Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng..
- Dương Viết Tình, Trần Nam Tú, Phạm Cường (2009), Đánh giá quản lý lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng và xây dựng thỏa thuận quản lý rừng bảo vệ rừng trên cơ sở chia sẻ lợi ích giữa KBT TN Ngọc Linh và cộng đồng, Quỹ bảo tồn Việt Nam VCF..
- Lê Mạnh Tuấn (2010), Báo cáo chuyên đề thảm Thực vật tại KBTTN Ngọc Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng..
- Lê Mạnh Tuấn (2010), Báo cáo chuyên đề Thực vật tại KBTTN Ngọc Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng..
- Hoàng Văn Tuệ (2010), Báo cáo chuyên đề khu hệ bướm ngày tại KBTTN Ngọc Linh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Điều tra qui hoạch rừng..
- UBND tỉnh Kon Tum (2002), Quyết định số 38/2002/QĐ-UB ngày03/5/2002 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thành lập KBTTN Ngọc Linh, Kon Tum..
- UBND tỉnh Kon Tum (2002), Quyết định số 66/2002/QĐ-UB ngày của UBND tỉnh Kon Tum về việc thành lập Hạt kiểm lâm trực thuộc KBTTN Ngọc Linh, Kon Tum..
- UBND tỉnh Kon Tum (2008), Chỉ thị Số: 05/2008/CT-UBND ngày 09/1/2008 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, Kon Tum.