« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2


Tóm tắt Xem thử

- PHÒNG GIÁO DỤC………….
- Câu 1: Thầy (cô) hãy trình bày những việc làm cụ thể về việc đánh giá thường xuyên được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014..
- Đánh giá thường xuyên (được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày .
- Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng..
- Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được.
- biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
- những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện..
- Thì những việc làm cụ thể mà giáo viên Tiểu học cần làm để đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 là:.
- Tổ chức tập huấn và triển khai tới từng GV việc làm cụ thể như: Dựa vào mục tiêu bài học, tuần học để xác định mỗi nội dung đánh giá nhằm mục tiêu phát triển toàn diện..
- Hướng dẫn GV phân loại học sinh cần được ưu tiên đánh giá nhận xét của GV như: học sinh xuất sắc hoặc hạn chế, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập hay những học sinh có thay đổi bất thường đang học tốt bỗng sa sút hoặc học chưa tốt bỗng tiến bộ bứt phá.
- Phát huy “trí tuệ tập thể” để trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật đánh giá, nhận xét từng môn học và hoạt động giáo dục: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt các tổ chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo để phát huy trí tuệ tập thể trao đổi kỹ năng nhận xét, đánh giá từng môn học và hoạt động giáo dục giúp giáo viên đưa ra lời nhận xét của mình sao cho phù hợp..
- Chỉ đạo “linh hoạt” để giúp GV giảm áp lực khi thực hiện Thông tư 30: Việc nhận xét là ghi nhận những tiến bộ, thành công của HS nhằm động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập, kịp thời góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn..
- Không nên quy định thời điểm nhận xét, số lượng HS phải nhận xét/tháng mà giao quyền cho GV chủ động trên đối tượng HS của lớp mình đảm bảo chất lượng, HS phải tiến bộ.
- Về phía Giáo viên:.
- Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số công việc như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học.
- Đồng thời, nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được.
- mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh.
- áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
- Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành;.
- giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành.
- Sau đó, hàng tháng, giáo viên ghi.
- nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác.
- dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng..
- Giáo viên cần thực hiện việc đánh giá “bằng lời” hầu hết học sinh trong lớp, trong từng tiết dạy, và tổ chức cho học sinh biết tự đánh giá, tham gia đánh giá trong quá trình học tập trên lớp.
- Sau đó, GV đã thực hiện việc ghi lời nhận xét thường xuyên, GV ghi vào vở.
- đặc biệt quan tâm nhận xét các HS chưa đạt và trong lời nhận xét ấy, GV phải ghi rõ những cái được, chưa được của HS, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để HS khắc phục hạn chế đó.
- Điều quan trọng là giáo viên phải dựa vào nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được của học sinh với chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, khích lệ được học sinh, làm cho các em thấy hứng thú học tập, đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.
- hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá học sinh..
- Cuối học kỳ I khi bình bầu, tuyên dương, khen thưởng học sinh, yêu cầu GV chủ nhiệm mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình tham dự bình xét cùng học sinh và giáo viên.
- Thiết kế sổ “Nhật ký lớp học”, sổ “Theo dõi chất lượng giáo dục”.
- thử nghiệm thay thế sổ “Theo dõi chất lượng giáo dục” theo mẫu của Bộ GD&ĐT giúp GV giảm nhẹ về hồ sơ sổ sách, thủ tục hành chính.
- Để tránh lãng phí thời gian ghi chép mà hiệu quả giáo dục không được phát huy.
- Để giải phóng cường độ “lao động ghi chép” của GV và tiết kiệm thời gian, trên cơ sở mẫu sổ của Bộ GD&ĐT, tác giả đã nghiên cứu thiết kế hai mẫu sổ “Nhật ký lớp học” và “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” nhằm thay thế “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” dành cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn và đã tiến hành thử nghiệm trên khối lớp 5 và đạt hiệu quả cao..
- Sổ “Nhật ký lớp học”gồm 2 phần: Những thông tin về học sinh của lớp và Nhật ký đánh giá nhận xét hàng ngày của giáo viên giảng dạy..
- Hướng dẫn sử dụng: Để tại lớp học.Phần những thông tin của học sinh trong lớp giáo viên đánh bằng vi tính và đính kèm vào sổ.
- Nhật ký đánh giá nhận xét hàng ngày của giáo viên được thiết kế theo từng tuần, được chia làm 5 cột..
- Việc này có tác dụng: Sổ dùng chung cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, mỗi lớp 1 quyển.
- Khác với Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của Bộ, trường có 15 lớp nhưng có tới hàng trăm quyển “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
- Trường giảm được kinh phí phải mua nhiều sổ cho giáo viên..
- Sổ để tại lớp: Đến tiết dạy của giáo viên nào thì giáo viên đó sử dụng đánh giá..
- Điều đó đã giúp giáo viên bộ môn không phải “mang vác” nhiều sổ trong một ngày đến trường..
- Cuối tuần: Căn cứ vào các nhận xét, chứng cứ của sổ “Nhật ký lớp học”, giáo viên chủ nhiệm sẽ có những đánh giá toàn diện về học sinh trong tiết sinh hoạt lớp.
- Cuối mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm có căn cứ để đánh giá học sinh ghi vào sổ liên lạc thông báo cho gia đình mà không cần tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn..
- Cuối mỗi học kỳ: Căn cứ vào sổ “Nhật ký lớp học” để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thống nhất nhận xét vào “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” cho từng học sinh..
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục gồm 4 phần: Hướng dẫn sử dụng.
- Những thông tin về học sinh của lớp.
- Tổng hợp đánh giá của từng học sinh theo mỗi học kỳ.
- Tổng hợp đánh giá học sinh cả lớp..
- Tác dụng: Sổ dùng chung cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, mỗi lớp 1 quyển, giảm được về số lượng sổ và tiết kiệm kinh phí.
- Cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thống nhất nhận xét vào “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” cho từng học sinh.
- Căn cứ vào đó để ghi học bạ cho học sinh.
- Với mẫu Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của Bộ, giáo viên phải ghi chép nhận xét hàng tháng với mỗi học sinh làm lãng phí thời gian, tốn kém kinh phí đặc biệt là giáo viên bộ môn.
- Ngược lại, khi được thay thế bởi 2 cuốn sổ được thiết kế và hướng dẫn sử dụng như trên, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm được giảm nhẹ thủ tục hành chính, hồ sơ sổ sách không cồng kềnh.
- GV giảng dạy khối 5 đã tiết kiệm được ½ thời gian lao động để ghi nhận xét hàng tháng so với giáo viên khối lớp 1+2+3+4..
- Chính vì vậy, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng nhận xét để tập trung hình thành động lực bên trong, cách đánh giá này giúp giáo viên đổi mới cách dạy, giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn..
- Vì vậy mỗi giáo viên dù dạy một lớp hay 22 lớp, dạy 500 hay 1.000 học sinh, thì mỗi em đều phải được giáo viên quan tâm đánh giá hỗ trợ cụ thể, nhưng không nhất thiết phải là sự quan tâm đồng đều giữa các học sinh..
- Cùng với nhà trường, phối hợp với cha mẹ học sinh trong quá trình đánh giá để nâng cao vai trò của “Giáo dục gia đình” đối với học sinh Tiểu học:.
- Một trong những điểm mới của Thông tư 30 trong đánh giá học sinh Tiểu học là có sự tham gia của cha mẹ học sinh (hoặc người giám hộ).
- Thông tư 30 đã đề cao vai trò của “Giáo dục gia đình” đối với trẻ để trẻ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất theo đúng hướng mong muốn.
- Do đó mỗi GV phải là một nhà tư vấn giúp cha mẹ các em làm tốt vai trò “Giáo dục gia đình” đặc biệt là vùng nông thôn.
- Tạo môi trường chăm sóc, giáo dục thuận lợi, cha mẹ cần tạo bầu không khí yêu thương đoàn kết gắn bó, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình để cho các em luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.
- Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho các em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, môi trường giáo dục nhà trường là quan trọng song gia đình mới là trường học đầu tiên và suốt đời của các em.
- mà không nhất thiết cứ phải là môn Toán, tiếng Việt...Để thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình, mỗi thành viên trong gia đình phải trở thành tấm gương sáng để các em học tập, làm theo.
- Để giải tỏa nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh khi đánh giá thường xuyên các môn học không sử dụng điểm số, giáo viên phải thuyết phục cho phụ huynh an tâm.
- Đối với HSTH, giáo dục tình thương (giáo dục bằng lời) là rất quan trọng có tính bền vững, những lời nhận xét chân tình của thầy cô sẽ là dấu ấn theo các em suốt cả cuộc đời..
- Câu 2: Hãy trình bày những kết quả đạt được về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm?.
- Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mới, nhằm tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học.
- Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động sát thực để đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
- Với tinh thần đó, trong nhiều năm học trở lại đây, trường Tiểu học Hoàng Diệu đã thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn theo hình thức đổi mới..
- vị trí mà chủ yếu quan sát hoạt động của giáo viên thành vị trí thuận lợi, linh hoạt (đứng, ngồi) để quan sát được hoạt động của giáo viên, học sinh, tạo góc nhìn tối đa để quan sát kết quả của học sinh từ nghe rõ câu trả lời, ý kiến chia sẻ với bạn…, kết quả bài làm trên bảng, sản phẩm bài làm trên giấy, bảng con.
- quan sát hành động, cử chỉ, ánh mắt của học sinh mà không gây nên sự xáo trộn và làm mất tập trung vào học tập của học sinh, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên..
- Sinh hoạt chuyên môn mới đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giúp cho giáo viên rèn luyện kỹ năng quan sát việc học của học sinh thông qua hoạt động của cá nhân (tương tác cá nhân-tài liệu), thảo luận nhóm (tương tác HS-HS).
- Cách đánh giá học sinh từ kết quả của việc quan sát (câu trả lời, bài làm trên giấy, ý kiến thảo luận nhóm).
- Hình thành thói quen, có kinh nghiệm trợ giúp học sinh (hướng dẫn, trao đổi, kĩ năng tương tác GV-HS).
- Qua sinh hoạt chuyên môn mới giáo viên có kỹ năng quan sát khi học sinh tham gia quá trình học tập, làm bài từ ánh mắt, nét mặt (vui tươi, cầu cứu-vướng mắc, gặp khó khăn cần trợ giúp) để trợ giúp các em.
- Giáo viên phát hiện sớm, đúng lúc mong muốn cần trợ giúp từ ánh mắt, cử chỉ của cá nhân.
- Đây là mấu chốt, là vấn đề cơ bản của sinh hoạt chuyên.
- môn mới, là động lực để giúp các em hiểu, nắm bài học sâu sắc nhất, tạo mối quan hệ thân thiện và niềm tin tốt nhất của học sinh đối với giáo viên..
- Giúp giáo viên có thói quen chia sẻ ý kiến của mình sau khi quan sát bài dạy..
- Từ yêu cầu tất cả thành viên tham dự phải có ý kiến cá nhân nên mỗi thành viên trong quá trình quan sát giờ dạy thực hành phải tập trung quan sát hoạt động của người tổ chức dạy học, hoạt động của người học, ghi chép tỉ mỉ, chính xác các sự kiện mang tính “dấu ấn” tại các thời điểm trong bài dạy (ai.
- Do yêu cầu chia sẻ bằng lời nên đã giúp giáo viên rèn luyện ngôn ngữ nói, biểu cảm, cử chỉ khi giao tiếp.
- yêu cầu này giúp một số giáo viên ít khi chia sẻ trước tập thể được rèn luyện và tự tin hơn.
- Tạo cho giáo viên sự tự tin khi giao tiếp với phụ huynh, cộng đồng, xã hội.
- Sau các đợt sinh hoạt chuyên môn đã có sự thay đổi rõ nét, tiết học đã thật sự chuyển biến nhẹ nhàng, học sinh tự tin từ sự trợ giúp đúng lúc, hợp lí của giáo viên..
- Hình ảnh từ Clip là minh chứng thuyết phục nhất để giáo viên rút kinh nghiệm phát huy hoặc thay đổi trong hoạt động dạy học.
- Khi nhìn hình ảnh hoặc nghe lời nói từ clip của bản thân, ngoài những ưu điểm, những cái hay cũng có những điều không đáng có, không nên làm (thậm chí là vô lí), do đó mà việc quay được clip rất hiệu quả cho việc điều chỉnh trong dạy học và hoạt động giáo dục (ví dụ lời nói bẳng ngôn ngữ địa phương quá nặng, cử chỉ thái độ chưa chuẩn mực…).
- Một số nhà trường đã mua sắm thiết bị ghi hình, lưu file bài dạy thực hành chuyên đề, lưu trữ hồ sơ sinh hoạt chuyên môn mới khá tốt..
- Là sự thay đổi về một hình thức sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và thời lượng chưa nhiều, nên vẫn còn suy nghĩ là tiết thao giảng bình thường như trước đây do đó chuẩn bị chưa chu đáo cho buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Một số giáo viên vốn rụt rè, ít đưa chứng kiến, ít nói trước tập thể và trong quá trình quan sát giờ thực hành tập trung chưa cao nên không chỉ ra được thời điểm có vấn đề, có “dấu ấn”, đối tượng học sinh cụ thể, kết quả- sản phẩm của học sinh và các tương tác.
- cách chọn hình ảnh, hoạt động chưa nêu bật được vấn đề, đặc biệt là biểu cảm qua nét mặt và cử chỉ trong hoạt động học tập chưa trọng tâm, nên minh chứng đưa ra chưa thuyết phục, do vậy hiệu quả không cao và trở lại như đánh giá, rút kinh nghiệm như bài dạy thao giảng thông thường..
- Một vài định hướng về sinh hoạt chuyên môn hướng tập trung vào học sinh - Tiếp tục nâng cao nhận thức, tầm quan trọng và những ưu điểm, hướng dẫn nắm.
- vững lý thuyết, quy trình, kĩ thuật về sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm trong đội ngũ CBQL, giáo viên..
- Tạo thói quan quan sát hoạt động, quan sát cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, sản phẩm và sự tương tác của học sinh hẳng ngày trong các tiết dạy..
- Khi quay hình ảnh chú ý quan sát, chọn lọc hình ảnh đảm bảo bao quát toàn bộ, trọng tâm, chi tiết các hoạt động của giáo viên, học sinh, các tương tác, ngôn ngữ, cử chỉ, những “dấu ấn” đặc biệt trong tiết dạy.
- Duy trì sinh hoạt.
- hướng dẫn cách quan sát, ghi chép trong một tiết thực hành trong sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm mới nói riêng và tròng tham gia dự giờ thăm lớp nói chung