« Home « Kết quả tìm kiếm

Bàn thêm về phạm trù thức trong tiếng Anh và tiếng Việt (theo quan điểm chức năng - hệ thống)


Tóm tắt Xem thử

- Bài báo này tổng lược quan điểm về THỨC trong ngữ pháp truyền thống và trong một số đường hướng nghiên cứu ngữ pháp mới.
- Khác với quan niệm truyền thống cho rằng thức là phạm trù của riêng động từ (bao gồm thức chỉ định, thức mệnh lệnh, và thức giả định) gắn với tính giả thực của hành động, quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống (mà điển hình là Halliday và môn đệ) đã nêu rõ thức là phạm trù cú pháp học bao gồm hai yếu tố chủ ngữ và phần biến vị của động từ.
- Theo quan điểm này của Halliday, chúng tôi đã phân tích cách thể hiện của thức trong hai ngôn ngữ Anh và Việt, đặc biệt nêu lên cách hiểu ý nghĩa “biến vị” của động từ tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu trúc động ngữ - tương phản với phần dư (NỀN) trong toàn bộ cấu trúc của câu, nêu rõ đặc trưng ngữ pháp/cú pháp của phần biến vị đó.
- Đồng thời chúng tôi nêu rõ cách hiểu thức trong hai ngôn ngữ qua ngữ nghĩa, ý nghĩa tình thái phân định theo chân nguỵ và chức phận.
- Thức (mood) là phạm trù ngữ pháp trong ngôn ngữ thoạt tiên xem ra gắn liền với cú có động từ biến vị (finite verb) và cùng với thì (tense) được coi là dấu hiệu (marker) để phân biệt giữa loại hình biến vị và không biến vị của động từ.
- Đó là quan điểm của ngữ pháp truyền thống và của cả ngữ pháp tiếng Anh hiện đại (do R.
- Nhưng thực tế, nhiều nhà ngữ pháp học và ngôn ngữ học hiện đại không coi thức là một phạm trù quan trọng hay thậm chí không đi sâu xem xét nó, trong khi ngữ pháp chức năng - hệ thống lại nhân rất mạnh vai trò của thức trong việc thực hiện siêu chức năng liên nhân.
- Trong bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giải quyết vấn đề bằng một số đề xuất táo bạo đối với NP chức năng - hệ thống khi xem xét hai ngôn ngữ Anh và Việt.
- và trong ngữ pháp (Ngôn ngữ học), mood được định nghĩa là một đặc tính của động từ thể hiện thái độ của người nói đối với hành động (hoặc trạng thái) được động từ biểu, chỉ rõ đó là sự kiện/thực tế (thức chỉ định), hay diễn tả sự giả định, ước muốn, hay khả năng thực thi (supposition, desire or possibility) (thức giả định), hay là một mệnh lệnh (thức mệnh lệnh).
- Để thể hiện các ý nghĩa trên, mood thường được thể hiện bằng sự biến hình của động từ (inflection) hoặc bằng cách phân tích tính với sự hiện diện của trợ động từ.
- Cuốn từ điển Bách khoa thư Quốc tế và Ngôn ngữ học (the International Encyclopedia of Linguistics - OUP 1992.
- Mood ĐIỀU KIỆN có thể đánh dấu vai trò mà mệnh đề đóng góp trong một câu điều kiện, và MOOD GIẢ ĐỊNH có thể được sử dụng trong một ngôn cảnh phụ thuộc.
- Câu trần thuật còn có thể được thể hiện sâu xa hơn theo các thức CHÂN NGỤY (khả năng xảy đến hay xác suất), các hình thái chỉ ra mức độ cam kết mà người nói/viết muốn gắn kết với thực tiễn, chân lý của mệnh đề.
- Thức có thể được biểu thị bằng cách biến hình hay bằng trợ động từ hay các tiểu từ, mà không bao giờ bằng phép phái sinh..
- Hai định nghĩa đã nêu (trong các cuốn từ điển chung và chuyên ngành) có điểm chung là chỉ rõ sự phân biệt giữa các thức chỉ định, mệnh lệnh và giả định và chỉ ra phương thức thể hiện các thức này là phép biến hình hay phép sử dụng trợ động từ cùng với động từ chính.
- Quan điểm về thức qua các đường hướng nghiên cứu ngữ pháp.
- Theo ngữ pháp truyền thống (NPTT) (và truyền thống cải biên).
- Các nhà ngữ pháp học phát triển các quan điểm truyền thống như R.
- Quirk et al [2, 3]- có thể gọi là truyền thống cải biên (renewed traditional) đã luận giải dựa trên các khái niệm truyền thống mà các nhà ngôn ngữ học nửa đầu thế kỷ XX như O.
- Poutsma Eckersley (1955) [những khái niệm mà các nhà Anh ngữ học Xô Viết cũng sử dụng trong các cuốn sách của họ xuất hiện trong các thập kỷ chẳng hạn như B.A.
- Tóm tắt khái niệm thức như sau: thức là phạm trù ngữ pháp dùng dễ diễn tả thái độ của người nói đối với hành động/trạng thái mà động từ biểu đạt.
- Hành động đó có thể là có thực (factual) hoặc không có thực (nonfactual) mà trường hợp sau lại phát triển thành hai nhánh nhỏ hơn theo sơ đồ sau:.
- Thức trong tiếng Anh.
- Thái độ người nói, thể hiện.
- Như vậy, có thể thấy quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cơ bản trùng hợp với các khái niệm về thức đã nêu trong hai cuốn từ điển trên.
- Theo ngữ pháp tạo sinh - cải biên(1).
- Trong các cuốn sách Ngữ pháp do các nhà ngữ pháp học tạo sinh - cải biên có thể thấy hai cách xử lý thức theo hai giai đoạn khác nhau:.
- Huddleston còn gợi ý sự sử dụng thức vào mục đích giao tiếp theo bốn kiểu câu truyền thống..
- Trong các thập kỷ từ 1980 trở lại đây, trong nhiều sách Ngữ pháp Tạo sinh - Cải biên, thức dường như bị lãng quên - không được nhắc đến và xử lý một cách thấu đáo như các phạm trù Thì (tense) và Thể (aspect).
- có ý nghĩa thực tế, ta có thể thay “you” bằng “John” thì sẽ có động từ “leaves”.
- Vấn đề thức trong các sách Ngữ pháp mới xuất bản trong khoảng 1 thập kỷ qua.
- Huddleston [6]: Sử dụng thuật ngữ thức phân tích tính (analytic mood.
- áp dụng với hệ thống ngữ pháp của động từ hay động từ ngữ của hầu hết các ngôn ngữ.
- Theo ông các thức này nêu rõ sự tương phản giữa khẳng định thực tế (factual assertion) và nhiều kiểu phi thực tế (non-factuality) và/ hoặc phi xác nhận (non-assertion) thức phân tích tính này thường được cấu tạo bằng trợ động từ tình thái kết hợp với động từ chính.
- Song song với thức phân tích tính, tiếng Anh còn sử dụng hệ thống biến hình (inflectional system).
- Hai ví dụ [5] và [6] cho thấy sự khác biệt về nghĩa mà các trợ động từ tình thái có thể đem lại.
- ta có thể có:.
- Ông cũng đi sâu phân tích lực ngôn trung của các câu trần thuật nghi vấn, [6] mệnh lệnh và cảm thán và chính lực ngôn trung này thể hiện “thức” của các câu này.
- Nhưng theo hai tác giả này “tính tình thái”, vị thế và lực ngôn trung tất cả được hoà hết trong ngữ pháp truyền thống dưới khái niệm của thuật ngữ Thức.
- c) Trong cuốn sách mới tái bản năm 2004, "Language: its structure and use", E.Finegan lại quan niệm: "Tính tình thái, hay thức, là một phạm trù mà thông qua đó người nói có thể bày tỏ thái độ của mình đối với sự thực (truth) hay độ tin cậy (reliability) của các điều khẳng định của chính anh ta (có nghĩa là tình thái chân nguỵ) hay biểu thị nghĩa vụ (obligation), sự cho phép hoặc gợi ý (tình thái chức phận).
- Trong các ví dụ này, tính tình thái được thể hiện thông qua cách dùng các trợ động từ.
- in lần thứ hai), ngược lại, không đả động gì đến thuật ngữ thức, mặc dù đã sử dụng thuật ngữ truyền thống “imperative sentences.
- các đặc tính của câu mệnh lệnh là chúng không có chủ ngữ biểu hiện, sử dụng hình thái không biến hình của động từ, và được sử dụng để biểu thị mệnh lệnh/chỉ thị (directives).
- Những câu này đôi khi có thể được hiểu là có chủ ngữ ẩn thuộc ngôi thứ hai”.
- Đồng thời, các tác giả này còn dành cả một chương nói về cách sử dụng của các trợ động từ tình thái (được gọi là modals) và các động từ phụ trợ (helping verbs) khác để diễn tả các ý niệm thời gian sự cần thiết, khả năng khách quan, nghĩa vụ, sự cho phép, phủ định và nghi vấn..
- e) Trong cuốn “Ngữ pháp tri nhận” (Cognitive Grammar.
- 2002 một đường hướng nghiên cứu của ngữ pháp học khá mới - J.R.
- Trong phần 4: Danh từ, động từ và cú, ông đã dùng cả một chương (trên 20 trang) để miêu tả các khái niệm THÌ và THỂ (Tense and Aspect).
- Trong chương này, ông cũng dùng một mục (20.3) trên dưới ba trang (tr để luận giải về cách sử dụng các từ tình thái (modals, các từ tạo thành một tập hợp các thành tố định vị (grounding, có chung với những đặc tính khu biệt rất rõ nét.
- Như vậy, ta có thể thấy trong các cuốn sách Ngữ pháp học hiện đại, có hai xu hướng xử lý vấn đề thức: (i) có thức với tư cách là một phạm trù ngôn ngữ học (các sách a - c).
- Thức trong Ngữ pháp chức năng - Hệ thống.
- và 2.2.3, đường hướng nghiên cứu Ngữ pháp học theo quan điểm Chức năng Hệ thống khẳng định “Thức” là một phạm trù ngôn ngữ học rõ ràng tồn tại cấu thành chức năng liên nhân, một trong ba siêu chức năng (metafunctions) của cú biến vị (hay hữu định).
- Trong các cuốn sách Ngôn ngữ học chức năng.
- Hệ thống thức thuộc về siêu chức năng liên nhân của ngôn ngữ.
- Thức, bao gồm thức trần thuật nghi vấn, và mệnh lệnh, là cội nguồn ngữ pháp để hiện thực hoá một bước tương tác (interactive move) (trao đáp) trong hội thoại.
- Thành tố thức khiến cho cú trở thành có thể thương thuyết được (negotiable) và bao gồm các yếu tố cấu thành: Hữu định (biến vị) chủ ngữ và cả các phụ ngữ tình thái.
- Thức là sự ngữ pháp hoá đối với hệ thống ngữ nghĩa của chức năng lời nói (grammaticalization of the semantic system of speech function) gắn liền với động thái nối tiếp nhau trong đối thoại [14].
- c) Trong một cuốn sách nữa về Ngữ pháp Chức năng - “Introducing Functional Grammar” (Dẫn nhập Ngữ pháp chức năng) G.Thompson (1996) đã miêu tả khá cặn kẽ sự xuất hiện của thức cùng với phần Dư (residue) trong các kiểu cú đơn (clause simplexes và cú phức (clause complexes) được phân định theo bốn loại cú (tương ứng với bốn kiểu câu trong NPTT): cú trần thuật, cú nghi vấn, cú cảm thán và cú mệnh lệnh.
- Khi nghiên cứu ngôn ngữ học và đặc biệt Ngữ pháp học, xét về chức năng giao tiếp thể hiện qua hai mặt truyền tải và tương tác, ta có thể thấy trong bất kỳ trường hợp giao tiếp nào (qua khẩu ngữ hay bút ngữ), người nói/ viết đều tỏ rõ thái độ của mình đối với ngữ liệu mà người đó đang sử dụng (chỉ trừ những trường hợp lời nói vô cảm trong những hoàn cảnh nhất định).
- Như vậy, thức là một phạm trù tất yếu của mọi ngôn ngữ thể hiện thái độ của người nói đối với người sử dụng.
- Khi xem xét về thức ta không nên đơn thuần xét theo quan điểm truyền thống là dựa trên hình thái của động từ.
- Thức chủ yếu được xác định qua động từ được sử dụng, thông qua phép biến hình của động từ chính (động từ thực nghĩa chỉ hành động hay trạng thái) và, phổ biến hơn, qua việc sử dụng trợ động từ với động từ chính.
- Nhưng đồng thời nếu quan niệm chỉ có động từ được sử dụng đã quyết định thức thì chưa đủ.
- Việc xác định các thành tố tạo nên thức của các nhà ngữ pháp học Chức năng - Hệ thống là hoàn toàn chính xác.
- Rõ ràng, qua định nghĩa của họ, thức là khái niệm phổ quát cho mọi ngôn ngữ, kể cả các ngôn ngữ Ấn Âu cũng như các ngôn ngữ đơn lập đang sử dụng phổ biến ở châu Á (phương Đông).
- Xét về mặt hình thức, chúng tôi thấy có thể kết hợp định nghĩa về thức trong hai cuốn từ điển đã nêu với công thức thể hiện sự hữu định (biến vị/định vị) của động từ (kết hợp cả Ngữ pháp truyền thống với Tạo sinh - Cải biên và Chức năng - Hệ thống) được sử dụng cùng với chủ ngữ theo sơ đồ dưới đây:.
- Chủ ngữ (thường hiện diện và đôi khi vắng mặt).
- Động từ Làm vị ngữ Tính từ dấu hiệu tình thái + Động từ thì, thể.
- Thức trong tiếng Việt.
- 1.Thức và Động từ chính (một hình thái không đổi) (không có dấu hiệu).
- Chủ ngữ.
- Động từ làm vị ngữ.
- MỆNH LỆNH.
- Thức với các dấu hiệu tình thái đi kèm động từ | tính từ (có dấu hiệu).
- TH thách thức hay là gánh nặng? N [38b] Tôi có thể/làm gì giúp bác.
- THỨC VÀ NỀN TÁCH BIỆT TÌNH THÁI.
- Do đó trong tiếng Việt không cần dịch một số trường hợp (vì không có sự biến hình của động từ theo ngôi và số), và có cách sử dụng.
- Có thể nêu lên một số nhận xét cơ bản sau đây: (1) Tương ứng với 5 hình thái biến đổi của động từ chính tiếng Anh (V, V-s, V-ed1, V-ing, V-ed2) chỉ có một hình thái động từ tiếng Việt không đổi (Đ).
- (2) Trong tiếng Anh, các trợ động từ tình thái, chỉ thể, dạng và ngoại lai (dummy “do”) được sử dụng để bổ sung cho khái niệm thức, còn trong tiếng Việt chỉ có phụ từ (dấu hiệu tình thái, thể, dạng.
- Trường hợp ngoại lệ là trong các cú trần thuật nếu có sự xuất hiện của các trợ động từ: need, must, ought to, should và have to tiếng Anh) tương đương với: cần, phải, nên, cần phải, lẽ ra phải.
- Nếu theo các ví dụ đã phân tích thì phần thức là phần nổi bật thể hiện thái độ của người nói (không khác nào phần bơ nổi lên trên sữa), còn nội dung chủ yếu của cú thể hiện qua Động từ làm Vị ngữ và các phần đi kèm với nó (được quyết định bởi loại động từ được sử dụng: nội hay ngoại động từ hay quan hệ từ, hoặc tính từ làm vị ngữ của cú.
- Chúng tôi gợi ý việc sử dụng thuật ngữ NỀN, với tương đương tiếng Anh và BACK-GROUND thì nội dung chính của cú được thể hiện rõ hơn.
- Ta có thể xét thêm các ví dụ tương đương Anh - Việt sau đây: [46] You.
- B M [47b] Anh không phải là giáo viên, hả (phải không)? Trong các câu tiếng Anh, Thức xuất hiện cả trong cú chính và cú láy/ đuôi (trong NPTT gọi là question tag), còn trong tiếng Việt, phần láy không có chủ ngữ nên có thể hiểu là thức tỉnh lược.
- Do vậy theo chúng tôi việc sử dụng thuật ngữ Thức và Nền mang tính chất phổ quát hơn (những ví dụ phân tích Thức trong đơn thể cú tiếng Anh và tiếng Việt trên đây càng minh hoạ rõ hơn cho nhận định này.
- Có thể nhận định chung là trong các phức hợp cú này, các kiểu THỨC và NỀN trong đơn thể cú (nếu trong Biểu 1 + 2) được sử dụng hoà trộn với nhau chủ yếu dựa theo các phép xa ảnh.
- Còn cú nghi vấn, cả đơn thể và phức thể cũng có thể nói là nghiêng về chân nguỵ, bởi lẽ nó thể hiện sự nghi ngờ (câu hỏi Yes - No) hay ước muốn tìm hiểu thêm thông tin dựa theo việc sử dụng các từ để hỏi (wh- words - who, which, what, where, when, how, why, trong tiếng Anh = ai, cái gì, cái nào, ở đâu, khi nào, thế nào, vì sao trong tiếng Việt).
- Điều này kéo theo việc xem xét các ví dụ sau đây mà NPTT sử dụng thuật ngữ Thức giả định để phân định ( a = tiếng Anh, b = tiếng Việt)..
- Ví dụ [50] cho thấy trợ động từ bị động “be” được sử dụng và thức ở cú trực thuộc bao gồm John + be (xem thêm ví dụ [2] tr 3).
- Điều này được lưu tâm đầy đủ sẽ dẫn đến việc dịch Việt - Anh chính xác hai trường hợp sử dụng NGHĨA LÀ.
- THỨC là một phạm trù ngữ pháp cần phải xem xét khi nghiên cứu các ngôn ngữ Ấn Âu và cả các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ khác.
- Ngữ pháp Chức năng - Hệ thống cho ta định nghĩa đầy đủ nhất về thức.
- Nó bao gồm Chủ ngữ + Động từ hữu định (hay biến vị hay định vị) trong tiếng Anh (Subject + Finite / Grounded verb clause) và Chủ ngữ + Động từ/ Tính từ làm Vị ngữ trong tiếng Việt.
- Thức được thể hiện bằng hình thái và cấu trúc dưới dạng biến hình của động từ (tiếng Anh) gắn liền với THÌ và THỂ có thể phân biệt theo unmarked (không dấu hiệu - V) hoặc internally marked (có dấu hiệu nội tại - V-s/V-ed1), và externally marked (có dấu hiệu từ bên ngoài - trợ động từ + V chính) cùng với Chủ ngữ trong đó Chủ ngữ quyết định sự Phù hợp (Agreement) Chủ - Vị.
- Như vậy trong tiếng Anh có thể có 3 trường hợp đã nêu (sơ đồ 2a, tr.
- Giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
- ngôn ngữ Ấn Âu phân tích tính cao độ và ngôn ngữ Nam Á đơn lập - có thể thấy sự khác biệt lớn về hình thái động từ và trật tự từ.
- và phép sử dụng trợ động từ (tiếng Anh) với các phụ từ dấu hiệu tương đương (tiếng Việt)..
- [4] Hoàng Văn Vân, Dẫn luận Ngữ pháp chức năng, Bản dịch “An Introduction to Functional Grammar” của Halliday 1994, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003..
- ĐT E-mail: [email protected] (1) Đây là thuật ngữ cũ mà các nhà Việt ngữ học thường sử dụng “cải biên” là từ tương đương của từ “transformational”