« Home « Kết quả tìm kiếm

Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự


Tóm tắt Xem thử

- dân sự trong vụ án hình sự.
- Vấn đề dân sự có được giải quyết cùng với vụ án hình sự hay không trong luật mỗi nước lại qui định lại khác nhau tùy vào đặc điểm kinh tế, xã hội và pháp luật quốc gia đó.
- Có thể khái quát ở ba cách thức sau: a) Tách vấn đề dân sự để giải quyết trong vụ án dân sự và do đó trong Luật tố tụng hình sự không quy định trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề dân sự.
- Tố quyền hình sự sẽ chỉ giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự còn hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết trong vụ án dân sự.
- Chính vì vậy, trong Luật tố tụng hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Common Law không có điều luật nào quy định về việc giải quyết vấn đề dân sự.
- b) Vấn đề dân sự được giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự trong cùng vụ án hình sự nhưng không được coi là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.
- Tuy có qui định như vậy nhưng việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự không trở thành một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.
- Tại Thiên mở đầu “Quyền công tố và quyền kiện về dân sự” với những quy định chung, BLTTHS Pháp đã khẳng định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và được quy định cụ thể tại nhiều điều luật trong bộ luật này.
- Tại Điều 3 Luật tố tụng Hình sự của nước Cộng hoà Pháp quy định: “Có thể thực hiện đồng thời quyền khởi kiện về dân sự và quyền công tố trước cùng một Tòa án.
- Tại Điều 4 Bộ luật này quy định: “Cũng có thể thực hiện quyền khởi kiện về dân sự mà không cần khởi tố hình sự.
- Tuy nhiên, phần dân sự của vụ án sẽ chưa được xét xử chừng nào phần hình sự của vụ án chưa được xét xử xong, nếu đã khởi tố hình sự”.
- Điều này có nghĩa là có thể tách phần dân sự trong vụ án hình sự ra để giải quyết riêng bằng một vụ án dân sự.
- Tuy nhiên, nếu vụ án hình sự đã được khởi tố thì phải đợi Toà án xét xử xong phần hình sự thì mới được xét xử phần dân sự.
- Quyết định về phần dân sự trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện sau khi ra quyết định về phần hình sự và việc xem xét, quyết định về phần dân sự sẽ tuân theo một thủ tục khác, đơn giản hơn.
- Đối với các vụ án được xét xử tại Tòa tiểu hình thì người bị thiệt hại có quyền xin đứng nguyên đơn dân sự trước và tại phiên toà.
- Như vậy, có thể hiểu BLTTHS Pháp đã quy định về vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thông qua việc quy định về các chủ thể tham gia tố tụng là nguyên đơn dân sự và bị cáo, người phải chịu trách nhiệm dân sự.
- c) Vấn đề dân sự được giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự trong cùng vụ án hình sự và được qui định là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.
- Cách thức này không những qui định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự mà còn coi đó là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đã quy định vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm được giải quyết đồng thời với TNHS trong cùng vụ án hình sự, nhưng chỉ đến BLTTHS 2003 mới được coi là một nguyên tắc cơ bản.
- Việc quy định giải quyết vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm trong cùng vụ án hình sự là một nguyên tắc cơ bản không những có ý nghĩa quan trọng đảm bảo tính khách quan, nhanh chóng, kịp thời trong việc giải quyết vụ án, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng mà còn có ý nghĩa tích cực trong đấu tranh phòng và chống tội phạm.
- Hơn nữa, quan hệ dân sự trong vụ án hình sự không đơn thuần chỉ là một quan hệ dân sự thông thường mà việc thực hiện trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo còn nhằm thực hiện trách nhiệm hình sự của họ.
- Quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có ý nghĩa đối với việc bảo đảm tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.
- Quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự còn có ý nghĩa đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác, nhanh gọn, đỡ tốn kém về thời gian, công sức, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan khi bị tội phạm xâm hại.
- Nhiều chứng cứ trong vụ án hình sự có thể làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề dân sự.
- Ngoài ra, những đặc điểm đặc trưng của tố tụng hình sự về các nguyên tắc, thủ tục, thời hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng so với những đặc điểm của tố tụng dân sự cũng góp phần tăng tính khả thi trong việc thực hiện các quyết định về dân sự trong vụ án hình sự.
- Chương II BLTTHS 2003 qui định những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 28 BLTTHS) [1].
- a) Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự nên nó chứa đựng những nội dung thể hiện phương châm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết vấn đề dân sự cùng với TNHS trong vụ án hình sự, không tách riêng vấn đề dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự như pháp luật của một số nước [2].
- Mặt khác, do đây là một nguyên tắc cơ cơ bản của Luật tố tụng hình sự nên định hướng này chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án có vấn đề dân sự nảy sinh do việc thực hiện tội phạm.
- Vì vậy, quan niệm cho rằng giải quyết trách nhiệm dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm chỉ xuất hiện ở giai đoạn xét xử và thuộc thẩm quyền của Tòa án là không đúng với qui định của Điều 28 BLTTHS 2003 về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
- Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự vấn đề dân sự đã phải là một trong những nội dung cần phải thu thập chứng cứ đề chứng minh làm rõ và thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
- b) Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ có phạm vi áp dụng đối với những quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện do việc thực hiện tội phạm.
- Tuy nhiên, không phải tất cả vấn đề dân sự nào liên quan đến tiền hoặc tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết cũng đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc qui định tại Điều 28 BLTTHS.
- Nói cách khác, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ được xác định trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định tại chương XXI Bộ luật dân sự là những quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của tổ chức, cá nhân bị tội phạm xâm hại.
- c) Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết khi khởi tố vụ án hình sự mà không cần có đơn khởi kiện của đương sự.
- Khi vụ án hình sự có vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm bị khởi tố thì việc dân sự đó đương nhiên được xem xét và giải quyết mà không cần phải khởi kiện riêng bằng một thủ tục khác nữa.
- Đây là một điểm khác biệt so với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án dân sự.
- Trong vụ án hình sự, khi đã khởi tố vụ án mà có vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét giải quyết ngay mà không cần phải có thủ tục khởi kiện dân sự khác nữa.
- Như vậy, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được xem xét và giải quyết ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không cần phải có bất kể thủ tục nào khác nữa, kể cả thủ tục phải có yêu cầu khởi kiện của các chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- d) Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự phải tuân theo các quy định của Luật tố tụng hình sự.
- Vì vậy, khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự về nội dung phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự nhưng về hình thức (về mặt thủ tục) phải tuân theo trình tự, thủ tục của Luật tố tụng hình sự chứ không phải là trình tự, thủ tục của Luật tố tụng dân sự như trong vụ án dân sự thuần tuý.
- Đây là điểm khác biệt so với qui định của thủ tục tố tụng dân sự.
- Sở dĩ có sự khác biệt này là do bản chất của việc xét xử vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là xét xử vụ án hình sự, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử giải quyết luôn cả vấn đề dân sự phát sinh do tội phạm gây ra.
- Nếu vấn đề dân sự trong vụ án có liên quan đến việc định tội hay định khung hình phạt đối với bị cáo thì nó là một phần không thể tách rời khỏi vụ án hình sự và phải được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự.
- Do đó, trong trường hợp này nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử phần hình sự và tách phần dân sự ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
- e) Khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, toà án áp dụng các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự và các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự để giải quyết.
- Vấn đề dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự nên khi xem xét vấn đề dân sự đó cần phải áp dụng các quy định, các nguyên tắc chung của Luật tố tụng hình sự để giải quyết.
- Bởi vì, dù là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhưng thực chất đó vẫn là quan hệ dân sự, mà đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ bình đẳng giữa các bên đương sự, do đó cần phải đảm bảo quyền bình đẳng thoả thuận giữa các đương sự khi tham gia tố tụng.
- Vấn đề dân sự phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra được giải quyết trong vụ án hình sự nên trước hết phải tuân theo các nguyên tắc của tố tụng hình sự, do vậy các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án bao gồm cả việc điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.
- Hoàng Thị Sơn cho rằng: Nếu vấn đề dân sự được giải quyết ngay trong vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến việc bồi thường ngay từ khi tiến hành điều tra vụ án.
- Vì tuy là vấn đề dân sự nhưng nó là vấn đề phát sinh từ vụ án hình sự.
- f) Trong quá trình giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Tòa án không bắt buộc phải mở các phiên hòa giải giữa các đương sự như trong tố tụng dân sự.
- Thủ tục mở phiên hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc mà Toà án phải thực hiện khi chuẩn bị xét xử phiên toà sơ thẩm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
- Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
- Nội dung của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự bao gồm:.
- a) Việc giải quyết vấn đề dân sự đồng thời với việc giải quyết vụ án hình sự Vấn đề dân sự được giải quyết với những vấn đề của trách nhiệm hình sự hình trong cùng vụ án hình sự là nội dung cơ bản của nguyên tắc này.
- Theo đó, ngoài việc chứng minh, xử lý những vấn đề của trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng còn phải chứng minh, xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm dân sự các của chủ thể tham gia tố tụng hình sự.
- Việc chứng minh, giải quyết vấn đề dân sự được tiến hành đồng thời với việc chứng minh giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm hình sự, do vậy không thể giải quyết vấn đề dân dự sau khi đã hoàn tất việc giải quyết trách nhiệm hình sự.
- Nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp vụ án có vấn đề dân sự liên quan đế tội phạm là xác minh, làm rõ trách nhiệm dân sự của các đương sự trong vụ án.
- Đưa những người có liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án vào tham gia tố tụng.
- Trên thực tế, khi vụ án ở giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thường không xác định chính xác tư cách tham gia tố tụng của những người có liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án.
- Xác định nội dung của các mối quan hệ có liên quan đến vấn đề dân sự cần giải quyết như: xác định mức độ thiệt hại đã xảy ra, mức độ lỗi của các chủ thể tham gia tố tụng.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành điều tra, xác minh để làm rõ về những vấn đề nêu trên và đưa ra hướng giải quyết đối với toàn bộ vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
- Nguyên tắc chung là khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, về nội dung các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các quy định của Luật Dân sự còn về thủ tục tố tụng, các CQTHTT áp dụng những quy định của BLTTHS quy định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trên cơ sở kết hợp với các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự.
- Hơn nữa, việc cùng giải quyết cả vấn đề dân sự và hình sự trong cùng một vụ án sẽ tiết kiệm hơn vì chỉ có một Toà án giải quyết cả hai loại vấn đề.
- Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Toà án cần phải nghiên cứu, vận dụng cả những quy định của pháp luật về dân sự và những quy định của pháp luật về hình sự.
- b) Việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Phần nội dung thứ hai của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự quy định về việc tách phần dân sự trong vụ án hình sự ra để giải quyết bằng một vụ án dân sự.
- Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “...Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
- Có thể thấy căn cứ chung để thực hiện việc tách phần dân sự trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 28 BLTTHS là việc chưa có điều kiện chứng minh về phần bồi thường, bồi hoàn và việc tách này không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự.
- Theo đó, thì các căn cứ để tách phần dân sự trong vụ án hình sự là: Phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị cáo.
- chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự.
- người bị hại và nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu.
- người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên toà và việc này thật sự gây trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự.
- Như vậy, ở mức độ khái quát nhất có thể hiểu căn cứ “việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án” theo Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự chính là phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
- Liên quan đến việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, khoản 1 Điều 191 BLTTHS còn quy định trường hợp sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Như vậy, Bộ luật Tố tụng Hình sự và công văn số 121 mới chỉ quy định thẩm quyền tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thuộc về Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm, phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
- Thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
- Do vấn đề dân sự được giải quyết trong cùng vụ án hình sự nên BLTTHS 2003 không qui định thủ tục riêng mà vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ tuân theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự.
- Xuất phát từ đặc thù của quan hệ dân sự nên khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự còn phải tuân theo những nguyên tắc riêng của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của các đương sự khi tham gia tố tụng.
- Tuy nhiên, Tòa án không thể đồng thời áp dụng cả thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết một vụ án mà chỉ có thể áp dụng thủ tục tố tụng hình sự trên cơ sở kết hợp với những nguyên tắc và thủ tục của tố tụng dân sự để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án đó.
- Vì vậy, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ tuân theo thủ tục tố tụng hình sự trên cơ sở kết hợp với các nguyên tắc của tố tụng dân sự.
- Từ những phân tích nêu trên cần hoàn thiện BLTTHS về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự theo hướng sau đây.
- Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự đã được qui định trong BLHS 2003 nhưng nội dung của nguyên tắc này chưa được thể hiện trong các điều luật có liên quan.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm, chứng minh những vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
- Bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền nhưng không buộc phải chứng minh những thiệt hại về dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm”.
- Cũng tương tự như vậy, bổ sung thêm Khoản 5 vào Điều 63 BLTTHS 2003 đối tượng chứng minh khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự của các CQTHTT về vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm.
- Những vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm.
- Giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự.
- Do vấn đề dân sự được giải quyết trong cùng vụ án hình sự, nên xuất phát từ đặc thù của quan hệ dân sự, khi giải quyết vấn đề dân sự ngoài việc phải tuân theo thủ tục TTHS còn phải kết hợp những nguyên của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của các đương sự khi tham gia tố tụng.
- Tuy nhiên, BLTTHS 2003 chưa thể hiện rõ tinh thần này nên cần bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong BLTTHS hoặc trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS.
- Bổ sung quy định thẩm quyền về việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và việc tách này được thực hiện ở giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án.
- Theo chúng tôi chỉ nên tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử vì ở giai đoạn điều tra nếu vấn đề dân sự được giải quyết ngay trong vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến việc bồi thường ngay từ khi tiến hành điều tra vụ án.
- Ngoài ra, theo chúng tôi cần quy định những người tham gia tố tụng cũng có quyền đề nghị tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhằm tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong tố tụng dân sự.
- Tuy nhiên, trường hợp người tham gia tố tụng đề nghị tách vấn đề dân sự ra để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác thì phải được sự đồng ý của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc tách này không ảnh hưởng tới việc giải quyết phần trách nhiệm hình sự..
- Bổ sung quy định trong BLTTHS hoặc trong các văn bản hướng dẫn thi hành các nội dung “vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”.
- “không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án hình sự” mà BLTTHS 2003 đã nêu ra nhưng chưa được qui định cụ thể theo hướng sau: Thứ nhất,“vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là những quan hệ về đòi tài sản.
- Nói cách khác, là xét xử vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định tại Chương V Bộ luật dân sự.
- người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt tại phiên toà và việc này thật sự gây trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự”.
- Thứ ba, tách vấn đề dân sự không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án hình sự “là phần dân sự được tách ra không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”..
- Trên đây là một vài kiến nghị hoàn thiện nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo định hướng cải cách tư pháp ở nước ta.
- Hoàng Thị Sơn, Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Luật học, số