« Home « Kết quả tìm kiếm

Bàn về sự truyền bá của giáo phái chính nhất đạo giáo sang Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề mà báo cáo đặt ra là sự xác nhận lại giáo phái Chính Nhất Đạo giáo ở Trung Quốc được truyền bá đến Việt Nam.
- Trong lịch sử nghiên cứu Đạo giáo ở Việt Nam, ít người đề cập đến một cách sâu sắc về tổ chức giáo đoàn và giáo lý của Đạo giáo ở Việt Nam 1 .
- Thậm chí đã có ý kiến như Đạo giáo truyền sang Việt Nam từ đời Bắc thuộc, nhưng không có môn phái thống hệ gì 2 .
- Nhưng, do điều kiện lịch sử quan hệ giao lưu Việt Nam và Trung Quốc và những điều kiện địa lý, chúng tôi cho rằng người ta nên suy nghĩ thêm về quan hệ giữa giáo phái Chính Nhất và Đạo giáo ở Việt Nam..
- Đạo giáo Trung Quốc đã có cả hai giáo phái lớn là giáo phái Chính Nhất và giáo phái Toàn Chân.
- Khoảng từ thế kỷ IV, trung tâm giáo phái đó được nằm ở núi Long Hổ (tại huyện Quý Khê, tỉnh Giang Tây bây giờ).
- Sau này giáo phái này được gọi là giáo phái Chính Nhất..
- Giáo phái này được triển khai chủ yếu là miền Bắc Trung.
- Khi so sánh sự ảnh hưởng của hai giáo phái với nước ta, trong những truyền thuyết ở Việt Nam, ngoài vấn đề Tam giáo đồng nguyên ra 6 , chúng tôi có thể nhận thấy sự quan tâm của người Việt Nam với giáo phái Chính Nhất.
- Ví dụ, người Việt Nam đã có quan tâm đến núi Long Hổ là trung tâm giáo phái Chính Nhất..
- Điều này chứng tỏ rằng trong bối cảnh đó đã có tín ngưỡng mạnh mẽ về trung tâm giáo phái Chính Nhất.
- Như vậy, người ta phải suy nghĩ lại về giáo phái Chính Nhất đã triển khai ở Việt Nam như thế nào, nói cụ thể hơn là giáo phái sang Việt Nam từ nơi nào, và yếu tố nào của giáo phái đó đã ảnh hưởng vào nền văn hoá của Việt Nam..
- Để giải quyết vấn đề trên, trước hết chúng tôi cho rằng cần xem xét lại mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và vùng Phúc Kiến ở Trung Quốc có liên quan đến sự truyền bá giáo phái Thiên Sư đạo và Chính Nhất giáo.
- Hơn nữa là sự triển khai giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” của giáo phái Chính Nhất với tín ngưỡng bản địa Việt Nam..
- Sự truyền bá giáo phái Thiên Sư đạo và giáo phái Chính Nhất đi qua đường Phúc Kiến vào Việt Nam.
- Ở đây chúng tôi suy nghĩ về sự truyền bá giáo phái Thiên Sư đạo và giáo phái Chính Nhất đi qua con đường Phúc Kiến.
- Trước hết, chúng tôi nói đến sự giao lưu giữa vùng Phúc Kiến thời kỳ Bắc thuộc, sau đó trình bày về vấn đề này thời kỳ độc lập của Việt Nam..
- Khi suy nghĩ tại sao người Việt Nam lại có quan tâm đến núi Long Hổ thì người ta phải nhớ lại một nơi nằm giữa vùng núi ấy và Việt Nam – đó là vùng Phúc Kiến – cửa ra vào biển của Trung Quốc.
- một con đường chủ yếu đưa những yếu tố tạo thành Đạo giáo như tư tưởng thần tiên, pháp thuật… vào Việt Nam là con đường đi qua Phúc Kiến.
- Bối cảnh đó, từ thời cổ đại, sự quan hệ về giao thông vận tải và giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Phúc Kiến đã rất chặt chẽ.
- Nhưng sau khi tập đoàn tín đồ đạo Thiên Sư đấu tranh với lực lượng của Đỗ Tuệ Độ là Giao Châu thứ sử lúc bấy giờ và bị thất bại, đạo Thiên Sư ở Việt Nam phát triển như thế nào thì chưa rõ..
- lập trường ở Việt Nam và Phúc Kiến.
- Như vậy thì việc quan hệ về Đạo giáo giữa Việt Nam và Phúc Kiến vẫn được duy trì..
- Vì vậy, sự truyền bá tổ chức cơ sở giáo phái Chính Nhất là đạo Thiên Sư bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc.
- Bên cạnh đó, sự giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua con đường Phúc Kiến cũng bắt đầu khá sớm và kéo dài.
- Mặc dù sự triển khai đạo Thiên Sư vào thế kỷ V là có vẻ như là sự kiện tạm thời nhưng chúng tôi cho rằng, sau khi Việt Nam giành độc lập, giao lưu Đạo giáo giữa vùng Phúc Kiến và Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển..
- Sự truyền bá giáo phái Chính Nhất đi qua đường Phúc Kiến vào Việt Nam thời kỳ độc lập.
- Sự truyền bá nghi lễ của giáo phái Chính Nhất do đạo sỹ người Phúc Kiến ở Việt Nam thời Trần.
- Sau khi sách Quế Hải ngu hành chí đã được soạn, phong trào di cư những đạo sỹ người Phúc Kiến sang Việt Nam vẫn tiếp tục.
- Khoảng từ năm 1276 đến năm 1321, Hứa Tông Đạo làm nhiều nghi lễ và phép thuật Đạo giáo.
- Như vậy là đạo sỹ Hứa Tông Đạo đã có công lao lớn trong việc truyền bá nghi lễ Đạo giáo một cách đầy đủ và thịnh hành ở Việt Nam..
- Bài ký chuông quán Thông Thánh ở Bạch Hạc cho biết, đạo sỹ Hứa Tông Đạo tự ghi cụ thể hơn về một số nghi lễ mà mình đã thực hiện tại Việt Nam.
- “Hoàng Lục” này là nghi lễ “Hoàng Lục Trai.
- một nghi lễ Đạo giáo cúng tế người chết 31 .
- Ở đây, theo lời Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, đạo sỹ Hứa Tông Đạo hay tổ chức nghi lễ Đạo giáo để cúng cho người chết.
- Trong thời Nam Tống, tức cho đến thế kỷ XIII, những phép thuật và nghi lễ Đạo giáo được xem là thuộc giáo phái Chính Nhất 34 .
- Vì vậy, do đạo sỹ Hứa Tông Đạo thực hiện nghi lễ “Hoàng Lục Trai” là nghi lễ “Siêu đoạt” tức cúng tế cho người chết là một đặc trưng của đạo sỹ thuộc giáo phái Chính Nhất.
- Chúng tôi cho rằng đạo sỹ Hứa Tông Đạo là một đạo sỹ người Phúc Kiến theo giáo phái Chính Nhất đã có kiến thức về những nghi lễ được phát triển cho đến thời Nam Tống..
- Có lẽ, như Đại Việt sử ký toàn thư đã nêu, trong khi Hứa Tông Đạo hoạt động để tuyên dương Đạo giáo ở Việt Nam gần nửa thế kỷ dưới sự hợp tác với những thành viên của Hoàng gia nhà Trần như Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, chúng tôi cho rằng những nghi lễ và giáo thuyết của giáo phái Chính Nhất được triển khai ở Việt Nam một cách hệ thống và khá đầy đủ.
- Vì thế, bộ máy này tự bỏ tiền và tổ chức lễ Tiếu tạ là nghi lễ Đạo giáo.
- Chính vì thế, trông có vẻ như nghi lễ Đạo giáo lúc bấy giờ đã được triển khai khá đầy đủ..
- Vua Lý Nhân Tông bắt chước hình dáng đạo sỹ người Phúc Kiến thường sang Việt Nam như thế nào thì không rõ, nhưng điều quan trọng hơn là trong chuyện này, có vẻ nhà vua chỉ đe doạ và chống lại ông trời thôi và không làm sám hối.
- Vì thế, chúng tôi cho rằng đấy chính là một trong những kết quả sự thịnh hành nghi lễ Đạo giáo do những đạo sỹ Phúc Kiến như Hứa Tông Đạo đã thực hiện và phổ biến ở Việt Nam.
- Sau thời Trần, nghi lễ “Tiếu tạ lễ” đối với vụ bị sấm sét đánh vẫn tiếp tục được thực hiện ở Việt Nam.
- giải ách tạ lôi linh bảo” có nhiều khả năng được tiếp thu ảnh hưởng từ nghi lễ của giáo phái Chính Nhất 40 .
- Vì vậy, nhìn từ góc độ thời điểm và tên nghi lễ, chúng tôi cho rằng lễ “tạ lôi” mà Lê Thánh Tông đã tổ chức là nghi lễ của giáo phái Chính Nhất.
- Đồng thời, chúng tôi cũng rằng những nghi lễ đối phó sấm sét có nhiều khả năng mang màu sắc của giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” mà giáo phái Chính Nhất hay thực hiện..
- Giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” được triển khai ở Việt Nam với tín ngưỡng bản địa.
- Vị trí núi Long Hổ, trung tâm giáo phái Chính Nhất nằm gần biên giới vùng Phúc Kiến.
- Cho nên những giáo lý, nghi lễ và phép thuật của giáo phái Chính Nhất đã truyền bá vào vùng Phúc Kiến cho đến thế kỷ thứ X - XIII..
- Ví dụ đạo sỹ Bạch Ngọc Thiềm là người đã hệ thống hoá cho phép thuật “lôi pháp” (chúng tôi sẽ trình bày sau đây) hay đi lại giữa núi Long Hổ và vùng Phúc Kiến và có quan hệ rất chặt chẽ với giáo phái Chính Nhất 42 .
- Trong khi đó, giáo phái Chính Nhất vừa thống hợp lại những phép thuật trong tín ngưỡng thần sấm dân gian vùng bờ biển miền đông nam Trung Quốc, trung tâm là vùng Phúc Kiến, bằng hình thức là giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp”..
- Chúng tôi cho rằng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển giáo phái Chính Nhất ở Việt Nam là sự hội hợp của giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” với tín ngưỡng bản địa Việt Nam về sấm sét..
- Giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” được triển khai ở Việt Nam Giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” là một hệ thống giáo lý để vua Tống Huy Tông (trị vì nhà Bắc Tống làm chủ của cõi tiên là trời.
- Lôi đình kinh 46 : Giáo phái Chính Nhất thu hút giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” vào thuyết “lôi đình” và tạo ra kinh điển này.
- Chính vì thế, nội dung hai kinh điển này chứng tỏ giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” đã có quan hệ rất chặt chẽ với giáo phái Chính Nhất..
- Sau thế kỷ XVI, sự tiếp nhận giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” của giáo phái Chính Nhất ở Việt Nam được thể hiện rõ hơn nữa.
- Mặc dù chưa tìm được văn bản tài liệu nào về thế kỷ XVII có liên quan đến vấn đề này nhưng vào thế kỷ XVIII, chúng tôi đã tìm ra được khá nhiều tài liệu chịu ảnh hưởng của cả giáo phái Chính Nhất, giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” như sau:.
- Nên ở đây, người ta xác nhận được là phép thuật có liên quan về sấm sét như thế này chịu ảnh hưởng rất rõ ràng của giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” của giáo phái Chính Nhất..
- Những bài nghi lễ Đạo giáo Việt Nam như sách Thần tiên ngọc cách công văn 50 được in lại vào năm 1763 (năm Cảnh Hưng thứ 24) và năm 1914 (năm Duy Tân thứ 8) cũng ghi rằng “Chúng con gõ cửa một cách xa xôi cổng dưới ngài Phúc Địa Long Hổ Sơn Trung Huyền Đàn Chính Nhất Tự Giáo Thiên Sư”.
- Trong đoạn này, người ta nhìn rõ được là từ “Long Hổ Sơn” và từ “Trung Huyền Đàn Chính Nhất Tự Giáo Thiên Sư” là một trong những danh hiệu của giáo chủ giáo phái Chính Nhất 51 .
- Do sự in ra của loại sách này, chúng tôi cho rằng ở Việt Nam đã có khá nhiều thầy cúng hoặc đạo sỹ theo giáo thuyết “thần tiên” và “lôi pháp”.
- Đạo giáo Đài Loan nói chung, cấp bậc đạo sỹ và thầy cúng thuộc người Phúc Kiến nói riêng đều chịu ảnh hưởng giáo phái Chính Nhất 55 .
- Điều này cũng chứng tỏ rằng giáo phái Chính Nhất được người truyền bá.
- triển khai theo kiểu người Phúc Kiến như trường hợp Việt Nam và trong khi đó lại có sự truyền bá của cả giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” nữa..
- Giới Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII cũng chịu ảnh hưởng của giáo phái Chính Nhất nói chung, giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” nói riêng..
- Như vậy là nhà sư Việt Nam thế kỷ XVIII cũng có lúc đóng vai là đệ tử của Trương Thiên Sư tại núi Long Hổ.
- Theo báo cáo về tình hình tôn giáo ở miền Bắc Việt Nam được Giáo sỹ người Ý là Adriano di Thecla viết vào năm 1750, trong đối tượng sùng bái của cấp bậc thầy cúng hoặc đạo sỹ lúc bấy giờ, có nêu lên “thiên lôi” tức sấm sét 59 .
- Như đã kể trên, cho đến thế kỷ XVIII, Đạo giáo của giáo phái Chính Nhất cùng với giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” được triển khai khá phổ biến trong tôn giáo Việt Nam.
- Chúng tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là tín ngưỡng bản địa về sấm sét kết hợp với giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” của giáo phái Chính Nhất..
- Đạo giáo với tín ngưỡng bản địa Việt Nam về sấm sét.
- Từ xưa, người Việt Nam hay tiếp thu những tôn giáo và tín ngưỡng nước ngoài dựa trên tín ngưỡng bản địa Việt Nam.
- Tín ngưỡng này khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam cùng với chuyện Man Nương trong sách Lĩnh Nam chích quái (quyển 2), là, được cảm ứng của sư Gia-La-Đồ Lê người Ấn Độ, 4 vị pháp tượng như trên đã được tạo ra 61 .
- Mặc dù như vậy, chúng tôi cho rằng bản thân tín ngưỡng với sấm sét riêng hoặc thuyết vật linh (Animism) về sấm sét riêng vẫn tồn tại ở Việt Nam rất lâu..
- rằng khái niệm đó dễ kết hợp với phép thuật sử dụng sấm sét của Đạo giáo như phép thuật “lôi pháp” của giáo phái Chính Nhất..
- Cuối cùng, chúng tôi phải nói thêm là Việt Nam và vùng Phúc Kiến Trung Quốc đều thuộc khu vực có nhiều sấm sét.
- Như đã kể trên, chúng tôi đã xác nhận về giáo phái Chính Nhất Đạo giáo truyền bá sang Việt Nam bằng góc độ điều kiện lịch sử, tài liệu bản văn và địa lý..
- Bây giờ, chúng tôi xin tóm lại những nguyên nhân mà giáo phái Chính Nhất được truyền bá và triển khai ở Việt Nam, thứ nhất là vùng Phúc Kiến có vai trò cầu nối rất chặt chẽ và lâu dài giữa trung tâm giáo phái: núi Long Hổ và Việt Nam.
- Thứ hai là giáo phái Chính Nhất được truyền bá thông qua giáo thuyết “thần tiên” và phép thuật “lôi pháp” cũng được triển khai ở Việt Nam.
- Thứ ba là Việt Nam và Phúc Kiến đã có nền văn hoá cơ bản chung nhau hoặc gần gũi nhau như tín ngưỡng thần sấm do Việt Nam và vùng Phúc Kiến đều thuộc khu vực có khí tượng hay tạo ra sấm sét..
- 2 Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu, NXB Tổng hợp Đồng Tháp tr.77, Nguyễn Văn Hầu, Việt Nam tam giáo sử, Phạm Văn Tươi xuất bản, Sài Gòn, 1957, tr.73..
- 4 Trang Hoành Nghị, Môn phái Chính Nhất Đạo giáo thời Minh, Thư cục Học sinh, Đài Bắc, 1986, tr.11..
- 14 Onishi Kazuhiko, Đạo quán, đạo sỹ của Việt Nam với Đạo giáo thời Đường và thời Tống, in trong Noguchi Tetsro (Chủ biên), Giảng tọa Đạo giáo, quyển 6, Những vùng châu Á với Đạo giáo, Yusyodo xuất bản, Tokyo, 2001, tr.115..
- 15 Onishi Kazuhiko, Đạo quán, đạo sỹ của Việt Nam với Đạo giáo thời Đường và thời Tống, bài đã dẫn..
- 17 Onishi Kazuhiko, Đạo quán, đạo sỹ của Việt Nam với Đạo giáo thời Đường và thời Tống, bài đã dẫn..
- 29 Obuchi Ninji, Những nghi lễ của người Trung Quốc - tập Đạo giáo, Hukyosya, 2005, tr.53 – 54..
- 38 Lưu Chi Vạn, "Giáo phái của Pháp giáo", in trong Lưu Chi Vạn, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian của Đài Loan, Hukyosya, Tokyo, 1994, tr.180 – 188..
- 40 Onishi Kazuhiko, “Tín ngưỡng thần sấm Việt Nam với Đạo giáo”, in trong Bản báo cáo điều tra Viện bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Viện Bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Osaka, số 63, 2006, tr.91 – 92, Onishi Kazuhiko, “Vai trò của nhà sư Phật giáo đóng vai là đạo sỹ Lão giáo trong nghi lễ được miêu tả trong tập văn khấn Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII”, in trong Xã hội và Văn hoá Việt Nam, Hukyosya, Tokyo, số 7, 2007, tr.9 – 18..
- 41 Obuchi Ninji, Những nghi lễ của người Trung Quốc – tập Đạo giáo, sđd, tr.53 – 54..
- 51 Trang Hoành Nghi, Môn phái Chính Nhất Đạo giáo thời Minh, sđd, tr .
- 57 Onishi Kazuhiko, “Tín ngưỡng thần sấm Việt Nam với Đạo giáo”, in trong Bản báo cáo điều tra Viện Bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Viện Bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Osaka, số 63, 2006, tr.99 – 100..
- 58 Onishi Kazuhiko, "Vai trò của nhà sư Phật giáo đóng vai là đạo sỹ Lão giáo trong nghi lễ được miêu tả trong tập văn khấn Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII", in trong Xã hội và Văn hoá Việt Nam, Hukysya, Tokyo, số 7, 2007, tr.12 – 13..
- Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, NXB Tổng hợp Đồng Tháp .
- Nguyễn Văn Hầu, Việt Nam tam giáo sử, Phạm Văn Tươi xuất bản, Sài Gòn, 1957..
- Obuchi Ninji, Những nghi lễ tôn giáo của người Trung Quốc tập Đạo giáo, Hukyosya, Tokyo, 2005..
- Onishi Kazuhiko, “Đạo quán, đạo sỹ của Việt Nam với Đạo giáo thời Đường và thời Tống”, (Noguchi Tetsro (Chủ biên), Giảng toạ Đạo giáo, quyển 6, Những vùng châu Á với Đạo giáo, Yusyodo xuất bản, Tokyo, 2001, tr.
- Onishi Kazuhiko, “Tiểu luận lịch sử nghiên cứu Đạo giáo ở Việt Nam”, Xã hội và Văn hoá Việt Nam, số 4, Hukyosha, Tokyo, 2003, tr.
- Onishi Kazuhiko, Tín ngưỡng thần sấm Việt Nam với Đạo giáo, Bản báo cáo điều tra Viện Bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Viện Bảo tàng Quốc gia Dân tộc học, Osaka, số 63, 2006..
- Onishi Kazuhiko, “Vai trò của nhà sư Phật giáo đóng vai là đạo sỹ Lão giáo trong nghi lễ được miêu tả trong tập văn khấn Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII”, Xã hội và Văn hoá Việt Nam, Hukyosha, Tokyo, số 7, 2007..
- Toan Ánh, Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (in lần thứ hai), quyển thượng, Hoa Đăng xuất bản, Sài Gòn