« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM – TỪ LÝ THUYẾT TỚI THỰC TIỄN


Tóm tắt Xem thử

- Một hệ thống thể chế chính sách toàn cầu đã được thiết lập, với việc áp dụng các nguyên lý PTBV và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, làm nền tảng để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
- Ở Việt Nam, hệ thống thể chế tổ chức về bảo tồn ĐDSH và PTBV ngày càng được hoàn thiện, với những chính sách pháp luật khá đồng bộ, đã thúc đẩy quá trình sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH, phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và hệ thống các khu dự trữ sinh quyển đang được xây dựng là những địa chỉ thực hành cho công tác bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển sinh kế địa phương và xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững..
- Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển kinh tế của thế giới cùng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại thịnh vượng cho con người, nhưng cũng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong phát triển trên thế giới, các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức bảo tồn và phát triển khác đã có những cam kết trong công tác bảo tồn ĐDSH, đồng thời thúc đẩy tiến trình PTBV trong mối quan hệ hài hòa.
- Thể chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trên thế giới Vấn đề môi trường và phát triển đã được đề cập một cách hệ thống tại Hội nghị Môi trường ở Stockhom năm 1972, còn mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế đã được xem xét từ những năm 80 của thế kỷ XX trong chiến lược của các tổ chức bảo tồn và phát triển, đặc biệt được thể hiện trong “Cứu lấy Trái Đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” (IUCN, UNEP và WWF, 1996) và “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED, 1987).
- Song song với tiến trình này, Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã được giới thiệu, là một văn kiện đồ sộ dài 800 trang, gồm 40 chương, 2.500 khuyến nghị hành động trong phát triển kinh tế và xã hội thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Sau đó, căn cứ vào tài liệu này, các nước trên thế giới đã xây dựng các Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cho quốc gia mình, các chương trình nghị sự này đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường nói chung, bảo tồn ĐDSH nói riêng trong ba trụ cột về kinh tế-xã hội-môi trường, trong bối cảnh văn hóa-chính trị khác nhau..
- Phát triển bền vững.
- Liên Hợp Quốc đã hình thành Ủy ban về Phát triển Bền vững (United Nations Commission on Sustainable Development – CSD) vào năm 1992 và từ đó cho đến nay, vẫn là bộ phận quan trọng của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy tiến trình PTBV trên thế giới..
- Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 đã tiếp tục phát triển ý tưởng gắn kết những vấn đề môi trường với vấn đề phát triển.
- Với việc thông qua Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững tại Hội nghị, cho đến nay, hàng trăm nước trên thế giới đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 địa phương, làm cơ sở cho chiến lược PTBV cho quốc gia.
- Song song với tiến trình này, 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã được Liên Hợp Quốc thông qua và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn thế giới, bao gồm: (i) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực.
- và (viii) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển.
- Hội nghị thượng đỉnh về PTBV tại Johannesburg năm 2002 (Rio+10) đã đưa ra được những chính sách lớn với Tuyên bố Johannesburg về Phát triển bền vững và Chương trình hành động.
- Năm 2015 là thời điểm Liên Hợp Quốc sẽ đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trên toàn thế giới và đề xuất 17 Mục tiêu Phát triển bền vững cho những năm sau năm 2015 (UN, 2014).
- Như vậy, mục tiêu phát triển bền vững lần này đã nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái và ĐDSH trong tiến trình PTBV so với mục tiêu khái quát về đảm bảo bền vững về môi trường trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ..
- Đánh giá giám sát phát triển bền vững là một hoạt động quan trọng trong tiến trình thực hiện PTBV của các nước.
- Chính vì vậy, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc cũng đã tổng hợp các phương pháp luận để xây dựng các chỉ số phát triển bền vững (UN .
- Dựa vào phương pháp luận này, các nước xây dựng và đề xuất bộ chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình..
- Tiến trình và một số mốc thời gian quan trọng về phát triển bền vững trên thế giới.
- 1992 Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển (Rio Hội nghị Rio+5 về Môi trường và phát triển.
- 2002 Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững (Rio+10) (Johannesburg) 2012 Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (Rio+20).
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, điều phối cũng như quản lý bảo tồn ĐDSH và PTBV, Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc đã được tất cả các nước ký từ năm 1992 tại Rio de Janeiro, cùng với việc thông qua Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững.
- Cuộc họp thứ 12 của Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc từ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lồng ghép ĐDSH vào mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (CBD, 2014)..
- Nhận thức và cách tiếp cận trong phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Tiến trình nhận thức về phát triển bền vững bước đầu được tiếp cận từ những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường, với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, do các tổ chức quốc tế về môi trường đề xuất, đặc biệt là tổ chức IUCN, WWF và UNEP (IUCN, UNEP và WWF, 1996.
- Chiến lược Phát triển bền vững của IUCN cũng nhấn mạnh việc tăng cường trụ cột bảo vệ môi trường và công bằng xã hội, vì hai nội dung này thường chưa được quan tâm đúng mức trong thực hiện tiến trình phát triển bền vững..
- Nhận thức lớn nhất trong báo cáo này là, con người được coi là một phần của HST và khi nghiên cứu đánh giá HST, thì những hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của con người phải được xem xét đến.
- Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái được phát triển và áp dụng trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái như là một phần của một chiến lược tổng thể để thích ứng (IUCN .
- Những cách tiếp cận này đều dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và phục vụ lợi ích phát triển bền vững của con người..
- Thực tiễn và mô hình phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thực tế, chưa có được một mô hình phát triển bền vững một cách toàn mỹ, mà mỗi nước, dựa vào điều kiện kinh tế-xã hội và thể chế chính sách của mình mà xây dựng những mô hình thân thiện với môi trường/thiên nhiên theo hướng bền vững..
- Trong 22 ấn phẩm xuất bản cho đến nay, những ấn phẩm đầu tiên chủ yếu liên quan tới công tác phân loại, quy hoạch, bảo tồn một cách đơn thuần, tới những ấn phẩm sau lại liên quan tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
- Điển hình cho xu thế này trong công tác quản lý bảo tồn tại các vườn quốc gia/khu bảo tồn là hướng dẫn phát triển du lịch bền vững (IUCN, 2002), phát triển nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn (IUCN, 2006), bảo tồn và mối quan hệ với cộng đồng người dân địa phương (IUCN, 2004), phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển sinh kế bền vững (IUCN, 2012), hay bảo tồn gắn với phát triển đô thị bền vững (IUCN, 2014)..
- Tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và các hệ sinh thái nói riêng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu và trên thực tế đã đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho sự phát triển bền vững thông qua các giá trị dịch vụ hệ sinh thái (xem Bảng 1.2)..
- Vì vậy, Mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới là một trong những công cụ quốc tế chủ yếu để phát triển và thực hiện các phương pháp tiếp cận phát triển bền vững trong những bối cảnh rộng lớn hơn.
- Thể chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Việt Nam đã hội nhập với thế giới khá sớm trong các lĩnh vực liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
- Việt Nam đã tham gia Hội nghị về Môi trường và phát triển năm 1992 và sau đó đã ký Công ước Đa dạng sinh học.
- Một hệ thống thể chế, các chính sách và pháp luật về môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững đã được xây dựng khá đầy đủ ở Việt Nam (Bảng 2.1)..
- Việt Nam đã thành lập Hội đồng Phát triển Bền vững từ năm 2005, là đại diện của các bộ, ngành địa phương, do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch.
- Văn phòng Phát triển Bền vững, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan thư ký cho Hội đồng.
- Ngoài ra, một số bộ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cũng thành lập ban chỉ đạo PTBV ngành và văn phòng PTBV của bộ mình, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững.
- Ngoài ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng thành lập Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp..
- Các mốc chính thực hiện phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
- 2004 Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
- Văn phòng Phát triển Bền vững (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được thành lập.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- 2005 Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia đã được thành lập.
- Ban Chỉ đạo Phát triển Bền vững Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Ban Chỉ đạo PTBV ngành Công nghiệp (Bộ Công Thương) được thành lập 2006 Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (Phòng Thương mại và.
- 2012 Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020.
- 2013 Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH, gắn với phát triển kinh tế-xã hội và nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật để triển khai thực hiện trên thực tế.
- Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007).
- Một hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển đã được Chính phủ Việt Nam xây dựng và ban hành, trong đó quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trường (ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2005), Luật Tài nguyên nước (ban hành năm 1999), Luật Đa dạng sinh học (ban hành năm 2009), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (ban hành năm 1991, sửa đổi năm 2005) và Luật Biển (ban hành năm 2015)..
- Đặc biệt là, Luật Đa dạng sinh học về bảo tồn và PTBV ĐDSH đã nhấn mạnh sử dụng bền vững HST tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội..
- Nhận thức và cách tiếp cận trong phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Ở Việt Nam năm 2004, khi ban hành Định hướng Phát triển bền vững, nhiều nghiên cứu về bộ chỉ tiêu về phát triển bền vững đã được thực hiện (Lê Anh Sơn và Nguyễn Công Mỹ, 2006), chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Hội đồng Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (UN .
- Đối với cấp độ địa phương, chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương cũng đang được đề xuất áp dụng, đặc biệt là chỉ tiêu số 26 về “Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại”, nhằm cung cấp thêm số liệu để tính toán GDP xanh tại địa phương..
- Cách tiếp cận DPSIR cũng được áp dụng trong xây dựng các chỉ số/chỉ tiêu phát triển bền vững và bảo tồn ĐDSH, đặc biệt trong xây dựng Chỉ số PTBV giai đoạn Chính phủ Việt Nam, 2012) và Chỉ số Giám sát đánh giá đa dạng sinh học (Bộ TN&MT và JICA, 2014)..
- Ở cấp độ vĩ mô, nhằm phục vụ cho giám sát tiến trình phát triển bền vững của đất nước, bộ Chỉ tiêu Phát triển bền vững quốc gia (Chính phủ Việt Nam, 2012) và cho địa phương (Chính phủ Việt Nam, 2013).
- Bộ Chỉ tiêu Giám sát phát triển bền vững quốc gia đã được phê duyệt này sẽ là khuôn khổ chung để xây dựng được những tiêu chí PTBV cho các KDTSQ ở Việt Nam..
- Để hoàn thiện công tác quản lý bảo tồn gắn với phát triển bền vững, Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam đưa ra và áp dụng cách tiếp cận “tư duy hệ thống, quy hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng” gọi tắt là SLIQ (Ishwaran và nnk., 2008) trong việc xây dựng và quản lý các KDTSQ do tổ chức UNESCO công nhận tại Việt Nam và được áp dụng thí điểm tại KDTSQ Cát Bà và KDTSQ Đất ngập nước ven biển Châu thổ Sông Hồng.
- Việc phân vùng, gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đã tạo điều kiện cho việc quy hoạch không gian, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với phương châm của Chương trình Con người và Sinh quyển là “bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn”..
- Những kinh nghiệm áp dụng phương pháp này đang được các địa phương khác học tập, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững tại địa phương mình..
- Thực tiễn và mô hình phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học 2.3.1.
- Mô hình bảo tồn gắn với phát triển đã được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển các hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam, theo hệ thống rừng đặc dụng.
- Gần đây, Bộ NN&PTNT (2014) đã xây dựng thông tư quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển (Thông tư số 10/2014/TT- BNNPTNT), để có cơ sở xem xét những mối đe dọa tới các khu rừng đặc dụng này và đồng thời triển khai những dự án phát triển kinh tế-xã hội gắn với công tác bảo tồn..
- Các khu rừng đặc dụng là nơi dự trữ nguồn tài nguyên cho ĐDSH, nguồn gen phục vụ lâu dài và ổn định cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước..
- Xây dựng và triển khai các chương trình phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
- Phát triển hệ thống các khu dự trữ sinh quyển như phòng thí nghiệm thực hành phát triển bền vững.
- Khu dự trữ sinh quyển là một loại hình độc đáo thể hiện sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, thông qua việc thực hiện ba chức năng là bảo tồn ĐDSH, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường và hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
- Như vậy, KDTSQ vừa thực hiện chức năng bảo tồn, vừa thực hiện chức năng phát triển bền vững, đặc biệt gắn với phát triển sinh kế thân thiện với thiên nhiên và đa dạng sinh học của người dân địa phương (xem Bảng 2.2)..
- Để trở thành KDTSQ thế giới, các khu trên phải đạt được 7 tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới về giá trị đa dạng sinh học và hệ sinh thái điển hình, có thể thực hiện được các mục tiêu đặt ra cho các vùng chức năng về bảo tồn, phát triển bền vững và hỗ trợ phát triển nghiên cứu khoa học và giáo dục (Website MAB Việt Nam)..
- Phát triển kinh tế thân thiện với môi trường thông qua các hoạt động nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nâng cao hiệu quả canh tác, cải tạo đất, nông nghiệp công nghệ cao và sạch.
- Phát triển kinh tế.
- Triển khai các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, trồng cây bản địa, du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa, phát triển và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
- Phát triển các hoạt động kinh tế, khu dân cư, khu công nghiệp thân thiện với môi trường, duy trì môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
- Nâng cao dân trí, duy trì truyền thống văn hóa, phát triển du lịch văn hóa lịch sử, triển khai giáo dục vì phát triển bền vững.
- Những thông tin về hệ thống các vườn quốc gia của Việt Nam, trong đó một số là vùng lõi của các KDTSQ, đã được tổng hợp trong ấn phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp, 2013), trong đó tổng hợp những thông tin cơ bản về ĐDSH, công tác bảo tồn, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội tại vùng đệm và những thách thức đặt ra cho công tác bảo tồn..
- Song song với tiến trình đó, từ năm 1992, khi Chương trình Nghị sự 21 được các nước cam kết thực hiện, sự nghiệp phát triển bền vững đã đi vào thực chất, với việc thúc đẩy ba trụ cột là kinh tế-xã hội-môi trường, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học như là nền tảng cho sự thịnh vượng của con người.
- Tăng trưởng xanh là con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khi sự phát triển phải gắn chặt với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đa dạng sinh học và giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Một hệ thống thể chế chính sách toàn cầu đã được thiết lập, với việc áp dụng các nguyên lý phát triển bền vững và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, làm nền tảng để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
- Hệ thống các khu bảo tồn trên thế giới ngày càng được phát triển và hoàn thiện để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững cho tương lai.
- Hệ thống các khu dự trữ sinh quyển cũng đang được hình thành và ngày càng phát triển là hình mẫu và là phòng thí nghiệm sống để thực hành phát triển bền vững..
- Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và sự nghiệp phát triển bền vững được thúc đẩy khi hệ thống thể chế và các chính sách, luật pháp về bảo tồn và phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện.
- Luật Đa dạng sinh học được ban hành đã thúc đẩy quá trình sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo.
- Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái cũng bước đầu được áp dụng để làm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo thực hiện đồng thời mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay ở nước ta.
- Hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và hệ thống các khu dự trữ sinh quyển đang được xây dựng là những địa chỉ thực hành cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế địa phương và xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững..
- Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững.
- Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20).
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), 2010.
- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020..
- Chỉ số GDP xanh: Nghiên cứu phát triển Khung phương pháp.
- Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20).
- Phát triển bền vững: Lý thuyết và khái niệm.
- Tài liệu giảng dạy dùng cho Chương trình cao học “Môi trường trong phát triển bền vững”.
- Hướng dẫn kỹ thuật các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bộ chỉ tiêu và cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam