« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐỊNH CƯ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VN TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Tóm tắt Xem thử

- Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu một số phương pháp tiếp cận, đánh giá tiềm năng, nội lực và mức độ hấp dẫn của đơn vị định cư bằng Phương pháp mô hình hóa và Ecology Footprint, tương ứng với bối cảnh và sức mang sinh thái của môi trường bao chứa.
- Trong nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng bền vững giữa phát triển phục vụ đời sống con người và đồng thời bảo vệ sự đa dạng của tự nhiên cũng như duy trì văn hóa cư trú đặc sắc của các đơn vị định cư (truyền thống), rất cần thiết nhìn nhận sự thay đổi, đánh giá cấu trúc và mối quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị định cư đó.
- Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu một phương pháp tiếp cận, đánh giá nội lực và mức độ hấp dẫn của đơn vị định cư bằng Phương pháp mô hình hóa tương ứng với bối cảnh.
- và sức mang sinh thái, với các minh họa tại 07 địa điểm định cư truyền thống để đánh giá các mối quan hệ giữa đơn vị định cư (địa điểm nghiên cứu) với bối cảnh phát triển.
- Các quan hệ cộng cư truyền thống dựa vào sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, cấu trúc mỗi đơn vị định cư thường khép kín hướng nội.
- Quan hệ giữa các đơn vị định cư với nhau trước hết nhằm mục đích phòng thủ, sau đó mới vì kinh tế.
- Đối với một số đơn vị định cư không có đất làm nông nghiệp mà tập trung phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, địa điểm định cư thường được lựa chọn gần các tuyến giao thông để thuận tiện giao thương và trao đổi hàng hóa..
- Các đơn vị định cư lệ thuộc vào nhau nhiều hơn, sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị định cư thậm chí bị quyết định bởi sự tồn tại và hỗ trợ của các đơn vị định cư khác, ở gần hoặc không ở gần..
- Tham luận này tìm cách xác định các đơn vị định cư trong một mối quan hệ phức tạp, chi phối lẫn nhau.
- Có những đơn vị định cư có nội lực mạnh mẽ và chi phối các đơn vị định cư khác.
- Có một số lại có nội lực kém hơn hoặc còn rất hạn chế, mà sự tồn tại và phát triển của chúng bị lệ thuộc bởi sự chi phối từ các đơn vị định cư lân cận..
- Để khôi phục và phát triển các đơn vị định cư, cần làm rõ được hai vấn đề: thứ nhất là nội lực của khu vực định cư đó, và thứ hai là xác định được các mối quan hệ tương hỗ/ phụ thuộc của nó với các khu vực định cư lân cận.
- Do đó, cần xây dựng được mô hình xác định các mối quan hệ và kiểu liên kếtcủa các đơn vị định cư để làm cơ sở và định hướng cho các đề xuất khôi phục và phát triển..
- Xác định đơn vị định cư cơ bản.
- Căn cứ vào 6 thành tố cơ bản 1 giúp hình thành khu vực định cư chủ yếu của con người (được trình bày trong chuyên đề của Trần Trung Chính) chúng ta sẽ có các tiêu chí/ yếu tố để hình thành đơn vị định cư rời rạc, định lượng giá trị mỗi yếu tố,lấy đó làm cơ sở xác định mức độ hấp dẫn/ nội lực của mỗi đơn vị định cư.
- Mỗi đơn vị định cư rời rạc là một làng, xóm, hoặc một thị trấn, thành phố..
- Bằng phương pháp đánh giá định lượng mỗi tiêu chí, có thể thấy rằng mỗi tiêu chí có thể bị thừa hoặc thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu của con người sống trong đơn vị định cư.
- Một đơn vị định cư được coi là độc lập và tồn tại không bị lệ thuộc vào các đơn vị định cư khác khi giá trị định lượng của tất cả các tiêu chí bằng 1.
- Một đơn vị định cư được coi là lệ thuộc vào đơn vị định cư khác khi một trong sáu yếu tố bị thiếu hụt so với nhu cầu của quy mô dân số.
- Theo đó, mô hình diễn giải cấu trúc cơ bản của đơn vị định cư gồm 6 phân nhánh tương ứng với 6 yếu tố.
- Hình 2:Cấu trúc cơ bản của đơn vị định cư.
- Hình 3(a) cho thấy ví dụ về mô hình một đơn vị định cư phụ thuộc với nội lực ít ỏi do hầu hết các nguồn lực đều không đáp ứng được so với nhu cầu của quy mô dân số.
- Mặc dù đơn vị định cư này có đầy đủ tài nguyên thiên nhiên nhưng lại yếu kém về tổ chức khai thác, tổ chức sinh sống, môi trường cư trú không đảm bảo, cộng sinh kém với khu vực lân cận và không đủ khả năng chống chọi thiên tai hay kẻ thù.
- Hình 3(b) là ví dụ về một đơn vị định cư có nội lực trung bình.
- Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên và tổ chức sinh kế tốt, dạng đơn vị định cư này lại thiếu hụt phương thức tổ chức sống, môi trường cư trú tốt, điều kiện cộng sinh trong khu vực lân cận và khả năng phòng thủ tự vệ..
- Hình 3(c) cho thấy một đơn vị định cư có mức độ bền vững cao hơn do có sự vượt trội về các yếu tố định cư do con người quyết định.
- Mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên, nhưng do có khả năng tự tổ chức và cộng sinh tốt với các đơn vị định cư khác, dạng đơn vị định cư này vẫn có thể tồn tại và phát triển, thậm chí là điểm dựa của các đơn vị định cư lân cận.
- Dạng đơn vị định cư này thường đại diện cho các thành phố, thị xã, thị trấn..
- Quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị định cư.
- Mức độ hấp dẫn của mỗi đơn vị sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của đơn vị đó đến các đơn vị lân cận.
- Một đơn vị có sức hấp dẫn lớn có thể trở thành một trung tâm thu hút các đơn vị khác..
- Hoặc một đơn vị có sức hấp dẫn yếu hơn sẽ trở thành đơn vị phụ thuộc và sự tồn tại của nó bị chi phối bởi ảnh hưởng mạnh hay yếu từ các đơn vị lân cận..
- Một thành phố thường được coi là một đơn vị định cư có nội lực mạnh mẽ, tuy nhiên sự tồn tại của nó phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấplương thực, dịch vụ từ các đơn vị định cư yếu hơn lân cận.
- Tham luận này xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị định cư trong phạm vi “vùng lân cận” 2 .
- Trong thực tế, một đơn vị định cư có thể có mối quan hệ rất rộng với các đơn vị định cư khác ở rất xa nó.
- Lợi thế của mô hình rời rạc là nó có thể tái hiện lại những đặc điểm của các đơn vị theo nhiều lớp khác nhau, sau đó mới xét đến tính quan hệ của mỗi đơn vị.Mô hình rời rạc trong nghiên cứu định cư chỉ thể hiện mô hình phổ quát mà không thể hiện quy mô (địa giới hành chính) của các đơn vị định cư.
- Mối quan hệ của các đơn vị định cư trong mô hình rời rạc là quan hệ được xác lập trước hết dựa trên tuyến giao thông thuận tiện nhất, sau đó là các mối quan hệ về mặt kinh tế - xã hội..
- Trong mô hình đó, nội lực của các đơn vị định cư là yếu tố quan trọng quyết định mối quan hệ giữa chúng..
- 2 Vùng lân cận (neighborhood) là khu vực mà trong đó đơn vị định cư nghiên cứu có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp không quá 3 lần với các đơn vị định cư khác..
- Hình 4: Quan hệ giữa các đơn vị trong mô hình rời rạc.
- Xây dựng mô hình quan hệ các đơn vị định cư.
- Mối quan hệ giữa các đơn vị định cư rất phức tạp và đa chiều.
- Sự tồn tại của các đơn vị định cư ngày càng mang tính cộng sinh mà sự tồn tại và phát triển của đơn vị này phụ thuộc vào sự tồn tại và bổ trợ của đơn vị khác..
- Lý thuyết về quan hệ giữa các đơn vị định cư (đô thị - đô thị, đô thị - nông thôn, nông thôn – nông thôn) rất rộng và thậm chí nhiều chỗ lý giải mâu thuẫn, mơ hồ.
- Hagget và Chorley 3 xây dựng mô hình quan hệ giữa các đơn vị định cư về mặt không gian, đặc biệt dựa trên cấu trúc kết nối về giao thông và hệ thống thoát nước thải.
- Đến cuối thế kỷ 20, Wassermann và Fraust 4 đã bổ sung vào hệ thống lý thuyết này các mối quan hệ xã hội giữa các đơn vị định cư và diễn giải chúng dưới dạng sơ đồ cấu trúc.
- Sau đó, O’Sullivan (2001) đã tìm cách định lượng hóa cấu trúc quan hệ giữa các đơn vị định cư bằng phương pháp đo lường và diễn giải toán học.
- Dựa trên hệ thống lý thuyết đó và các nghiên cứu thực nghiệm, tham luận nàyđề xuất 4 mô hình cơ bản của quan hệ giữa các đơn vị định cư là: 1- Mô hình đơn vị trung tâm, 2- Mô hình liên kết tiểu nhóm, 3- Mô hình đơn vị phụ thuộc, 4- Mô hình hỗn hợp.
- 1- Mô hình đơn vị định cư là trung tâm tạo cực hút kinh tế:.
- Mô hình đơn vị trung tâm dựa trên cấu trúc tầng bậc của các đơn vị định cư.
- Một đơn vị định cư trở thành đơn vị trung tâm có sức chi phối các đơn vị định cư khác khi nội lực của đơn vị định cư đó nổi trội trong vùng lân cận.Đơn vị định cư đó đóng vai trò là cực hút kinh tế - xã hội, có khả năng chia sẻ nội lực cho các đơn vị định cư lân cận..
- Hình 5: Mô hình đơn vị trung tâm.
- Hình 5(b): Quan hệ chi phối và hấp dẫn của đơn vị.
- trung tâm đối với các đơn vị định cư khác trong vùng lân cận - Mức độ tập trung:.
- Faust (1994) cho rằng xu hướng xác định đơn vị trung tâm là dựa vào số lượng mối quan hệ của nó với các đơn vị khác.
- Một đơn vị trung tâm thường được bao bọc bởi nhiều đơn vị lân cận.
- Xác định mức độ tập trung của một đơn vị dựa vào các tính toán về khoảng cách và khả năng tiếp cận là một phương pháp hiệu quả.
- Theo đó, đơn vị nào ở gần nhiều đơn vị khác hơn có xu hướng dễ trở thành trung tâm hơn..
- Một đơn vị có vị trí “ở giữa” các đơn vị khác thường có khả năng kiểm soát các luồng thông tin trao đổi giữa các đơn vị đó.
- Freeman (1977) cho rằng vị trí “ở giữa” tự thân nó đã giúp một đơn vị có tính trung tâm.
- Đặc biệt trong trường hợp quan hệ kinh tế - xã hội của các đơn vị định cư, một đơn vị định cư có vị trí “ở giữa” thường có tiềm năng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, thông tin.
- thậm chí có khả năng chi phối, kiểm soát luồng trao đổi hàng hóa, thông tin của các đơn vị định cư khác..
- Tính chất trung tâm do đó cần được tính toán là tổng của lượng thông tin đi qua một đơn vị mà đơn vị đó có thể chi phối.
- Nghiên cứu thí điểm tại làng Bát Tràng 7 cho thấy Bát Tràng là đơn vị định cư nổi trội nhất, chi phối các mối quan hệ kinh tế - xã hội của các đơn vị định cư khác trong vùng lân cận của nó 8 .
- Trong nghiên cứu định cư, mô hình liên kết cộng sinh thường được hình thành khi xuất hiện cụm gồm nhiều đơn vị định cư đồng đẳng nhau về mặt cấu trúc và chung tính chất.
- Tuy nhiên khi liên kết, các đơn vị định sẽ tạo ra một “vùng lân cận” nội bộ có khả năng tạo được sức hút, từ đó hấp dẫn được các đơn vị trong vùng lân cận chia sẻ nội lực..
- Theo họ, một nhóm cộng sinh trong trường hợp này tạo nên một tiểu sơ đồ hoàn chỉnh với ít nhất 3 đơn vị.
- Trong một tiểu sơ đồ hoàn chỉnh, mỗi đơn vị có quan hệ với tất cả các đơn vị khác trong nhóm.
- Phương pháp tiếp cận nhóm cộng sinh dựa vào các so sánh về mối quan hệ nội bộ giữa các đơn vị với mối quan hệ của các đơn vị đó với các đơn vị khác ngoài nhóm được các nhà nghiên cứu cấu trúc đô thị sử dụng nhiều hơn.
- Bên cạnh đó, bản đồ sản phẩm do quận Oita đưa ra quan tâm đến các quan hệ sản xuất nội bộ, với sự tối ưu hóa nguồn lực địa phương, giảm tối đa sự cạnh tranh giữa các đơn vị định cư trong quận để khuyến khích sự cạnh tranh ở quy mô các quận.
- 3- Mô hình đơn vị lệ thuộc.
- Tương tự như mô hình đơn vị trung tâm, một mô hình rời rạc được xác định trở thành mô hình đơn vị lệ thuộc khi có các yếu tố như độ tập trung, khoảng cách, thông tin, và sự khác biệt về tầng bậc.
- Một đơn vị được coi là lệ thuộc vào đơn vị khác khi nội lực của đơn vị đó yếu và không có khả năng chia sẻ cho các đơn vị lân cận.
- Hình 11: Mô hình đơn vị lệ thuộc.
- Hình 9(a): Ví dụ một đơn vị có nội lực yếu mặc dù có đủ tài nguyên thiên nhiên so với nhu cầu dân số nhưng lại thiếu hụt tất cả các nội lực khác.
- Các đơn vị lệ thuộc có quan hệ gián tiếp 2-3 lần đến đơn vị trung tâm trong vùng lân cận..
- Một mô hình được xác định có đơn vị lệ thuộc khi trong mô hình đó có các đơn vị chỉ có duy nhất một liên kết với các đơn vị lân cận.
- Tính tập trung thông tin đối với các đơn vị dạng này ở mức tối thiểu do chúng không không nằm trên tuyến lưu thông thông tin của các đơn vị khác..
- Đơn vị lệ thuộc trong dạng mô hình này thường có quan hệ gián tiếp nhiều lần tới đơn vị trung tâm của mô hình.
- Trong thực tế, các điểm tập trung dân cư tại các vùng hẻo lánh thường có xu hướng bị lệ thuộc vào sự chi phối của các đơn vị định cư chủ yếu.
- Một đơn vị lệ thuộc có đủ mọi nguồn lực cho nhu cầu dân số sẽ trở thành đơn vị độc lập mặc dù điều này hiếm khi xảy ra..
- Một mô hình trở thành tiểu mô hình (hoặc cụm nhóm cộng sinh) khi mô hình đó bị lệ thuộc vào một đơn vị khác ngoài mô hình.
- Một đơn vị định cư có thể vừa là đơn vị trung tâm (của một tiểu mô hình) vừa là đơn vị phụ thuộc (trong một mô hình lớn hơn)..
- Trong tiểu mô hình của thị trấn Sapa và các bản lân cận, các đơn vị định cư liên kết với nhau để cung cấp dịch vụ du lịch.
- Tuy vậy, vai trò trung tâm của Sapa không hoàn chỉnh do nội lực của đơn vị định cư này yếu, toàn bộ tiểu mô hình bị lệ thuộc nhiều vào sự chi phối nguồn lực của thành phố Lào Cai.
- Vì toàn bộ tiểu mô hình với thị trấn Sapa là đơn vị trung tâm có tính chất không hoàn chỉnh, nó dễ bị đe dọa phá vỡ khi xuất hiện đơn vị trung tâm mạnh hơn lân cận..
- Xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị định cư trong khu vực “vùng lân cận” vẫn còn nhiều hạn chế do quan hệ của đơn vị có thể xa hơn phạm vi này.
- Bên cạnh đó, vấn đề then chốt là phải xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá định lượng các yếu tố của việc xác định đơn vị định cư.
- Tuy vậy tham luận này bước đầu xây dựng một hệ khung, giúp cho thấy khái quát khả năng xác định vai trò của 1 đơn vị định cư trong quy mô “vùng lân cận” của nó.
- Chiến lược phát triển cho đơn vị định cư đó sẽ tùy thuộc vào vai trò và tầm quan trọng của nó đối với khu vực..
- Đối với một đơn vị định cư trung tâm, do nó là đầu mối và – như đã đề cập ở trên – kiểm soát lượng thông tin quan trọng của các đơn vị định cư khác di chuyển qua nó, nên việc bảo vệ đơn vị định cư (hay đầu mối thông tin) này là vô cùng quan trọng.
- Xây dựng và phát triển một đơn vị định cư trung tâm trước hết phải bảo vệ nói khỏi hiểm họa như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bệnh dịch, hay chiến tranh.
- sau đó là đảm bảo các mối liên hệ của nó tới đơn vị định cư lân cận khác.
- Một tác động tiêu cực làm tan vỡ cấu trúc đơn vị định cư trung tâm hoặc gián đoạn mối quan hệ đối ngoại của nó sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn so với cùng tác động lên một đơn vị không phải trung tâm..
- Đối với một đơn vị định cư đóng vai trò kém trung tâm hơn và có nhiều đơn vị định cư đồng đẳng khác, sự tồn tại của nó sẽ không quá lệ thuộc vào các đơn vị định cư lân cận thậm chí là đơn vị định cư trung tâm lân cận.
- Tuy nhiên thúc đẩy quá trình phát triển đơn vị định cư dạng này cần xét đến khả năng liên kết nó với những đơn vị có khả năng cộng sinh lân cận.
- Một đơn vị định cư bị cô lập thường có khả năng tồn tại yếu dần đi.
- Sự cân bằng tồn tại trong đơn vị định cư đó là không bền.
- Mặc dù để duy trì và phát triển nó cần có những tác động tích cực từ bên ngoài tuy nhiên do những đơn vị định cư dạng này dễ bị tổn thương, các tác động dẫn đến sự tan vỡ cấu trúc vốn có của nó..
- Tuy nhiên mô hình này không bao giờ cố định mà luôn biến đổi do sự thay đổi thường xuyên nội lực của mỗi đơn vị cũng như các mối quan hệ giữa chúng