« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên cứu


Tóm tắt Xem thử

- TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học .
- Cảm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật.
- trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên cứu.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,.
- 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Bài viết đề cập đến việc phân tích để đưa ra các luận cứ khoa học trên bốn bình diện - chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và lịch sử-văn hóa (4.
- nhằm lý giải cho ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ các quyền con người bằng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự như: pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự và pháp luật về tổ chức-hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự.
- Về mặt lập pháp, cho đến nay mặc dù về cơ bản các quy định hiện hành của pháp luật trong lĩnh vực TPHS của Việt Nam - pháp luật hình sự (PLHS), pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), pháp luật thi hành án hình sự (THAHS) và một số quy định pháp luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống các cơ quan TPHS đã được pháp điển hóa như​​ng nói chung các quy định đó (mà cụ thể là BLHS năm 1999, Bộ luật TTHS năm 2003 và gần đây nhất là Luật THAHS năm 2009 mới được ban hành.
- vẫn còn tồn tại một loạt những nh​ược điểm nhất định (nhất là các quy định và các chế định có liên quan đến việc BVCQ con người), đồng thời ở các mức độ khác nhau một số quy định ấy cũng chư​​a phù hợp với một số nguyên tắc được thừa nhận chung của một NNPQ đích thực, cũng như các quy phạm pháp luật (QPPL) quốc tế trong lĩnh vực TPHS.
- ngoài ra, trong hệ thống pháp luật về TPHS của nước ta cũng còn thiếu nhiều văn bản pháp luật (VBPL) tối quan trọng để cho các công dân, cũng như các cán bộ thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và Tòa án có thể có được đầy đủ những căn cứ pháp lý vững chắc và và hữu hiệu trong việc BVCQ con người.
- Về mặt thực tiễn, trong khi đó thực tiễn hàng ngày-hàng giờ của các NNPQ đích thực là các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI đã chứng một cách xác đáng, có căn cứ và bảo đảm sức thuyết phục rằng - nếu như các quyền và tự do của con người và của công dân trong lĩnh vực TPHS không được bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu bằng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này thì không thể nói gì đến ​thắng lợi cuối cùng của công cuộc xây đưng một xã hội dân sự (XHDS) và của sự nghiệp xây dựng NNPQ đích thực ở Việt Nam..
- Và cuối cùng, về mặt lý luận, thực trạng của pháp luật thực định nước ta và thực tiễn sinh động đã nêu trên đang đặt ra trước các chuyên ngành KHPL về TPHS ở Việt Nam hiện nay một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là - cần phải phân tích, lý giải và luận chứng sao cho việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS được đưa ra phải đáp ứng kịp thời các đòi hỏi (yêu cầu) cấp bách của thực tiễn xã hội và phù hợp với những điều kiện cụ thể (về kinh tế-xã hội, chính trị-pháp lý, văn hóa, lịch sử-truyền thống, v.v.
- Tuy nhiên, do đến nay trong các xuất bản phẩm về TPHS của nước ta vẫn ch​​ưa có một công trình khoa học chuyên khảo nào đề cập riêng đến việc nghiên cứu một cách đồng bộ, có hệ thống và toàn diện những vấn đề về BVCQ con người bằng các quy định của cùng một lúc bốn hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm-ĐTrCTP (bao gồm PLHS, pháp luật TTHS, pháp luật THAHS và pháp luật về tổ chức-hoạt động của các cơ quan TPHS) nên sẽ là hợp lý nếu như trước khi đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã nêu, bằng nội dung trong bài viết này chúng ta cần phải làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu đó trên bốn (04) phương diện - chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và, lịch sử-văn hóa (4).
- Như vậy, tất cả những phân tích trên đây không chỉ cho phép khẳng định sự cần thiết cấp bách của việc nghiên cứu việc BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS mà còn là lý do luận chứng cho tên gọi của bài viết này của chúng tôi.
- Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn và phức tạp, đa dạng và nhiều khía cạnh của những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS, mặt khác chúng cũng còn đang được tranh luận và nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau (vì ngay mỗi vấn đề được phân tích trong bài viết này cũng có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu khoa học (NCKH) riêng biệt và được đề cập trong nhiều cuốn sách chuyên khảo khác nhau) nên trong phạm vi một bài viết đăng tạp chí này chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu và quan trọng hơn cả.
- Nội dung vấn đề.
- Việc khảo cứu sự hình thành và phát triển của các quyền con người, cũng như lịch sử cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ với biết bao thế hệ trên trái đất này để bảo vệ tự do và công lý, dân chủ và nhân quyền hàng nghìn năm qua đã chứng minh một cách xác đáng rằng, trong thời đại ngày nay các nghiên cứu lý luận về những vấn đề BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS có ý nghĩa vô cùng trọng, mà dưới đây bằng những luận cứ khoa học được phân tích trên bốn (04) phương diện đã nêu chúng ta sẽ nhận thấy rõ được ý nghĩa đó.
- Ý nghĩa về mặt chính trị-pháp lý của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS là ở chỗ, hay nói một cách khác.
- có thể được lý giải bởi những luận cứ khoa học sau đây: 1.1.
- Đã từ lâu các chính trị gia và các luật gia chân chính, cũng như các chiến sĩ bảo vệ nhân quyền trên thế giới luôn coi các quyền tự nhiên của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất của nền văn minh nhân loại, đồng thời là đối tượng NCKH quan trọng của nhiều ngành khoa học, trong đó có chính trị học và luật học.
- Ngày tức là chỉ ba năm sau khi Liên hợp quốc (LHQ) được thành lập (1945), tổ chức quốc tế lớn nhất của các quốc gia trên thế giới đã thông qua Bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (TNgNQ) mà trong đó khi khẳng định việc BVCQ và tự do của con người bằng pháp luật là nhiệm vụ chung của “tất cả các quốc gia và các dân tộc”[1] đã nhấn mạnh: “Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức” [1].
- Như vậy, cùng với góc độ chính trị học này của việc BVCQ con người bằng pháp luật (nói chung), thì góc độ pháp lý của việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS chính là phải đưa ra được sự phân tích những vấn đề đó cùng một lúc dưới khía cạnh của bốn (04) chuyên ngành KHPL về ĐTrCTP: 1) Khoa học luật hình sự.
- 2) Khoa học luật TTHS.
- 3) Khoa học luật THAHS và.
- 4) Khoa học luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống TPHS.
- Như vậy, kể từ thời điểm TNgNQ ngày của LHQ ra đời cho đến nay mặc dù đã hơn sáu thập kỷ trôi qua, nhưng việc BVCQ con người đã và vẫn đang là nhiệm vụ hàng đầu và là mối quan tâm hàng ngày của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng là vấn đề nóng bỏng mang tính đại của hành tinh chúng ta.
- Bởi lẽ, thực tiễn quốc tế hiện đại cho thấy, việc BVCQ con người không chỉ là kết quả cuối cùng nhằm đạt được trong các cuộc phản kháng (dưới các hình thức bạo động và bất bạo động) của các tầng lớp nhân dân bị áp bức với các thế lực chính trị cầm quyền độc tài-phi dân chủ ngay trong phạm vi nội bộ của các quốc gia cực quyền thường xuyên có những vi phạm thô bạo nhân quyền, mà còn là mục tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh kiên trì và bền bỉ của tất cả các dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trong phạm vi mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
- Vì như Lời nói đầu của TNgNQ năm 1948 của LHQ đã khẳng định nó chính “là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc” [1] nên rõ ràng là trong thời đại ngày nay, đối với mỗi quốc gia việc BVCQ con người một cách đầy đủ và toàn diện theo theo các chuẩn mực của cộng đồng quốc tế mà LHQ đã khuyến nghị mới chính là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất để có thể đánh giá được chính xác mức độ văn minh, dân chủ, công bằng xã hội, cũng như giá trị của con người và sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật trong quốc gia đó là cao hay thấp.
- Bởi lẽ, các quan chức được tuyển chọn làm việc ở LHQ thường là những người có trình độ học vấn cao và các kiến thức sâu về nhân quyền nên nói chung họ làm việc một cách công tâm-khách quan, đồng thời rất hiểu về các tiểu xảo của công cụ tuyên truyền nhằm mục đích mị dân và che đậy dư luận trong nước và quốc tế của giới cầm quyền ở các quốc gia cực quyền mà ở đó có những vi phạm thô bạo nhân quyền (chứ không như suy nghĩ thiển cận của các thế lực chính trị cầm quyền ở các quốc gia đó là bằng các tiểu xảo của công cụ truyền thông có thể đạt được mục đích đã nêu).
- Một loạt các điều khoản của hai văn bản quốc tế quan trọng nhất về nhân quyền - TNgNQ năm 1948 của LHQ (các điều 3, 5, 9 và 11) và Công ước quốc tế “Về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966 (các điều 6-7, 9-10 và 14-15.
- đã khẳng định rõ ràng và dứt khoát tư tưởng BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS mà hơn 200 quốc gia trên thế giới là thành viên LHQ đã cam kết phải có nghĩa vụ, hay nói một cách khác, những người cầm quyền của hơn 200 quốc gia đó phải có nghĩa vụ thực hiện, chẳng hạn như: 1) Phải bảo vệ quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân của con người.
- 2) Không được tra tấn hay đối xử, xử phạt một cách dã man, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm con người.
- 3) Không được tùy tiện bắt, giam giữ hay lưu đày con người.
- 4) Những người bị kết án tước tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người.
- 5) Nguyên tắc suy đoấn vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong thủ tục TTHS của các quốc gia là thành viên LHQ phải được thực hiện.
- 6) Không được bị quy kết một người là phạm tội hình sự vì bất cứ hành vi hay bất tác vi nào mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành hành vi hay bất tác vi đó.
- Để góp phần thực hiện các điều khoản đã cam kết trên đây nên suốt hơn 60 năm qua Nhà nước Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực TPHS mà trong đó ở các mức độ nhất định (chứ chưa thể đầy đủ) đều ghi nhận các quy phạm và các chế định có liên quan đến việc BVCQ con người.
- Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì do thiếu những căn cứ pháp lý cần thiết và hữu hiệu để bảo đảm nên việc thực hiện các điều khoản trong các văn bản quốc tế quan trọng nhất về nhân quyền đã được Nhà nước Việt Nam cam kết chỉ mới đạt được phần nào đó (chứ chưa thể toàn diện).
- Nhược điểm này ở nước ta cũng đã nhiều lần được Đảng chỉ ra một cách thẳng thắn trong các văn kiên của các kỳ Đại hội, nhất là từ sau Đại hội lần thứ VI-Đại hội của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam (tháng 12/1986) đến nay và đặc biệt, gần đây nhất cũng đã được thẳng thắn chỉ trong Dự thảo Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa X (tháng 4/2010) dự kiến trình tại Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) là: “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm” [3].
- Và cuối cùng, với nhận thức-khoa học đúng đắn về sự cần thiết sống còn của việc BVCQ của con người (nói riêng), cũng như vai trò và sứ mệnh lịch sứ vô cùng quan trọng của nhân dân (nói chung) nên ngoài tuyên ngôn hiến định về chủ trương xây dựng NNPQ trong Hiến pháp năm 1992 hiện hành (Điều 2), Đảng chính trị cầm quyền ở Việt Nam cũng đã khẳng định trong Dự thảo Cương lĩnh “Xây dưng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển để trình Đại hội XI): “...Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử...Quan liên, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước” [3].
- Thiết nghĩ, đấy chính là những luận điểm khoa học mang tính cảnh báo rất sâu sắc của Đảng đối với những “ông quan Cách mạng” cầm quyền nào mà trong quá trình thực thi công vụ của mình hay hách dịch, nói nhiều-làm ít, độc đoán-chuyên quyền, bất chấp cả đạo lý-kỷ cương, tham lam vô độ-tư túi công quỹ, lợi dụng chức quyền để trù úm-bức hại người thẳng thắn-trung thực, vi phạm thô bạo các quyền tự nhiên của con người và của công dân, v.v.
- Ý nghĩa về mặt tội phạm học của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS là ở chỗ, hay nói một cách khác.
- có thể được lý giải bởi những luận cứ khoa học sau đây: 2.1.
- Đã từ lâu, với tư cách là một ngành khoa học xã hội-ứng dụng trong hệ thống các ngành khoa học về ĐTrCTP (hay còn gọi là ngành khoa học về TPHS phi quy phạm) việc nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học những vấn đề lý luận về việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS luôn luôn góp phần đáng kể cùng với các chuyên ngành KHPL khác về ĐTrCTP (như: khoa học luật hình sự, khoa học luật TTHS, khoa học luật THAHS và khoa học luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống TPHS) đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của việc việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS và hoàn thiện các QPPL tương ứng có liên quan.
- Vì ngoài các thông tin có được trên cơ sở các số liệu điều tra xã hội học, cũng như các thông tin có được từ phía các cơ chế kiểm soát của xã hội, thì tầm quan trọng của việc nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS là ở chỗ: thông qua tình hình các tội xâm phạm đến cá nhân (XPCN) và các số liệu về hoạt động thực tiễn của hệ thống TPHS hàng năm trong mỗi quốc gia sẽ đem lại những lợi ích cho Nhà nước (nhất là cho các cơ quan thực tiễn BVPL và Tòa án) trên nhiều phương diện để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng-chống loại tội phạm đã nêu..
- Bởi lẽ, trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện và chi tiết các số liệu về tình hình đã nêu trên, thì 1) dư luận xã hội và nhân dân trong nước, cũng như cộng đồng quốc tế - mới có thể có đầy đủ căn cứ đánh giá được một cách xác thực và khách quan mức độ hiệu quả của việc BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS, 2) các nhà hình sự học - mới có thể dự báo được mức độ vi phạm các quyền con người trong lĩnh vực TPHS ra sao, 3) các TTHS học - mới có thể biết được một cách chính xác hiệu lực thực sự của hệ thống các cơ quan TPHS đất nước là mạnh hay yếu và có đủ khả năng để đấu tranh phòng-chống các tội XPCN hữu hiệu (hay không) và, 4) các nhà tội phạm học - mới có thể hiểu được một cách sâu sắc những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng nhân thân người phạm các tội XPCN, đồng thời từ đó cùng với các cán bộ thực tiễn của các cơ quan TPHS soạn thảo các biện pháp khả thi cho việc đấu tranh phòng-chống và đưa ra dự báo về tình hình loại tội phạm này (như: xu hướng tăng hoặc giảm, diễn biến, động thái, cơ cấu, các đặc điểm v.v.
- Ý nghĩa về mặt tâm lý-đạo đức của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS là ở chỗ, hay nói một cách khác.
- có thể được lý giải bởi những luận cứ khoa học sau đây:.
- Dưới các góc độ tâm lý học và đạo đức học thì thái độ của Nhà nước (mà đặc biệt là của các cơ quan BVPL và Tòa án) trong việc BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS như thế nào (tốt hay kém, tận tâm hay bàng quan) sẽ có tác động đến tâm lý (tích cực hay tiêu cực) và nhận được sự đánh giá về mặt đạo đức-tình cảm (yêu qúy hay khinh bỉ) tương ứng từ phía nhân dân và dư luận xã hội.
- Bởi lẽ, trong một XHDS và NNPQ đích thực khi nói đến việc BVCQ con người bằng pháp luật, thì tâm lý-đạo đức phổ biến chung của các công dân là rất tin tưởng vào sức mạnh của các cơ quan TPHS và có sự đánh giá tích cực về phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước của các cơ quan này trong cuộc đấu tranh phòng-chống những hành vi phạm tội XPCN vì lợi ích chung của cộng đồng..
- Vì trong các XHDS đích thực người ta thương lên án gay gắt, thậm chí rất khinh bỉ và ghê tởm những hành vi phạm tội xâm hại đến các giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung trong NNPQ - đó chính là các tội XPCN (mà đặc biệt là các tội xâm phạm đến các giá trị của nhân thân như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
- cũng như các quyền và tự do hiến định của công dân, hơn nữa khi những hành vi phạm tội ấy lại do chính những người có chức vụ cao hay các cán bộ, công chức của các cơ quan BVPL và Tòa án - những người nhân danh pháp luật và công lý thực hiện.
- Vì việc thừa nhận, thực thi và bảo vệ một cách vững chắc các quyền con người là là trách nhiệm của NNPQ và là nguyên tắc nền tảng của chế độ Hiến pháp mà nguyên tắc ấy xuyên suốt cả trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp [4]..
- Vì trong các NNPQ đích thực (chứ không phải là ngụy “NNPQ” được rêu rao bằng những lời lẽ hoa mỹ trong các bài diễn văn của các chính khách hay chỉ là sự tuyên ngôn trên giấy để mị dân và đánh lừa dư luận quốc tế), các quyền và tự do của con người bao giờ cũng được thừa nhận chung là những giá trị xã hội cao quý nhất nên về nguyên tắc, bất kỳ công chức nào làm việc trong bộ máy công quyền (nói riêng) và thành viên nào trong XHDS (nói chung) đều cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ..
- Đồng thời trong một NNPQ đích thực do xây dựng được các cơ chế kiểm soát từ phía XHDS + các cơ chế pháp lý thực sự công khai và dân chủ (chứ không phải “dân chủ” hình thức) cho việc BVCQ con người bằng pháp luật (nói chung) và pháp luật về TPHS (nói riêng), nên hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền ra sao trong việc BVCQ con người thì dưới con mắt của nhân dân và sự phản biện của dư luận xã hội đều rất công bằng và minh bạch.
- Vì về cơ bản, đại đa số các cán bộ thực tiễn của các cơ quan TPHS thuộc bộ máy công quyền đều được đánh giá là thể hiện cách hành xử với văn hóa pháp lý cao trong quá trình hoàn thành những nhiệm vụ tướng ứng với lĩnh vực công tác của mình - họ luôn cố gắng để làm sao đạt được hiệu qua cao trong việc ghi nhận về mặt lập pháp, thực thi về mặt hành pháp và bảo vệ về mặt tư pháp các quyền tự nhiên của con người và của công dân.
- Ý nghĩa về mặt lịch sử-văn hóa của việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS là ở chỗ, hay nói một cách khác.
- có thể được lý giải bởi những luận cứ khoa học sau đây: 4.1.
- Dưới khía cạnh lịch sử thì thái độ của Nhà nước (mà đặc biệt là của các cơ quan BVPL và Tòa án) trong việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS như thế nào (tốt hay kém.
- sẽ góp phần: 1) giúp cho chúng ta nhận thấy được ở một chừng mực nhất định truyền thống lịch sử của mối quan hệ và cách xử sự của giới cầm quyền đối với các công dân bình thường trong quốc gia đó ra sao.
- 2) hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại có các cuộc đấu tranh-phản kháng của các tầng lớp nhân dân trong quốc gia đó (trong trường hợp nhân quyền bị xâm phạm thô bạo) và qua đó.
- 3) làm cho cộng đồng quốc tế phần nào có thể đánh giá được mức độ dân chủ, pháp chế và sự tôn trọng nhân quyển trong chính quốc gia ấy trong các giai đoạn phát triển từ cổ đại đến đương đại ra sao.
- Việc phân tích khoa học lịch sử hình thành và phát triển của các QPPL (thực định) có liên quan đến có liên quan đến việc BVCQ con ng​ười trong lĩnh vực TPHS của một quốc gia sẽ có tác dụng làm sáng tỏ bản chất pháp lý-xã hội của các quy phạm và chế định tương ứng đã nêu trong các hệ thống PLHS, pháp luật TTHS, pháp luật THAHS và pháp luật về tổ chức-hoạt động của các cơ quan TPHS quốc gia đó đã và đang được ghi nhận như thế nào, đồng thời chính bằng bức tranh tổng thể đó, sẽ góp phần giúp những nhà nghiên cứu có được nhận thức-khoa học thống nhất và đúng đắn về truyền thống tôn trọng và BVCQ con ng​ười bằng pháp luật về TPHS ở quốc gia đó qua các thời kỳ khác nhau ra sao.
- Bằng việc làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về BVCQ con ng​ười bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS của một quốc gia sẽ có tác dụng giúp cho nhân dân và dự luận trong nước, cũng như cộng đồng quốc tế trong khu vực và trên thế giới nhận thấy được trình độ văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ của cơ quan lập pháp, mà cả của các cơ quan thực tiễn BVPL và Tòa án trong lĩnh vực TPHS ở quốc gia ấy hiện nay như thế nào.
- 2) Trình độ nhận thức về tinh thần, lời văn của các quy phạm, chế định pháp luật.
- 3) Trình độ về kỹ năng áp dụng pháp luật.
- 4) Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong các hoạt động thực tiễn thuộc lĩnh vực TPHS (như: điều tra, kiểm sát, xét xử và quản lý-cải tạo phạm nhân trong các nhà tù, v.v.
- Về cơ bản, triết lý của vấn đề này chính là ở sự thể hiện văn hóa của mỗi công dân (nói riêng) và XHDS (nói chung) vì trong NNPQ đa số các công dân là có trình độ văn hóa pháp lý cao nên trong tư duy của họ đều ý thức được sự hài hòa của mối quan hệ biện chứng-qua lại của việc BVCQ con người, tức là mỗi một người bên cạnh sự tự ý thức được việc BVCQ của mình thì cũng đồng thời phải biết tôn trọng và không được xâm phạm đến các quyền của người khác.
- Vì đúng như gần đây, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của Việt Nam-người được giải thưởng quốc gia trong lĩnh vực văn hóa, GS.
- Vũ Khiêu đã khẳng định: “Nói tới giá trị văn hóa là nói tới thành quả mà một dân tộc hay một con người đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển của bản thân mình.
- cũng là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mỗi người trong quan hệ giữa bản thân mình với gia đình, với xã hội và thiên nhiên”[5]..
- Kết luận vấn đề Tóm lại, việc phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS trong giai đoạn xây dựng NNPQ ở Việt Nam trên các bình diện chính trị-pháp lý (1), tội phạm học (2), tâm lý-đạo đức (3) và, lịch sử-văn hóa (4) trong bài viết này cho phép đưa ra một số kết luận chung như sau: 1.
- Một là, những luận cứ khoa học nói lên ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS được phân tích trên đây đã cho thấy, với tư cách là những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nhân loại trong NNPQ và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành và chuyên ngành khoa học, các nghiên cứu lý luận về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS trên bốn (04) phương diện trên luôn có mối quan hệ biện chứng và chặt chẽ, hữu cơ và tương hỗ qua lại lẫn nhau, đồng thời đem lại các lợi ích xã hội và khoa học cho mỗi quốc gia.
- Hai là, khía cạnh chính trị-pháp lý của việc nghiên cứu về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS sẽ giúp cho Nhà nước thực thi tốt hơn các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế về bảo vệ các quyền và tự do hiến định của công dân theo các chuẩn mực tối thiểu của LHQ đã đưa ra, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các QPPL tương ứng có liên quan của PLHS, pháp luật TTHS, pháp luật THAHS và pháp luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống TPHS theo hướng tăng cường hơn nữa việc BVCQ con người trong giai đoạn xây dựng NNPQ hịên nay..
- Ba là, khía cạnh tội phạm học của việc nghiên cứu về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS sẽ giúp cho Nhà nước có các thông số đầy đủ về tình hình các tội XPCN và các số liệu về hoạt động thực tiễn của hệ thống TPHS hàng năm để từ đó nắm chắc được một cách khách quan và sâu sắc những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng nhân thân người phạm các tội XPCN nhằm soạn thảo các biện pháp khả thi cho việc đấu tranh phòng-chống, đồng thời đưa ra dự báo chính xác về tình hình loại tội phạm này.
- Bốn là, khía cạnh tâm lý-đạo đức của việc nghiên cứu về BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS sẽ giúp cho nhân dân và dư luận xã hội biết được thái độ của chính quyền trong việc BVCQ con người bằng pháp luật về TPHS như thế nào và điều này, sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý và sự đánh giá về mặt đạo đức-tình cảm tương ứng từ phía các đối tượng đã nêu mà chính quyền là đại diện cho họ trong quá trình của các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
- Và cuối cùng, năm là, khía cạnh lịch sử-văn hóa của việc nghiên cứu về BVCQ con người bằng bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS sẽ giúp cho nhân dân và dư luận xã hội biết được thái độ của chính quyền trong việc BVCQ con người bằng pháp luật trong lĩnh vực TPHS như thế nào và, chính điều này sẽ cho thấy lịch sử của mối quan hệ và cách xử sự của giới cầm quyền đối với các công dân bình thường trong xã hội, trình độ văn hóa pháp lý của các quan chức làm việc ở các cơ quan BVPL và Tòa án qua các thời kỳ phát triển của một quốc gia ra sao, cũng như phần nào các giá trị văn hóa thông qua mức độ dân chủ, pháp chế và sự tôn trọng nhân quyển trong chính quốc gia ấy từ xưa đến nay như thế nào..
- Tập các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người (Sách tham khảo), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007.
- Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba-Lịch sử Đức quốc xã.
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bảo vệ các quyền và tự do của con người bằng pháp luật hình sự ở Nga.
- Học viện pháp luật quốc gia Xaratôv, 1996, tr.5 (tiếng Nga).
- Dân chủ và các quyền con người.
- Tư duy chính trị mới và các quyền con người.
- Trong Tạp chí Con người và chính trị, 1991, số 1, tr.30-38 (tiếng Nga).
- X.V.Borôđiin, Những vấn đề pháp lý hình sự của an toàn cá nhân ở nước Nga, Maxcơva, 1996, tr.27 (tiếng Nga).
- Vũ Khiêu, Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
- Trong sách: Việt Nam - Đất nước và con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010..
- ĐT E-mail: [email protected] * Chẳng hạn, thông thường thì các số liệu chủ yếu hàng năm đă nêu trên có thể là: 1) Thứ nhất, số lượng các tội XPCN và số lượng những người phạm các tội này - đã bị phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử là bao nhiêu? Riêng ở đây có thể sẽ là hợp lý nêu phân chia theo ba nhóm khách thể chính như: a) Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tình dục.
- b) Các tội xâm phạm các quyền và tự do hiến định của con người và của công dân và.
- c) Các tội xâm phạm gia đình và người chưa thành niên.
- Đồng thời cũng cần phải phân chia rõ các loại người phạm tội theo hai dấu hiệu (đặc điểm) chính của nhân thân như: a) Bao nhiêu người là công chức trong bộ máy công quyền của Nhà nước và.
- b) Bao nhiêu người là công dân bình thương ngoài xã hội? 2) Thứ hai, số lượng những người bị THAHS về các tội XPCN là bao nhiêu? 3) Thứ ba, số lượng những tội XPCN ẩn là bao nhiêu và, các lý do khác nhau của tình trạng tội phạm ẩn này là tại sao? 4) Thứ tư, những thiệt hại cụ thể (về vật chất, về tinh thần, về quyền lợi) mà các tội XPCN đã gây nên cho nạn nhân là như thế nào