« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự (Trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng).


Tóm tắt Xem thử

- BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU, THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG).
- Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07.
- Trước sự hội nhập, phát triển sâu rộng của nền kinh tế đất nước ta với nền kinh tế thế giới, đã mở ra cho đất nước những thời cơ, thuận lợi để phát triển và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Nền kinh tế đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ với các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú.
- Bên cạnh đó, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tầm vĩ mô nhằm ổn định nền kinh tế, tạo môi trường lành mạnh cho các quan hệ kinh tế phát triển cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại.
- Tính chất vi phạm, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn, tính chất ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, hình thành tổ chức xuyên quốc gia…vv, đã và đang đe dọa gây mất ổn định nền kinh tế đất nước..
- Pháp luật hình sự đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng.
- Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật hình sự còn chưa được hoàn thiện, thực tiễn áp dụng thì hiệu lực, hiệu quả và tính đồng bộ chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp..
- Thành phố Đà Nẵng với vị trí vùng kinh tế trung tâm, đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Miền trung và Tây nguyên đã và đang có những sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với nền kinh tế đất nước.
- Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn cũng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng.
- Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn, đây là cơ sở quan trọng để nghiên.
- cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế..
- Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế.
- Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự (trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Vấn đề bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế bằng pháp luật hình sự, theo tìm hiểu của cá nhân đã được một số tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là dưới góc độ tội phạm học hoặc Luật Hình sự, chưa có công trình hoặc Luận văn, Luận án nào nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành Luật Kinh tế, đây cũng chính là những khó khăn và thuận lợi của tác giả khi chọn đề tài này làm Luận văn Thạc sĩ..
- Hệ thống sách, Giáo trình quản lý của Nhà nước về kinh tế.
- Giáo trình, Bình luận khoa học Luật Hình sự như: “Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế” của trường Đại học Kinh tế quốc dân do GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và PGS.TS Mai Văn Bưu chủ biên.
- Sách “Lịch sử Luật Hình sự Việt Nam” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002.
- “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam” của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm”, tập VI, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, của tác giả Đinh Văn Quế.
- Đề cương giáo trình “Đặc điểm tội phạm học của tội phạm về trật tự quản lý kinh.
- Luận án Tiến sĩ “Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa.
- hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Minh Thanh: “Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (năm 2003);.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Mai Thế Bày: “Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (năm 2006).
- Những công trình này nghiên cứu về chính sách hình sự hoặc nghiên cứu các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chủ yếu dưới góc độ Tội phạm học và Luật Hình sự..
- Các công trình nghiên cứu thể hiện qua những bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành, Hội thảo, các số chuyên đề như: Tài liệu hội thảo “Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết án kinh tế - chức vụ ở cấp phúc thẩm” Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (8/2012), “Một số vấn đề về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi phạm pháp trên lĩnh vực kinh tế trong chính sách hình sự hiện nay” của GS.TS Hồ Trọng Ngũ - UVTT Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.
- “Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Ngọc Trí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật “Dự án Bô ̣ luâ ̣t Hình sự (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng , chống tô ̣i pha ̣m trong tình hình mới”….
- Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức chung về quản lý của Nhà nước về kinh tế và chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế qua các thời kỳ lịch sử.
- thực tiễn đấu tranh, xử lý tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng..
- Từ đó, Luận văn làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nước ta về kinh tế..
- Luận văn nghiên cứu về trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế, chính sách hình sự về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế qua các thời kỳ lịch sử lập pháp và thực trạng đấu tranh, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 05 năm trở lại đây (từ năm 2009 đến 2014)..
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự..
- Chương 2: Các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2014..
- Chương 3: Nhu cầu, quan điểm và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ trật tự quản lý nhà nước về kinh tế..
- CHƢƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ.
- Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và sự cần thiết của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế.
- Khái niệm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc.
- Trước hết có thể hiểu trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau.
- Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc vắn tắt là quản lý Nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
- Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội.
- Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước [25, tr.21].
- Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện qua ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp của Nhà nước.
- Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý kinh tế có tính chất nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được điều hành bởi cơ quan hành hành pháp là Chính phủ [18, tr.51]..
- Từ các khái niệm nêu trên, thấy rằng Nhà nước quản lý về kinh tế để đảm bảo nền kinh tế, các quan hệ kinh tế phát triển ổn định theo đúng định hướng và theo trật tự do Nhà nước đặt ra.
- Bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước, sự đặc trưng này thể hiện rõ tính giai cấp của Nhà nước.
- Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đây là mối quan hệ có tính biện chứng V.I.
- Lê-nin đã rút ra nguyên lý về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế..
- Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế".
- Từ đó cho thấy, đường lối, chính sách phải phản ánh được nhu cầu và quy luật kinh tế.
- chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có hiệu quả, mới giữ được vai trò chính trị..
- “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường..
- Như vậy, Nhà nước chỉ quản lý về kinh tế trên tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mô liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, mà không can thiệp vào công việc nội bộ của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh..
- Tóm lại, sự quản lý của Nhà nước về kinh tế đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
- Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định thì Nhà nước luôn có sự điều chỉnh, thay đổi về chính sách, đường lối trong hoạt động quản lý về kinh tế nhằm đảm bảo phù hợp với khả năng, điều kiện của đất nước và xu thế chung của thế giới.
- Bên cạnh đó để đảm đảm bảo sự ổn định, có trật tự của nền kinh tế thì Nhà nước cũng đặt ra những chế tài nghiêm khắc để trừng trị, răn đe những hành vi xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế.
- Tùy theo mức độ của hành vi xâm phạm thì sẽ có những chế tài khác nhau.
- Đối với những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có mức độ nguy hiểm cao thì pháp luật hình sự sẽ điều chỉnh và sẽ bị cho là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế..
- Sự cần thiết của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế.
- Nhà nước cũng như pháp luật là những hiện tượng có tính lịch sử.
- độ tư hữu và xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng không thể điều hòa được, thì Nhà nước ra đời.
- Nhà nước đặt các quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thay cho tập tục lạc hậu và thừa nhận các quy tắc tập quán còn phù hợp để nâng lên thành luật để điều hành cá c quan hệ xã hội [25, tr.10]..
- Nhà nước quản lý kinh tế là một xu hướng tất yếu của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, vì đất nước muốn phát triển, muốn đi lên tất yếu là phải đi từ kinh tế, phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước, để nền kinh tế đi đúng hướng và phát triển thì phải có sự quản lý của Nhà nước..
- Sự cần thiết Nhà nước phải quản lý về kinh tế thể hiện ở những lý do sau:.
- Thứ nhất, Kinh tế là lĩnh vực hoạt động xã hội chứa đựng mâu thuẫn giai cấp trực tiếp và sâu sắc nhất:.
- V.I.Lê-nin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
- Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện.
- Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” [29, tr 9].
- Nhà nước về bản chất “chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp”.
- [30, tr 303 ] và “bất cứ Nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác” [31, tr 122].
- Nhưng Nhà nước ta, với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy bảo vệ tính giai cấp của Nhà nước - chính là bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, xóa bỏ sự áp bức, bóc.
- Ban Chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự (6/2012), tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Bộ luật Hình sự năm 1999.
- Chính phủ (2008), Tờ trình số: 155/TTr-CP ngày 09/10/2008 xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 8.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020”.
- Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự, phần các tội phạm,.
- tập VI, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, NXB thành phố Hồ Chí Minh..
- GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Một số vấn đề về hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi phạm pháp trên lĩnh vực kinh tế trong chính sách hình sự hiện nay..
- Lịch sử Luật hình sự Việt Nam (2002), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 16.
- Nguyễn Đình Lộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tờ trình của chính phủ về dự án bộ luật hình sự (sửa đổi), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X, ngày 11-5-1999..
- Nguyễn Khắc Linh (2014), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, số 224 (9/2014),.
- Nguyễn Ngọc Trí - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hoàn thiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 76-83..
- PGS.TS Vũ Đình Tích, Những vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về kinh tế, Bài giảng tại Lớp bồi dưỡng cán bộ tiền công chức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 21-8-2010,.
- tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay;.
- Trang thông tin kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng;.
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình quản lý nhà nước.
- về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lương Minh Việt, Quản lý Nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia – Khoa Quản lý Nhà nước về kinh tế,.
- Lê Cảm, Khoa Luật –ĐHQGHN (2001), Bình luận khoa học bộ luật Hình sự 1999, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (8/2012), Tài liệu hội thảo “Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết án kinh tế - chức vụ ở cấp phúc thẩm”.
- Viện KSND thành phố Đà Nẵng (Phòng Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin), số liệu thống kê tội phạm 05 năm, từ 2009 đến 2014