« Home « Kết quả tìm kiếm

Biểu hiện khuynh hướng sử thi trong hồi kí cách mạng Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- BIỂU HIỆN KHUYNH HƯỚNG SỬ THI TRONG HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
- Biểu hiện khuynh hướng sử thi trong hồi kí cách mạng Việt Nam.
- Không thoát khỏi quy luật tất yếu của quá trình phản ánh luận, hồi kí của những người cách mạng được khơi nguồn từ chính hiện thực sinh động của người Việt Nam trong giai đoạn đi tìm đường cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Đối tượng nghiên cứu của bài viết là hồi kí của những người yêu nước, người cách mạng viết về quá trình hoạt động trong thời kì bí mật ở nhiều bối cảnh khác nhau.
- hồi kí về các hoạt động đấu tranh, tuyên truyền cách mạng trong nhà tù thực dân, đế quốc, quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
- Riêng đối với hồi kí của các tướng lĩnh kể về các trận đánh, các chiến dịch lịch sử thì những tác phẩm có kể về quá trình cách.
- Qua việc trần thuật về những điều tai nghe, mắt thấy, hồi kí cách mạng thể hiện đậm nét khuynh hướng sử thi.
- Xét về tính chất và mức độ phản ánh, bức tranh hiện thực trong hồi kí cách mạng Việt Nam phong phú, rộng lớn và đa diện thông qua trải nghiệm riêng của những người trong cuộc.
- Đặc biệt, hiện thực trong hồi kí cách mạng là hiện thực được lưu giữ trong tâm thức người kể, hiện thực được thử thách qua thời gian.
- Đồng thời, hình tượng nghệ thuật trong hồi kí cách mạng không phải là bức tranh được thu nhỏ trong giới hạn của một hay một vài người mà là hiện thực mang đậm dấu ấn thời đại của dân tộc, đất nước..
- Cho dù là hồi kí thì những vấn đề riêng tư, cá nhân cũng bị làm mờ đi để khắc họa những hình tượng tiêu biểu cho lí tưởng, ý chí và sức mạnh cộng đồng.
- Bên cạnh đó, giọng điệu trong hồi kí cách mạng mang âm hưởng ngợi ca, thể hiện sự hào sảng, tráng lệ đậm chất sử thi..
- 2 CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN KHUYNH HƯỚNG SỬ THI TRONG HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
- Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là đích đến của một chặng đường dài..
- Trong quá trình ấy, có biết bao khúc quanh, ngã rẽ đòi hỏi người cách mạng phải sáng suốt, phải có sự lựa chọn đúng đắn.
- Chính vì lẽ đó, những đề tài, chủ đề trong hồi kí cách mạng không thoát khỏi mục đích tái hiện lại mảng kí ức về những sự kiện quan trọng diễn ra trong nước và trên thế giới.
- Hồi kí cách.
- Những điều họ tái hiện là những điều họ quan tâm khi tham gia cách mạng và có sự trải nghiệm nghiêm túc, để khi nhìn lại bằng sự chi phối của độ lùi nhất định về thời gian, họ vẫn thể hiện được ý nghĩa vốn có của các sự kiện khi đặt trong hoàn cảnh nó đã nảy sinh và diễn tiến.
- Một điều khác biệt trong việc tái hiện sự kiện lịch sử của hồi kí cách mạng so với các loại hồi kí khác là các tác giả gắn mở đầu hồi kí với sự khởi đầu của hành trình đi tìm lí tưởng của mình chứ không chú ý đến sự kiện mang tính tiểu sử.
- Hiện thực rộng lớn với ngồn ngộn sự kiện đã được các nhà cách mạng lưu giữ như những kí ức quý giá không thể quên.
- Hồi kí của người cách mạng thường tập trung kể về một sự kiện quan trọng, tiêu biểu.
- Chẳng hạn như: hồi kí Đảng Thanh Niên của Trần Huy Liệu kể về sự kiện thành lập Đảng Thanh Niên năm .
- Hồi kí Dưới hầm Sơn La của Trần Huy Liệu kể về cuộc đấu tranh của chính trị phạm trong nhà tù Sơn La.
- Hồi kí Bác Hồ về nước, Bác Hồ ở Pác Bó của Lê Quảng Ba kể lại sự kiện Bác trở về nước sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, làm việc tại Cao Bằng.
- Khi nhắc đến những sự kiện, người viết hồi kí không kể tỉ mỉ về quá trình, sự diễn biến mà chủ yếu bày tỏ thái độ và cảm xúc.
- Các tác giả hồi kí thường kể về hành trình “nhận đường” gian nan của người cách mạng.
- Sự kiện này được nhắc đến trong nhiều hồi kí: Câu chuyện Bác đã kể của T.
- Từ những điều đã chứng kiến, người kể muốn khẳng định tầm quan trọng của Đảng trong việc phát triển nhận thức, củng cố niềm tin và nâng cao tinh thần cách mạng.
- Các nhà viết sử khi đề cập đến sự kiện này đã nhấn mạnh quá trình hợp nhất các đảng phái, còn tác giả hồi kí hướng đến khẳng định những tác động to lớn của sự kiện này đối với sự phát triển tư tưởng, nhận thức của các thế hệ.
- Mỗi tác giả với phạm vi hoạt động của mình đã kể về sự phát triển của các cơ sở cách mạng gắn liền với yêu cầu tất yếu của lịch sử.
- Sự đúng lúc, kịp thời đã tạo niềm tin vững chắc cho những nhà hoạt động cách mạng và quần chúng nhân dân yêu nước..
- Bên cạnh đó, những cao trào cách mạng, những cuộc khởi nghĩa cũng được các tác giả lưu giữ và nhắc đến trong hồi kí như sự khái quát về hành trình và bước tiến của dân tộc.
- Tác giả hồi kí đã dùng tư duy của người trực tiếp tham gia, chứng kiến quá trình cách mạng để nêu ra những đánh giá, nhận định khi hồi tưởng về quá khứ.
- Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về tâm thế của dân tộc ta trong tiến trình cách mạng.
- Người cách mạng luôn khao khát một sự sang trang của lịch sử, một sự thay đổi vận mệnh để dân tộc hoàn toàn thoát khỏi xiềng xích nô lệ.
- Trong tâm thức họ, sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám chính là nguồn vui bất tận, để lại ấn tượng sâu sắc về cuộc đời hoạt động cách mạng và là sự kiện có tầm vóc lớn lao trong lịch sử.
- Tái hiện trong hồi kí về cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc, họ tự hào khi mình là một nhân tố đóng góp cho sự thành công ấy.
- Sự kiện Bác Hồ về Pác Bó hoạt động bí mật được ghi lại xúc động trong nhiều hồi kí như Từ nhân dân mà ra (Võ Nguyên Giáp), Nhờ dân nhờ.
- Người cách mạng như được tiếp thêm sức mạnh, vượt qua mọi thử thách để cùng Bác khai sáng cho nhân dân.
- Với tư cách người trong cuộc, các tác giả hồi kí nhận thấy, Đảng ta đã có nhiều quyết định sáng suốt, tạo tiền đề cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
- Tác giả cũng nhớ rõ, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều tác động tích cực đến việc tiến hành công cuộc cách mạng.
- Sự toàn thắng của Cách mạng tháng Tám là mảng hồi ức sôi nổi, phấn khởi và đáng tự hào được.
- nhắc lại trong hồi kí của những người cách mạng..
- Hồi kí Ánh sáng đây rồi của Nông Văn Lạc đã tổng kết lại quá trình gây dựng cơ sở, tổ chức phong trào trong quần chúng cho đến khi tổng khởi nghĩa ở Cao Bằng.
- Hồi kí Từ nhân dân mà ra của Võ Nguyên Giáp có những đoạn liệt kê sự kiện.
- Là một quyển hồi kí dày dặn, nhịp kể khi khoan, khi nhặt.
- Khi viết hồi kí cách mạng, tác giả ưu tiên kể về những sự kiện nổi bật, những kỉ niệm gắn với tổ chức, dân tộc mà ít khi viết về những kỉ niệm riêng tư.
- Điều này chính là nét khác biệt của hồi kí cách mạng với các tiểu loại khác.
- Bởi vì, thông thường, hồi kí lấy sự kiện chính là quá trình một đời người với những được – mất, thăng – trầm, buồn – vui.
- Họ thường lắng lòng mình với những kỉ niệm, riêng hồi kí cách mạng lại hướng ra bên ngoài, sử dụng những hồi ức để minh chứng, khẳng định cho những lí tưởng, lẽ sống: “Trong mớ sự việc hỗn tạp, anh ta biết tìm ra hiện tượng nào đó mà tự thân nó đã có ý nghĩa tiêu biểu cho cái chung rồi trình bày lại với tất cả sự chính xác và sinh động” (Nhị Ca, 1971)..
- 2.2 Phương diện hình tượng nghệ thuật Trong công Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (tập 6), các tác giả cho rằng: “Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa, quần chúng nhân dân được miêu tả là lực lượng quyết định, có một vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử” (Huỳnh Lý và Trần Văn Hối, 1962).
- Trên cơ sở đó, văn học cách mạng đã chú trọng và đề cao vai trò của quần chúng nhân dân.
- Khi gây dựng cơ sở cách mạng, tìm mối liên lạc, kết nối để phong trào thêm lớn mạnh, vững chắc, người cách mạng đã cùng với nhân dân chung vai.
- (Ta đi tới – Tố Hữu) Họ đã từng phải cam chịu, sống những tháng ngày đau khổ trong kiếp nô lệ, nhờ sự giúp đỡ của người cách mạng, họ nhận thức đúng đắn về bản thân, về thời cuộc và đứng lên mạnh mẽ thành quần chúng cách mạng anh hùng..
- Trong hồi kí cách mạng, huynh hướng sử thi được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng kì vĩ về quần chúng cách mạng với những tình cảm lớn và những phẩm tính cao đẹp bằng cảm hứng ngợi ca..
- Quần chúng cách mạng là đồng bào mà người kể đã từng gắn bó, tiếp xúc, cùng sinh hoạt, là đối tượng được cán bộ dẫn dắt, giác ngộ trong thời gian hoạt động cách mạng.
- Đó là Đại Lâm, là chị Cả, là cô gái người Nùng quê ở Pác Bó được kể đến trong hồi kí Bác Hồ ở Pác Bó của Lê Quảng Ba.
- Khi nhắc lại quãng thời gian cùng nhân dân tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Tạo (1977) khẳng định: “Ngót một trăm năm chính quyền thực dân Pháp áp đặt trên đất nước ta thì ngót một trăm năm không phút nào ngơi, nhân dân nơi này vùng dậy bị dập tắt, nơi khác lại nổi lên chống giặc”.
- Tác giả muốn khẳng định sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc..
- của họ nhờ được ánh sáng cách mạng soi đường, dẫn lối: “Lần đầu tiên, người nông dân Việt Nam, được ánh sáng của Đảng chiếu rọi vào tâm hồn, đã lớn hẳn lên, tỏ rõ chính mình cũng là một sức mạnh làm nên lịch sử” (Nguyễn Duy Trinh, 1980).
- Nhân dân không chỉ là hậu phương vững chắc cho cách mạng mà còn là những người dám xông pha vào cuộc chiến đấu khi cách mạng cần.
- Nhân dân đã trở thành hình tượng tiêu biểu trong văn học dân tộc, sang thế kỷ XX, hình ảnh nhân dân được phác họa trong các hồi kí cách mạng càng đầy đủ, rõ nét..
- Nhân dân trong hồi ức của những người cách mạng mang vẻ đẹp kiên cường, bất khuất.
- Những đòn tra tấn hung bạo, những thủ đoạn đàn áp đẫm máu của kẻ thù cũng không thể làm họ thay đổi tấm lòng đối với cách mạng.
- Người phụ nữ chấp nhận mọi đau đớn, lòng chỉ mong cán bộ cách mạng được an toàn.
- Trong hồi kí Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc kể lại những lời của người dân Cao Bằng khi tính phương cách chống lại quân xâm lược: “Phải làm thế nào cả dân làng một bụng một dạ, thằng nào dám động chạm đến người trong thôn, bản mình, cả làng kéo đến chửi cho chúng một mẻ, cần thụi nhau cũng thụi, sợ gì, sợ gì, bỏ tù cả làng được à” (Nông Văn Lạc, 1976).
- Khi viết hồi kí, một lần nữa người cách mạng khẳng định, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng giúp cho các hoạt động của tổ chức cách mạng thành công.
- Dù cuộc sống gian khổ, thiếu trước hụt sau, họ vẫn chia sẻ bát cơm manh áo để cán bộ cách mạng yên tâm hoạt động.
- sẵn sàng hi sinh bản thân mình để che chở cho cán bộ cách mạng.
- Rất nhiều cán bộ cách mạng ưu tú xuất thân từ quần chúng nhân dân.
- Cho nên, không phải là sự ngẫu nhiên khi Võ Nguyên Giáp đã đặt nhan đề cho hồi kí đầu tiên của mình là Từ nhân dân mà ra.
- Tố Hữu cũng dành hẳn một chương trong hồi kí với nhan đề “Trong lòng dân” để hồi nhớ về tấm lòng của quần chúng nhân dân đối với cách mạng.
- Khi trở về với nhân dân, được nhân dân che chở, người cách mạng cảm nhận như được sống với tình yêu thương thật sự, cảm nhận được sự ấm áp của gia đình.
- Khi viết hồi kí Bác Hồ ở Pác Bó, Lê Quảng Ba nhìn thấy: “Quần chúng có ý thức bảo vệ cán bộ rất cao.
- Nhân dân đã luôn dõi theo từng bước đi của người cách mạng.
- Những hành động, những công việc của họ tuy thầm lặng nhưng đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của công cuộc cách mạng.
- Nhân dân là lực lượng chủ yếu để người cách mạng tổ chức các phong trào, thực hiện các kế hoạch hoạt động.
- Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, niềm tin vào sự thắng lợi của người cách mạng càng rõ ràng, vững chắc hơn..
- 2.3 Phương diện giọng điệu nghệ thuật Thông thường, hồi kí mang cảm hứng tự bạch, khát vọng giãi bày nên thường thể hiện bằng giọng giãi bày, tự bạch nhưng trong hồi kí cách mạng, giọng điệu chính lại là giọng ngợi ca.
- với những thắng lợi vĩ đại của cách mạng dân tộc thông qua những lối kể chuyện giản dị, chân thực..
- Những con người, những sự việc được kể trong hồi kí như là những kỉ niệm, những kí ức đã in sâu trong tiềm thức của người kể.
- Nhớ lại những năm tháng ấy, những người cách mạng luôn ngập tràn cảm xúc tự hào.
- Giọng điệu nghệ thuật mang tính chất sử thi khá rõ nét bởi vì mục đích của chuyện kể là nêu gương, ngợi ca và tôn vinh những cái cao cả trong đời sống cách mạng..
- Khi viết hồi kí cách mạng, các tác giả không hướng nội mà có xu hướng hướng tới cộng đồng rõ rệt.
- Trước hết, quần chúng cách mạng là những đối tượng được người kể nhắc đến bằng niềm tự hào, niềm tin mãnh liệt.
- Trong các hồi kí Từ nhân dân mà ra (Võ Nguyên Giáp), Nhân dân ta rất anh hùng (Hoàng Quốc Việt), Nhờ dân nhờ Đảng mà trưởng thành (Nguyễn Lương Bằng), Ánh sáng đây rồi (Nông Văn Lạc.
- Ngoài ra, con người và sự kiện được lựa chọn, gợi nhắc trong hồi kí cách mạng thường mang tính cộng đồng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với quá trình cách mạng.
- Trước những thủ đoạn của kẻ thù, người cách mạng đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, khẳng định bản lĩnh của người cách mạng.
- Những người tù chính trị trong hồi kí Trước tòa “đại hình đặc biệt” Sài Gòn đã bất chấp tính mạng bị đe dọa, mượn tòa án của chúng để tố cáo tội ác của.
- chúng cho quần chúng nhân dân nhận thức rõ, đồng thời, ngợi ca, tuyên truyền cho phong trào cách mạng ngày càng vững vàng, lớn mạnh và được nhân dân tin tưởng.
- Dù đối mặt với nhiều thử thách nhưng người cách mạng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để có thể khẳng định sự đúng đắn và cao đẹp của lí tưởng cộng sản..
- Giọng điệu ngợi ca trong hồi kí cách mạng còn thể hiện qua sự ngưỡng vọng chân thành của người kể đối với các đối tượng.
- Trong hầu hết các hồi kí cách mạng, Bác xuất hiện như là ánh sáng, niềm tin của dân tộc.
- Bên cạnh đó, hồi kí cách mạng còn ca ngợi những người cộng sản trong thời kì hoạt động ở các cơ sở bí mật hoặc bị giam cầm trong nhà lao của bọn thực dân.
- Riêng trong hồi kí cách mạng, giọng ngợi ca không mang tính lí tưởng hóa, không phải là tâng bốc mà sự ngợi ca được khơi lên từ những điều rất thật, đời thường..
- Niềm tự hào qua sự trần thuật của người kể trong hồi kí là niềm tự hào của những người đã cùng nhau trải qua sinh tử.
- Hồi kí cách mạng lấy quá khứ làm đối tượng phản ánh nhưng mục đích của người sáng tác vẫn hướng đến hiện thực kháng chiến sôi nổi trong cả nước đang diễn ra.
- Mặc dù đây là một tiểu loại gắn với nhu cầu tự thuật, tự bộc bạch của cá nhân nhưng tâm điểm của hồi kí cách mạng vẫn là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một thời kì lịch sử nào đấy mà tác giả mong muốn được tái hiện.
- Xuất phát từ tư duy hướng ngoại nên hồi kí cách mạng thường tái hiện những hiện tượng có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên những nhận thức có lợi ích chung cho mọi người.
- Cảm hứng chủ đạo của hồi kí cách mạng không phải là cảm hứng đời tư mà là cảm.
- Chính những điều này đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi trong hồi kí của những người cách mạng.