« Home « Kết quả tìm kiếm

Biểu tượng thiên thai trong văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam từ góc nhìn của tinh thần sinh thái Lão – Trang


Tóm tắt Xem thử

- BIỂU TƯỢNG THIÊN THAI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN CỦA TINH THẦN SINH THÁI LÃO – TRANG Doãn Thị Huế.
- Triết thuyết này cung cấp cho chúng ta những gợi ý thú vị khi khai thác mối quan hệ giữa tự nhiên và con người gắn liền với thiên thai – một biểu tượng văn hoá, văn học cổ xưa độc đáo xuất hiện trong văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam.
- Trên cơ sở tinh thần sinh thái trong học thuyết Lão – Trang, chúng tôi sẽ tập trung khai thác biểu tượng thiên thai gắn với hai ý nghĩa lớn: biểu tượng thiên thai – nơi lưu giữ tâm thức về một hệ sinh thái nguyên thuỷ và biểu tượng thiên thai – nơi con người học cách thích nghi với tự nhiên.
- Việc nghiên cứu biểu tượng thiên thai từ góc nhìn này sẽ giúp phát hiện thêm các giá trị mới của văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam, đồng thời giúp nâng cao ý thức về vai trò quan trọng của tự nhiên đối với đời sống con người và chứng minh rằng học thuyết Lão – Trang là một học thuyết cổ xưa nhưng không lỗi thời..
- người là trung tâm sáng tạo ra vũ trụ, tự nhiên.
- Điều này thể hiện rõ ở việc người phương Tây cổ xưa xây dựng thế giới và vườn Địa Đàng trong sách Sáng thế ký với cái nhìn mặc định rằng tự nhiên là sản phẩm.
- sáng tạo của Thiên Chúa, Thiên Chúa cho phép con người quyền thống trị đối với cá dưới biển, chim trên trời cùng mọi sinh vật di chuyển nơi mặt đất.
- Trong khi đó, xuất phát từ đặc điểm loại hình văn hoá gốc nông nghiệp với tư duy chủ toàn, trọng tình, người phương Đông từ rất sớm đã có tinh thần sùng thượng tự nhiên.
- Điều này được thể hiện rất rõ trong tín ngưỡng thờ cúng các vị thần tự nhiên như thần sấm, thần gió, thần sông, thần núi… Tuy nhiên, tinh thần sinh thái của người phương Đông thời kỳ này là tư tưởng mang tính “tự phát” và nó chỉ thực sự trở thành “tự giác” khi bắt gặp ý thức thuần nhiệm tự nhiên của Lão – Trang kể từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên trở về sau.
- Điều đặc biệt là ý thức đề cao tự nhiên ấy đã được các văn nhân trung đại Việt Nam chuyển hoá, kết tinh ở biểu tượng thiên thai..
- Khái quát về biểu tượng thiên thai trong văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam.
- Thiên thai là khái niệm rất quen thuộc đồng thời cũng rất huyền bí trong đời sống văn hoá, đặc biệt là ở các nước Á Đông (các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hoá Hán).
- Thiên Thai là dãy núi có địa thế cheo leo, hiểm trở và theo truyền thuyết của Trung Quốc thì đó là cõi tiên ở” (Trần Trúc Lâm, 2013).
- Trong văn học, sách Sưu Thần ký của Can Bảo là cuốn sách có chứa đựng sáng tác sớm nhất liên quan đến núi Thiên Thai gắn với câu chuyện gặp tiên của hai chàng Lưu Thần, Nguyễn Triệu (Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai).
- Dựa vào sáng tác của Can Bảo, sau này, nhiều văn nhân thi sĩ cũng có những sáng tác liên quan đến cõi thiên thai cùng môtip như vậy.
- Tiêu biểu phải kể đến là Thiên Thai phỏng ẩn lục (trích Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu) ở đời nhà Thanh (Trung Hoa).
- Từ những sáng tác đó, thiên thai đi vào văn học của các nước trong vùng văn hoá chữ Hán và nó không còn là cái tên gắn liền với một vùng đất cụ thể của Trung Hoa nữa mà đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng trong sáng tác thời trung đại (và cả hiện đại) gắn với tiên giới..
- Thực chất, đây là những khái niệm tương đồng với thiên thai.
- Vì vậy, trong bài viết này, cõi thiên thai được hiểu là tên gọi chung cho các vùng tiên cảnh, bồng lai, đào nguyên.
- Dù tên gọi khác nhau nhưng thực chất cõi tiên, bồng lai, đào nguyên hay thiên thai cũng đều là biểu tượng về một vùng đất lãng mạn cổ xưa, một chốn thần tiên hạnh phúc lý tưởng của người phương Đông” (Nguyễn Kim Châu, 2020)..
- Ước mơ của con người về một chốn thần tiên thực chất đã có từ thời thượng cổ và được ghi chép một cách phong phú trong các tài liệu văn học, lịch sử, tôn giáo.
- Ở phương Đông, trong tư duy của con người cổ đại, những vùng đất như vậy đã xuất hiện từ rất lâu, trong quan niệm về thế giới, đặc biệt là trong triết thuyết Phật giáo (gắn liền với cõi Cực Lạc) và triết thuyết Đạo giáo (gắn liền với ghi chép về những vùng đất nơi con người và thần nhân sinh sống như nước Hoa Tư Thị trong Xung hư chân kinh của Liệt Tử, núi Cô Dạ trong Nam hoa kinh của Trang Tử.
- Từ đó, thiên thai trở thành một thứ “ký ức văn hoá” (chữ dùng của J.
- Lúc này biểu tượng thiên thai được coi là trung gian, mang trong mình sự hoà trộn giữa.
- Do đó, khi khám phá biểu tượng thiên thai trong văn học trung đại Việt Nam, ngoài những ý nghĩa cổ xưa, ta còn thấy xuất hiện những ý nghĩa mới được sản sinh từ môi trường văn hoá Việt Nam thời trung đại.
- Việc lặp đi lặp lại và có sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ những huyền thoại cổ xưa cho đến sáng tác nghệ thuật thời nay cho thấy bản chất phổ quát bền vững của biểu tượng thiên thai.
- Chính vì vậy, khám phá biểu tượng thiên thai cũng chính là cách để chúng ta hiểu hơn về thế giới tâm hồn không phải của cá nhân mà của người phương Đông từ xa xưa..
- Dấu ấn của tinh thần sùng thượng tự nhiên trong tư tưởng Lão – Trang Khác với Nho giáo ở chỗ chỉ quan tâm vai trò của con người đối với việc cải tạo thế giới, xây dựng xã hội, triết thuyết Lão – Trang chủ trương kéo con người trở về với cội nguồn tự nhiên, tìm lại thiên căn bằng lẽ sống hài hòa với tự nhiên, xuất phát từ quan niệm phong phú và phức tạp về “Đạo”.
- vạn vật) (Lão Tử, 2021), Lão Tử đã đề xướng học thuyết “Đạo tự nhiên”.
- Theo đó, ông hình dung con người như một phần tử trong tập hợp, một bộ phận trong chuỗi liên kết của tự nhiên, vận động theo quy luật của tự nhiên, của “Đạo”.
- Từ quan niệm đó, Lão Tử đã đề xướng những tiêu chuẩn ứng xử của nhân sinh: muốn tồn tại, con người phải biết thuận theo lẽ tự nhiên, không làm những điều tổn hại đến tự nhiên.
- Đạo theo tự nhiên” (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên) (Lão Tử, 2021)..
- Coi trọng tự nhiên ở việc gắn liền với bản tính vốn có của vạn vật khi chưa bị con người tác động vào, ông đề cao cái đẹp thuần khiết của tự nhiên như “gỗ chưa qua tay người”, bởi vẻ đẹp đó chính là vẻ đẹp tự thân, “một sự thể hiện sinh động nhất quy luật tồn tại và phát triển của vạn vật theo căn tính tự nhiên”.
- và nó “nằm ngoài sự chi phối bởi ý thức chủ quan của con người” (Nguyễn Kim Châu, 2020).
- Đồng thời, Lão Tử kêu gọi con người “quay về với sự chất phác và chân thực” (phản phác chân quy).
- Tuy chưa trực tiếp đề cập khái niệm “tự nhiên cảnh vật”, song có thể nói Lão Tử là người tích cực nhất trong việc đề cao thế giới tự nhiên ở thời kỳ này..
- Kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử – người học trò xuất sắc của ông, cũng đề cao tự nhiên với quan niệm “Khi chưa có trời đất, đã có đạo rồi.
- Ông cho rằng “Biết được chỗ làm của trời là biết thuận theo cái lẽ tự nhiên của trời đất mà sống” và ông tha thiết kêu gọi con người hãy phá bỏ mọi trang sức đẽo gọt, giả tạo để trở về với sự thuần phác, tự nhiên (điêu trác phúc phác) và đề xướng chủ trương “tiêu dao” cũng như xây dựng hình mẫu “chân nhân” gắn liền với việc cảm thụ thiên nhiên.
- Chủ trương sống hoà hợp cùng tự nhiên của học thuyết Lão – Trang hoà vào tinh thần sùng thượng tự nhiên trong tâm thức dân gian đã mang đến một trải nghiệm thẩm mỹ phương Đông: trở về cội nguồn mỗi khi con người đứng trước thế giới tự nhiên.
- Với tư cách là một triết thuyết in đậm dấu ấn tâm hồn và trí tuệ sinh thái phương Đông cổ đại, học thuyết Lão – Trang đã giúp biểu tượng thiên thai trong các tác phẩm chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng này chuyển tải những thông điệp sâu sắc về việc đề cao vẻ đẹp thuần khiết và cuộc sống giản dị, hoà hợp với tự nhiên..
- Biểu tượng thiên thai – nơi lưu giữ tâm thức về một hệ sinh thái nguyên thuỷ Từ buổi bình minh của lịch sử, cuộc sống hái lượm, săn bắn, nương náu vào núi rừng đã gắn kết con người nguyên thuỷ với tự nhiên.
- Chính vì vậy, trong tâm thức của con người, những hình ảnh về những núi rừng hoang sơ với hệ sinh thái khoẻ mạnh, không có sự tác động và xâm chiếm của con người vẫn cứ lưu đọng mãi, nhất là trong văn hoá, văn học.
- Tâm thức đó đã hoà quyện với tinh thần sinh thái Lão – Trang, cho ra đời biểu tượng thiên thai gắn liền với hình ảnh núi rừng nguyên sinh thuần khiết cùng hệ động – thực vật phong phú..
- Không khó để thấy được điều đó khi ta hệ thống các tác phẩm viết về chốn tiên cảnh, thiên thai, đào nguyên và nhận thấy ở đó cứ trở đi trở lại hình ảnh của những khu rừng rậm, những vùng núi non xa xôi, cách biệt thế giới con người.
- từ núi Thiên Thai hiểm trở trong Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai đến núi Nam Sơn nơi tộc Bàn Hồ sinh sống trong truyện Bàn Hồ (Sưu thần ký).
- từ khu rừng đào bạt ngàn thăm thẳm nơi đầu nguồn trong Đào hoa nguyên ký, đến vùng núi Lâm Hải nước Đông Ngô với những rắn chúa khổng lồ có hình thù con người trong truyện Rắn trắng rắn vàng (Sưu thần hậu ký)… đều mang những đặc điểm của một khu rừng tự nhiên cổ xưa tươi tốt, với hệ sinh thái phong phú..
- Trong đó, có những vùng núi rừng sâu thẳm gắn với cõi thiên thai hiện lên thật sống động như núi Hoa Điệp “ngang dọc khoảng bốn mươi dặm, um tùm cây cối, bốn mùa đầy hoa”.
- Ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm chung của nước trong hệ sinh thái thiên thai là nguồn cội cấu thành, dưỡng nuôi, bảo bọc cho hệ sinh thái rừng..
- Thậm chí, ở nơi rừng sâu núi thẳm không người đặt chân tới, có nhiều loài sống lâu năm nên thành tinh, có khả năng biến hoá như tộc bướm ở núi Hoa Điệp (Duyên lạ nước Hoa – Lê Thánh Tông), những con vượn và cáo có thể hoá lốt người (trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang – Nguyễn Dữ), cá hoá thành tiên nữ (Chuyện lạ nhà thuyền chài – Lê Thánh Tông), những loài thuồng luồng vuốt ngắn linh thiêng hoá thần phù trợ cho con người (Sông Dùng – Phạm Đình Hổ)… Chúng cũng biết yêu, ghét, biết ơn nghĩa, sống biết đấu tranh, yêu chuộng tự do theo bản năng thiên tính.
- Hình thù của chúng có thể là dữ tợn, quái dị trong quan niệm thẩm mỹ của con người, nhưng ở góc nhìn sinh thái, đó là căn tính tự nhiên của các loài vật trong hệ sinh thái nguyên thuỷ hoang sơ còn đầy rẫy những bí ẩn thẳm sâu mà con người không nắm bắt hết được.
- Những ngọn núi, cánh rừng, đại dương, sông suối và các loài động – thực vật cõi thiên thai kết hợp với nhau đã tạo nên một hệ sinh thái núi rừng nguyên sơ, gợi sự tò mò và niềm tin thấp thoáng nơi con người về một vùng đất, một hệ sinh thái thuần tự nhiên khoẻ mạnh có thật.
- Từ góc nhìn sinh thái, chúng tôi nhận thấy rằng thiên thai chính là biểu tượng về một khu rừng nguyên sinh với bộ gen xanh tươi, thuần khiết, được lưu giữ trong ký ức các cộng đồng.
- Con người vốn cũng từ thế giới nguyên thuỷ ấy mà bước ra, tuy nhiên, càng dấn thân vào con đường văn minh hoá, xa rời tự nhiên, con người càng ý thức được hệ lụy khủng khiếp từ thái độ và hành động quay lưng của mình.
- Những khi rơi vào khủng hoảng, bế tắc, con người lại tìm về với cội nguồn tự nhiên để tựa nương hoặc sống trong sự nuối tiếc những vẻ đẹp đã mất.
- Nó tạo thành một niềm day dứt, luyến tiếc, một ẩn ức cứ trở đi trở lại trong tâm thức của con người nói chung, trong sáng tác của các thi nhân trung đại nói riêng.
- Đó cũng là lý do vì sao khi đứng trước một cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ, các thi nhân liền liên tưởng tới cõi thiên thai với hệ sinh thái nguyên thuỷ, thuần khiết, lặng lẽ và khát khao được vươn tới chốn non tiên.
- Trong văn học trung đại Việt Nam, hệ sinh thái nguyên sơ của thiên thai cũng không ngừng mời gọi, hấp dẫn các nhà văn, nhà thơ.
- Nguyễn Trãi thì tìm thấy ở tiên cảnh núi Côn Sơn nơi ông ẩn cư ở một cuộc sống tự nhiên trong lành, tinh khiết như ngàn cây, ánh sáng và khí trời, được ngăn cách hoàn toàn với bụi trần bên ngoài: Tiên thư sổ quyển cửu sinh nha/ Cơ thực tùng căn tước nhật hoa/ Trúc hữu thiên can lan tục khách/ Trần vô bán điểm đáo sơn gia (Mấy quyển sách tiên là vốn sinh nhai/ Đói ăn rễ thông và hớp ánh nắng/ Trúc có ngàn cây để ngăn khách tục/ Bụi không nửa hạt bén vào căn nhà trong núi – Hoạ hữu nhân yên hà ngụ hứng kỳ III).
- Tương tự như vậy, Vũ Vĩnh Trinh, Nguyễn Trung Ngạn cũng tìm thấy sự giao hoà giữa cái sâu thẳm của của thiên nhiên với cái chiều hư trong tâm hồn (Đăng Yên Phụ sơn), cái hùng vĩ tráng lệ của sơn thuỷ với cái khoáng đạt của con người (Thần Phù cảng khẩu hiểu bạc)… để rồi trong khoảnh khắc, các thi nhân như hoá vào cõi tiên cảnh thuần khiết, trong trẻo.
- Có thể thấy, tâm thức hoà mình vào thiên nhiên nguyên sơ để tìm thấy chính tâm hồn và bản thể tự nhiên của mình, để gột hết bụi trần mà ‘phi thăng thành tiên” đã được các thi sĩ, văn nhân Việt Nam nhận diện và giải phóng một cách tối đa trong thơ văn.
- Tự nhiên rừng núi, sông biển đã trở thành vũ trụ hiền từ nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách và trở thành đích đến của đời sống con người.
- Đó cũng là con đường “quy hồi bản nhiên”, quay về và tìm ra cái bản thể, gốc rễ tự nhiên trong căn tính nhân loại (Lưu Hồng Sơn, 2014.
- Vì vậy, xu hướng khát khao kiếm tìm, hướng về tự nhiên để hoà vào tự nhiên là một tất yếu của tâm thức con người.
- Nó đã được các thi nhân phản ánh một cách lãng mạn, bay bổng qua biểu tượng thiên thai trung đại..
- Biểu tượng thiên thai – nơi con người học cách thích nghi với tự nhiên.
- Sau một quá trình dài mang tư tưởng con người trung tâm để đối xử với tự nhiên một cách thô bạo thì đến những năm 80 của thế kỷ XX, tinh thần đề cao sinh thái và lối sống thích nghi với tự nhiên chốn đồng quê đã được người phương Tây thực sự chú trọng.
- đồng quê (pastoral literature) đã ra đời và bùng nổ cùng những cái tên tiêu biểu như Margaret Atwood với tác phẩm Nổi lên bề mặt (Rise to the surface), Jean Hegla với tác phẩm Vào rừng (Go to the forest)… Thông điệp chung mà các nhà văn này đưa ra là kêu gọi con người hướng về tự nhiên và cuộc sống nông nghiệp lý tưởng chốn nông thôn để hàn gắn vết thương sau những va đập với cuộc sống văn minh thị thành.
- Đối chiếu từ góc nhìn của sinh thái học hiện đại, mô hình sống này rất tích cực, bởi nó hạn chế được tối đa sức ép của dân số và tác động của văn minh nhân loại lên môi trường sống tự nhiên.
- Trên tinh thần đề cao sinh thái của người phương Đông cổ xưa, mô hình “tiểu quốc quả dân” của Lão Tử nhằm mong muốn con người quay trở về lối sống tự nhiên “vô vi”, “vô dục”, “phản phục”, tức là không làm gì trái với luật tự nhiên của vũ trụ, không ham muốn cái gì ngoài những nhu cầu tối thiểu tự nhiên của con người, quay trở về với lối sống giản đơn, thuận theo tự nhiên.
- Lời kêu gọi này của Lão Tử đã nhận được sự đồng tình của học trò mình là Liệt Tử, Trang Tử và về sau này là các ẩn sĩ Đạo gia thông qua việc xây dựng một mô hình xã hội – sinh thái lý tưởng gắn liền với biểu tượng thiên thai..
- Trong văn xuôi, đặc biệt là ở các truyện truyền kỳ, dấu ấn của tinh thần sinh thái theo tư tưởng Đạo gia được thể hiện khá rõ nét, từ Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai của Can Bảo cho tới Đào hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh, rồi Thiên Thai phỏng ẩn lục của Cù Tông Cát….
- Đào hoa nguyên ký có thể được coi là sáng tác chứa đựng mô hình sinh thái nông nghiệp gắn với đào nguyên, thiên thai được hoàn chỉnh hoá sớm nhất.
- Trong thơ ca, Đào Uyên Minh cũng là văn nhân sớm nhất, tích cực nhất trong việc đề cao lối sống thuận theo tự nhiên và là người tiên phong trong việc sáng tạo, bổ sung vào mô hình sinh thái nông nghiệp cõi thiên thai những yếu tố không gian thiên nhiên như bãi bờ, đồng ruộng, ao bể, suối mát… Cùng với đó, ông liên tục đưa ra lời kêu gọi con người sống thuận tự nhiên như một tiếng đồng vọng thiết tha với tiền nhân trên tinh thần “quy hồi bản nhiên”: Cẩu phệ thâm hạng trung/ Kê minh tang thụ điên/ Hộ đình vô trần tạp/ Hư thất hữu dư nhàn/ Cửu tại phiền lung lý/ Phục đắc phản tự nhiên (Ngõ sâu chó sủa vọng/.
- Ngọn dâu gà gáy dài/ Sân ngoài không mảy bụi/ Nhà rỗng thừa thảnh thơi/ Cũi lồng sao bó mãi/ Quay về với tự nhiên – Quy viên điền cư kỳ I, do Trương Việt Linh dịch).
- Sau Đào Uyên Minh, nhiều sáng tác của thi nhân Trung Hoa, Hàn Quốc như Vương Duy (với Đào nguyên hành), Nhân Lão (với Hoạ quy khứ lai từ)… cũng đều gắn liền thiên thai với “mô hình xanh” như vậy.
- một con người với vòng tâm trạng luẩn quẩn, cô đơn, đầy tâm sự, dù đã vào cõi đào nguyên, tiên cảnh mà lòng vẫn mang nặng nỗi ưu tư khôn nguôi hướng về trần gian, quê cũ..
- Bài thơ được coi là một bản trường ca gồm 185 câu thơ lục bát chữ Nôm đầy sáng tạo về con người và thiên nhiên, trong sự lắng đọng của mạch nguồn dân gian, dân tộc.
- Ở nơi đó, con người hoà vào cuộc sống của một lão nông tri điền với dăm mẫu vườn tràn đầy cỏ hoa: Chọn nơi đất rộng trống không/ Mở vườn dăm mẫu vun trồng cỏ hoa.
- Không chỉ vui vầy với việc trồng trọt trên mảnh vườn yêu dấu mà con người còn tích cực chăn nuôi, sản xuất trong niềm vui bội thu: Trâu bò gà lợn dê ngan/ Đầy lũ đầy đàn thả khắp mọi nơi.
- Không u uất như Cao Bá Quát, cũng không hóm hỉnh, lạc quan như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du cũng hướng tới xây dựng cõi thiên thai trên cơ sở tư tưởng của tiền nhân, song mô hình sinh thái nông nghiệp của ông ở Sơn thôn là một mô hình sống động, được thể hiện một cách cô đọng, súc tích mà đầy lãng mạn, ý vị chỉ trong hai câu thơ: Mục nhi chuỳ giác hoang giao mộ/ Cấp nữ liên đồng ngọc tỉnh xuân (Trong ánh chiều tà, trẻ chăn trâu gõ sừng trên đồng hoang/ Giữa ngày xuân, cô gái nối ống bương dẫn nước từ giếng ngọc).
- Qua ngòi bút của thi nhân, chốn đào nguyên nơi núi sâu không hoang vu, vắng lặng mà thật dân dã, thân quen với hình ảnh làng quê ấm áp, nơi con người sống thật giản dị, hài hoà, thuần khiết cùng tự nhiên.
- Cảnh đào nguyên ở cõi trần đậm màu sắc chốn nông thôn bình dị, nơi con người sống hài hoà cùng cuộc sống nông nghiệp.
- Ở đó, con người thuần hậu, chăm chỉ, gắn bó với hoạt động nông nghiệp thuần nguyên, không quan tâm chuyện thời thế bên ngoài nên đời sống vui tươi, tuổi thọ kéo dài..
- Tuy nhiên, ngoài việc tích cực xây dựng và bảo lưu mô hình sinh thái nông nghiệp gắn liền với thiên thai, cõi tiên, tâm thức ấy còn dẫn tới một hệ quả khác, đó là việc các thi nhân khi đứng trước khung cảnh nông thôn, làng quê, nơi con người sống hài hoà, thích nghi với tự nhiên cùng thửa ruộng, cánh đồng, dòng sông, ao bãi, khu vườn là liền liên tưởng, so sánh, ví von với cảnh đào nguyên, thiên thai.
- Bài thơ gợi lên hình ảnh dòng sông Hoàng Giang mênh mông rợn ngợp bốn bề triều dâng, cuộc sống con người hiện ra trong thế tựa nương vào thiên nhiên với những ánh đèn, ruộng đồng, những ngôi nhà xa gần thấp thoáng: Chiếu dã đăng minh gia viễn cận/ Mạn thiên triều tướng thuỷ tây đông (Đèn sáng soi đồng nội, nhà xa nhà gần thấp thoáng/ Triều dâng ngút trời, phía đông phía tây đều có nước tràn).
- Cùng tâm thức đó, Ngô Thì Nhậm khi viết Mộng Thiên Thai phú cũng đã ngợi ca cuộc sống nông thôn làng quê của mình.
- Dưới ngòi bút của thi nhân, thiên thai không còn là cõi tiên xa xôi, vắng vẻ, cách biệt trần thế như trong truyền thuyết mà nó chính là hình ảnh làng quê ở “ngọn Đông Cửu hạt Gia Định lừng tiếng miền Giang Bắc” và toả lên hơi ấm của sự sống con người với những sinh hoạt đơn sơ nơi chợ búa, xóm làng, ruộng đồng, nương dâu: Gián yên hà ư thổ thạch/ Ẩn tang ma hồ tùng trúc/ Tả triền mạch nhi hữu lưu diêm/ Giang nguyên diền nhi trắc pha lộc (Núi đá lẫn khói mây/ Dâu gai xen tùng trúc/ Lối chợ, bên trái quanh/ Xóm làng bên phải mọc/ Bước xuống: ruộng với đồng/ Trèo lên: gò với dốc).
- Khao khát hướng về cõi thiên thai đã hoà vào tâm hồn luôn hướng về thiên nhiên làng cảnh quê hương của Thái Thuận, Ngô Thì Nhậm.
- tinh thần hướng về tự nhiên, hoà vào tự nhiên vốn là bản năng thường trực trong trái tim đầy nhạy cảm của người nghệ sĩ..
- Những phân tích trên cho thấy mô hình sinh thái nông nghiệp trong sáng tác của các thi nhân mang vẻ đẹp hoà quyện của tự nhiên và đời sống con người.
- Ở đó, tự nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo, con người thấp thoáng hiện lên trong thế tựa nương vào tự nhiên ở cả góc độ vật chất lẫn tinh thần.
- “vòng thế tục”, với chốn “bụi trần”, “lao xao”, “ồn ào” đầy thị phi, tranh đấu và trở thành mảnh đất nương náu cho tâm hồn con người trong cơn gió bụi kinh thành.
- Tâm thức hướng về cội nguồn, quê hương đã gặp gỡ, hoà quyện với tâm thức hướng về tự nhiên của thi nhân nói riêng, của người phương Đông nói chung.
- Tự nhiên, làng quê do đó trở thành mái nhà không dễ gì rời xa và nếu có đi xa thì đó cũng là nơi mà con người luôn muốn quay trở về, dừng chân nghỉ ngơi, sống những ngày tháng êm đềm như Nguyễn Du đã khẳng định: Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại/ Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân (Mong sao được vượt ra ngoài vòng thế tục/ Thì dưới hàng thông cây cao bóng cả kia là nơi rất thích hợp – Sơn thôn).
- Việt Nam đã đưa cõi thiên thai trở thành biểu tượng chứa đựng tinh thần sinh thái.
- Cụ thể, đó là tinh thần sùng thượng tự nhiên gắn liền với việc lưu giữ một môi trường tự nhiên nguyên sinh và bảo lưu một mô hình sinh hoạt nông nghiệp cổ xưa độc đáo.
- Bên cạnh đó, các văn nhân cũng luôn nỗ lực thực hiện những cuộc hành trình trở về với tự nhiên thuần khiết, với cội nguồn sống trong sự khắc khoải tìm lại những vẻ đẹp xa xưa, những cảm xúc nguyên thuỷ còn lưu giữ trong vô thức của cộng đồng.
- Điều đặc biệt là tất cả những nỗ lực xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa con người và tự nhiên, cũng như những trải nghiệm lãng mạn, bay bổng ấy đã được các văn nhân trung đại chuyển hoá, kết tinh ở biểu tượng thiên thai.
- Đứng trước những hậu quả nặng nề của việc tàn phá môi trường tự nhiên mà con người để lại ngày hôm nay, soi mình vào những giá trị văn học cổ xưa, chúng ta càng thêm ý thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ tự nhiên và bảo lưu những giá trị tinh thần quý báu mà tiền nhân đã để lại..
- Đầu xuân nói chuyện thiên thai.