« Home « Kết quả tìm kiếm

Bước Đầu Nghiên Cứu Đề Xuất Khung Đánh GIá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Đa Dạng Sinh Học


Tóm tắt Xem thử

- BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC.
- Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu (BĐKH)..
- Trong những năm gần đây, BĐKH có những ảnh hưởng rõ rệt đối với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường và đặc biệt là đa dạng sinh học (ĐDSH)..
- Một số các ảnh hưởng/tác động của BĐKH được nhận diện cụ thể ở Việt Nam cho thấy nước biển dâng và nhiệt độ tăng đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến ĐDSH các hệ sinh thái (HST) và các loài.
- Một số tác động như: xâm nhập mặn tác động tới nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng.
- Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố tăng sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó.
- Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST.
- Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
- Một nghiên cứu cho thấy sự suy giảm đáng kể về diện tích của 5 loài cỏ biển ở Cát Bà và Hạ Long do thay đổi nhiệt độ..
- Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu cách tiếp cận cũng như phương pháp luận của đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH, bước đầu khung đánh giá được đề xuất bao gồm các bước cụ thể: xác định các vùng ĐDSH cao, các lớp thông tin, dữ liệu kèm theo và thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp cho Việt Nam.
- thực hiện đánh giá tác động của BĐKH thông qua phương pháp đánh giá định tính bằng ma trận đánh giá tại các vùng ưu tiên được lựa chọn..
- Việc nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH tại Việt Nam là cơ sở khoa học và nền tảng cho việc cụ thể hóa các tác động đối với HST và loài tại các vùng của Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH giảm thiểu và thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH..
- Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI.
- BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.
- Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi lớn nhất từ BĐKH.
- Hiện tượng El-nino, La-nina ngày càng tác động mạnh đến Việt Nam.
- Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai và đặc biệt là đa dạng sinh học (ĐDSH) của nước ta (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2011)..
- khí hậu ôn đới núi cao (Sa Pa, Bắc Hà), khí hậu á nhiệt đới (Lai Châu, Đà Lạt), khí hậu nhiệt đới điển hình (Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long), khí hậu cao nguyên (Tây Nguyên, Mộc Châu), khí hậu khô nóng (Ninh Thuận, Bình Thuận), v.v.
- Vì vậy, sự tác động của BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hướng rất lớn trên phạm vi rộng đến ĐDSH (Hoàng Thị Bình Minh và Phan Văn Mạch, 2011)..
- Sự tác động, ảnh hưởng của BĐKH có thể gây ra nhiều tác động sâu sắc, làm hủy hoại các HST mong manh, kém bền vững hậu quả có thể dẫn đến các HST bị biến đổi và phân mảnh.
- Mặc dù vấn đề BĐKH bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1990 và đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến lãnh thổ Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu có tính chất đơn ngành, độc lập riêng đối với các yếu tố BĐKH và sự thay đổi các yếu tố này tại các vùng lãnh thổ Việt Nam.
- Thời gian gần đây, đã có các nghiên cứu, hướng dẫn tác động của BĐKH đến một số ngành cụ thể như nông nghiệp.
- Cho đến nay, vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, phương pháp luận phù hợp đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH.
- Một số các hoạt động vẫn dừng ở những nét khái lược, định tính nhiều hơn, những tiếp cận định lượng còn hạn chế, nhiều nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu như phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu về đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH..
- PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu được thực hiện dựa vào các cách tiếp cận hệ thống, lựa chọn vùng “ưu tiên” có mức độ ĐDSH cao và có yếu tố BĐKH thay đổi lớn, trên cơ sở lựa chọn các vùng này sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá, các phương pháp nghiên cứu chính như sau:.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Các tài liệu về phân vùng ĐDSH, phân vùng các yếu tố BĐKH lớn được phân tích tổng hợp.
- Đồng thời, cách tiếp cận về đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH hiện có ở trong nước và quốc tế cũng được nghiên cứu tham khảo.
- Ngoài ra, các phương pháp và hướng dẫn đánh giá tác động cụ thể, định lượng và định tính của các tổ chức quốc tế và trong nước đều được tham khảo cho nghiên cứu..
- Phương pháp chuyên gia: Quá trình lựa chọn phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH được thảo luận với các chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời, phương pháp nghiên cứu, đánh giá tác động đối ĐDSH..
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm xem xét cụ thể các tác động, ảnh hưởng tại một điểm cụ thể..
- Phương pháp bản đồ, viễn thám: Được sử dụng trong việc thiết lập bản đồ các vùng ĐDSH;.
- vùng ưu tiên sau khi chồng ghép bản đồ cho việc đánh giá.
- và kết quả đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ĐDSH..
- QUAN HỆ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 3.1.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy.
- qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El-nino.
- Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng.
- Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, tác động tới nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, 2010)..
- Nước biển dâng lên, làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
- Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn.
- cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi.
- Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn, làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
- Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật.
- Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
- Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút..
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các loài.
- BĐKH có thể dẫn đến tình trạng các loài ngoại lai thay đổi phạm vi địa lý, phát triển mạnh và xâm hại tới các loài bản địa..
- Nguyên nhân của sự suy giảm này đến từ cả 2 khía cạnh là sự tác động của BĐKH như sự biến đổi về lượng mưa, làm gia tăng trầm tích, thay đổi dòng chảy (Mai Trọng Nhuận, 2008)..
- KHUNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC.
- Trên cơ sở các nhận định về ảnh hưởng của BĐKH đến các HST và đến các loài tại Việt Nam, khung đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH được đề xuất như sau:.
- Mục đích nhằm hình thành các vùng ĐDSH cao và có nhiều yếu tố tương đồng, đồng nhất về ĐDSH, cảnh quan, khí hậu.
- Phân vùng khu vực thay đổi lớn yếu tố biến đổi khí hậu.
- Mục đích là hình thành các vùng có sự thay đổi lớn về các yếu tố biến đối khí hậu..
- Lập các lớp dữ liệu, thông tin về các yếu tố BĐKH theo các vùng..
- Thể hiện trên bản đồ các phân vùng có thay đối lớn các yếu tố BĐKH theo tỷ lệ phù hợp..
- Chồng ghép lựa chọn khu vực có ĐDSH cao và khu vực thay đổi lớn và lựa chọn khu vực đánh giá ảnh hưởng BDKH..
- Mục đích là chọn lựa được vùng có ĐDSH cao và thay đổi lớn các yếu tố BĐKH..
- Trên cơ sở phân vùng ĐDSH và phân vùng các khu vực thay đổi lớn yếu tố BĐKH và các công cụ hỗ trợ khác (GIS) cùng với các lớp dữ liệu chuẩn bị sẽ chồng ghép chọn lựa các khu vực có ĐDSH cao và thay đổi lớn các yếu tố BĐKH.
- có ĐDSH cao và thay đổi lớn các yếu tố BĐKH..
- Trên cơ sở kết quả chồng ghép sẽ có các vùng có ĐDSH cao đồng thời thay đổi lớn các yếu tố BĐKH, các vùng này sẽ được sàng lọc, lựa chọn các vùng đặc trưng cho việc đánh giá ảnh hưởng BĐKH đến ĐDSH..
- Xây dựng tiêu chí đánh giá và các loài chỉ thị biến đổi khí hậu tại các khu vực được lựa chọn.
- Mục đích là hình thành được bộ các tiêu chí phục vụ việc đánh giá ảnh hưởng BDKH đến ĐDSH..
- Xác định các loài, HST nhạy cảm làm chỉ thị với thay đổi các yếu tố khí hậu + Xác định các ngưỡng sinh học đối với các loài chỉ thị..
- Xác định phương pháp kỹ thuật đánh giá.
- Sau khi xác định được các yếu tố BĐKH tác động và xây dựng được chỉ thị đánh giá, cần đi vào đánh giá định tính, định lượng tác động của các yếu tố BĐKH này với các thành phần ĐDSH..
- Đối với phương pháp định lượng, phương pháp phổ biến là áp dụng phương pháp mô hình hóa..
- Đối với phương pháp định tính, phương pháp áp dụng được đề xuất là ma trận đánh giá..
- Phương pháp ma trận phối hợp liệt kê các thành phần ĐDSH và liệt kê các yếu tố BĐKH theo từng vùng vào một ma trận.
- Trên các ô ma trận không chỉ có ghi có hay không có tác động, mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động, mức độ tác động được đánh giá bằng cách cho điểm.
- Việc cho điểm đều dựa vào cảm tính của người đánh giá, hoặc nhóm chuyên gia đánh giá.
- Tác động càng mạnh điểm số càng cao.
- Ngoài ra, mức độ tác động có thể được sử dụng bằng các mức cao, trung bình và thấp..
- Ngoài ra, một số các phương pháp khác cũng được sử dụng để đánh giá tác động, ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH gồm: phương pháp lập bảng kiểm tra, phương pháp mạng lưới..
- Khung Đánh giá nhanh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tại một vùng được chọn.
- Các loài khác Cao.
- Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH.
- Thời gian qua cho thấy, BĐKH đã có những ảnh hưởng đến các HST và các loài tại Việt Nam.
- Một số những ảnh hưởng đến ĐDSH khá rõ cho thấy tính khẩn thiết của việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể..
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về Khung đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH đã:.
- Tổng hợp, nhận diện được các ảnh hưởng, tác động của BĐKH đến đa dạng các HST, đa dạng loài..
- Xác lập được cách tiếp cận trong việc lựa chọn khu vực ĐDSH cao và có thay đổi lớn các yếu tố BĐKH..
- Bước đầu đề xuất khung đánh giá định tính các tác động của các yếu tố BĐKH đến cấu trúc, chức năng của HST..
- Nghiên cứu chồng ghép các vùng có đa dang sinh học cao và BĐKH lớn và thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ phù hợp tại Việt Nam kèm theo các lớp dữ liệu..
- Tiếp tục cập nhật, điều chỉnh các phương pháp định lượng, định tính về đánh giá tác động của BĐKH đến các vùng ưu tiên..
- Xây dựng bản đồ tác động BĐKH đến ĐDSH của Việt Nam theo vùng với tỷ lệ bản đồ phù hợp..
- Thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến ĐDSH thí điểm cho một số khu vực điển hình của Việt Nam..
- Đề xuất phương pháp phù hợp giảm thiểu, thích ứng với BĐKH đến ĐDSH của Việt Nam..
- Thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng: Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia ”Đất ngập nước và biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái ven biển.
- Tác động của biến đổi khí hậu lên đất ngập nước.
- Đa dạng thủy sinh vật và các tác động của môi trường, biến đổi khí hậu tới đa dạng thủy sinh vật một số thủy vực tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nước và biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr..
- Điều tra đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và phóng tránh thiên tai đến năm 2020..
- Chính sách của Nhà nước trong việc quản lý và phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nước và biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: