« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI


Tóm tắt Xem thử

- CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI.
- Currently, adaptation to climate change is an indispensable general trend and an important current issue.
- Adaptation aims to diminish the impact of climate change on human life.
- and some recommendations to enhance the effectiveness of coping and adapting to climate change.
- This report is part of the research involving two case studies on adaptation to climate change carried out by a research group (lecturers and students) from the Agricultural, Forestry and Fishery Faculty of Vinh University in Nghe An, Viet Nam..
- The research findings in this report relate to adaptation to climate change and some problems and challenges which these communities face.
- Based on the research findings, the authors have the following recommendations to enhance adaptation: improving people’s knowledge and skills related to climate change.
- and extension of information and of education related to climate change.
- Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu là một chủ đề “nóng” trong các chương trình nghị sự hiện nay ở cấp quốc gia và quốc tế.
- Vấn đề này báo hiệu một sự phát triển thiếu bền vững bởi xu hướng ngày càng gia tăng các thảm họa (sóng thần, động đất, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, nước biển dâng…) và thiên tai có thể cướp đi sinh mạng con người, của cải vật chất bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên Trái đất này! Trong đó người dân nông thôn, ngành nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng) ở các nước đang phát triển là nhạy cảm nhất và chịu tác động từ thiên tai, từ biến đổi khí hậu lớn nhất bởi một số đặc thù của nhóm người này, ngành này và các nước đang phát triển như ngành chịu tác động nhiều từ ngoại cảnh, nhóm người yếu thế hơn trong xã hội, thiếu tài chính, kỹ thuật và tiếng nói của các nước đang phát triển.
- Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số gần 2/3 sống ở khu vực nông thôn, là một trong 5 nước chịu tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu như hạn hán, bão lũ, nước biển dâng… trong các thập kỷ tới (Việt Nam với tác động của BĐKH, 2007)..
- Nhiều minh chứng gần đây cho thấy sự tác động mạnh của BĐKH tới con người, đời sống dân cư Việt Nam suốt từ Bắc đến Nam, đặc biệt là bão, lũ, lụt, sạt lở đất, nước biển dâng.
- Vậy làm như thế nào để giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu? Ngoài các biện pháp tổng hợp đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, đồng loạt không chỉ ở cấp độ vĩ mô quốc gia, quốc tế mà còn ở cấp độ vi mô cấp cộng đồng, cá nhân như giảm hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường…, thì biện pháp thích ứng (BPTU) ngày càng được chú ý hơn cả.
- Bởi nguy cơ thảm họa thường ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ mạnh và “chuyên nghiệp”, cho đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả sẽ khôn lường.
- Do đó, cần chú ý đúng mực “phòng ngừa”, tránh việc chỉ “giải quyết hậu quả” mà không phòng ngừa, thích ứng.
- Thích ứng là xu thế tất yếu trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH lên cuộc sống con người (WB, 2008)..
- Báo cáo này nhấn mạnh tới các BPTU, trong đó sử dụng một số kết quả nghiên cứu về các biện pháp thích ứng của người dân trong phòng tránh thiên tai ở hai trường hợp khác nhau (Thanh Hóa và Nghệ An).
- Báo cáo tập trung trình bày ba nội dung: thứ nhất là khái niệm về biện pháp thích ứng và tầm quan trọng của chúng.
- thứ hai là nhóm các BPTU cụ thể và một số thách thức tại hai trường hợp nghiên cứu.
- thứ ba là các giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng và sử dụng các BPTU một cách đồng bộ từ cá nhân đến cộng đồng, từ vi mô đến vĩ mô..
- BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG.
- Biện pháp thích ứng được hiểu gồm các biện pháp “thích nghi” và “ứng phó” và được nhiều nghiên cứu chú ý (Nguyễn Hữu Ninh, 2007.
- Nguyễn Hồng Trường chỉ ra 1 số quan niệm thích nghi như sau:.
- Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu về sức khỏe và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường mang lại..
- Thích nghi có nghĩa là điều chỉnh, một cách chủ động, tác động trở lại, hoặc dự tính trước, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu..
- Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thật sự sẽ xảy ra của khí hậu.
- Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế hoạch và có thể được thực hiện thích ứng trong nhiều điều kiện khác nhau..
- Như vậy thích nghi được hiểu là có sự chủ động chuẩn bị từ xa hơn so với ứng phó (ứng phó vừa chuẩn bị trước, nhưng cũng xuất hiện ngay lúc đó để xử trí với những tình huống khẩn cấp, bất ngờ lúc đó)..
- Theo Refugee Studies Centre (Lê Hoàng Anh Thư, 2008) thì "thích nghi".
- cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ thảm họa, chẳng hạn như việc lập bản đồ dự báo nguy cơ thảm họa, nâng cao chất lượng quy hoạch đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống dự báo chính xác, hiệu quả, hệ thống bảo hiểm dễ tiếp cận, đồng đánh giá và kiểm soát những thảm họa..
- Nhiều minh chứng thực tế cho thấy sự chủ động giảm và các chương trình cho phép cộng thiểu nguy cơ thảm họa mang lại nhiều lợi ích hơn chi phí khắc phục nếu để sự cố xảy ra, chính vì vậy đẩy mạnh hoạt động thích nghi là cực kỳ cần thiết.
- Trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, cụ thể là trong kế hoạch hành động Bali, người ta cũng đã quan tâm đến yếu tố này..
- Thực tế cho thấy, hoạt động sống của những người dân địa phương phụ thuộc rất lớn vào các hệ sinh thái trên lãnh thổ của họ.
- Nhưng cũng nhờ những hoạt động đó, những người dân bản địa làm cho các hệ sinh thái có độ đàn hồi tốt hơn với những biến động về môi trường và xã hội.
- Hơn nữa, những người dân bản địa hiểu rõ và cũng tác động trở lại đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo những cách sáng tạo riêng, dựa trên những kiến thức cổ truyền và các kỹ thuật khác để tìm ra giải pháp để có thể đương đầu với những thảm họa sắp xảy ra (Nguyễn Giang (biên dịch), 2008)..
- Rất nhiều nghiên cứu về chủ đề “thích ứng” (WB, 2008.
- Trong số đó, báo cáo phát triển con người của WB (2008) đã chỉ ra tất cả các quốc gia phải tìm cách thích ứng, nghĩa là không cần phân biệt đối xử trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và ở tất cả các cấp độ từ vi mô như cấp hộ, cấp cộng đồng tới vĩ mô như cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp quốc tế.
- Nghiên cứu khẳng định đây là xu thế tất yếu khi tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng một “nóng” ở bất kỳ chương trình nghị sự nào và bất kỳ nơi đâu trên toàn thế giới và đang được đặt lên hàng đầu..
- Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo này được phân nhóm các BPTU dựa vào 8 nhóm của tác giả Buton et al.
- Chấp nhận tổn thất: Chịu chấp nhận tổn thất khi không có cách nào khác hoặc khi mà giá phải trả cho các thích nghi cao hơn so với sự rủi ro/thiệt hại..
- Chia sẻ tổn thất: Bảo hiểm, tương trợ, viện trợ để cứu trợ, phục hồi, tái thiết..
- Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích nghi để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu.
- Thay đổi các địa điểm: Ví dụ có thể chuyển các hoạt động sản xuất trồng trọt ở vùng hay ngập lụt đến nơi khác cao hơn và thay thế bằng việc chăn nuôi, trồng trọt những loài chịu nước..
- Nghiên cứu công nghệ mới và phương pháp thích nghi mới..
- Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Đây cũng là một kiểu thích nghi khi các thông tin, kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được phổ biến rộng rãi nhằm thay đổi thói quen, hành vi.
- Điều này rất quan trọng bởi sự cần thiết về hợp tác, liên kết chặt chẽ của nhiều người, nhiều cộng đồng, nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu..
- Việc hiểu biết về quy lụât, về đặc điểm, nguyên nhân phát sinh và các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu để đưa ra các biện pháp thích nghi và ứng phó phù hợp, thông minh, nhằm giảm thiểu tác động lên đời sống con người là vô cùng quan trọng trong tình hình Trái đất nóng lên và tác động BĐKH ở mức toàn cầu như hiện nay..
- CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC.
- Kết quả nghiên cứu tại hai trường hợp nghiên cứu (1 xã ở Thanh Hóa và 1 xã ở Nghệ An) cho thấy các biện pháp thích ứng là khá phong phú và đa dạng (Bảng 1).
- Nhưng cùng một mẫu điều tra ngẫu nhiên (30 hộ/xã) thì ở xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có nhiều các BPTU hơn và công tác phòng tránh bão lụt cũng tốt hơn (thể hiện ở các kế hoạch sản xuất, kế hoạch phòng tránh thiên tai và việc thực hiện các kế hoạch đó hàng năm của xã, xóm) so với xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, mặc dù cả hai địa bàn nghiên cứu đều được người dân gọi là “rốn nước” và mức độ tác động của thiên tai (nhất là lũ, lụt) ở xã Hưng Hòa cao hơn so với xã Quý Lộc.
- Điều khác biệt này có thể được giải thích do sự đoàn kết toàn dân cao, sự chủ động sáng tạo của người dân và đặc biệt sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở tốt tại xã Quý Lộc (xã được phong là anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến và anh hùng trong thời kỳ đổi mới).
- Và người dân địa phương nơi đây coi thiên tai như là “giặc” có thể cướp đi cuộc sống, của cải vật chất, tinh thần của họ đi bất cứ lúc nào, nên được chủ động phòng ngừa từ xa..
- Như vậy, nếu cán bộ, chính quyền địa phương được nhận thức sâu sắc và có phương án, kế hoạch phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH sẵn sàng, cũng như việc chỉ đạo, rút kinh nghiệm, điều hành dân tốt trong công tác của mình, thì sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của người dân và khả năng thích ứng của họ với BĐKH, nhằm hạn chế được tác động của BĐKH tới cuộc sống của người dân nông thôn..
- Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại hai điểm nghiên cứu.
- 1 Chấp nhận tổn thất 1 1.
- 2 Chia sẻ tổn thất 3 5.
- 4 Thay cách sử dụng SH 5 8.
- 5 Ngăn chặn tác động 5 6.
- 8 GD, thông tin khuyến khích thay đổi hành vi.
- Trong 8 nhóm thích ứng, thì nhóm có tần suất ít nhất là nhóm “chấp nhận những tổn thất”..
- Điều này, được giải thích do tâm lý dễ bị tổn thương, dễ bị chịu tác động bởi thiên tai, BĐKH trong ngành nông nghiệp nói chung, cũng như sự vất vả khó nhọc làm nên của cải vật chất của nghề này và đặc biệt là tâm lý truyền thống không khuất phục thiên nhiên từ xưa của người nông dân (thay trời làm mưa.
- Ở cả hai trường hợp nghiên cứu, hầu hết những người được phỏng vấn đều nói rằng những tổn thất qua lịch sử thiên tai mà họ phải hứng chịu đều không đáng bị như thế, tức là họ có thể có những biện pháp thích ứng từ trước để giảm thiểu hơn nữa những tổn thất do thiên tai tác động.
- Ngoài ra nhóm biện pháp thích ứng “nghiên cứu công nghệ mới và phương pháp thích nghi mới” và “giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi” cũng có vẻ mờ nhạt hơn so với các nhóm khác, mặc dù thời đại này là thời đại bùng nổ về thông tin và khoa học công nghệ.
- Nguyên nhân chủ yếu là do người dân ít được tiếp cận với vấn đề mới mẻ này, chủ yếu là những sáng kiến cá nhân tại cộng đồng hoặc “học lỏm” được từ các nơi khác qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Ở cả hai trường hợp nghiên cứu, đều thiếu sự đào tạo, giáo dục hay tập huấn chuyên nghiệp cho sự thích ứng với BĐKH.
- Tương tự như vậy trong nhóm biện pháp “chia sẻ tổn thất” qua bảo hiểm tài sản (cây trồng, vật nuôi, nhà cửa, phương tiện) và bảo hiểm nhân thọ cũng là một “điểm trống” chưa được người dân quan tâm và cũng chưa có hình thức nào tại địa phương, trừ bảo hiểm nhân thọ..
- Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu ở hai trường hợp còn cho thấy một số thách thức khác như sau:.
- Thứ nhất, xuất hiện một số xung đột, mâu thuẫn về lợi ích khác nhau trong việc sử dụng tài nguyên hợp lý (nước cho sản xuất, rừng, cây chắn sóng, chắn đê, miếng cơm, manh áo.
- Ví dụ, tại xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh, Nghệ An chưa giải quyết được mâu thuẫn lợi ích về việc sử dụng cống Rào Đừng (giáp ranh giữa xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc) một bên dùng cho việc xả lũ hoặc “ngăn mặn giữ ngọt” cho đất lúa và một bên sử dụng cho việc tháo nước mặn vào để nuôi tôm, gây ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau.
- Hoặc xung đột về lợi ích trồng và bảo vệ cây chắn sóng, rừng ngập mặn để giảm thiểu thiên tai và lợi ích về miếng cơm manh áo trước mắt là lấy gỗ (xung đột này là hiện tượng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nhất là những nơi có rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn).
- Hoặc vấn đề về việc chia sẻ tổn thất qua cứu trợ để phục hồi tái thiết chưa thỏa đáng, công bằng và có hiện tượng tham nhũng.
- Do vậy, cần tuyên truyền, giáo dục cũng như việc thực thi các chính sách, pháp luật đủ mạnh để đưa lợi ích cộng đồng, lợi ích chung lên trước, có tầm nhìn, để không gây ảnh hưởng lớn tới cộng đồng chỉ vì lợi ích trước mắt.
- Những xung đột, mâu thuẫn này ở cấp độ vĩ mô cũng cần giải quyết và hành động ngay, hành động đồng bộ ở tất cả các nước, đó là sự cam kết, thực hiện cam kết, đó là sự hy sinh lợi ích trước mắt, sự thỏa hiệp vì mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu nhằm cứu lấy Trái đất, cứu lấy loài người (ví dụ xung đột giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường, giữa lợi nhuận và cắt giảm khí thải nhà kính, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn…)..
- Việc lồng ghép các biện pháp thích ứng vào chính các kế hoạch tháng, năm cũng còn nhiều chỗ yếu, thường thì chỉ phòng bị dựa theo quy luật diễn biến thời tiết cũ (ví dụ như mùa mưa bão dễ xảy ra lốc, lũ, lụt là từ tháng 8-10 hàng năm, khi đó mới họp bàn kế hoạch cụ thể phòng tránh thiên tai, nên có nhiều cuộc họp bàn mang tính khẩn cấp, thiếu chủ động và hợp tác tác chiến một cách chuyên nghiệp, đồng bộ)..
- Thứ ba, việc dự tính dự báo diễn biến hoặc quy luật thời tiết, khí hậu đôi khi chưa chính xác và điều tra các khu vực có nguy cơ cao do tác động của thiên tai còn hạn chế và vì thế việc quy hoạch để chủ động thích ứng, phòng bị từ xa, cũng như việc lên phương án phòng tránh còn bị động, hạn chế..
- Thứ tư, nguồn tài chính và vật tư, kỹ thuật hạn hẹp (chỉ trông chờ dự án riêng về phòng tránh thiên tai) cho công tác phòng tránh thiên tai..
- Thứ năm, công tác tuyên truyền, thông tin, giáo dục, khuyến khích thay đổi hành vi, thói quen, nhận thức liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của nó còn yếu và chủ yếu mang.
- NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG.
- Qua kết quả hai nghiên cứu trường hợp trên (qua phỏng vấn, thảo luận nhóm), để nâng cao khả năng thích ứng và sử dụng hiệu quả các biện pháp thích ứng, trước hết phải đa dạng hóa các BPTU ở cấp vi mô và cả vĩ mô, đồng thời áp dụng đồng bộ, đồng loạt và tổng hợp các BPTU khác nhau.
- Có các cơ chế đầu tư, khuyến khích, cam kết với nhau giữa các quốc gia, các khu vực, giữa các cộng đồng, các cá nhân với nhau, cũng như việc “hy sinh” và hài hòa lợi ích riêng và lợi ích chung cho một lợi ích lớn hơn vì nhân loại, vì cộng đồng..
- Giải quyết một số vấn đề tồn tại và các thách thức nêu trên trong hai điểm nghiên cứu và có thể ứng dụng từ kết quả này cho các địa phương, cộng đồng tương tự như nâng cao năng lực, kiến thức liên quan đến BĐKH, lập kế hoạch sản xuất bền vững liên quan chặt đến BĐKH và có sự tham gia đa thành phần, đầu tư hoặc hợp tác đầu tư nhiều hơn, tăng cường thông tin, tuyên truyền giáo dục liên quan đến BĐKH.
- Đặc biệt, có thể nâng cao “hệ thống thông tin và kiến thức biến đổi khí hậu” 1 qua việc củng cố và phát triển sự liên kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong hệ thống nhằm tăng cường sự phát sinh, chia sẻ, truyền bá và ứng dụng một cách tốt nhất các thông tin, kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu, để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên cuộc sống loài người (các bên liên quan chủ yếu trong hệ thống này gồm các thành phần liên quan chủ yếu đến nghiên cứu, giáo dục chính thức và phi chính thức, quản lý Nhà nước, dịch vụ, và chính người dân).
- Tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng, từng quốc gia để có kế hoạch hành động cụ thể, sát thực, khoa học và hợp lý các biện pháp thích ứng tổng hợp..
- Các vấn đề nêu ra trong báo cáo này muốn nhấn mạnh sự cần thiết, cũng như việc mở rộng, nâng cao khả năng thích ứng của người dân trong phòng tránh thiên tai nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung thông qua các giải pháp khác nhau xuất phát từ các “vấn đề” thực tế.
- Các giải pháp đó, có thể là tăng cường tuyên truyền, thông tin, giáo dục thích ứng với BĐKH bằng các hành động cụ thể.
- giải quyết các mâu thuẫn, xung đột lợi ích bằng cách ưu tiên cho phát triển bền vững với các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của BĐKH tới cuộc sống loài người.
- 1 Dựa vào lý thuyết về “hệ thống thông tin và kiến thức nông nghiệp” có thể đưa ra khái niệm mới về.
- và đặc biệt củng cố phát triển “hệ thống thông tin và kiến thức biến đổi khí hậu” với sự tham gia của mọi thành phần liên quan trong xã hội (nhất là lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục chính thức và phi chính thức, quản lý Nhà nước, dịch vụ, người dân) đảm bảo an toàn nhất, giảm thiểu tác động nhất từ BĐKH..
- Chiến lược quốc gia của Việt Nam: Nghiên cứu về cơ chế phát triển sạch.
- Người dân bản địa với biến đổi khí hậu.
- Đề tài tốt nghiệp tìm hiểu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa..
- Báo cáo đánh giá lần 4 về biến đổi khí hậu: Gắn thích ứng biến đổi khí hậu với quản lý rủi ro thiên tai.
- Nghiên cứu điển hình ở Việt Nam..
- Báo cáo đề tài nghiên cứu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu..
- Nghiên cứu sự thích ứng biến đổi khí hậu sự cần thiết đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn..
- Thích nghi để giảm thiểu nguy cơ thảm họa tự nhiên.
- Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động..
- Việt Nam với tác động của biến đổi khí hậu, 2007.
- Báo cáo phát triển con người 2007-2008.
- Chương 4: Thích ứng với xu thế tất yếu: Hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế