« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC CHIẾN LƯỢC HỌC NGÔN NGỮ CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC CHIẾN LƯỢC HỌC NGÔN NGỮ CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
- Chiến lược học là một công cụ đắc lực và không thể thiếu đối với người học ngôn ngữ nhằm giúp họ trở nên năng động và có khả năng tự điều chỉnh bản thân trong tiến trình học tập (Oxford, 1990).
- Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện (Oxford and Nyikos, 1989.
- Trinh, 2011) nhằm minh chứng cho tính hiệu quả của những chiến lược học ngôn ngữ trong việc nâng cao trình độ của người học.
- Trong nghiên cứu này, với mục đích điều tra mức độ sử dụng và sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ của 201 sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn của trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam), Bảng khảo sát có tên Bảng đánh giá các chiến lược học ngôn ngữ (Strategy Inventory for Language Learning - SILL) gồm 50 câu hỏi đã được sử dụng.
- Dựa trên kết quả đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cho việc dạy và học tiếng Anh ở trường Đại học Cần Thơ..
- Người học ngôn ngữ, đặc biệt là những sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn, luôn cần những chiến lược học tập thích hợp để thích ứng với môi trường học tập năng động ở giảng đường Đại học.
- Chính vì thế, những chiến lược.
- học ngôn ngữ được phát triển bởi Oxford (1990) đã và đang giúp người học ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh, phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân.
- Yang (1999) đã khẳng định rằng chiến lược học tiếng Anh thích hợp sẽ giúp người học có trách nhiệm với việc học của mình và có thể dẫn đến thành công trong sử dụng tiếng Anh.
- Mặc dù đã có những bài nghiên cứu về chiến lược học ngôn ngữ trên thế giới, số lượng bài nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt ở trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam (Nguyen &.
- Trinh, 2011), do đó, bài nghiên cứu này sẽ đi sâu, khai thác khía cạnh việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ của sinh viên năm nhất không chuyên ngành Anh văn để định hướng cho người học phát triển năng lực ngôn ngữ của bản thân trên giảng đường Đại học, đáp ứng được yêu cầu về chương trình học theo quy chế tín chỉ hiện tại, từ đó giúp các em trở thành những người học suốt đời (lifelong learners).
- bên cạnh đó, giảng viên tiếng Anh sẽ có cái nhìn tổng quát về chiến lược học ngôn ngữ để đánh thức suy nghĩ tích cực của học sinh trong quá trình học tập, hướng đến mục tiêu của giáo dục là cá thể hóa quá trình học tập để phát triển tiềm năng của từng cá nhân một cách đầy đủ (Roy-Singh, 1991)..
- 1.1.1 Phân loại “những chiến lược học ngôn ngữ”.
- Theo Liu (2010), Oxford năm 1990 đã phát triển thành công một hệ thống các chiến lược học ngôn ngữ dễ hiểu và chi tiết hơn những tác giả trước đó.
- Chính vì thế, nhóm tác giả quyết định sử dụng cách phân loại các chiến lược học ngôn ngữ của Oxford (1990) làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu này..
- Nhóm chiến lược trực tiếp: Liên quan đến tiến trình ngôn ngữ thuộc tinh thần, chia làm ba nhóm nhỏ sau:.
- Nhóm chiến lược ghi nhớ (memory strategies): Được dùng để ghi nhớ kiến thức ngoại ngữ mới và khơi gợi lại kiến thức cũ để sử dụng..
- Nhóm chiến lược nhận thức (cognitive strategies): Người học ngôn ngữ sử dụng nhiều nhất chiến lược này bởi chức năng chuyển hóa ngôn ngữ đích (target language)..
- Nhóm chiến lược đối phó (compensation strategies): Được sử dụng để đối phó với các tình huống vượt quá khả năng của người học ngôn ngữ về mặt ngữ pháp hoặc từ vựng..
- Nhóm chiến lược gián tiếp: gồm những thủ thuật phụ giúp nhóm chiến lược trực tiếp, tuy không có sự ràng buộc trực tiếp đến việc tiếp thu một ngôn ngữ mới, nhưng nhóm chiến lược gián tiếp ủng hộ mạnh mẽ nhóm chiến lược trực tiếp điều chỉnh tiến trình học tập.
- Nhóm chiến lược siêu nhận thức (metacognitive strategies): Giúp người học lên kế hoạch, tự quản lý và tự đánh giá tiến trình học tập..
- Nhóm chiến lược kiểm soát tình cảm/cảm xúc (affective strategies): Được dùng trong việc giúp người học kiềm soát cảm xúc ảnh hưởng đến quá trình học tập..
- Nhóm chiến lược giao tiếp xã hội (social strategies): Là chiến lược giúp giải quyết vấn đề về học ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội..
- 1.1.2 Các nghiên cứu về chiến lược học ngôn ngữ trên thế giới và Việt Nam Dựa trên quá trình lược khảo rất nhiều tài liệu liên quan đến những thành tựu trong nghiên cứu về lĩnh vực sử dụng chiến lược học ngôn ngữ trên toàn thế giới (Gu, 2002.
- Liu, 2010), nhóm tác giả tự tin đưa ra kết luận rằng số lượng bài nghiên cứu về lĩnh vực này đã và đang có chiều hướng tăng lên một cách tích cực, nhằm giúp cho người học ngôn ngữ phát triển năng lực ngôn ngữ của bản thân.
- Bên cạnh đó, ở Việt Nam, tại trường Đại học Cần Thơ, trong những năm trở lại đây, nghiên cứu về lĩnh vực sử dụng chiến lược học ngôn ngữ trên sinh viên không chuyên và chuyên ngành Anh văn của trường đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục như Tran (2006), Quach (2010), Nguyen và Trinh (2011).
- Trong hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng chiến lược như động lực, giới tính, nền tảng văn hóa, thái độ và niềm tin, tuổi tác, tầm ảnh hưởng của nhân tố giới tính đến chiến lược học thật sự phức tạp hơn cả.
- Bài nghiên cứu nổi tiếng của Oxford và Nyikos (1989) trên hơn 1,200 sinh viên đại học trong việc sử dụng chiến lược đã đưa ra kết luận: có một sự khác biệt thật sự rõ rệt trong việc chọn lựa chiến lược của hai giới là nữ giới sử dụng chiến lược nhiều hơn hẳn so với nam giới”.
- Sau 20 năm, Aslan (2009) lại tiếp tục khẳng định một lần nữa trong nghiên cứu gồm 257 đối tượng: nữ giới sử dụng chiến lược học ngôn ngữ nhiều hơn nam giới, và những nữ sinh này có khuynh hướng tiếp thu Anh văn tốt hơn so với các nam sinh.” Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra kết quả ngược lại: nam sinh sử dụng chiến lược nhiều hơn nữ sinh (Wharton, 2000;.
- Không những thế, trong những nghiên cứu gần đây liên quan đến yếu tố giới tính, các kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa hai giới trong việc sử dụng chiến lược trong việc học ngôn ngữ (Gu, 2002.
- 1.2 Tầm quan trọng của bài nghiên cứu.
- Khi tổng hợp tài liệu liên quan, nhóm tác giả chưa thể kết luận một cách chính xác về tầm ảnh hưởng của yếu tố giới tính lên việc lựa chọn chiến lược học ngôn ngữ trên thế giới, nhưng có thể thấy được ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm đến việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ của người học Anh văn trong nước cũng như ở nước ngoài.
- Riêng ở trường Đại học Cần Thơ, Nguyen và Trinh (2011) đã kết luận rằng còn rất ít nghiên cứu liên quan đến sử dụng chiến lược học ngôn ngữ ở sinh viên tại trường.
- Đó là lý do tại sao cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa ở các môi trường học tập khác nhau, các nước khác nhau để thấy được sự đa dạng và tổng quát của việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ ở người học, mà.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Phương pháp nghiên cứu và công cụ thu thập dữ liệu.
- Bài nghiên cứu theo hướng miêu tả, sử dụng một bảng khảo sát có tên “Bảng đánh giá các chiến lược học ngôn ngữ” (Strategy Inventory for Language Learning - SILL) gồm 50 câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm đo mức độ sử dụng các chiến lược của sinh viên.
- Đây là công cụ hiệu quả nhất, sử dụng nhiều và rộng rãi nhất trên thế giới, trong đó có các nước ở Châu Á (Quinquang, 2008), do đó nhóm tác giả mạnh dạn sử dụng lại bảng câu hỏi mà không cần tính số alpha (α) để đo độ tin cậy của bảng câu hỏi và cũng không thực hiện nghiên cứu định hướng (pilot study)..
- 201 sinh viên năm nhất (gồm 134 nữ, 67 nam) không thuộc chuyên ngành Anh Văn thuộc khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ tham gia trả lời bảng khảo sát từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 06 tháng 4 năm 2012.
- Để có thông tin khảo sát khách quan hơn, sinh viên không cần điền thông tin cá nhân trên bảng khảo sát nếu họ không muốn làm như vậy.
- 2.3 Câu hỏi nghiên cứu.
- Để thực hiện đề tài nghiên cứu trên chúng tôi có ba câu hỏi nghiên cứu như sau:.
- Sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ sử dụng chiến lược học ngôn ngữ ở mức độ nào?.
- Trong mỗi nhóm chiến lược, chiến lược nào được sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ sử dụng nhiều nhất và ít nhất?.
- Có sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ xét tổng thể và trong từng nhóm chiến thuật của sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ không?.
- Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để đo mức độ sử dụng các chiến lược học ngôn ngữ dựa trên thang Likert ở 5 mức độ: 1=hoàn toàn không hoặc hầu như không đúng với tôi.
- Bảng câu hỏi được chia làm sáu phần, với chiến lược trí nhớ (từ câu 1-9), chiến lược nhận thức (từ câu 10-23), chiến lược đền bù (từ câu 24-29), chiến lược siêu nhận thức (từ câu 30-38), chiến lược cảm xúc (từ câu 39-44) và chiến lược xã hội (từ câu 45-50)..
- Oxford (1990) đánh giá việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ theo ba cấp độ:.
- 3.1.1 Mức độ chung của sinh viên sử dụng chiến lược học ngôn ngữ.
- Bảng 1: Mức độ sử dụng chiến lược học tiếng Anh của sinh viên.
- Dựa trên chỉ số trung bình M=2.7 và SD=0.55 nên nhóm tác giả kết luận rằng sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ sử dụng chiến lược học ngôn ngữ ở mức độ trung bình..
- 3.1.2 Nhóm chiến lược được sử dụng nhiều nhất và ít nhất.
- Sau khi sử dụng lệnh Frequency Test, nhóm tác giả đưa đến kết luận: sinh viên sử dụng chiến lược siêu nhận thức nhiều nhất trong quá trình học ngôn ngữ của họ với chiến lược “Khi tôi biết tôi sai thì tôi sửa lại cho tốt hơn” (M=3.8.
- SD=0.93) (câu 31) và “Tôi cố gắng tìm cách để trở thành người học ngôn ngữ tốt hơn”.
- SD=1.05) (câu 33), kế đến là chiến lược nhận thức với chiến lược “Tôi đọc hoặc viết từ mới học nhiều lần” (M=3.62.
- Ngược lại, sinh viên sử dụng chiến lược “Tôi đọc tiếng Anh cho vui” với tần suất ít nhất trong chiến lược nhận thức (M=1.76.
- kế đến là chiến lược “Tôi viết cảm xúc của mình vào nhật kí bằng tiếng Anh” trong chiến lược cảm xúc (M=1.88.
- và chiến lược “Tôi nhờ những người nói tiếng Anh bản xứ giúp đỡ” trong chiến thuật xã hội (M=2.05.
- 3.1.3 Sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược ngôn ngữ.
- Bảng 2: Sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng chiến lược ngôn ngữ.
- Sau khi nhóm tác giả sử dụng lệnh independent sample t-test, nhóm tác giả thấy rằng, mặc dù có sự khác biệt rất nhỏ giữa hai giới trong việc sử dụng chiến lược.
- nhưng xét tổng quát, không có sự khác biệt về việc sử dụng chiến lược học ngôn ngữ giữa hai giới ở sinh viên năm nhất không thuộc chuyên ngành Anh văn khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ..
- Bảng 3: Sự khác biệt về giới tính trong việc sửu dụng một số chiến lược cụ thể.
- ngôn ngữ thứ hai (Chiến lược xã hội) Male Female Đối với chiến lược nữ sinh năm nhất sử dụng nhiều hơn nam sinh;.
- trong khi đó, chiến thuật 48 và 50 được nam sinh viên năm nhất sử dụng nhiều..
- Kết quả của câu hỏi nghiên cứu thứ nhất cho thấy sinh viên năm nhất không chuyên Anh văn trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam sử dụng chiến lược học ngôn ngữ ở mức độ trung bình.
- Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Ehrman và Oxford (1989) cho rằng sinh viên Đại học, người học ngôn ngữ thứ hai, học sinh phổ thông trung học sử dụng các loại chiến lược ở mức hạn chế.
- nói cách khác, các đối tượng chưa chủ động sử dụng các chiến lược tốt nhất và toàn diện nhất.
- Ngoài ra, kết quả này còn trùng khớp với nghiên cứu gần đây (Lee và Oxford, 2008)..
- Kết quả câu hỏi nghiên cứu thứ hai cho thấy chiến lược siêu nhận thức được sinh viên không chuyên sử dụng nhiều nhất, và kết quả cũng trùng khớp với các nghiên cứu của Hong-Nam và Leavell (2006) trên 55 sinh viên học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở trường Đại học Southwestern, và Psaltou-Joycey và Sougari (2010) trên 516 sinh viên Hy Lạp học tiếng Anh như ngôn ngữ nước ngoài.
- Như vậy, chúng tôi thấy rằng sinh viên năm nhất có đủ nhận thức trong việc sắp xếp và đánh giá quá trình học tập của bản thân.
- Thật vậy, theo Βρεττού (2011), việc nhận thức này sẽ giúp người học suy nghĩ tích cực về tiến trình học ngôn ngữ của bản thân, thiết lập mục tiêu cho những phát triển cá nhân, lên kế hoạch học tập và tìm cách thực hành tiếng Anh đồng thời tự đánh giá bản thân..
- Bên cạnh đó, vì những chiến lược nhận thức đòi hỏi người học ngôn ngữ phân tích, lý giải, truyền và nhận thông điệp, sử dụng nguồn tài liệu học có sẵn và thực hành các kĩ năng ngôn ngữ (Βρεττού, 2011), nên khiến cho những người học ở mức độ sơ cấp không tự tin sử dụng chiến lược, dẫn đến việc sử dụng chiến lược nhận thức ở mức thấp nhất.
- Điều này có thể lý giải là do sinh viên năm nhất còn bỡ ngỡ với môi trường học mới, thiếu năng lực ngoại ngữ, và không được hướng dẫn sử dụng.
- chiến lược đúng đắn nên họ thiếu tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng các chiến lược vào quá trình học của bản thân..
- Kết quả câu hỏi nghiên cứu thứ ba cho thấy không có sự khác biệt trên bình diện tổng thể trong việc sử dụng chiến lược ngôn ngữ ở sinh viên nam và nữ, trùng khớp với kết quả của những nghiên cứu gần đây (Gu, 2002.
- Nguyên nhân có thể là do thói quen từ môi trường trung học phổ thông, những chiến lược mà họ dùng để tiếp thu những thông tin mới về ngôn ngữ đã được rèn theo một mô hình cố định theo những lời giáo viên, nên ở cả hai giới, các em đều có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp thu và sử dụng chiến thuật..
- Tuy nhiên, một điều thú vị mà nhóm nghiên cứu phát hiện đó chính là sinh viên nam vượt trội hơn sinh viên nữ trong việc “yêu cầu giúp đỡ” và “học hỏi văn hóa của người bản xứ”, có thể là do ảnh hưởng một phần của yếu tố giới tính là nam thường dạn dĩ hơn..
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy mặc dù sinh viên năm nhất sử dụng chiến lược ở mức độ trung bình, nhưng đa số các em có khuynh hướng sử dụng chiến lược siêu nhận thức trong quá trình học ngoại ngữ của bản thân nên giáo viên Anh văn có thể sử dụng điểm thuận lợi này để phát triển năng lực ngôn ngữ của các em, tạo hứng thú cho các em trong việc học ngoại ngữ và giúp các em tự lên kế hoạch cũng như điều chỉnh và đánh giá quá trình học của bản thân..
- Từ kết quả khảo sát, chiến lược nhận thức và chiến thuật xã hội của sinh viên thấp, nguyên nhân là sinh viên xem việc học ngôn ngữ như là một môn học thay vì một công cụ để giao tiếp hiệu quả (Βρεττού, 2011), cho nên giáo viên Anh văn cần khuyến khích và tạo nhiều cơ hội thực tế cho người học sử dụng ngôn ngữ của mình để các em thấy yêu thích việc học ngoại ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên được nâng lên một tầm cao mới..
- 4.2 Những đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo.
- Mặc dù đây là số lượng chênh lệch không thể tránh khỏi khi nghiên cứu thực hiện ở khoa Sư phạm, nhưng phần nào cũng có tác động ít nhiều đến kết quả khảo sát về giới tính.
- Do vậy đối tượng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo nên cân bằng về số lượng nam và nữ..
- Thứ hai, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nên được phối hợp thực hiện với nhau trong các nghiên cứu tiếp theo bằng cách kết hợp với việc quan sát và phỏng vấn để có cái nhìn chính xác và toàn diện..
- Mức độ sử dụng các chiến lược đọc nhận thức và siêu nhận thức của sinh viên chuyên ngành Anh văn [Frequency of use of cognitive-.
- Language learning