« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY ĐẮP TRONG VÀ NGOÀI KINH ĐÔ THĂNG LONG THỜI LÝ


Tóm tắt Xem thử

- Với tư cách là chuyên gia lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần, tôi được tham gia Ban chuyên gia hỗn hợp Việt - Nhật nghiên cứu và bảo tồn Hoàng thành Thăng Long kể từ năm 2007.
- Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về kết quả nghiên cứu trong thời gian ba năm nay, chủ yếu về thời Lý của Kinh đô Thăng Long 1 .
- Hy vọng rằng bài này có thể đóng góp phần nào để làm sáng tỏ hơn giá trị lịch sử của Thăng Long - Hà Nội mà khu trung tâm đó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới..
- Mặc dù không ít công trình nghiên cứu khảo cổ học và sử học về Kinh đô Thăng Long đã được công bố 2 , nhưng còn một số vấn đề chưa được đề cập đến hoặc cần được chỉnh lý lại.
- Trong bài này tác giả muốn tìm hiểu về các công trình cung điện, lầu các, cơ quan hành chính, chùa chiền, chợ búa, vuờn ao… đã được xây đắp trong và ngoài Kinh đô Thăng Long để phục dựng lại các chức năng cần thiết cho một kinh đô đã được quy hoạch như thế nào..
- Các công trình trong và xung quanh khu vực cung cấm 2.1.
- Các công trình xây dựng năm và .
- Mọi người biết đến ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư 3 (viết tắt là TT) của năm và .
- Đại Việt sử lược (viết tắt là SL) cũng có ghi chép tương tự.
- Theo TT, tháng 7/1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến Kinh phủ Đại La thành và đổi tên thành Đại La sang thành Thăng Long, rồi “xây dựng cung điện ở trong Kinh thành Thăng Long.
- Bên trong thành (“thành nội”) làm chùa Hưng Thiên ngự và lầu Ngữ Phượng tỉnh, bên ngoài thành (“thành ngoại”) làm chùa Thắng Nghiêm ở phía nam”.
- Sau khi đánh dẹp “loạn Ba vương”, Thái Tông lên ngôi và quy hoạch lại không gian cung cấm.
- Nhưng hiện nay, các học giả tập trung nghiên cứu về khu vực “trục chính tâm” từ Bắc Môn, xuống điện Kính Thiên, rồi qua Đoan Môn đến Cột Cờ đã được xác định là tồn tại từ thời Lý và di chỉ 18 Hoàng Diệu..
- Ghi chép của cung điện, lầu các, vườn ao… tiếp tục xuất hiện trong các bộ biên niên sử sau những năm 1030 6 .
- vào năm 1046.
- Năm 1058, nhiều công trình xây dựng được ghi chép như việc xây điện Hồ Thiên bát giác ở ao Kim Minh, mở cửa Tường Phù và “xây điện Linh Quang, bên tả dựng điện Kiến Lễ, bên hữu dựng điện Sùng Nghi.
- Chắc điện Hội Tiên là tẩm điện (nơi ăn ở) được xây dựng trong thời Thánh Tông..
- Ghi chép này chứng minh rằng không phải tất cả tẩm điện của vua đã mất bị phá..
- Ngay phía bắc Kinh đô Thăng Long, Nhân Tông đã dựng hành cung Giao Đàm [SL-1060] hoặc Dâm Đàm [TT] trên bờ Hồ Tây.
- Tác giả cho rằng việc xây dựng các hành cung và sự tuần hành của vua đến các hành cung có ý nghĩa lớn trong hệ thống hành chính địa phương thời Lý 14.
- Hoàng thái tử có cung riêng ở ngoài khu vực cung cấm.
- “Xây cung Long Đức ở ngoài thành (“thành ngoại”) cho Thái tử ở để biết hết việc dân” [SL-1012].
- Chắc cung Long Đức nằm ở phía đông cung cấm 15 .
- Cũng không có thông tin cụ thể về Đông cung, trừ ghi chép Long Cán hoặc Long Trát tức Cao Tông [TT-tháng Giêng năm 1175] và Hạo Sảm hoặc Sam tức Huệ Tông [TT-tháng Giêng năm 1208] đã ở Đông cung với tư cách là hoàng thái tử..
- Các phủ đệ hoàng tử có thể nằm ở bên ngoài thành Đại La.
- Theo điều luật mới được ban hành vào năm 1157, “các vương hậu ban đêm không được đi lại vào trong thành (“thành nội”) [SL].
- “thành nội” trong các tài liệu không chỉ khu vực bên trong thành Đại La mà lại chỉ khu vực bên trong thành Thăng Long (tức Hoàng thành theo khái niệm thời Lê) 18.
- Nhưng, vị trí và quy mô của các cơ quan hành chính và doanh trại quân đội ở Kinh đô Thăng Long cũng không rõ.
- Năm 1029, khi quy hoạch lại khu vực cung cấm thì “bốn phía Long Trì đều có hành lang giải vũ để bách quan hội họp và lục quân túc vệ” [TT].
- Nhưng, thực trạng của hành lang giải vũ cũng ít được ghi chép trong các tài liệu.
- Ngoài ra, Kinh đô Thăng Long có hai cơ quan tư pháp là Đô hộ phủ [SL, TT-1067.
- Vì thế, ngay khi quy hoạch thành Thăng Long vào năm 1010, “bên trong thành (“thành nội”) làm chùa Hưng Thiên ngự” và “bên ngoài thành (“thành ngoại”) làm chùa Thắng Nghiêm ở phía nam” [TT].
- Sau đó cũng có nhiều ghi chép về việc xây chùa, đúc chuông… Chẳng hạn, năm 1021, “dựng nhà bát giác chứa kinh”.
- Hoạt động Nho giáo cũng thỉnh thoảng được ghi chép: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 [TT] và Thái miếu được ghi chép vào năm 1069 [SL] và năm 1087 [SL, TT]..
- Đàn Viên Khâu được xây dựng năm 1154 ở cửa Nam thành Đại La [TT].
- Cũng có ghi chép về Đạo giáo như “xây ba quán Khai Nguyên, Thái Dương, Bắc Đế” [SL-1102].
- Tất nhiêm kinh đô phải có các trung tâm kinh tế.
- Ngay bên trong “thành” (tức thành Thăng Long) kho Trấn Phúc được xây dựng vào năm 1011 [SL và TT].
- Năm 1038, Ngự khố được xây dựng [TT].
- Trong khu dân cư của Kinh đô cần có chợ.
- chợ Dùa (Da thị) [SL-tháng Giêng năm 1214] và chợ Cái (Cái thị) [SL-tháng 7/1214] được ghi chép trong các bộ biên niên sử 22 .
- Trong Kinh đô còn có trung tâm thủ công nghiệp.
- Các khu vực trong Kinh đô (trừ khu vực cung cấm) được chia làm các phường và hạng (ngõ).
- Làng xã xung quanh Kinh đô cũng đóng vai trò không thể thiếu để duy trì Kinh đô.
- Chắc các làng này có từ thời Lý và trực tiếp lệ thuộc vào vua.
- Vấn đề Long thành và Phượng thành.
- Về các vòng thành của Kinh đô Thăng Long thời Lý, tác giả đã viết trong bài trước 26 nhưng trong đó không trình bày một cách đầy đủ về Long thành (xây năm 1029) và Phượng thành (xuất hiện năm 1049), nay xin đề xuất vài nhận xét.
- Nhưng không gian cung cấm trong giai đoạn đầu thời Lý hẹp hơn thành Thăng Long năm 1010, mặc dù cả không gian cung cấm lẫn không gian “thành nội” (vốn chỉ không gian bên trong thành Thăng Long có hình tứ giác với trục chính tâm cửa Bắc - điện Kính Thiên - Đoan Môn - Cột Cờ ngày nay) đều có khả năng được mở rộng về phía tây sau năm 1029, nhất là sau năm 1203.
- Nếu bên trong Long thành là Cấm trung, có thể cho rằng Long thành là vòng thành trong cùng đã bao bọc khu vực cung cấm cho nên phạm vi của nó hẹp hơn vòng thành giữa (thành Thăng Long năm 1010 hoặc thành đó được mở rộng về phía tây).
- Đoạn ghi chép năm 1029 về quy hoạch không gian cung cấm bên trong Long thành chép ít cung điện hơn ghi chép năm 1010..
- Điều đó cũng có thể là một bằng chứng cho phạm vi hẹp hơn thành Thăng Long của Long thành..
- Nhưng tên gọi Long thành có khả năng là cách gọi tắt của Thăng Long thành 27 .
- Trường hợp đó, chúng ta cần giải thích ghi chép SL-tháng 12/1212 như “vào trong Long thành, sau đó tiến quân tiếp để đi vào Cấm trung”.
- Thời Lê có cách ghi chép tương tự:.
- “Bọn Lạng Sơn vương Nghi Dân đêm bắc thang chia ba đường lên thành cửa Đông thành (“Thượng Đông Môn thành.
- vào trộm cung cấm.
- “Đông Môn thành” chắc có nghĩa là cửa Đông của thành Thăng Long được vẽ trong Hồng Đức bản đồ.
- Trong cả hai trường hợp, có thể nghĩ rằng, sau khi đi qua thành Thăng Long thì không có trở ngại lớn để đi vào cung cấm..
- Nói một cách khác, tường thành bao bọc không gian cung cấm không cao (không mạnh) bằng vòng thành giữa (thành Thăng Long 28.
- Tháng 11/1490, vua Lê Thánh Tông “đắp rộng thêm Phượng thành, nhân theo quy chế thời Lý - Trần.
- Việc đắp thành đi thẳng về phía tây có thể có ý nghĩa tạo đường trốn thoát từ cung cấm 31 (Lê Nhân Tông bị tiến công từ phía đông).
- Nếu cách dùng thời Lê sơ của Long thành và Phượng thành vẫn nhất trí với cách dùng thời Lý và Lê Thánh Tông xây thêm tường thành mang tính chất giống Cung thành thì chúng ta phải lý giải là Phượng thành (tính chất Cung thành) và Long thành (vòng thành giữa trong cấu trúc tam trùng thành quách, là tường thành cao.
- nhất của Kinh đô) là hai tường thành khác nhau 32 .
- Kinh đô Thăng Long thời Lý đã có nhiều chức năng chính trị - hành chính, chức năng quân sự, chức năng tôn giáo, chức năng kinh tế… Các chức năng đó được phân bố một cách có hệ thống, bao trùm cả khu vực bên ngoài thành Đại La.
- Ngay vị trí của các vòng thành như Phượng thành, Long thành, thành Thăng Long (sau năm 1029) cũng có cách giải thích khác nhau.
- Ngay trục chính tâm của không gian cung cấm có khả năng chuyển về phía tây khi làm “Tân cung” ở phía tây tầm điện.
- Đến thời Trần thì không gian cung cấm được chia đôi: Trong thành (thành nội) dựng cung điện lầu các, Đông Tây lang vũ, bên tả là cung Thánh Thọ (của thượng hoàng), bên hữu là cung Quan Triều (của hoàng đế) [TT-1230].
- Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu bằng phương pháp sử học, khảo cổ học và các phương pháp khoa học khác để có thể bàn bạc thật cụ thể và sâu sắc về tính liên tục và tính riêng biệt của Kinh đô Thăng Long trong các giai đoạn Lý, Trần, Lê..
- 1 Tác giả đã phân tích các không gian “cung cấm”, “thành nội” (bên trong thành) và “thành ngoại” (bên ngoài thành) trong cấu trúc kinh đô Thăng Long thời Lý - Trần.
- Xem Momoki Shiro, Một số câu hỏi mới về Kinh đô Thăng Long thời Lý - Trần: Khai thác lại thư tịch cổ, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Hà Nội, ngày .
- Viện Khảo cổ học, Hoàng thành Thăng Long (Thăng Long Imperial Citadel), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006.
- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học 1000 năm Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long, NXB Thế giới, Hà Nội, 2009.
- 4 Xem sơ đồ trong Lê Văn Lan, "Vị trí, quy mô và vấn đề “trục chính tâm” của các công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản", Khảo cổ học số 4, 2004, tr.45, 47..
- 5 Phan Huy Lê, "Vị trí khu dích tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long-Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử", Khảo cổ học số 1, 2006, tr.5-9 có sự chỉnh lý và bình luận về các ý kiến chủ yếu..
- Lê Văn Lan, Vị trí, quy mô và vấn đề “trục chính tâm” của các công trình kiến trúc cung đình trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý qua tài liệu văn bản, bài đã dẫn, tr.44 cho rằng: ngoài những năm 1010-1011 và năm còn 4 đợt xây dựng lớn vào các năm và 1203..
- 7 Xung quanh cung cấm cần có vườn ao, nơi ăn chơi ngắm cảnh dành cho vua và hoàng tộc.
- Thành Thăng Long năm 1010 chắc có khu vực vườn ao ở phía sau (phía bắc) thành.
- Sau đó, có nhiều khả năng rằng thành Thăng Long năm 1010 được mở rộng (sau năm 1029) về phía tây đến sông Tô Lịch ngày nay, và khu vực phía tây này chủ yếu được sử dụng như không gian vui chơi và tôn giáo [Phan Huy Lê .
- 9 Ở di tích 18 Hoàng Diệu có vết tích hàng kiến trúc lục giác thuộc giai đoạn giữa thời Lý được phát hiện tại khu A (phía trước mằt bằng kiến trúc của cung điện lớn ở phía bắc khu A) và khu D (phía tây mặt bằng kiến trúc cung điện nằm ngang theo chiều đông-tây).
- Xem Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Về một số dấu tích kiến trúc trong Cấm thành Thăng Long thời Lý - Trần qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm Khảo cổ học số 1, 2007, tr .
- Kiến trúc hình lục giác có khả năng được xây dựng ở nhiều nơi..
- Vì thế chúng ta không chắc cửa Việt Thành mới được xây dựng vào năm 1203..
- Có lẽ cung cấm cũ vẫn còn tồn tại và đóng vai trò nhất định.
- Có một vấn đề là cung Long Đức nằm bên ngoài thành Thăng Long trong khi đó Đông cung vào thời Lê Sơ được vẽ trong Hồng Đức bản đồ nằm bên trong Đông Môn của Hoàng thành (tường thành phía đông của Hoàng thành thời Lê sơ đại khái nhất trí với thành Thăng Long thời Lý).
- Vì vậy, cung Long Đức thời Lý và Đông cung thời Lê sơ có nhiều khả năng ở hai vị trí khác nhau..
- 18 Xem Momoki Shiro, Một số câu hỏi mới về Kinh đô Thăng Long thời Lý - Trần: Khai thác lại thư tịch cổ, bđd..
- SL-1157 cũng nói rằng, “Các hoả đầu của Quan chức đô không được phục dịch cho các tư gia”.
- Quan chức đô không phải là cấm quan, nhưng có thể có vai trò “cảnh sát” hoàng cung vì: khi Bảo Quốc vương toan vào cung cấm để lên ngôi (theo ý muốn của Thái hậu không muốn cho Cao Tông lên ngôi) thì Quan chức đô đã ngăn lại ở cửa Ngân Hà [SL-1175].
- Khi xuống địa phương, vua hay đi thuyền, nên có nhiều khả năng là ngay xung quanh cung cấm có kênh hoặc ao lớn có thể tổ chức đua thuyền.
- 22 Có điều là, trừ ghi chép năm 1035 “Dựng chợ Tây và trường lang” [SL] hoặc “Sáng lập chợ Tây Nhai và trường lang của nó” [TT], các ghi chép khác đều nói về xử hình công khai chứ không nói về hoạt động buôn bán..
- 26 Momoki Shiro, Một số câu hỏi mới về Kinh đô Thăng Long thời Lý - Trần, bđd..
- Đình này ở trong Long thành.
- Cửa Đại Hưng thời Lê vẫn là cửa Hoàng thành và Hàng thành thời Lê vẫn được gọi là thành Thăng Long..
- 28 Không có tài liệu ghi rõ chiều cao và chiều rộng của các tường thành ở Kinh đô Thăng Long thời Lý, nhưng thành Đại La của Cao Biền xây vào năm 866 (tiền thân của thành Thăng Long) cao 2 trượng 6 thước (gần 8m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước [SL].
- “Những kết quả nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng Long”, Hà Nội: Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội, ngày 18/8/2010..
- 30 Có ý kiến cho rằng đây là Hoàng thành (vòng thành giữa) thời Lý - Trần.
- 31 Như đã giới thiệu trong chú thích sự kiện thành Thăng Long năm 1010, khu vực phía tây Hoàng thành (thành Thăng Long) chủ yếu được sử dụng mục đích vui chơi ngắm cảnh và mục đích tôn giáo.
- Trường hợp kinh đô Trường An của nhà Đường, Cấm uyển nằm ở phía bắc Kinh thành cũng có ý nghĩa quân sự và khi Cung thành bị giặc tiến công thì vua có thể trốn thoát vào Cấm uyển.
- 32 TT-1243 có đoạn viết là “Xây dựng “thành nội” hiệu là thành Long Phượng”.
- 33 Ở đây có ít nhất hai vấn đề cần được giải quyết: (a) “thành nội” (thành bên trong hay là bên trong thành?) thời Trần, tức thành Long Phượng, vốn là không gian bên trong vòng thành giữa hoặc chỉ không gian cung cấm