« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH HOA (ANGUILLA MARMORATA) Ở TỈNH CÀ MAU


Tóm tắt Xem thử

- CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH HOA (ANGUILLA MARMORATA) Ở TỈNH CÀ MAU Nguyễn Thanh Long và Trần Ngọc Hải 1.
- Nuôi cá chình hoa (Anguilla marmorata) hiện là mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng nước lợ nhạt tỉnh Cà Mau.
- Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 - 12 năm 2012 thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá chình nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất.
- Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi cá chình trung bình là 1,34 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,7 0,18 ha/ao.
- Cá chình giống có kích cỡ lớn g/con) có nguồn gốc từ tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và được thả nuôi với mật độ con/m 2 .
- Sau thời gian nuôi 591 ngày, cá được thu hoạch với tỉ lệ sống đạt 82 ± 21% và năng suất trung bình đạt kg/ha/vụ.
- Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 930 ± 436 triệu đồng/ha/vụ, người nuôi có thu nhập triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân là triệu đồng/ha/vụ.
- diện tích có khả năng NTTS của cả nước) (Bộ Thuỷ sản, 1999).
- diện tích NTTS đạt 296.300 ha.
- trong đó diện tích nuôi thủy sản nước ngọt 28.092 ha (diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng khoảng 1.560 ha), còn lại nuôi các loài thủy sản khác (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, 2011)..
- Đối với vùng nuôi nước ngọt, cá chình là đối tượng nuôi mới có nhiều triển vọng nhằm đa dạng hóa loài nuôi ở cả vùng nước ngọt và nước lợ.
- Do đó, đề tài đã tiến hành khảo sát mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau để cung cấp thông tin kỹ thuật và tài chính của mô hình nhằm góp phần trong công tác quản lý và phát triển ổn định nghề nuôi cá chình nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản nói chung..
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2012 tại các huyện nuôi cá chình chủ yếu ở tỉnh Cà Mau như huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau.
- Nghiên cứu đã phỏng vấn 30 hộ nuôi cá chình trong ao đất theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu về các thông tin như:.
- Các thông tin về tài chính: chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng thu nhập từ đó tính lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận..
- Các số liệu phỏng vấn được thể hiện thống kê mô tả, tần suất xuất hiện, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn và phần mềm SPSS 11.5 được sử dụng để nhập số liệu và phân tích..
- 3.1 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Cá chình là đối tượng nuôi mới ở tỉnh Cà Mau, tổng diện tích NTTS trung bình của hộ không lớn (13.466 m 2 /hộ) so với diện tích của hộ nuôi tôm sú (3,73 ha/hộ) (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010) nên các hộ nuôi thường tận dụng gần hết diện tích để nuôi cá chình (11.983 m 2 /hộ).
- Ao nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau có diện tích trung bình 0,7 ha/ao và mức bình quân trong ao là 1,53 m (Bảng 1).
- Kết quả khảo sát cho thấy mực nước ao nuôi chình trung bình là 1,53 m (Bảng 1) và so với kết quả nghiên cứu của Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải (2008) là 1,5 m thì ao nuôi cá chình thường có độ sâu lớn.
- Bảng 1: Kết cấu mô hình nuôi cá chình.
- Tổng diện tích sử dụng NTTS (m 2 /hộ .
- Tổng diện tích mặt nước trung bình nuôi 1 vụ (m 2 /hộ/vụ .
- Diện tích mặt nước trung bình 1 ao nuôi (m 2 /ao) 700±182.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy cá chình có thể thả nuôi quanh năm nhưng tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm.
- Cá chình chủ yếu là từ các tỉnh miền Trung, được thương lái mua về và bán lại cho người nuôi (100.
- Chỉ có 16,6% hộ nuôi ương con giống trước khi thả nuôi (16,6%) và với thời gian ương trung bình là 108 ngày.
- Con giống thả nuôi lớn có kích cỡ trung bình 117 g/con nên đạt tỉ lệ sống cao (82.
- Tất cả 100% hộ nuôi đều đánh giá chất lượng con giống cá chình là khá tốt và tốt.
- Giá cá chình giống tương đối cao, trung bình 0,13 triệu đồng/con (Bảng 2)..
- Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cá chình.
- Kích cỡ con giống (g/con) 117±45.
- Kết quả khảo sát cho thấy, cá chình được thả nuôi với mật độ rất thấp (0,32 con/m 2 ) nên trong quá trình khảo sát ít thấy cá chình bị bệnh trong thời gian nuôi.
- Mô hình nuôi cá chình ít thay nước, thời gian giữa hai lần thay nước là 6,5 tháng.
- Cá chình giống được thả nuôi khoảng thời gian 591 ngày đạt khối lượng trung bình 1,63 kg/con và năng suất là 4.186 kg/ha.
- Năng suất này thấp hơn kết quả khảo sát năm 2008 là 9,5 tấn/ha vì hiện nay mật độ thả nuôi cá chình chỉ 0,32 con/m2, trong khi trước đây thả 0,9 con m 2 (Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2008).
- Cá chình được cho ăn hoàn toàn là cá tươi nên FCR có giá trị cao là 9,54..
- 3.2 Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí khấu hao cho mô hình nuôi cá chình trung bình là 58,91 triệu đồng/ha/vụ và chủ yếu là chi phí cho việc thuê đất (29,3.
- Chi phí biến đổi chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng chi phí, kết quả cho thấy các mô hình nuôi cá chình có chi phí biến đổi cao hơn 10 lần chi phí khấu hao (Bảng 3 và 4).
- Trong chi phí biến đổi của mô hình nuôi cá chình có hai chi phí chiếm tỉ lệ cao là chi phí thức ăn (49,7%) và chi phí mua cá chình giống (45,3%) (Bảng 4).
- Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá chình cao (9,54) vì thức ăn tươi sống được sử dụng cho cá chình ăn trong suốt quá trình nuôi.
- Để góp phần phát triển nghề nuôi cá chình thì việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi và ít gây tác động đến nguồn lợi thủy sản vì không còn sử dụng thủy sản tươi sống làm thức ăn cho cá chình..
- Bảng 3: Chi phí khấu hao của mô hình nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí thuê đất .
- Chi phí đào ao .
- Chi phí cao thứ hai đứng sau chi phí thức ăn là chi phí con giống.
- Hiện nay, giống cá chình phụ thuộc hoàn toàn vào giống tự nhiên và phải nhập từ các tỉnh miền Trung nên bên cạnh giá con giống cao còn phải trả cho chi phí vận chuyển con giống..
- Vấn đề sinh sản nhân tạo cá chình hoa để chủ động con giống còn khó khăn, việc giảm chi phí con giống có thể là giúp người nuôi tự ương con giống tự nhiên để giảm chi phí hơn là phải mua trực tiếp con giống có khối lượng lớn để nuôi.
- quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc và hóa chất trong mô hình chiếm tỉ lệ rất thấp (0,1%) điều này cho thấy mô hình nuôi cá chình bệnh ít xảy ra và góp phần tỉ lệ sống của mô hình cao (82.
- Trung bình mỗi ha nuôi cá chình cần 5,12±4,56 lao động, trong đó lao động trong gia đình tham gia mô hình là 0,13±0,43 lao động nên phần lớn là thuê lao.
- Chính vì vậy, mô hình không những đã tạo công việc làm cho lao động gia đình mà còn tạo công việc làm cho người dân trong vùng.
- Tuy nhiên, chi phí nhân công trong mô hình nuôi cá chình thì chiếm tỉ lệ không cao (2,6%) (Bảng 4)..
- Bảng 4: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi cá chình.
- Chi phí thức ăn (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí mua con giống (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí nhân công (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí nhiên liệu (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí cải tạo ao (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí khác (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ .
- Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ .
- Cá chình có thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao, giá bán biến động từ 280.000 đồng/kg đến 490.000 đồng/kg nên mô hình có tổng thu nhập cao là 2.150 triệu đồng/ha/vụ.
- Do tổng chi phí cho mô hình là 930 triệu đồng/ha/vụ nên lợi nhuận của mô hình đạt là 1.220 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 5), tương đương 753 triệu đồng/ha/năm.
- Lợi nhuận của mô hình nuôi cá chình khá cao nếu so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và ctv..
- (2012) và Trần Hữu Lễ và Nguyễn Văn Hòa (2013) về lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú thâm canh, các giá trị này lần lượt là 231 triệu đồng/ha/vụ.
- 244 triệu đồng/vụ và 131 triệu đồng/ha (Tôm sú có thể nuôi hai vụ trong năm).
- Tỉ suất lợi nhuận đạt 1,43 lần, tỉ suất lợi nhuận này cao hơn tỉ suất lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú (0,66 lần) và cá kèo (0,45 lần) (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010).
- Phần lớn các hộ nuôi cá chình đều thành công, chỉ có 3,33% hộ nuôi bị thua lỗ (Bảng 5).
- Từ kết quả trên cho thấy có thể phát triển mô hình nuôi cá chình để đa dạng hóa loài nuôi thủy sản, nhất là vùng ven biển.
- Bảng 5: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá chình.
- Tổng thu nhập (triệu đồng/ha/vụ Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 930±436 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ Tỉ lệ số hộ bị thua lỗ.
- 3.3 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Bảng 6 thể hiện những thuận lợi của mô hình nuôi cá chình.
- Kết quả cho thấy người dân tham gia mô hình nuôi cá chình là do cá chình là loài dễ nuôi, điều kiện chăm sóc dễ dàng, ít dịch bệnh xảy ra.
- Mô hình này có lợi nhuận cao.
- Ít rủi ro và có điều kiện thuận lợi thực hiện mô hình (Bảng 6)..
- Điều này một lần nữa chứng tỏ mô hình nuôi cá chình có thể phát triển để bổ sung, đa dạng hóa loài nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung..
- Bảng 6: Thuận lợi của mô hình nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Cá chình dễ nuôi 74 1.
- Con giống dễ mua 10 5.
- Nguồn thức ăn dễ tìm 9 6.
- Bảng 7: Khó khăn của mô hình nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí cho mô hình lớn 81 1.
- Giá thức ăn tăng cao 17 3.
- Giá con giống cao 12 5.
- Mặc dù mô hình nuôi cá chình đem lại lợi nhuận cao nhưng chi phí cho một vụ rất cao (930 triệu đồng/ha/vụ) với chi phí này thì ngư dân gặp.
- Thời gian nuôi lâu, giá thức ăn tăng cao, bị ép giá và giá con giống cao là những khó khăn chính gây cản trở cho sự phát triển của mô hình (Bảng 7).
- Để nghề nuôi cá chình phát triển, cần có chính sách hỗn trợ cho người dân vay vốn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu sinh sản nhân tạo giống cá chình để chủ động cung cấp giống cho người nuôi và giảm giá thành con giống..
- Trung bình mỗi hộ nuôi cá chình có tổng diện tích là 1,34 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,7 ha/ao.
- Cá chình thả nuôi từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, thời gian nuôi trung bình 591 ngày/vụ.
- Kích cỡ con giống thả trung bình 117 g/con, mật độ thả 0,32 con/m 2 .
- Tỉ lệ sống đạt 82%, hệ số tiêu tốn thức ăn 9,54 và năng suất trung bình đạt 4.186 kg/ha/vụ..
- Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá chình là 930 triệu đồng/ha/vụ, tổng thu nhập đạt 2.150±789 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận trung bình là 1.220±743 triệu đồng/ha/vụ.
- Khó khăn lớn nhất trong nghề nuôi cá chình là nguồn vốn đầu tư lớn và con giống chưa chủ động..
- Có chính sách hỗ trợ vốn cho những nông hộ có mô hình nuôi cá chình để nghề nuôi ngày càng phát triển hơn..
- Cần giúp người dân phương pháp ương giống cá chình để chủ động giống nuôi và giảm giá thành..
- Một số khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi cá chình (Anguilla sp.) ở Cà Mau.
- Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng