« Home « Kết quả tìm kiếm

Các khía cạnh pháp lý quốc tế về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa


Tóm tắt Xem thử

- về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa.
- đưa ra những phân tích và bình luận về khái niệm của thềm lục địa và những tiêu chuâẩ để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo Điều 76 Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc.
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa*.
- Riêng vùng thềm lục địa đã chiếm gần 90% sản lượng cá đánh bắt được trên toàn thế giới [1].
- Các giếng khoan thăm dò dầu trên biển tập trung chủ yếu ở thềm lục địa (khoảng 90%) trong phạm vi 200m nước, chỉ có khoảng 600 giếng khoan ở độ sâu trên 200m nước [4].
- Những con số này đã cho thấy trữ lượng, tiềm năng dầu khí ở vùng thềm lục địa là vô cùng to lớn.
- Ngày càng có nhiều quốc gia ven biển hướng tầm mắt của mình ra thềm lục địa và khẩn trương khai thác sự giàu có của thềm.
- c) Tầm quan trọng về chiến lược quân sự của thềm lục địa.
- Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thềm lục địa còn chiếm một vị trí đặc biệt về chiến lược quân sự xét theo góc độ an ninh của các quốc gia ven biển.
- Thềm lục địa có thể được sử dụng để lắp đặt các trang thiết bị phục vụ mục đích quân sự.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của thềm lục địa có thể được sử dụng cho công nghiệp quốc phòng.
- Đây là một minh chứng thực tế sống động và điển hình cho ý nghĩa chính trị và pháp lý của thềm lục địa trong thời đại ngày nay.
- Chính vì yếu tố này nên thềm lục địa của Việt Nam có nhiều vùng bị chồng lấn với các quốc gia có vùng biển khác.
- Với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam muốn xác lập và khằng định chủ quyền thiêng liêng của mình đối với thềm lục địa nằm trong quyền tài phán quốc gia theo quy định của Luật biển quốc tế.
- Điều đó làm nảy sinh nhiều vấn đề khúc mắc liên quan đến việc xác định ranh giới thềm lục địa cần phải giải quyết.
- Có nước hầu như không có thềm lục địa (Colombia), hoặc có thềm lục địa hẹp (các nước Ảrập, châu Phi).
- có những nước có thềm lục địa rộng bao la như Mỹ, Nga, Canada, Ireland, Argentina, Australia, Srilanka.
- Trong lịch sử, đã có nhiều quan điểm, cách giải thích khác nhau về khái niệm và sự hình thành thềm lục địa.
- Học thuyết về sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ này là nhân tố chủ yếu trong thực tiễn và các quy chế pháp lý về thềm lục địa trên thế giới.
- Một khái niệm rõ ràng và chính xác, khách quan và công bằng hơn về thềm lục địa mới được hình thành:.
- Chiều rộng của thềm lục địa phụ thuộc vào sự tiến hoá địa chất của lục địa liền kề.
- Thềm lục địa trải dài ra biển cả tới dốc lục địa, có đặc điểm bởi độ dốc tăng dần rõ rệt.
- Cấu tạo Rìa lục địa..
- Để giành quyền mở rộng thềm lục địa ra ngoài 200 hải lý, quốc gia ven biển phải chứng minh được bờ ngoài rìa lục địa của mình mở ra ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Đồng thời Công ước cũng nhấn mạnh: ranh giới ngoài của thềm lục địa “không được nằm cách đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải quá 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 mét…” (Điều 76, Khoản 5), và trong mọi trường hợp, ranh giới phía ngoài của thềm lục địa không được nằm ở khoảng cách vượt quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở (Điều 76, Khoản 6).
- Các quy định này nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa và đảm bảo cho các quốc gia có vùng biển hẹp cũng như bảo vệ vùng biển chung của thế giới.
- Điều này có ảnh hưởng quyết định đối với toàn bộ tinh thần và nội dung cơ bản của những điều khoản về chế độ pháp lý của thềm lục địa.
- Trong nội dung về khái niệm thềm lục địa, Công ước cũng đã chỉ ra các bộ phận cấu thành của thềm lục địa.
- Đáy sâu thẳm của đại dương và các dải núi ngầm đại dương không thuộc thành phần của thềm lục địa.
- Từ những phân tích cơ bản trên đây, có thể thấy rằng, định nghĩa về mặt không gian của thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982 là rất khách quan, chính xác, công bằng và khoa học.
- Trong lĩnh vực luật biển, Công ước luật biển 1982 sau khi ra đời đã trở thành cơ sở pháp lý cơ bản và quan trọng bậc nhất cho các quốc gia trong lĩnh vực biển nói chung và trong việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mỗi quốc gia nói riêng.
- Ranh giới trong của thềm lục địa Theo Khoản 1 Điều 76 của Công ước luật biển 1982, thềm lục địa của quốc gia ven biển nằm bên ngoài của lãnh hải của quốc gia đó.
- Điều này có nghĩa là, ranh giới phía trong của thềm lục địa sẽ trùng khớp với ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
- Như vậy, ranh giới pháp lý phía trong sẽ không trùng khớp với ranh giới địa chất phía trong của thềm lục địa.
- Nếu như ranh giới địa chất phía trong của thềm lục địa là bờ biển thì ranh giới pháp lý phía trong của thềm lại là ranh giới pháp lý phía ngoài của lãnh hải, có khoảng cách tối đa là 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- Mặc dù có sự khác nhau, nhưng hai cách xác định trên vẫn nương tựa vào cơ sở của thuyết về sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa.
- Chỉ có điều, với cách quy định như vậy, khái niệm pháp lý về thềm lục địa sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc xác định quy chế pháp lý cũng như quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đối với thềm lục địa.
- Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa chính là giới hạn để tính chiều rộng của thềm lục địa.
- Theo Điều 76, Khoản 5, Công ước 1982, thềm lục địa có chiều rộng tối thiểu và chiều rộng tối đa.
- Chiều rộng tối thiểu của thềm lục địa là 200 hải lý kể từ đường cơ sở khi bờ ngoài rìa lục địa không đến được 200 hải lý.
- Đây là ranh giới ngoài của thềm lục địa được áp dụng cho các quốc gia ven biển có thềm lục địa hẹp chưa tới 200 hải lý.
- Chiều rộng tối đa của thềm lục địa mà Công ước cho phép các quốc gia xác định là không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 mét, mặc dù vành đai lục địa ở nơi này còn tiếp tục mở rộng ra ngoài biển khơi.
- Quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển được thể hiện trong nội dung từ Khoản 4 đến Khoản 7 của Điều 76 như sau: 4.
- (a) Nhằm thực hiện Công ước này, các quốc gia ven biển sẽ xác định bờ ngoài của rìa lục địa tại điểm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở nhằm xác định chiều rộng lãnh hải, bàng cách: (i) Một đường xác định theo đoạn 7, có tính đến các điểm cố định ngoài xa nhất mà tại điểm này độ dày của lớp đá trầm tích đạt ít nhất 1 phần trăm của khoảng cách ngắn nhất từ điểm này tới chấn dốc lực địa, hoặc (ii) Một đường xác định theo đoạn 7 có tính đến các điểm cố định không quá 60 hải lý tính từ chân dốc lục địa..
- Các điểm cố định bao gồm đường giới hạn ngoài của thềm lục địa tại đáy biển, được xác định theo đoạn 4 (a) (i) và (ii) mà không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải, hoặc không vượt quá 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500 m, là đường thẳng nối độ sâu 2500 m.
- Tuy nhiên, các điều khoản tại đoạn 5, về các dải núi ngầm, giới hạn ngoài của thềm lục địa sẽ không vượt quá 350 hải lý từ đường cớ sở.
- Đoạn này không áp dụng đối với các vùng nước nửa nổi nửa chìm, giới hạn ngoài của thềm lục địa không vượt quá 350 hải lý từ đường cơ sở.
- Như vậy, căn cứ vào các quy định của Công ước Luật biển 1982, chúng ta có thể xác định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa trong 2 trường hợp sau đây.
- Trường hợp 1, những nơi giới hạn ngoài của rìa lục địa không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, các quốc gia ven biển có thể công bố ranh giới ngoài tới 200 hải lý.
- Trường hợp 2, những nơi bờ ngoài của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý từ đường cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài thềm lục địa bằng một trong hai cách thức sau.
- Thứ nhất, nối liền các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất 60 hải lý (Điều 76, khoản 4 (a) ii.
- Theo cách quy định như trên (Điều 76 Khoản 4), các quốc gia có thể kết hợp sử dụng cả hai phương thức để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
- Khi cả hai phương thức nêu trên được phối hợp sử dụng, quốc gia ven biển sẽ có ranh giới ngoài thềm lục địa tối đa có thể xác định được.
- Đây chính là ranh giới ngoài tối đa của thềm lục địa..
- Các ranh giới ngoài của thềm lục địa..
- Như vậy, yếu tố chính trong các đoạn này đối với việc xác định giới hạn ngoài của rìa lục địa là việc xác định chân dốc lục địa.
- Theo tài liệu hướng dẫn của Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa và Liên hợp quốc, Một số bước sau đây có thể bị bắt buộc thực hiện bởi các quốc gia ven biển để quyết định giới hạn ngoài của thềm lục địa theo đoạn 4 tới 6 [9.
- c) Xác định khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở Ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở là ranh giới căn bản để xác định thềm lục địa của quốc gia ven biển.
- Những nơi giới hạn ngoài của rìa lục địa không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, các quốc gia ven biển có thể xác định tới 200 hải lý.
- Những nơi giới hạn ngoài của rìa lục địa vượt áu 200 hải lý từ đường cơ sở, quốc gia ven biển được phép xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo các quy định từ Khoản 4 đến Khoản 7 Công ước.
- d) Xác định bờ ngoài của rìa lục địa.
- Khái niệm về rìa lục địa và "bờ ngoài của rìa lục địa" đó được nhắc tới ngay trong Khoản 1 Điều 76 về khái niệm thềm lục địa.
- Vì vậy, theo quy định tại Khoản 1 Công ước, việc cần thiết mà quốc gia ven biển cần phải làm ngay sau khi xác định được đường cơ sở và ranh giới 200 hải lý là xác định bờ ngoài của rìa lục địa nhằm xác định chiều rộng thềm lục địa trong hai trường hợp không vượt quá 200 hải lý và vượt quá 200 hải lý như đó nêu trên.
- Việc xác định bờ ngoài của rìa lục địa phải được quốc gia ven biển thực hiện bằng các phương thức khoa học kỹ thuật phù hợp như đo khoảng cách, độ sâu, đo bằng sóng, vệ tinh hoặc khoan trực tiếp.
- Việc xác định bờ ngoài của rìa lục địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với quốc gia ven biển nhằm tạo cơ sở cho các quốc gia thực hiện việc mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý theo quy định từ Khoản 4 đến Khoản 7 của Điều 76.
- Trong đó, nhiệm vụ của các quốc gia ven biển nhằm xác định chân dốc lục địa là phải thực hiện.
- Điều 76, khoản 4a Công ước đó đưa ra hai cách thức để xác định bờ ngoài rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý cách đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải (đoạn (i) và (ii.
- Quốc gia nào dự định áp dụng yếu tố này để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình sẽ phải tập hợp và cung cấp dữ liệu về vị trí của chân dốc lục địa và độ dày của trầm tích kể từ chân dốc lục địa trở ra ngoài.
- Trong tương lai, Uỷ ban giới hạn thềm lục địa sẽ phải giải quyết từng vấn đề nêu trên.
- f) Giới hạn 350 hải lý từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500 m Đoạn 5 của Điều 76 đưa ra các điểm giới hạn cho giới hạn ngoài của thềm lục địa.
- Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng Công ước đã sử dụng kết hợp rất nhiều các yếu tố địa chất, địa mạo, thuỷ văn,… để hình thành nên cách thức xác định ranh giới ngoài thềm lục địa quốc gia ven biển.
- nghĩa vụ đóng góp của quốc gia ven biển bằng tiền hay bằng hiện vật về việc khai thác tài nguyên không sinh vật của vùng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý kể tử đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải… Những quy định trên đây của Công ước đã chứng tỏ rằng những tiêu chuẩn mới để vạch ranh giới phía ngoài của thềm lục địa là chính xác, khách quan, rõ ràng và tiến bộ.
- Ranh giới phía ngoài này, về nguyên lý, vẫn được vạch ra trên cơ sở những đặc điểm địa chất của thềm lục địa.
- Mặc dù ranh giới này không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới địa chất phía ngoài của thềm lục địa nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan, phù hợp với các đặc điểm địa lý, địa chất, pháp lý và tương ứng với các hoàn cảnh hữu quan của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
- Bằng những quy định như vậy, Công ước không cho phép vạch ranh giới phía ngoài của thềm lục địa một cách tuỳ tiện hoặc theo nhìn nhận cảm tính của quốc gia ven biển.
- Đối với những trường hợp ranh giới phía ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, Công ước cũng đưa ra những quy định cụ thể hơn để giải quyết vấn đề liên quan đến ranh giới ngoài vượt quá 200 hải lý.
- Với mục đích tối thượng là đảm bảo công bằng và lợi ích chung giữa các quốc gia trong việc xác định ranh giới ngoài và để ngăn chặn xâm lấn vùng đáy biển quốc tế, Công ước đã quy định về việc thành lập Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa.
- Việt Nam nằm ở đông nam lục địa Châu Á, có thềm lục địa rộng lớn mở rộng ra biển.
- Đặc biệt bờ ngoài rìa lục địa Trung Bộ, Đông Nam Bộ của nước ta mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Ở các vùng biển này Việt Nam hoàn toàn có thể xác định bờ ngoài thềm lục địa của mình theo bề dày lớp đá trầm tích hoặc đường nối các điểm cách chân dốc lục địa 60 hải lý.
- Điều cần thiết phải làm hiện nay là tiến hành nghiên cứu, đo đạc sự mở rộng của thềm lục địa.
- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
- Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào..
- khoan ở thềm lục địa là thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm và các mục đích kinh tế khác.
- Công ước, tại Điều 79, cũng đã cho phép tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa.
- Tất cả các quy định này chứng tỏ quyền của các quốc gia lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven biển không phải là quyền tự do vô điều kiện..
- Bên cạnh các điều khoản quy định về quyền, nghĩa vụ của quốc gia ven biển và quốc gia khác ở thềm lục địa, Công ước cũng dành quy định tại Điều 82 để điều chỉnh pháp lý đối với một trường hợp đặc biệt là trường hợp quốc gia xác định ranh giới ngoài thêm lục địa vượt quá ranh giới cơ bản (200 hải lý).
- Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lónh hải thì phải có một khoản đóng góp theo quy định của Công ước(6).
- Bản chất này có nguồn gốc từ nhân tố thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển.
- Chính nhân tố này là sự đảm bảo để chế độ pháp lý của thềm lục địa đứng vững và độc lập trong Luật Biển quốc tế.
- Đối chiếu với những quy định đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở khoa học, kỹ thuật và pháp lý để xác định thềm lục địa của mình trên biển Đông theo quy định của Công ước Luật biển 1982 và các văn bản hướng dẫn của Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên hợp quốc.
- Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng và chủ yếu để Việt Nam xác định ranh giới ngoài thềm lục địa nước mình.
- Tại những vùng thềm lục địa mở rộng ra quá 200 hải lý, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định bờ ngoài rìa lục địa mở rộng đến 350 hải lý từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500 m một khoảng cách 100 hải lý.
- Chính vì vậy, việc cần làm ngay trước mắt hiện nay là nghiên cứu cụ thể các quy định về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa một cách bài bản, khoa học.
- nhanh chóng tiến hành đo đạc, khảo sát và đưa ra một hải đồ chính thức về thềm lục địa Việt Nam làm cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đệ trình bổ sung lên Uỷ ban để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa quá 200 hải lý.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác, nỗ lực thực hiện việc đàm phán phân định thềm lục địa ở những vùng biển chồng lấn hoặc đang tranh chấp với các quốc gia ven biển láng giềng.
- Cơ sở pháp lý và các tiêu chớ khoa học kỹ thuật xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, Tài liệu Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, phần V) Xác định đường đẳng sâu 2500m, The international legally aspects of determination.
- Vùng thềm lục địa.
- Thềm lục địa có thể được xem như là phần đất liền nối dài ra biển, do đó chủ quyền của quốc gia này ở phần lục địa kéo dài là việc tự nhiên.
- Công thức này không thực tiễn, bất hợp lý và không công bằng vì nó dựa vào trình độ khai thác thềm lục địa của quốc gia ven biển