« Home « Kết quả tìm kiếm

Các kĩ năng lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 khác gì so với các kĩ năng lãnh đạo giáo dục truyền thống?


Tóm tắt Xem thử

- Các kĩ năng lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 khác gì so với các kĩ năng lãnh đạo giáo dục truyền thống Các kĩ năng lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 khác gì so với các kĩ năng lãnh đạo giáo dục truyền thống?.
- Trần Thị Bích Liễu (Đại học Giáo dục, VNU - Hà Nội).
- Lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 sử dụng các kĩ năng kĩ thuật để chỉ đạo và quản lí nhà trường thế kỉ 21: nhà trường kĩ thuật số với đội ngũ giáo viên và học sinh thành thạo các kĩ năng công nghệ thông tin, chỉ đạo chương trình học và quá trình dạy học diễn ra trong môi trường kĩ thuật số, thực hiện các chức năng quản lí thông qua các phương tiện kĩ thuật.
- Trong thế kỉ 21 người lãnh đạo giáo dục phải có năng lực sáng tạo để thay đổi bản thân mình và thay đổi nhà trường phù hợp với môi trường thay đổi nhanh chóng của xã hội công nghệ thông tin.
- Họ có sự hiểu biết và tầm nhìn toàn cầu, không chỉ có các kĩ năng ICT như những công dân bình thường khác mà sử dụng các kĩ năng này để lãnh đạo, quản lí và sáng tạo..
- Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Bước sang thế kỉ 21 loài người bước sang một thể chế xã hội mới: xã hội thông tin.
- Công nghệ thông tin truyền thông (ICT) đã tạo nên sự khác biệt của thế kỉ 21 với những thể chế xã hội trước đó trong cách thức cấu trúc xã hội, sản xuất kinh tế, giao tiếp, văn hóa, khoa học kĩ thuật và giáo dục.
- Chưa bao giờ thông tin phát triển nhanh như những năm này của thế kỉ 21.
- Thông tin trở thành phương tiện chính cho sự phát triển kinh tế, giao tiếp và giáo dục và làm cho con người trên toàn cầu kết nối vào nhau thành những tổ chức xã hội lớn không phân biệt tầng bậc.
- Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi tất cả các nước đổ xô vào đầu tư cho kĩ thuật và ICT, nước càng giàu càng đầu tư nhiều cho ICT và càng thu được nhiều lợi ích kinh tê.
- xã hội từ sự đầu tư này (Để biết thêm thông tin xin tham khảo Dirk Pilat, 2003, books.google.com.au/books).
- Trước thông tin, tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau.
- Tuy nhiên để bình đẳng, mỗi người cần trang bị cho mình các kĩ năng sống trong xã hội đó, những kĩ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin mà các nhà giáo dục và chính trị gọi là kĩ năng thế kỉ 21 (21c skills)..
- Những kiến thức và kĩ năng của công dân thế kỉ 21 được xác định theo những cách khác nhau nhưng tựu trung lại gồm: (Partnership for 21c skills và các tác giả khác) kĩ năng học tập suốt đời, kĩ năng sáng tạo, các kĩ năng thông tin, truyền thông và kĩ thuật, năng lực sản xuất kiến thức (kết quả của tư duy sáng tạo, biết phê phán và biết sử dụng thông tin), năng lực cạnh tranh và hợp tác.
- Bên cạnh đó các kĩ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp (khả năng linh hoạt và thích ứng, tự quản, các kĩ năng giao tiếp xã hội và giao tiếp đa văn hóa, trách nhiệm xã hội và làm việc có năng suất, các kĩ năng lãnh đạo và chịu trách nhiệm đối với bản thân.
- đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thành công của mỗi người.
- Con người cần có các hiểu biết về toàn cầu, kinh doanh và tài chính, có các giá trị đạo đức cơ bản: trung thực, thật thà, biết thông cảm, chia sẻ, biết tha thứ, biết ơn, hòa bình, hữu nghị, tình yêu và lòng kính trọng..
- Những kiến thức, kĩ năng và các giá trị đạo đức này hòa quyện vào nhau trong một con người.
- Ví dụ khi nói về kĩ năng học và sáng tạo người ta muốn nói về khả năng của con người biết học tập suốt đời và sử dụng thông tin để sáng tạo.
- Nó đòi hỏi con người các năng lực tìm kiếm, phân tích, xử lí và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả, biết hợp tác để sáng tạo tập thể qua các mạng xã hội.
- Để tìm kiếm và sử dụng thông tin, con người cần có các khả năng tư duy phê phán và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, có các hiểu biết toàn cầu.
- Để có thể giao tiếp và hợp tác con người cần có các giá trị đạo đức cần thiết.
- McVerry, Zawilinski và O'Byrne (9/2009) cho rằng để có những công dân như vậy nhà trường cần dạy học sinh 5 nhóm năng lực cơ bản sau: Sáng tạo: Học sinh sử dụng các kĩ năng tư duy phân kì để đưa ra các câu hỏi và các từ khóa chính cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng của mình.
- Các em thực hiện các dự án học tập đòi hỏi thể hiện sự sáng tạo trong việc bày tỏ quan điểm của bản thân..
- Giao tiếp: Học sinh chia sẻ những gì các em học được trong các nhóm nhỏ và với toàn lớp học.
- Các em giao tiếp với đông đảo các độc giả thông qua việc đưa các thông tin của mình lên các blog..
- Hợp tác: Học sinh hợp tác với nhau để sáng tạo kiến thức thông qua mạng và các tương tác xã hội trên mạng.
- Các em đánh giá lẫn nhau sử dụng các phương tiện kĩ thuật và qua các trao đổi dạng tin nhắn..
- Tư duy phê phán: Học sinh lựa chọn thông tin, phân tích và đánh giá và sử dụng những thông tin phù hợp với chủ đề mà các em đang học tập..
- Tổng hợp: các em học các kĩ năng đọc trên mạng, như phân biệt bản gốc và bản đã qua biên tập, đọc và đánh giá thông tin từ những góc độ khác nhau..
- Để đào tạo được những con người như vậy cần có một nền giáo dục mới và những nhà giáo dục mới.
- Nền giáo dục mới này được gọi là nền giáo dục kĩ thuật số.
- Và trong nền giáo dục đó học sinh, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục không thể thiếu nhóm kĩ năng kĩ thuật.
- Chẳng có lí do gì để giáo viên không có các kĩ năng ICT trong khi học sinh của họ là những người thành thạo kĩ thuật và để đào tạo các em có các kĩ năng thế kỉ 21! (“Today's teachers must use technology if students are to gain 21st-century skills”- Christine Van Dusen).
- Và vì vậy chẳng có lí do gì để các nhà quản lí, lãnh đạo giáo dục không có các kĩ năng ICT trong khi học sinh và giáo viên của họ thành thạo các kĩ năng này.
- Hơn nữa các năng lực và kĩ năng ICT của lãnh đạo nhà trường rất quan trọng để tạo các cơ hội học tập thành công cho học sinh trong nhà trường.
- Nghiên cứu của Becta ICT research (8/2003) cho thấy năng lực lãnh đạo ICT đứng hàng thứ 2 sau năng lực dạy học sử dụng ICT của giáo viên trong việc tạo các cơ hội học tập ICT cho học sinh.
- 52% Lãnh đạo nhà trường.
- 17% Lãnh đạo ICT.
- Bên cạnh các kĩ năng lãnh đạo và quản lí truyền thống thì các nhà lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 nhất thiết phải có các kĩ năng ICT.
- Các kĩ năng ICT được thể hiện trong tất cả các chức năng quản lí và lãnh đạo.
- Các kĩ năng lãnh đạo truyền thống được phát triển dưới những hình thức mới đáp ứng các yêu cầu lãnh đạo giáo dục trong nền giáo dục kĩ thuật số như giao tiếp sử dụng các hình thức online, các phương tiện kĩ thuật hiện đại (mobi, email, chat, blog.
- chỉ đạo dạy học online, lập kế hoạch và quản lí các hoạt động của nhà trường sử dụng các phần mềm quản lí tin học từ ghi danh học sinh đến theo dõi quá trình học tập, đánh giá các em thông qua các phần mềm trên mạng, thực hiện các hoạt động marketing.
- Năm 2008 UNESCO ban hành chuẩn kĩ thuật cho giáo viên ở các nước có trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau ở các mức xóa mù ICT, thành thạo ICT và sử dụng ICT để sáng tạo.
- Trước UNESCO từ những năm 2000 các nước phát triển (Anh, Mĩ, Úc, canada.
- đã ban hành chuẩn ICT cho giáo viên, giáo viên và học sinh và các chuẩn này được cải tiến thường kì để phù hợp với các yêu cầu mới.
- Lãnh đạo và viễn cảnh.
- Các nhà lãnh đạo giáo dục xây dựng, khuyến khích và duy trì văn hóa linh hoạt của thời đại học tập kĩ thuật số nhằm tạo điều kiện học tập cho tất cả các học sinh: 3.
- Các nhà lãnh đạo giáo dục đảm bảo sự quản lí và lãnh đạo đối với việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật số.
- Cũng như mọi công dân khác trong thời đại kĩ thuật số, các nhà lãnh đạo giáo dục cần có năng lực sáng tạo..
- Sáng tạo liên quan đến các kĩ năng đưa ra các ý tưởng và các sản phẩm mới, chất lượng cao.
- Vì sáng tạo đưa ra các ý tưởng mới mà mọi người phải làm theo nên nó là một năng lực quan trọng của lãnh đạo (Amin Senin,2009).
- Năng lực sáng tạo đòi hỏi khả năng tư duy theo kiểu mới, vượt ra khỏi khuôn khổ của tư duy truyền thống do kiểu quản lí một chiều từ trên xuống.
- Người lãnh đạo sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới và chấp nhận các ý tưởng mới, khác biệt với ý tưởng của mình.
- Họ có khả năng hình dung viễn cảnh của nhà trường dựa trên những hiểu biết về các xu hướng giáo dục, kinh tế, xã hội và phát triển khoa học kĩ thuật trong tương lai, tìm ra cách đi mới để đạt được viễn cảnh đó.
- Những năng lực này được Amin Senin(2009) phát biểu cụ thể hơn như sau: đó là năng lực trí tuệ khoa học, khả năng gợi nhớ, nhận biết, phân tích, đánh giá và bình luận thông tin.
- Người lãnh đạo thông minh sử dụng các kiến thức và kinh nghiệm để tạo sự thay đổi của bản thân, nhằm thích nghi với môi trường và thay đổi môi trường đó để tạo một môi trường làm việc mới..
- Tóm lại: lãnh đạo giáo dục thế kỉ 21 sử dụng các kĩ năng kĩ thuật để chỉ đạo và quản lí nhà trường thế kỉ 21: nhà trường kĩ thuật số với đội ngũ giáo viên và học sinh thành thạo các kĩ năng công nghệ thông tin, chỉ đạo chương trình học và quá trình dạy học diễn ra trong môi trường kĩ thuật số, thực hiện các chức năng quản lí thông qua các phương tiện kĩ thuật